Tốn và Kém
Nguyễn khắc Mai
Sáng Chủ nhật ngồi ở hiên, vừa nhâm nhi chén trà thơm, ngắm một giò phong lan vừa nở bảy nụ hoa vàng mơ mỏng mãnh, vừa đọc mục Cà phê Chủ nhật. Chi tiết này nhất định làm Tuổi Trẻ “sướng”, vì có người khoe đang đọc báo của mình. Bài viết về ý kiến của ông Tốn về công nghệ ống gang mềm của Trung quốc. Đọc thêm tin Hội nghị Tổ chức tổng kết công tác cán bộ. Thấy câu hỏi: Ai chạy? Chạy ai? Đằng sau nó là cái gì? Đọc thêm một cột ghi cụ thể: “Theo báo cáo của Ban Tổ chức TW, năm 2015 cơ quan này đã phối hợp thẩm định nhân sự trình Bộ chính trị, Ban bí thư quyết định bổ nhiệm giới thiệu ứng cử đối với 37 thứ trưởng và tương đương; bổ nhiệm chức vụ, thăng phong hàm cấp tướng đối với trên 150 sĩ quan quân đội, công an, thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch trên 4.300 cán bộ. Trong công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, 28 người được quy hoạch vào bộ chính trị, Ban bí thư 310 người được quy hoạch ban chấp hành TƯ. Năm 2015 toàn đảng kết nạp trên 200.000 đảng viên, nâng tổng số đảng viên trong toàn đảng lên 4,65 triệu”. Giở sang trang sau đọc tiếp: “Đừng để dân tâm tư chuyện Biển Đông”.
Tự nhiên liên hệ đến chữ “tốn”, thấy nó có rất nhiều ý nghĩa. Tốn có nghĩa là phải bỏ ra những giá trị vật chất, tinh thần, tinh lực, thời gian cho một việc gì đó. Tốn sức, tốn của, tốn thì giờ… và tốn kém. Hay thật, chữ tốn luôn đi kèm chữ kém.
Phải tốn bao nhiêu thời gian, tinh lực thì anh Trọng mới có được ba câu hỏi như thế? Một năm trước anh đã nêu câu hỏi tương tự, nay hỏi lại, một năm qua câu hỏi như cũ. Tuy nhiên, một người ở tầm cỡ lãnh đạo quốc gia, 3, 4 khóa là ủy viên bộ chính trị, một khóa chủ tịch quốc hội, nay là nhiệm kỳ thứ hai làm tổng bí thư, trước một vấn nạn lớn của Dân tộc, tham nhũng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, mà chỉ có ba câu hỏi vu vơ, cả một năm không giải đáp nỗi, thì quả là rất kém. Sự cảm khái vu vơ chỉ là của kẻ cùng đinh, đầu chày đít thớt của xã hội, ví như của anh cu ly xe ôm, xe ba gác, ông xích lô còng lưng đạp chở khách tây du lịch kiếm sống… thì còn khả dĩ. Người lãnh đạo quốc gia không được phép đặt câu hỏi vu vơ. Một khi đã phát hiện chuyện gì đó trầm trọng, nhất định anh ta phải bỏ công nghiên cứu, tập hợp chuyên gia, đánh giá đúng tình hình, tìm ra nguyên nhân chính, phụ, giải pháp lâu dài, trước mắt, để xử lý. Ba câu hỏi của anh Trọng khiến người ta chỉ càng khẳng định một điều là: năng lực của lãnh đạo chỉ dừng lại ở trình độ “cảm khái”. Ông Sang thì “cả một bầy sâu”. Ông Hùng là người nhiều cảm khái giật gân, gần đây trước khi về vườn thì: ”hành chính độc ác”! Ông Dũng, thì “đừng để dân tâm tư chuyện Biển Đông”. Quan mà tâm tư chuyện Biển Đông vì thấy dân ai cũng ghét Trung quốc. Nay thì đến Dân tâm tư. Chả nhẽ chỉ như thế? Lãnh đạo chỉ biết cảm khái thì Dân đã phải “tốn” cho họ biết bao tiền của, thời gian. Họ càng tốn tinh lực, dân tộc càng tốn nhiều tiền của và thời gian, cái kém cỏi càng lộ rõ, càng trở nên bi hài kịch.
Ai chạy, chạy ai, đằng sau nó là cái gì? Người ta không chỉ chạy bằng tiền, còn chạy bằng quyền, bằng mưu mẹo, bằng quy chế, bằng cả ngoại viện. Còn đằng sau nó là quyền lực phong kiến, phi dân chủ. Nếu đảng có đối thủ cạnh tranh chắc sẽ không dám làm ẩu, cứ để mua quan bán tước phổ biến rồi chỉ biết cảm khái lừa mị “dân ngu cu đen” mà thôi. ”Đằng sau nó là gì?” ai mà chẳng biết! Sau nó là một thứ toàn trị, siêu quyền lực. Như cái Quốc hội mới chưa được bầu thì anh đã “lãnh đạo” bầu chủ tịch Quốc hội mới. Cái quốc hội sắp hết nhiệm kỳ thì bầu chủ tịch sẵn cho cái quốc hội chưa được bầu ra, bầu cả chủ tịch nước, cả thủ tướng của nhiệm kỳ mới! Ít ra anh hãy biết tôn trọng dù hình thức cái sự tôn nghiêm của pháp luật, của dân chủ.
HÃY để cho người dân tự do bầu cử, ứng cử, nhiều nhóm công dân sẽ tham chính, tự họ sẽ kiểm soát được lẫn nhau. Chuyện chạy chức chạy quyền chắc chắn sẽ được kiểm soát. Ai chạy? Chỉ toàn đảng viên cộng sản. Chạy ai? Cũng chỉ là cán bộ cộng sản. Những dân đen cũng có chạy, nhưng chỉ chạy để làm đầu sai. Chỉ có đám quan chức “không bao giờ mắc sai lầm” thì mới chạy để săn tìm quyền lực, và lợi ích bẩn thỉu. Mà như Mác nói chỉ cần 300% lợi nhuận dẫu lỗ chân lông thấm máu cũng làm!
Dựng lên một chế độ trong thời đại mới, nhưng mô hình, tư duy, nhân cách của bộ máy lại rất cũ, nhiều điều lại cũ rích. Trong một thể chế giá trị quan lại được tôn vinh, chuyện chạy chức, chạy quyền là tất yếu, làm sao ngăn ngừa được. Đáng thương cho anh Trọng, cách nay đã 15 năm, khi đó anh chưa nắm quyền lực, làm đề tài “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Anh mời chúng tôi tham gia và chúng tôi đã gợi ý cho anh một phương châm do Engels nêu ra rất hay, rồi anh đã đưa vào sách của mình “Những người cộng sản phải biết lấy thực tế văn minh của những dân tộc hiện đại làm tiền đề cho chính sách và đường lối của mình“. Nhưng xem ra lãnh đạo của đảng hầu như chỉ biết tìm học và áp dụng những thực tế lạc hậu, lỗi thời, chủ yếu là của mấy dân tộc chưa hiện đại, như mô hình Xô viết toàn trị, như mô hình và tư tưởng của Trung Hoa cộng sản mang màu sắc bá quyền đại Hán! Nhiều trường hợp thì lại giẫm “nước đái” của phong kiến và thực dân lạc hậu (Mẹ tôi hay mắng câu này khi thấy tôi mắc một lỗi lầm nào đó: “mi đã giẫm nước đái của đứa mô rồi”).
Chuyện chạy chức chạy quyền anh Trọng “tốn”cả một năm vẫn chưa tìm thấy lời giải ít ra là trên lý thuyết. Đảng cộng sản tiêu tốn của dân tộc già nửa thế kỷ thời gian, hơn gấp đôi giá trị đầu tư vật chất và lao động của cả nước mà Việt Nam ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước lân bang.
Cho hay đã tốn lại thêm kém. Càng kém lại càng tốn.
Để khỏi tốn kém hãy làm theo câu đại thần chú, đại minh chú trong Prajna Paramita [Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh]: Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! Nghĩa là bỏ đi, bỏ đi hãy bỏ đi, quyết tự bỏ đi hỡi kẻ giác ngộ. Quyết tâm bỏ đi, nhất định không còn tốn và kém.
Tái bút: Bài sắp gởi thì có tin Thường Vạn Toàn – Bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa cộng sản sang Việt Nam. Nhiều người dân thường Việt Nam hay cảnh giác với hai loại người Tàu: Con buôn và chính khách, họ nói dzậy mà không phải dzậy. Nên tôi cũng gởi lời chào ông Thường và nhắn với ông một câu. Trung quốc ứng xử kém ở biển Đông nhất định sẽ tốn nhiều, nhất là tốn cái danh dự của một nhà nước văn minh và có trách nhiệm.
N.K.M.
Tác giả gửi BVN
Tự nhiên liên hệ đến chữ “tốn”, thấy nó có rất nhiều ý nghĩa. Tốn có nghĩa là phải bỏ ra những giá trị vật chất, tinh thần, tinh lực, thời gian cho một việc gì đó. Tốn sức, tốn của, tốn thì giờ… và tốn kém. Hay thật, chữ tốn luôn đi kèm chữ kém.
Phải tốn bao nhiêu thời gian, tinh lực thì anh Trọng mới có được ba câu hỏi như thế? Một năm trước anh đã nêu câu hỏi tương tự, nay hỏi lại, một năm qua câu hỏi như cũ. Tuy nhiên, một người ở tầm cỡ lãnh đạo quốc gia, 3, 4 khóa là ủy viên bộ chính trị, một khóa chủ tịch quốc hội, nay là nhiệm kỳ thứ hai làm tổng bí thư, trước một vấn nạn lớn của Dân tộc, tham nhũng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, mà chỉ có ba câu hỏi vu vơ, cả một năm không giải đáp nỗi, thì quả là rất kém. Sự cảm khái vu vơ chỉ là của kẻ cùng đinh, đầu chày đít thớt của xã hội, ví như của anh cu ly xe ôm, xe ba gác, ông xích lô còng lưng đạp chở khách tây du lịch kiếm sống… thì còn khả dĩ. Người lãnh đạo quốc gia không được phép đặt câu hỏi vu vơ. Một khi đã phát hiện chuyện gì đó trầm trọng, nhất định anh ta phải bỏ công nghiên cứu, tập hợp chuyên gia, đánh giá đúng tình hình, tìm ra nguyên nhân chính, phụ, giải pháp lâu dài, trước mắt, để xử lý. Ba câu hỏi của anh Trọng khiến người ta chỉ càng khẳng định một điều là: năng lực của lãnh đạo chỉ dừng lại ở trình độ “cảm khái”. Ông Sang thì “cả một bầy sâu”. Ông Hùng là người nhiều cảm khái giật gân, gần đây trước khi về vườn thì: ”hành chính độc ác”! Ông Dũng, thì “đừng để dân tâm tư chuyện Biển Đông”. Quan mà tâm tư chuyện Biển Đông vì thấy dân ai cũng ghét Trung quốc. Nay thì đến Dân tâm tư. Chả nhẽ chỉ như thế? Lãnh đạo chỉ biết cảm khái thì Dân đã phải “tốn” cho họ biết bao tiền của, thời gian. Họ càng tốn tinh lực, dân tộc càng tốn nhiều tiền của và thời gian, cái kém cỏi càng lộ rõ, càng trở nên bi hài kịch.
Ai chạy, chạy ai, đằng sau nó là cái gì? Người ta không chỉ chạy bằng tiền, còn chạy bằng quyền, bằng mưu mẹo, bằng quy chế, bằng cả ngoại viện. Còn đằng sau nó là quyền lực phong kiến, phi dân chủ. Nếu đảng có đối thủ cạnh tranh chắc sẽ không dám làm ẩu, cứ để mua quan bán tước phổ biến rồi chỉ biết cảm khái lừa mị “dân ngu cu đen” mà thôi. ”Đằng sau nó là gì?” ai mà chẳng biết! Sau nó là một thứ toàn trị, siêu quyền lực. Như cái Quốc hội mới chưa được bầu thì anh đã “lãnh đạo” bầu chủ tịch Quốc hội mới. Cái quốc hội sắp hết nhiệm kỳ thì bầu chủ tịch sẵn cho cái quốc hội chưa được bầu ra, bầu cả chủ tịch nước, cả thủ tướng của nhiệm kỳ mới! Ít ra anh hãy biết tôn trọng dù hình thức cái sự tôn nghiêm của pháp luật, của dân chủ.
HÃY để cho người dân tự do bầu cử, ứng cử, nhiều nhóm công dân sẽ tham chính, tự họ sẽ kiểm soát được lẫn nhau. Chuyện chạy chức chạy quyền chắc chắn sẽ được kiểm soát. Ai chạy? Chỉ toàn đảng viên cộng sản. Chạy ai? Cũng chỉ là cán bộ cộng sản. Những dân đen cũng có chạy, nhưng chỉ chạy để làm đầu sai. Chỉ có đám quan chức “không bao giờ mắc sai lầm” thì mới chạy để săn tìm quyền lực, và lợi ích bẩn thỉu. Mà như Mác nói chỉ cần 300% lợi nhuận dẫu lỗ chân lông thấm máu cũng làm!
Dựng lên một chế độ trong thời đại mới, nhưng mô hình, tư duy, nhân cách của bộ máy lại rất cũ, nhiều điều lại cũ rích. Trong một thể chế giá trị quan lại được tôn vinh, chuyện chạy chức, chạy quyền là tất yếu, làm sao ngăn ngừa được. Đáng thương cho anh Trọng, cách nay đã 15 năm, khi đó anh chưa nắm quyền lực, làm đề tài “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Anh mời chúng tôi tham gia và chúng tôi đã gợi ý cho anh một phương châm do Engels nêu ra rất hay, rồi anh đã đưa vào sách của mình “Những người cộng sản phải biết lấy thực tế văn minh của những dân tộc hiện đại làm tiền đề cho chính sách và đường lối của mình“. Nhưng xem ra lãnh đạo của đảng hầu như chỉ biết tìm học và áp dụng những thực tế lạc hậu, lỗi thời, chủ yếu là của mấy dân tộc chưa hiện đại, như mô hình Xô viết toàn trị, như mô hình và tư tưởng của Trung Hoa cộng sản mang màu sắc bá quyền đại Hán! Nhiều trường hợp thì lại giẫm “nước đái” của phong kiến và thực dân lạc hậu (Mẹ tôi hay mắng câu này khi thấy tôi mắc một lỗi lầm nào đó: “mi đã giẫm nước đái của đứa mô rồi”).
Chuyện chạy chức chạy quyền anh Trọng “tốn”cả một năm vẫn chưa tìm thấy lời giải ít ra là trên lý thuyết. Đảng cộng sản tiêu tốn của dân tộc già nửa thế kỷ thời gian, hơn gấp đôi giá trị đầu tư vật chất và lao động của cả nước mà Việt Nam ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước lân bang.
Cho hay đã tốn lại thêm kém. Càng kém lại càng tốn.
Để khỏi tốn kém hãy làm theo câu đại thần chú, đại minh chú trong Prajna Paramita [Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh]: Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! Nghĩa là bỏ đi, bỏ đi hãy bỏ đi, quyết tự bỏ đi hỡi kẻ giác ngộ. Quyết tâm bỏ đi, nhất định không còn tốn và kém.
Tái bút: Bài sắp gởi thì có tin Thường Vạn Toàn – Bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa cộng sản sang Việt Nam. Nhiều người dân thường Việt Nam hay cảnh giác với hai loại người Tàu: Con buôn và chính khách, họ nói dzậy mà không phải dzậy. Nên tôi cũng gởi lời chào ông Thường và nhắn với ông một câu. Trung quốc ứng xử kém ở biển Đông nhất định sẽ tốn nhiều, nhất là tốn cái danh dự của một nhà nước văn minh và có trách nhiệm.
N.K.M.
Tác giả gửi BVN
Nhận xét
Đăng nhận xét