LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
AFP
Can thiệp thô bạo lên hiến pháp?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội về vấn đề này cũng như kỳ bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng năm tới đây. Trước hết luật sư Lê Quốc Quân trình bày ý kiến:LS Lê Quốc Quân: Quốc hội đang tiến hành các công việc theo các chương trình họ đã đề ra trong nhiệm kỳ cuối này. Điều rất đáng lưu tâm là toàn bộ các tiến trình này lẽ ra phải được tiến hành bởi một quốc hội mới mà được nhân dân bầu lên; Có nghĩa là nó phải xảy ra sau tháng 5 hoặc tháng 6, tức là vào kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới. Quốc hội mà có dân vào đó thì nó sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước bằng việc bầu lên chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Sau đó chủ tịch nước lại đệ trình lên cho quốc hội để phê chuẩn chức danh thủ tướng chính phủ và chính phủ mới. Tuy nhiên, điều bất thường ở đây là toàn bộ công việc này được tiến hành trước khi có quốc hội khóa mới và nó tiến hành bởi quốc hội hiện hành. Và đây là kỳ cuối cùng của quốc hội. Rõ ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt Nam mà đảng Cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.
Gia Minh: Trước đây thì họ nói cũng đã có tiền lệ rồi, không có gì bất thường cả. Như luật sư nhận định, một nước mà chỉ có một đảng lãnh đạo như vậy thì những việc này đã và đang xảy ra. Luật sư thấy những giải thích của những người có chức trách thì thuyết phục đến đâu?
Các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.LS Lê Quốc Quân: Tất nhiên, ở Việt Nam thì mình phân biệt rất rõ: một bên theo hiến pháp, pháp luật, một bên theo sự lãnh đạo của đảng. Hay nói cách khác : một bên là luật, một bên là nghị quyết; Rồi một bên là nhà nước. Nhà nước thì phải điều hành bằng văn bản, chứng từ nhưng phía bên đảng thì có thể bằng nghị quyết của mình để lãnh đạo. Đối với bên đảng thì nhiều người bảo đây là “kiện toàn một bước” thôi. Và họ căn cứ vào điều 4 hiến pháp là cho quyền lãnh đạo rồi. Trong hiến pháp lại cho đảng quyền lãnh đạo nhà nước và không chỉ nhà nước mà cả xã hội nữa. Do vậy, họ có quyền lãnh đạo và có thể làm. Và ờ đây, người ta dùng cái từ gọi là “kiện toàn một bước”. Đó là xét về mặt đảng. Còn xét về mặt hình thức và đặc biệt là luật sư, chúng tôi phải căn cứ vào trình tự pháp lý về mặt tổ chức nhà nước hoặc căn cứ vào hiến pháp. Rõ ràng, những câu chuyện thay thế toàn bộ ban lãnh đạo ở đây, gồm có chủ tịch quốc hội, miễm nhiệm cả chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ. Ba vị trí như thế vào cùng một lúc thì những nhiệm kỳ trước là chưa có. Thật sự là chưa có tiền lệ đâu. Điều người ta có thể biết là miễn nhiệm một vài người mà trước đó đã cách rất lâu. Ở đây thì cơ bản là thay thế toàn bộ.Việc này, xét về mặt pháp lý, đối với tôi thì những hành động này phô diễn sự lãnh đạo rất là quyết liệt, thô bạo của đảng Cộng sản lên nhà nước. Tuy nhiên, những người theo đảng Cộng sản họ vẫn bênh và bảo “tôi có quyền lãnh đạo thì tôi lãnh đạo thế nào cũng được.” Và đó là việc của họ.
-LS Lê Quốc Quân
Gia Minh: Trong diễn tiến thời sự, nhiều người quan sát và nói rằng sắp đến đây ông tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam trong tháng 5, phía Việt nam mong muốn nhóm lãnh đạo trong 5 năm tới sẽ trực tiếp đó người đứng đầu nước Mỹ. Đối với nhận xét này, luật sư thấy như thế nào?
LS Lê Quốc Quân: Thật ra, tôi nghĩ chuyện đó là một lý do trong rất nhiều lý do mà có thể biện minh cho việc này nhưng mà theo tôi, lý do cơ bản nhất vẫn là tương quan của Việt nam và quốc tế. Sự ảnh hưởng lên Việt Nam mình bây giờ là trong quá trình 10 năm lãnh đạo, ông Dũng đã làm được việc là đưa đất nước mặc dù còn yếu, còn non nhưng cũng hội nhập mạnh và sâu rộng trong quốc tế. Vì vậy tính quốc tế hóa của Việt Nam bây giờ không thể cưỡng lại được nữa.
Do đó chuyến viếng thăm của ông Obama đến Việt Nam cũng là một lý do quan trọng nhưng không phải quan trọng đến mức phải trình bày những khuôn mặt mới. Tư duy đó là tư duy cũ. Bởi nếu như đó là thiết chế nhà nước mà thiết chế trên cơ sở pháo lý, pháp luật thì dù có 1 ngày, hay 1 giờ thì người ta vẫn đại diện cho nhà nước. Và nhà nước đảm bảo cho tính ổn định, bất biến. Dù cho ai “lên”, hay như nhân dân có câu “cục đất cưỡng lên ông Bụt” tức là dù chỉ là cục đất nhưng khi đã được bầu lên thì nó trở thành ông Bụt hết rồi, thành linh thiêng hết rồi, thành đại diện cho nhà nước. Vì vậy không phải là cần một khuôn mặt mới hay khuôn mặt cũ nhưng ở đây, tôi thấy tính quốc tế hóa của Việt Nam đã rất cao. Đặc biệt, những mâu thuẫn ngày càng tăng ở biển Đông với sự gia tăng rất là lớn của những phương tiện chiến tranh, như tàu bè pháo Trung Quốc đưa ra nhiều nên khả năng tăng căng thẳng. Và vì như vây nên đảng Cộng sản phải tổ chức những quản trị điều hành thống nhất hơn bằng việc những ai được bầu vào ủy viên bộ Chính trị rồi thì bây giờ sắp xếp cho họ những cương vị ngay lập tức để họ có quyền lực thực tế để họ làm những việc lãnh đạo theo đúng ý định của đảng.
Gia Minh: Hiện nay Việt Nam cũng đang chuẩn bị bầu cử và năm nay cũng có một số người ứng viên độc lập nhiều hơn những lần trước. Luật sư thấy rằng là sẽ có những tín hiệu gì khác với trước không, thưa luật sư?
LS Lê Quốc Quân: Theo tôi, nó không hề khác gì cả vì kinh nghiệm của tôi hai lần rồi. Vào năm 2007, tôi bị bắt ngay trong khi trên tay tôi cầm hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội. Vào năm 2011, tôi bị đấu tố và sau đó bị loại ngay ở tổ dân phố một cách hết sức là thô bạo. Tôi nghĩ những chứng minh đó không chỉ là đối với tôi mà đối với rất nhiều người khác nữa. Nó vẫn sẽ lập lại. Tất nhiên là ở những mức độ khác. Tuy nhiên, phải nói là đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo Việt Nam mà cái việc họ chấp nhận chia sẻ cho ai mặc dù là “quân xanh, quân đỏ” gì vào thì cũng phải nằm hoàn toàn 100% trong sự kiểm soát của người ta. Đó là quan điểm mà tôi biết được vì chính đảng công khai nói rất rõ là họ lãnh đạo triệt để và toàn diện xã hội Việt Nam này. Rõ ràng tính toàn trị rất lớn. Đảng Cộng sản không chấp nhận việc cho phép những ứng viên khác ngoài ý kiến họ đưa ra. Giả sử vào được mà sau này có nói thì họ cũng loại ra ngay.
Gia Minh: Và thực tế, luật sư thấy đối với những ứng viên gọi là độc lập mà luật sư biết thì cho đến nay, luật sư thấy đã có những động thái gì mà như luật sư nói là sẽ bị loại?
LS Lê Quốc Quân: Thông thường thì khi loại là họ loại ở tổ dân phố bằng cách lấy ý kiến của nhân dân. Vì dụ như tôi trước đây, ở cơ quan của mình nên ý kiến cũng tốt thôi. Gần như anh em cũng đã vượt qua cáo vòng đấy. Quan trọng nhất là ý kiến tại tổ dân phố. Họ sẽ “bày binh bố trận” làm trước đi để cho mình “được” một cái tỉ lệ ủng hộ rất là thấp. Tuy nhiên, cũng có tín hiệu vui là anh Hoàng Dũng được 7%. Con số 7% dám chống lại ý kiến người ta đã ràng buộc trước, tôi cho đó là một bước tiến tích cực. Tôi nghĩ sẽ rất khó có người nào mà quá 50% để có thể tiếp tục lọt vào vòng phía sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét