Straits Times : Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào
Tại một phiên họp Đại hội đảng Cộng Sản Lào, 21/01/2016.Reuters/Stringer
Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 29/01/2016, có bài nhận định về Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 12 ở Việt Nam, vừa bế mạc hôm qua, cũng như về Đại hội đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, bế mạc tuần trước. Bài viết có tựa đề : « Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào ».
Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư ngày 27/01, còn ngày 22/01, ở Lào, ông Bounnhang Vorachit đã được bầu làm tân tổng bí thư. Qua hai kết quả bầu cử này, các nhà phân tích nhận định rằng đảng cầm quyền ở cả hai nước đều muốn có sự kế tục hơn là thay đổi sâu rộng, và họ sẽ không nhanh chóng tự do hóa hệ thống chính trị.
The Straits Times ghi nhận là ở Việt Nam, các đấu đá nội bộ đã không phá hỏng cơ chế lấy quyết định tập thể. Trả lời nhật báo Singapore qua điện thoại, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales của Úc, cho rằng xu hướng tập trung, duy trì sự cân bằng, đã không thay đổi. Về phần ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore, thì nhận định : « Với việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi, họ đã cố gắng chặn đứng những đấu đá nội bộ và trở về với cơ chế lãnh đạo dựa trên đồng thuận ».
Nhìn vào thành phần Bộ Chính Trị vừa được bầu, trong đó có 12 uỷ viên mới, The Straits Times ghi nhận là trong cơ chế lãnh đạo này vẫn bao gồm ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, người đã từng được khen ngợi đã đề ra chính sách ổn định được tiền tệ và ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại Giao, từng được đào tạo ở Mỹ. Nhưng trong Bộ Chính Trị lại có bốn uỷ viên đến từ các cơ quan an ninh. Đó là những nhân vật có thế lực rất mạnh và ở Việt Nam một số người sợ rằng các cơ quan an ninh sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn.
Trong Bộ Chính Trị mới, một số người được xem là thân Mỹ, một số người khác là thân Trung Quốc. Ông Trọng cũng bị xem là thân Bắc Kinh, nhưng một số nhà phân tích cho rằng nói như thế là hơi quá đáng. Năm ngoái, ông Trọng đã là lãnh đạo đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam đến thăm Nhà Trắng và Việt Nam gần đây cũng đã ký hai hiệp định tự do mậu dịch, hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu và hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ khởi xướng.
Việt Nam theo dự kiến sẽ đón tiếp tổng thống Barack Obam vào tháng 5 và Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Washington vào lúc Việt Nam phải đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông.
Xử lý những căng thẳng với Trung Quốc là một thách đố chủ yếu đối với giới lãnh đạo Việt Nam. Như lời giáo sư Carl Thayer, tâm lý chống Trung Quốc vẫn rất mạnh ở Việt Nam, nhưng họ phải cố kềm chế thái độ đó, vì họ không muốn đối đầu với Trung Quốc.
Nhìn sang bên Lào, The Straits Times nhắc lại rằng, theo truyền thống, giới lãnh đạo chính trị nước này vẫn chịu ảnh hưởng của Việt Nam. Trong khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Lào ngày càng tăng, một số nhân vật thân Bắc Kinh không còn nằm trong Bộ Chính Trị nữa, theo như một số nguồn tin ngoại giao ở Viên Chăn. Tờ báo trích lời một nhà ngoại giao cho rằng « điều đó có thể là một dấu chỉ rằng nếu anh quá thân Trung Quốc thì anh sẽ bị loại ra ngoài ».
The Straits Times ghi nhận là ở Việt Nam, các đấu đá nội bộ đã không phá hỏng cơ chế lấy quyết định tập thể. Trả lời nhật báo Singapore qua điện thoại, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales của Úc, cho rằng xu hướng tập trung, duy trì sự cân bằng, đã không thay đổi. Về phần ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore, thì nhận định : « Với việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi, họ đã cố gắng chặn đứng những đấu đá nội bộ và trở về với cơ chế lãnh đạo dựa trên đồng thuận ».
Nhìn vào thành phần Bộ Chính Trị vừa được bầu, trong đó có 12 uỷ viên mới, The Straits Times ghi nhận là trong cơ chế lãnh đạo này vẫn bao gồm ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, người đã từng được khen ngợi đã đề ra chính sách ổn định được tiền tệ và ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại Giao, từng được đào tạo ở Mỹ. Nhưng trong Bộ Chính Trị lại có bốn uỷ viên đến từ các cơ quan an ninh. Đó là những nhân vật có thế lực rất mạnh và ở Việt Nam một số người sợ rằng các cơ quan an ninh sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn.
Trong Bộ Chính Trị mới, một số người được xem là thân Mỹ, một số người khác là thân Trung Quốc. Ông Trọng cũng bị xem là thân Bắc Kinh, nhưng một số nhà phân tích cho rằng nói như thế là hơi quá đáng. Năm ngoái, ông Trọng đã là lãnh đạo đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam đến thăm Nhà Trắng và Việt Nam gần đây cũng đã ký hai hiệp định tự do mậu dịch, hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu và hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ khởi xướng.
Việt Nam theo dự kiến sẽ đón tiếp tổng thống Barack Obam vào tháng 5 và Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Washington vào lúc Việt Nam phải đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông.
Xử lý những căng thẳng với Trung Quốc là một thách đố chủ yếu đối với giới lãnh đạo Việt Nam. Như lời giáo sư Carl Thayer, tâm lý chống Trung Quốc vẫn rất mạnh ở Việt Nam, nhưng họ phải cố kềm chế thái độ đó, vì họ không muốn đối đầu với Trung Quốc.
Nhìn sang bên Lào, The Straits Times nhắc lại rằng, theo truyền thống, giới lãnh đạo chính trị nước này vẫn chịu ảnh hưởng của Việt Nam. Trong khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Lào ngày càng tăng, một số nhân vật thân Bắc Kinh không còn nằm trong Bộ Chính Trị nữa, theo như một số nguồn tin ngoại giao ở Viên Chăn. Tờ báo trích lời một nhà ngoại giao cho rằng « điều đó có thể là một dấu chỉ rằng nếu anh quá thân Trung Quốc thì anh sẽ bị loại ra ngoài ».
Nhận xét
Đăng nhận xét