Điểm báo Pháp ngày 30-3-2016
Khủng bố: Pháp có nhiều khu phố như Molenbeek của Bỉ
Quán nước "Pile ou Face", Aubervilliers, ngoại ô phía bắc Paris (Ảnh chụp ngày 23/02/2016)AFP/Sarah BRETHES, Julian COLLING
Khi phát biểu tại Bruxelles ngày 27/03/2016 rằng « nhiều thành phố của Pháp có những nét tương đồng với Molenbeek » bộ trưởng phụ trách Thành Phố của Pháp, Patrick Kanner, đã khai mào một cuộc tranh cãi trong nội bộ đảng Xã Hội cầm quyền và kéo theo nhiều lời chỉ trích từ phía giới nghiên cứu. Hai nhật báo Le Monde và Le Figaro đề cập chủ đề này trong số ra ngày 30/03/2016.
Thêm một cuộc luận chiến mà theo nhận định của bài xã luận trên Le Figaro là « đất nước chúng ta (Pháp) thích chìm đắm vào các cuộc luận chiến vô bổ ». Để minh họa cho lời phát biểu của bộ trưởng Thành Phố, Le Figaro nêu thực trạng tại nhiều khu phố trở thành mảnh đất mầu mỡ của Hồi Giáo cực đoan : do tình trạng tội phạm, buôn bán ma túy, tình trạng nhập cư mất kiểm soát, tỉ lệ học sinh bỏ học cao… Ngoài ra, còn phải kể tới tình trạng một số đại biểu muốn được yên thân nên để chủ nghĩa cộng đồng phát triển mạnh.
Điều đáng tiếc là hàng chục tỉ euro dành cho việc phát triển các khu ngoại ô này đã không mang lại kết quả. Cách đây vài năm, đã có nhiều tiếng nói cáo buộc chính sách tai hại này. Lẽ ra nên nghe họ thay vì quy họ là những người phân biệt chủng tộc hay phản động.
Không được nhân nhượng với tình trạng tội phạm, bài trừ tệ nạn buôn bán ma túy, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đóng cửa các đền thờ Hồi Giáo cực đoan... Tuy nhiên, các thực tế trên đều không được cánh tả thừa nhận, khi còn đóng vai trò đối lập trong chính phủ. Bài xã luận nhận xét, dĩ nhiên nhiều khu vực « ngoài vòng pháp luật » lâu nay vẫn tồn tại ở Pháp, song tình hình ngày càng trở nên xấu đi từ bốn năm nay. Đây là một cuộc chiến dài hơi. Chính quyền chỉ có thể giành thắng lợi bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn, chứ không phải bằng cách huy động thêm phương tiện.
Le Figaro cũng dành ba trang để miêu tả một số "Molenbeek Pháp". Bắt đầu bằng khu phố Mas de Mingue tại thành phố Nîmes (miền nam nước Pháp) : « Từ năm 2011, có khoảng 30 đến 50 thanh niên có nguồn gốc từ khu phố này rời Pháp sang Syria hay Irak […] Tại khu phố Mas de Mingue này phần lớn dân cư có nguồn gốc Bắc Phi và có tỉ lệ thất nghiệp rất lớn […] Quá trình cực đoan hóa diễn ra rất nhanh. Và, trong giai đoạn hậu khủng bố, « kín đáo » là khẩu hiệu của các nhà chiêu mộ quân thánh chiến ».
Thành phố thứ hai được nêu trong bài báo là Aubervilliers, trụ sở của đảng Cộng Sản Pháp, nằm ở phía bắc Paris. Được mệnh danh là "miền đất tiếp nhận" mang truyền thống lao động và bình dân, Aubervilliers có khoảng 82.500 dân và ít nhất có 41,2% là người nhập cư chủ yếu từ Bắc Phi hay từ nhiều nước châu Phi khác, tiếp theo là châu Á và châu Âu. Chính sự đa dạng này đã khiến chủ nghĩa cộng đồng, chủng tộc hay tôn giáo, phát triển mạnh tại thành phố Cộng Sản này.
Nhật báo Le Monde cho rằng nhận định của bộ trưởng Patrick Kanner đã đánh đồng hai vấn đề mà Liên Minh Xã Hội Về Nhà Ở đã trình bày cho ông trước đó, thông qua bản danh sách 60 khu phố có nhiều nhà xã hội cho người có thu nhập thấp. Thứ nhất, đó là những khu phố nơi có tình trạng tội phạm cao khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thứ hai là tại nhiều khu phố xuất hiện Hồi Giáo cực đoan khiến người dân và chính quyền lo ngại.
Bắc Kinh ráo riết truy lùng tác giả bức thư đòi chủ tịch Tập từ chức
Chuyển sang thời sự châu Á, cả Le Monde và Le Figaro quan tâm đến bức thư ngỏ bí ẩn đòi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức của "các đảng viên trung thành với Đảng Cộng Sản".
« Bản kiến nghị bí ẩn chống Tập Cận Bình » là tiêu đề trên nhật báo Le Monde. Bắc Kinh đang truy tìm các tác giả của bức thư, được đăng trên một website Trung Quốc, đòi chủ tịch Tập từ chức đồng thời tố cáo ông "tập trung quyền lực". Tiếp đó, các đảng viên trung thành còn lập danh sách những phàn nàn về chính sách của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, trong đó có "chủ nghĩa tôn thờ cá nhân".
Thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh cho biết bức thư được phổ biến cùng lúc từ ngày 04/03 trên website thông tin Wujie News, một phương tiện truyền thông "tự do" mới của Trung Quốc, và vẫn bị kiểm duyệt nội dung giống báo giấy, và trên nhiều website nổi tiếng của giới ly khai sống lưu vong.
Sơ xuất của cơ quan kiểm duyệt để bức thư được công bố rộng rãi trở thành chủ đề chế nhạo trên các mạng xã hội Trung Quốc. Hơn nữa, sự kiện trên lại diễn ra trong bối cảnh bộ máy kiểm duyệt tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông trước lễ khai mạc kỳ họp Quốc Hội.
Thế nhưng, theo nhận định của cả Le Monde và Le Figaro, Bắc Kinh nhanh chóng sử dụng bộ máy cảnh sát để ráo riết truy tìm tác giả bức thư ngỏ, đồng thời trừng phạt những người bị nghi ngờ phát tán bản kiến nghị bằng cách bắt giam họ hay thân nhân của các nhà ly khai sống lưu vong ở nước ngoài. Theo nhận xét của một nhà báo Trung Quốc ẩn danh, được Le Monde trích dẫn, « cứ như cảnh sát đang tìm cách trả thù các nhà ly khai gây phiền nhiễu nhiều nhất cho chính quyền ».
Còn Hồ Bình (Hu Ping), một nhà ly khai sống ở nước ngoài, nhận định : « Nếu như chính quyền làm mạnh tay đến như vậy, có nghĩa là Tập Cận Bình thật sự lo ngại trước làn sóng phản đối ông ngay trong nội bộ đảng ».
Nhật báo Le Figaro, trong bài « Hàng loạt vụ bắt giam sau lời kêu gọi Tập Cận Bình từ chức », lại quan tâm tới khía cạnh các phương tiện truyền thông của Trung Quốc bị đưa vào khuôn phép. Đây là mối bận tâm của nhiều đảng viên Cộng Sản. Họ kêu gọi phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trong khi chủ tịch Tập lại bóp nghẹt mọi hình thức phản đối và buộc các phương tiện truyền thông đóng vai trò ca ngợi đảng và nhà nước.
Nhiều đảng viên khác thì tố cáo chủ nghĩa tôn thờ cá nhân. Thông qua cách thức này, chủ tịch Trung Quốc củng cố thêm vị trí của mình. Ông Giang Hồng (Jiang Hong), một đại biểu Quốc Hội, dám phát biểu : « Quyền tự do ngôn luận phải được bảo toàn ». Cũng giống như đại biểu Giang Hồng, doanh nhân Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) cũng cho rằng theo đuổi đường lối cá nhân hóa quyền lực sẽ dẫn tới những sai lầm chính trị.
Tập Cận Bình tìm lối vào châu Âu tại Cộng Hòa Séc
Trên khía cạnh kinh tế, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm tới sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với tổng thống Cộng Hòa Séc, quốc gia nằm ngay cửa ngõ dẫn vào châu Âu.
Có khoảng 10 hợp đồng trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng, tài chính, y tế, hàng không, khoa học và công nghệ với tổng trị giá chừng 6 tỉ đô la, trong đó ít nhất 3,5 tỉ sẽ được đầu tư trực tiếp vào Cộng Hòa Séc trong năm nay.
Không cần chờ đến lúc các thỏa thuận đối tác chiến lược được ký kết, nhiều tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư vào Cộng Hòa Séc. Tập đoàn CEFC (tài chính, năng lượng và công nghiệp), đứng thứ sáu trong danh sách các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, mới đây đã đầu tư vào các lĩnh vực vận tải hàng không, sản xuất bia và truyền thông. Doanh nghiệp này hiện cũng sở hữu 59,97% cổ phiếu của câu lạc bộ bóng đá lịch sử Slavia Praha.
Từ tháng 09/2015, tập đoàn BWI (Beijing West Industries) đã bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất đèn gắn trên trần xe hơi và hệ thống phanh tại khu công nghiệp Cheb. Và từ mùa thu năm 2015, một đường bay trực tiếp đã được thành lập để nối liền thủ đô hai nước và sắp tới sẽ có một đường bay nối liền Praha với thành phố Thượng Hải.
Ngoài ra, Cộng Hòa Séc còn có vị trí chiến lược trong "Con đường tơ lụa mới" nối liền châu Á với châu Âu và các tuyến đường sắt liên lục địa. Tổng thống Milos Zeman « mong muốn Cộng Hòa Séc trở thành cửa ngõ dẫn Trung Quốc tới Liên Hiệp Châu Âu » nhờ tuyến đường nối Tân Cương, qua Kazakhstan, Trung Á, miền bắc Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong tiếng la ó ngoài đường phố của các cuộc biểu tình. Dường như, những tiếng nói biểu tình vẫn không cản trở được hai nước trở thành đối tác chiến lược.
Tổng thống Brazil bị bỏ rơi
Đảng Lao Động đang cầm quyền tại Brazil và tổng thống Dilma Rousseff chưa bao giờ bị cô lập như hiện nay. Đây là nhận định chung của các nhật báo Pháp.
Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin « Rousseff bị liên minh trung hữu bỏ rơi và rời chính phủ » sau đợt biểu quyết vào ngày 29/03. Còn theo Le Figaro « Tổng thống Brazil bị đẩy ra ngoài ». Trước đó, bộ trưởng Du Lịch, thuộc trung hữu, đã từ chức. Sau khi biểu biểu quyết, đảng Phong Trào Dân Chủ Brazil, đứng đầu là ông Michel Temer, ra thời hạn hai tuần để sáu bộ trưởng khác rời chính phủ. Theo Libération, từ vị trí phó tổng thống, « Michel Temer trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của Dilma Rousseff tại Brazil ».
Trong khi đó, cựu tổng thống Lula cố gắng bám vào một số đảng viên Phong Trào Dân Chủ, hiện đang bị chia rẽ nội bộ, để cứu vị trí của tổng thống đương nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tại nghị viện để phản đối việc phế truất bà Rousseff. Cuộc bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào tuần tới tại Hạ Viện. Sau đó, đại biểu lưỡng viện phải đạt được 2/3 tổng số phiếu để thông qua việc phế truất tổng thống.
Chính vì vậy, cựu tổng thống « Lula đang thực hiện sứ mệnh chiêu dụ để bảo vệ Dilma » theo tựa đề trên nhật báo Le Monde.
FBI ngừng truy tố Apple
Chính quyền Hoa Kỳ thông báo đã phá mã thành công chiếc điện thoại iPhone của Syed Rizwan Farook, thủ phạm vụ xả súng giết 14 đồng nghiệp tại San Bernardio (California, Mỹ), mà không cần sự giúp đỡ của nhà sản xuất Apple.
Phát ngôn viên bộ Tư Pháp Mỹ nhận định : « Ưu tiên của chính phủ là đảm bảo rằng cảnh sát và ngành tư pháp có thể thu được những thông tin quan trọng được số hóa để bảo vệ an ninh quốc gia ».
Thông báo trên cũng khép lại cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng giữa FBI và Apple do nhà sản xuất không chấp nhận hợp tác bẻ khóa chiếc điện thoại iPhone của thủ phạm.
Việc chính quyền không truy tố Apple cũng đánh dấu chấm hết cho cuộc tranh luận giữa một bên là nguyên tắc bảo vệ đời tư và quyền điều tra của Nhà nước trong vấn đề chống khủng bố.
Giờ thì Apple vắt tay lên trán tự hỏi : Làm thế nào FBI bẻ được khóa iPhone của Farook ?
Khủng bố thánh chiến trên mọi châu lục
Trang nhất các báo Pháp ra ngày hôm nay tập trung chủ yếu đến đề tài khủng bố thánh chiến. Nhật báo thiên tả Libération dành năm trang đầu đăng bài phóng sự về những người vợ của các thành viên tổ chức Taliban Afghanistan hiện vẫn reo rắc chết chóc và sợ hãi tại Pakistan sau vụ khủng bố đẫm máu vào Chủ nhật 27/03 tại Lahore. Nhật báo công giáo La Croix lại đưa độc giả tới cuộc nội chiến và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Libya.
Còn nhật báo Le Figaro thì quan tâm tới các thành phần khủng bố ngay tại châu Âu, cụ thể là tại Bỉ và Pháp với bài phóng sự về những "khu phố Molenbeek tại Pháp".
Điều đáng tiếc là hàng chục tỉ euro dành cho việc phát triển các khu ngoại ô này đã không mang lại kết quả. Cách đây vài năm, đã có nhiều tiếng nói cáo buộc chính sách tai hại này. Lẽ ra nên nghe họ thay vì quy họ là những người phân biệt chủng tộc hay phản động.
Không được nhân nhượng với tình trạng tội phạm, bài trừ tệ nạn buôn bán ma túy, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đóng cửa các đền thờ Hồi Giáo cực đoan... Tuy nhiên, các thực tế trên đều không được cánh tả thừa nhận, khi còn đóng vai trò đối lập trong chính phủ. Bài xã luận nhận xét, dĩ nhiên nhiều khu vực « ngoài vòng pháp luật » lâu nay vẫn tồn tại ở Pháp, song tình hình ngày càng trở nên xấu đi từ bốn năm nay. Đây là một cuộc chiến dài hơi. Chính quyền chỉ có thể giành thắng lợi bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn, chứ không phải bằng cách huy động thêm phương tiện.
Le Figaro cũng dành ba trang để miêu tả một số "Molenbeek Pháp". Bắt đầu bằng khu phố Mas de Mingue tại thành phố Nîmes (miền nam nước Pháp) : « Từ năm 2011, có khoảng 30 đến 50 thanh niên có nguồn gốc từ khu phố này rời Pháp sang Syria hay Irak […] Tại khu phố Mas de Mingue này phần lớn dân cư có nguồn gốc Bắc Phi và có tỉ lệ thất nghiệp rất lớn […] Quá trình cực đoan hóa diễn ra rất nhanh. Và, trong giai đoạn hậu khủng bố, « kín đáo » là khẩu hiệu của các nhà chiêu mộ quân thánh chiến ».
Nhật báo Le Monde cho rằng nhận định của bộ trưởng Patrick Kanner đã đánh đồng hai vấn đề mà Liên Minh Xã Hội Về Nhà Ở đã trình bày cho ông trước đó, thông qua bản danh sách 60 khu phố có nhiều nhà xã hội cho người có thu nhập thấp. Thứ nhất, đó là những khu phố nơi có tình trạng tội phạm cao khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thứ hai là tại nhiều khu phố xuất hiện Hồi Giáo cực đoan khiến người dân và chính quyền lo ngại.
Bắc Kinh ráo riết truy lùng tác giả bức thư đòi chủ tịch Tập từ chức
Chuyển sang thời sự châu Á, cả Le Monde và Le Figaro quan tâm đến bức thư ngỏ bí ẩn đòi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức của "các đảng viên trung thành với Đảng Cộng Sản".
« Bản kiến nghị bí ẩn chống Tập Cận Bình » là tiêu đề trên nhật báo Le Monde. Bắc Kinh đang truy tìm các tác giả của bức thư, được đăng trên một website Trung Quốc, đòi chủ tịch Tập từ chức đồng thời tố cáo ông "tập trung quyền lực". Tiếp đó, các đảng viên trung thành còn lập danh sách những phàn nàn về chính sách của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, trong đó có "chủ nghĩa tôn thờ cá nhân".
Thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh cho biết bức thư được phổ biến cùng lúc từ ngày 04/03 trên website thông tin Wujie News, một phương tiện truyền thông "tự do" mới của Trung Quốc, và vẫn bị kiểm duyệt nội dung giống báo giấy, và trên nhiều website nổi tiếng của giới ly khai sống lưu vong.
Sơ xuất của cơ quan kiểm duyệt để bức thư được công bố rộng rãi trở thành chủ đề chế nhạo trên các mạng xã hội Trung Quốc. Hơn nữa, sự kiện trên lại diễn ra trong bối cảnh bộ máy kiểm duyệt tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông trước lễ khai mạc kỳ họp Quốc Hội.
Thế nhưng, theo nhận định của cả Le Monde và Le Figaro, Bắc Kinh nhanh chóng sử dụng bộ máy cảnh sát để ráo riết truy tìm tác giả bức thư ngỏ, đồng thời trừng phạt những người bị nghi ngờ phát tán bản kiến nghị bằng cách bắt giam họ hay thân nhân của các nhà ly khai sống lưu vong ở nước ngoài. Theo nhận xét của một nhà báo Trung Quốc ẩn danh, được Le Monde trích dẫn, « cứ như cảnh sát đang tìm cách trả thù các nhà ly khai gây phiền nhiễu nhiều nhất cho chính quyền ».
Còn Hồ Bình (Hu Ping), một nhà ly khai sống ở nước ngoài, nhận định : « Nếu như chính quyền làm mạnh tay đến như vậy, có nghĩa là Tập Cận Bình thật sự lo ngại trước làn sóng phản đối ông ngay trong nội bộ đảng ».
Nhật báo Le Figaro, trong bài « Hàng loạt vụ bắt giam sau lời kêu gọi Tập Cận Bình từ chức », lại quan tâm tới khía cạnh các phương tiện truyền thông của Trung Quốc bị đưa vào khuôn phép. Đây là mối bận tâm của nhiều đảng viên Cộng Sản. Họ kêu gọi phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trong khi chủ tịch Tập lại bóp nghẹt mọi hình thức phản đối và buộc các phương tiện truyền thông đóng vai trò ca ngợi đảng và nhà nước.
Nhiều đảng viên khác thì tố cáo chủ nghĩa tôn thờ cá nhân. Thông qua cách thức này, chủ tịch Trung Quốc củng cố thêm vị trí của mình. Ông Giang Hồng (Jiang Hong), một đại biểu Quốc Hội, dám phát biểu : « Quyền tự do ngôn luận phải được bảo toàn ». Cũng giống như đại biểu Giang Hồng, doanh nhân Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) cũng cho rằng theo đuổi đường lối cá nhân hóa quyền lực sẽ dẫn tới những sai lầm chính trị.
Tập Cận Bình tìm lối vào châu Âu tại Cộng Hòa Séc
Trên khía cạnh kinh tế, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm tới sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với tổng thống Cộng Hòa Séc, quốc gia nằm ngay cửa ngõ dẫn vào châu Âu.
Có khoảng 10 hợp đồng trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng, tài chính, y tế, hàng không, khoa học và công nghệ với tổng trị giá chừng 6 tỉ đô la, trong đó ít nhất 3,5 tỉ sẽ được đầu tư trực tiếp vào Cộng Hòa Séc trong năm nay.
Không cần chờ đến lúc các thỏa thuận đối tác chiến lược được ký kết, nhiều tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư vào Cộng Hòa Séc. Tập đoàn CEFC (tài chính, năng lượng và công nghiệp), đứng thứ sáu trong danh sách các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, mới đây đã đầu tư vào các lĩnh vực vận tải hàng không, sản xuất bia và truyền thông. Doanh nghiệp này hiện cũng sở hữu 59,97% cổ phiếu của câu lạc bộ bóng đá lịch sử Slavia Praha.
Từ tháng 09/2015, tập đoàn BWI (Beijing West Industries) đã bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất đèn gắn trên trần xe hơi và hệ thống phanh tại khu công nghiệp Cheb. Và từ mùa thu năm 2015, một đường bay trực tiếp đã được thành lập để nối liền thủ đô hai nước và sắp tới sẽ có một đường bay nối liền Praha với thành phố Thượng Hải.
Ngoài ra, Cộng Hòa Séc còn có vị trí chiến lược trong "Con đường tơ lụa mới" nối liền châu Á với châu Âu và các tuyến đường sắt liên lục địa. Tổng thống Milos Zeman « mong muốn Cộng Hòa Séc trở thành cửa ngõ dẫn Trung Quốc tới Liên Hiệp Châu Âu » nhờ tuyến đường nối Tân Cương, qua Kazakhstan, Trung Á, miền bắc Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong tiếng la ó ngoài đường phố của các cuộc biểu tình. Dường như, những tiếng nói biểu tình vẫn không cản trở được hai nước trở thành đối tác chiến lược.
Tổng thống Brazil bị bỏ rơi
Đảng Lao Động đang cầm quyền tại Brazil và tổng thống Dilma Rousseff chưa bao giờ bị cô lập như hiện nay. Đây là nhận định chung của các nhật báo Pháp.
Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin « Rousseff bị liên minh trung hữu bỏ rơi và rời chính phủ » sau đợt biểu quyết vào ngày 29/03. Còn theo Le Figaro « Tổng thống Brazil bị đẩy ra ngoài ». Trước đó, bộ trưởng Du Lịch, thuộc trung hữu, đã từ chức. Sau khi biểu biểu quyết, đảng Phong Trào Dân Chủ Brazil, đứng đầu là ông Michel Temer, ra thời hạn hai tuần để sáu bộ trưởng khác rời chính phủ. Theo Libération, từ vị trí phó tổng thống, « Michel Temer trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của Dilma Rousseff tại Brazil ».
Trong khi đó, cựu tổng thống Lula cố gắng bám vào một số đảng viên Phong Trào Dân Chủ, hiện đang bị chia rẽ nội bộ, để cứu vị trí của tổng thống đương nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tại nghị viện để phản đối việc phế truất bà Rousseff. Cuộc bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào tuần tới tại Hạ Viện. Sau đó, đại biểu lưỡng viện phải đạt được 2/3 tổng số phiếu để thông qua việc phế truất tổng thống.
Chính vì vậy, cựu tổng thống « Lula đang thực hiện sứ mệnh chiêu dụ để bảo vệ Dilma » theo tựa đề trên nhật báo Le Monde.
FBI ngừng truy tố Apple
Chính quyền Hoa Kỳ thông báo đã phá mã thành công chiếc điện thoại iPhone của Syed Rizwan Farook, thủ phạm vụ xả súng giết 14 đồng nghiệp tại San Bernardio (California, Mỹ), mà không cần sự giúp đỡ của nhà sản xuất Apple.
Phát ngôn viên bộ Tư Pháp Mỹ nhận định : « Ưu tiên của chính phủ là đảm bảo rằng cảnh sát và ngành tư pháp có thể thu được những thông tin quan trọng được số hóa để bảo vệ an ninh quốc gia ».
Thông báo trên cũng khép lại cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng giữa FBI và Apple do nhà sản xuất không chấp nhận hợp tác bẻ khóa chiếc điện thoại iPhone của thủ phạm.
Việc chính quyền không truy tố Apple cũng đánh dấu chấm hết cho cuộc tranh luận giữa một bên là nguyên tắc bảo vệ đời tư và quyền điều tra của Nhà nước trong vấn đề chống khủng bố.
Giờ thì Apple vắt tay lên trán tự hỏi : Làm thế nào FBI bẻ được khóa iPhone của Farook ?
Khủng bố thánh chiến trên mọi châu lục
Trang nhất các báo Pháp ra ngày hôm nay tập trung chủ yếu đến đề tài khủng bố thánh chiến. Nhật báo thiên tả Libération dành năm trang đầu đăng bài phóng sự về những người vợ của các thành viên tổ chức Taliban Afghanistan hiện vẫn reo rắc chết chóc và sợ hãi tại Pakistan sau vụ khủng bố đẫm máu vào Chủ nhật 27/03 tại Lahore. Nhật báo công giáo La Croix lại đưa độc giả tới cuộc nội chiến và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Libya.
Còn nhật báo Le Figaro thì quan tâm tới các thành phần khủng bố ngay tại châu Âu, cụ thể là tại Bỉ và Pháp với bài phóng sự về những "khu phố Molenbeek tại Pháp".
Nhận xét
Đăng nhận xét