Quan hệ Việt-Trung có bất đồng hay không ?
Theo RFA blog
Thu, 03/31/2016 - 21:55 — nguyenthituhuy
Tôi bảo lưu nhận định rằng tại thời điểm cụ thể này rất khó đánh giá và nhận diện về một số vấn đề của chính trị Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ với Trung Quốc, và không dễ để xác định trong hàng ngũ lãnh đạo ai thuộc xu hướng lệ thuộc Trung Quốc và ai có xu hướng thoát Trung. Điều mà ta có thể phỏng đoán là đang có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng này trong đảng. Hoặc cũng có thể phỏng đoán là có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng này trong đầu của mỗi lãnh đạo trong đảng. Sự phức tạp nhằng nhịt này được thể hiện ở các thông tin trên báo chính thống.
Ở đây tôi chọn phân tích hai bài báo về cùng một sự kiện, nhưng có quan điểm hoàn toàn khác nhau, đăng trên hai tờ báo khác nhau của truyền thông chính thống, tức là hệ thống truyền thông chịu sự giám sát và chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bài thứ nhất, "Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm VN, phản bác luận điệu xuyên tạc", đăng trên Việt Nam Net. Và bài thứ hai, « Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn », đăng trên Giáo dục VN. Hai bài này đều nói về chuyến thăm VN của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 3 vừa qua.
Trước tiên, hãy cùng nhớ lại nguyên tắc của báo chí dưới chế độ độc đảng của chúng ta : tất cả các báo chính thống đều chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Dù rằng có thể có những bài được đăng lên theo lựa chọn cá nhân của phóng viên hay lựa chọn riêng của tờ báo, nhưng nếu bài đó không vừa ý đảng thì sẽ phải bị gỡ xuống, nếu là bài trên báo điện tử. Và bị kiểm duyệt kỹ nhất dĩ nhiên sẽ là những tin về chính trị. Nói như vậy để xác định rằng là hai bài viết mà tôi sẽ đề cập đến ở đây nằm trong sự cho phép của Ban Tuyên giáo, cụ thể hơn, nằm trong đường lối cho phép của đảng, cho tới giờ phút này, bởi vì chúng vẫn chưa bị gỡ xuống.
Bài trên Việt Nam Net, ngay khi được đăng lên, 23/3/2016, đã gây phản ứng cho một số cây bút của truyền thông tự do. Về cơ bản các phân tích đều có lý. Ở đây tôi chỉ giới hạn nhận xét của mình ở một câu trong bài đó : « Chuyến thăm cũng nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái về vướng mắc, bất đồng trong quan hệ Việt-Trung ».
Câu này cần được giải nghĩa như thế nào ? Nội dung câu này quá rõ ràng, chỉ có một cách hiểu mà thôi, nó cần được hiểu như sau : trong quan hệ Việt-Trung không có vướng mắc, không có bất đồng. Những gì được báo chí nêu lên như là bất đồng giữa hai nước trong thời gian những năm gần đây chỉ là những luận điệu sai trái của bọn xuyên tạc mà thôi. Và chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng TQ là nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái này.
Câu hỏi đặt ra là : nếu những gì đang xảy ra trên biển Đông không được phép gọi là bất đồng, thì điều này có nghĩa là gì ? Nếu vụ giàn khoan 981 và vụ giàn khoan 943 hiện đang xảy ra ở thời điểm này không phải là bất đồng thì có nghĩa là VN cho rằng TQ có quyền làm như vậy ? Có nghĩa là Việt Nam chấp thuận rằng những hành động leo thang của TQ là đúng, và giữa VN và TQ không có vướng mắc gì ?
Câu hỏi tiếp theo sẽ là : nếu đảng và Ban Tuyên giáo TƯ chỉ thị cho Việt Nam Net đăng bài như vậy, với hàm ý nội dung như vậy, thì phải chăng chủ trương của đảng là để cho TQ muốn làm gì trên biển Đông thì làm, mục đích của đảng chỉ là cốt giữ cho được mối quan hệ Việt-Trung êm thấm, bỏ mặc chủ quyền lãnh hải cho TQ muốn làm gì thì làm ? Lưu ý rằng đến giờ phút này bài báo đó vẫn còn được lưu giữ trên Việt Nam Net. Nếu như vậy thì bài báo này không chỉ thể hiện rằng có một xu hướng thân Trung trong đảng hay có một chủ trương thân Trung trong đảng, mà nó còn cho thấy một tinh thần lệ thuộc hoàn toàn. Bởi vì sự thật là vấn đề giữa VN và TQ còn hơn cả chuyện bất đồng, đó là vấn đề xâm phạm chủ quyền quốc gia của nước khác, xét từ phía TQ, và là vấn đề để mất chủ quyền quốc gia vào tay nước khác, xét từ phía VN. Tất cả mọi người VN đều thấy điều này, cả thế giới thấy điều này.
Tuy nhiên, sự phức tạp là ở chỗ, hôm nay ngày 31/3/2016, báo Giáo dục đăng bài của ông Trần Công Trục, phản đối lại bài báo trên Việt Nam Net.
Ông Trần Công Trục lấy làm lạ về cái câu mà tôi dẫn trên đây trong bài báo của Việt Nam Net. Ông cũng thẳng thắn nêu ra những sự kiện có thật đang diễn ra, tôi xin trích lại ở đây, phần in nghiêng để trong ngoặc kép:
"Còn tại Hà nội, Quốc hội khóa XIII đang họp kỳ họp cuối cùng để quyết định nhiều vấn đề hệ trọng, trong đó có vấn đề chuyển giao quyền lực của 3 vị lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Trên Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh vẫn không ngừng diễn ra.
Gần nhất là vụ giàn khoan 943 rục rịch kéo ra hoạt động tại khu vực chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ, bất chấp quy định của Luật Biển quốc tế và thỏa thuận chính trị giữa 2 nước.
Ngay trong ngày hôm qua 30/3 khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước còn đang hội đàm ở Quảng Tây, thì ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận thông tin báo giới phản ánh tuần trước, Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Hồng Lỗi nói, chuyện này bình thường thôi, không phải "quân sự hóa"." (Hết trích).
Vì thế, ông Trần Công Trục kêu gọi dư luận phải quan tâm đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, mà theo ông là có nhiều ẩn ý.
Ông cũng cảm thấy lo lắng về chuyến thăm này đến mức đưa ra lời kêu gọi, tôi trích nguyên văn :
« Với mỗi người Việt Nam yêu nước, dù một tấc đất do cha ông để lại cũng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả và sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để bảo vệ, giữ gìn cơ đồ cha ông cho con cháu mai sau. Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" như ông Tập Cận Bình nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, hay nói như bài báo trên vietnamnet.vn chỉ là "những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua". »
Như vậy, nếu bài báo của ông Trần Công Trục trên tờ Giáo dục không bị rút xuống, thì phải chăng, cũng trong đảng và trong Ban Tuyên giáo, có một xu hướng khác, một xu hướng muốn nhìn thẳng vào thực chất vấn đề Việt-Trung và có quyết tâm thoát Trung ?
Xu hướng nào đang chiếm thế thượng phong và nắm quyền quyết định ? Liệu những người muốn thoát Trung có thể chiếm ưu thế so với những người muốn đẩy VN vào sự lệ thuộc TQ ?
Ở thời điểm này, một người quan sát từ xa như tôi không thể nào có câu trả lời cho những câu hỏi này. Chính trị VN quá mờ đục, nói theo ngôn ngữ của giới phân tích quốc tế, hoặc nói cách khác, chính trị VN thiếu hoàn toàn sự minh bạch. Đó là nguồn gốc của mọi tệ nạn trong xã hội, cũng có thể là nguồn gốc dẫn tới việc mất độc lập dân tộc và mất chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Và mọi thảm họa của dân tộc đều từ đó mà ra, đều từ sự thiếu minh bạch của hệ thống và của các hoạt động chính trị mà ra.
Paris, 31/3/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
Ở đây tôi chọn phân tích hai bài báo về cùng một sự kiện, nhưng có quan điểm hoàn toàn khác nhau, đăng trên hai tờ báo khác nhau của truyền thông chính thống, tức là hệ thống truyền thông chịu sự giám sát và chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Bài thứ nhất, "Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm VN, phản bác luận điệu xuyên tạc", đăng trên Việt Nam Net. Và bài thứ hai, « Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn », đăng trên Giáo dục VN. Hai bài này đều nói về chuyến thăm VN của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 3 vừa qua.
Trước tiên, hãy cùng nhớ lại nguyên tắc của báo chí dưới chế độ độc đảng của chúng ta : tất cả các báo chính thống đều chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Dù rằng có thể có những bài được đăng lên theo lựa chọn cá nhân của phóng viên hay lựa chọn riêng của tờ báo, nhưng nếu bài đó không vừa ý đảng thì sẽ phải bị gỡ xuống, nếu là bài trên báo điện tử. Và bị kiểm duyệt kỹ nhất dĩ nhiên sẽ là những tin về chính trị. Nói như vậy để xác định rằng là hai bài viết mà tôi sẽ đề cập đến ở đây nằm trong sự cho phép của Ban Tuyên giáo, cụ thể hơn, nằm trong đường lối cho phép của đảng, cho tới giờ phút này, bởi vì chúng vẫn chưa bị gỡ xuống.
Bài trên Việt Nam Net, ngay khi được đăng lên, 23/3/2016, đã gây phản ứng cho một số cây bút của truyền thông tự do. Về cơ bản các phân tích đều có lý. Ở đây tôi chỉ giới hạn nhận xét của mình ở một câu trong bài đó : « Chuyến thăm cũng nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái về vướng mắc, bất đồng trong quan hệ Việt-Trung ».
Câu này cần được giải nghĩa như thế nào ? Nội dung câu này quá rõ ràng, chỉ có một cách hiểu mà thôi, nó cần được hiểu như sau : trong quan hệ Việt-Trung không có vướng mắc, không có bất đồng. Những gì được báo chí nêu lên như là bất đồng giữa hai nước trong thời gian những năm gần đây chỉ là những luận điệu sai trái của bọn xuyên tạc mà thôi. Và chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng TQ là nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái này.
Câu hỏi đặt ra là : nếu những gì đang xảy ra trên biển Đông không được phép gọi là bất đồng, thì điều này có nghĩa là gì ? Nếu vụ giàn khoan 981 và vụ giàn khoan 943 hiện đang xảy ra ở thời điểm này không phải là bất đồng thì có nghĩa là VN cho rằng TQ có quyền làm như vậy ? Có nghĩa là Việt Nam chấp thuận rằng những hành động leo thang của TQ là đúng, và giữa VN và TQ không có vướng mắc gì ?
Câu hỏi tiếp theo sẽ là : nếu đảng và Ban Tuyên giáo TƯ chỉ thị cho Việt Nam Net đăng bài như vậy, với hàm ý nội dung như vậy, thì phải chăng chủ trương của đảng là để cho TQ muốn làm gì trên biển Đông thì làm, mục đích của đảng chỉ là cốt giữ cho được mối quan hệ Việt-Trung êm thấm, bỏ mặc chủ quyền lãnh hải cho TQ muốn làm gì thì làm ? Lưu ý rằng đến giờ phút này bài báo đó vẫn còn được lưu giữ trên Việt Nam Net. Nếu như vậy thì bài báo này không chỉ thể hiện rằng có một xu hướng thân Trung trong đảng hay có một chủ trương thân Trung trong đảng, mà nó còn cho thấy một tinh thần lệ thuộc hoàn toàn. Bởi vì sự thật là vấn đề giữa VN và TQ còn hơn cả chuyện bất đồng, đó là vấn đề xâm phạm chủ quyền quốc gia của nước khác, xét từ phía TQ, và là vấn đề để mất chủ quyền quốc gia vào tay nước khác, xét từ phía VN. Tất cả mọi người VN đều thấy điều này, cả thế giới thấy điều này.
Tuy nhiên, sự phức tạp là ở chỗ, hôm nay ngày 31/3/2016, báo Giáo dục đăng bài của ông Trần Công Trục, phản đối lại bài báo trên Việt Nam Net.
Ông Trần Công Trục lấy làm lạ về cái câu mà tôi dẫn trên đây trong bài báo của Việt Nam Net. Ông cũng thẳng thắn nêu ra những sự kiện có thật đang diễn ra, tôi xin trích lại ở đây, phần in nghiêng để trong ngoặc kép:
"Còn tại Hà nội, Quốc hội khóa XIII đang họp kỳ họp cuối cùng để quyết định nhiều vấn đề hệ trọng, trong đó có vấn đề chuyển giao quyền lực của 3 vị lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Trên Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh vẫn không ngừng diễn ra.
Gần nhất là vụ giàn khoan 943 rục rịch kéo ra hoạt động tại khu vực chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ, bất chấp quy định của Luật Biển quốc tế và thỏa thuận chính trị giữa 2 nước.
Ngay trong ngày hôm qua 30/3 khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước còn đang hội đàm ở Quảng Tây, thì ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận thông tin báo giới phản ánh tuần trước, Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Hồng Lỗi nói, chuyện này bình thường thôi, không phải "quân sự hóa"." (Hết trích).
Vì thế, ông Trần Công Trục kêu gọi dư luận phải quan tâm đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, mà theo ông là có nhiều ẩn ý.
Ông cũng cảm thấy lo lắng về chuyến thăm này đến mức đưa ra lời kêu gọi, tôi trích nguyên văn :
« Với mỗi người Việt Nam yêu nước, dù một tấc đất do cha ông để lại cũng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả và sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để bảo vệ, giữ gìn cơ đồ cha ông cho con cháu mai sau. Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" như ông Tập Cận Bình nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, hay nói như bài báo trên vietnamnet.vn chỉ là "những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua". »
Như vậy, nếu bài báo của ông Trần Công Trục trên tờ Giáo dục không bị rút xuống, thì phải chăng, cũng trong đảng và trong Ban Tuyên giáo, có một xu hướng khác, một xu hướng muốn nhìn thẳng vào thực chất vấn đề Việt-Trung và có quyết tâm thoát Trung ?
Xu hướng nào đang chiếm thế thượng phong và nắm quyền quyết định ? Liệu những người muốn thoát Trung có thể chiếm ưu thế so với những người muốn đẩy VN vào sự lệ thuộc TQ ?
Ở thời điểm này, một người quan sát từ xa như tôi không thể nào có câu trả lời cho những câu hỏi này. Chính trị VN quá mờ đục, nói theo ngôn ngữ của giới phân tích quốc tế, hoặc nói cách khác, chính trị VN thiếu hoàn toàn sự minh bạch. Đó là nguồn gốc của mọi tệ nạn trong xã hội, cũng có thể là nguồn gốc dẫn tới việc mất độc lập dân tộc và mất chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Và mọi thảm họa của dân tộc đều từ đó mà ra, đều từ sự thiếu minh bạch của hệ thống và của các hoạt động chính trị mà ra.
Paris, 31/3/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
Nhận xét
Đăng nhận xét