Báo cáo sơ lược về "Thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam"tại Austin, Texas
LTS: Mặc dù không muốn tham dự 3 ngày hội thảo về "VietNam War Summit" này, nhưng thân hữu và văn hữu của chúng tôi cũng đã có mặt tại hội trường để theo dõi diễn biến sự việc.
Dưới đây bản tin ngắn, ngày đầu tiên của thượng đỉnh, do văn hữu Đỗ Văn Phúc gởi về tòa soạn, chúng tôi xin phổ biến tới độc giả để theo dõi tin tức và rộng đường dư luận. www.baotgm.com
♦
Hôm qua, thứ Ba 26/4/2016, chúng tôi tham dự ngày đầu của Vietnam War Summit. Có mặt tại các buổi hội thảo gồm các ông Nguyễn Văn Tần (CT/HĐQT/CĐNVQGHK), ông Chu Văn Cương, Trần Quốc Anh, cô Thảo (CĐ Houston), ông Phúc (CĐNVQGHK, ông Phan Quang Trọng (CĐ San Antonio) đã có mặt trong các sessions.
Trong các bài nói chuyện, không có gì tiêu cực như chúng tôi nghĩ trước đây. Nhưng đến phần nói chuyện của ông Henry Kissinger, ông ta cũng thừa nhận rằng các TT Hoa Kỳ rất nhiệt tình ủng hộ VNCH, nhưng do áp lực của các phong trào phản chiến và Quốc Hội thời bấy giờ, TT Nixon đã tìm một giải pháp "Hoà bình trong danh dự" nhằm thúc đẩy Hoà đàm Paris. Khi trả lời "moderator" (điều hợp viên), rằng ông học được gì sau chiến tranh VN? Ông Kissinger cho rằng có những lỗi lầm, nhưng ông đã làm hết sức mình (Have tried my best). Khi moderator hỏi ông có ân hận gì không, ông nói "Không ân hận gì cả".
Sau đó moderator để 2 microphones cho thính giả đặt câu hỏi. Một phụ nữ người VN ở DC hỏi rằng ông Kissinger đã thoả thuận cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Ông Kissinger trả lời việc đó không đúng, vì vào lúc đó, Mỹ đang đối phó nhiều vấn đề nội bộ quan trọng, nên không muốn nhúng tay vào Hoàng Sa.
Ông Phúc nói rằng ông Kissinger chịu trách nhiệm về việc mất miền Nam, đẩy các cựu quân nhân vào trại tù cải tạo. Và bài học ông cần học ở VN là không nên phản bội đồng minh khi họ đặt niềm tin vào mình.
Cũng ngày hôm qua, trên tờ báo Austin American Statesman, có hai bài viết chê trách Hội Thảo này tuy muốn hàn gắn, nhưng cũng tạo ra những bất mãn vì thiên vị (bias) khi chỉ mời các diễn giả thuộc thành phần chống chiến tranh và thiếu tiếng nói của người Việt Nam (tức phía chúng ta).
Vào lúc cuối, khi moderator hỏi ông Kissinger muốn người ta nghĩ về ông thế nào, có nhiều tiếng la trong cử toạ: Traitor, Betrayal, shame! (phản bội, xấu hổ) Trong lúc đó thì bên ngoài có chừng 60 người cựu chiến binh và sinh viên Mỹ biểu tình đả đảo ông ta.
Tôi không có nhiều thì giờ để trình bày chi tiết hơn. Hẹn sẽ báo cáo tiếp ngày mai.
Trân trọng,
Đỗ Văn Phúc
www.baotgm.com sẽ tiếp tục theo dõi và tường trình đến quý độc giả khi có thêm tin tức từ các buổi hội thảo này.
Nhận xét
Đăng nhận xét