Tin trong nước
Posted on 28/04/2016
Image copyright Na Son Nguyen AFP Getty Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục làm rõ tác động của độc tỗ hóa học và sớm công bố kết quả cho nhân dân
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ ngày 28/4 về kết quả xét nghiệm mẫu, theo đó “bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ”.
Kết luận này có nghĩa nguyên nhân thủy triều đỏ gây ra cá chết bất thường hàng loạt mà Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra hôm 27/4 là không chuẩn xác.
Cuộc họp về vấn đề cá chết có tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Khoa học – Công nghệ, Công an, Thông tin-Truyền thông và Y tế.
Báo Sài Gòn Giải Phóng cho hay “các nhà khoa học hiện nay đang hướng nghiên cứu vào nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là tác động của độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được nói đã giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ “chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học để xét nghiệm, nghiên cứu làm rõ về tác động của độc tố hóa học trên cơ sở các kết luận khoa học, sớm công bố kết quả cho nhân dân”.
Bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ.Họp Chính phủ 28/4/2016
Ông Phúc cũng nói nếu sau khi có kết luận của giới khoa học mà các cơ quan chức năng phát hiện ra sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân liên quan đến độc tố hoá học thải ra làm chết cá hàng loạt thì “phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật”.
Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn được giao nhiệm vụ sớm đưa ra khuyến cáo về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản hỗ trợ các địa phương.
Trước đó, một số nhà khoa học đã bày tỏ hoài nghi về lý do ‘thủy triều đỏ’ mà Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra.
‘Hiện tượng cá chết vẫn phức tạp’
Ngư dân thấy ‘thất vọng’ trước nguyên nhân làm cá chết mà Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam công bố, một nhà hoạt động nói với BBC.
Xem thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt về vấn đề này lúc 19h30 (giờ Việt Nam) ngày 28/4 tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội hiện có mặt tại Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Tối qua tôi ra âu thuyền Kỳ Phương, dân ở đây đổ đậu ghe tàu thì rất nhiều ghe thuyền đã được kéo lên trên cồn. Người ta bỏ biển rất nhiều ngày.”
“Những ngư dân sau khi nhiều ngày đánh bắt cá không được thu mua, thì bị ép giá, mua với giá rất thấp” – ông cho biết.
Ông Tuấn cũng nói sau khi theo dõi kết quả công bố nguyên nhân gây chết cá hàng loạt, nhiều ngư dân tỏ ra “thất vọng”.
“Người ta nói không phải họ không đánh được con cá con tôm, mà là đánh lên không ai tiêu thụ, không ai mua.”
“Họ lo ngại thương hiệu cá mực Vũng Áng và cả Hà Tĩnh sẽ bị mất đi. Họ sợ người dân cả nước một thời gian dài nữa sẽ không mua cá mực ở đây. Rồi sau này cá mực họ xuất khẩu như qua Trung Quốc cũng sẽ không bán được.”
Ông Tuấn cũng cho biết: “Chiều qua khi tôi ra cảng, thấy giá cá xuống rất thấp. Các loại cá thông thường giá 20.000đ/kg, giờ chỉ còn 3.000 – 4.000đ/kg. Có những người sáng không bán được, chiều có thương lái đi gom, nhưng giá thì chưa biết phải đợi báo sau.”
Ông Tuấn đã gặp gỡ nhiều ngư dân tại khu vực này trong những ngày vừa qua, khi sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra từ khu vực Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị cho là lan xuống các tỉnh lân cận.
‘Không có cơ sở khoa học’
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Văn Tác – Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam, nói “phải xem lại” nguyên nhân thủy triều đỏ.
Ông Tác giải thích: “Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước được.”
“Đàng này tôi không nghe ngư dân hay báo chí nói có hiện tượng mùi khó chịu hay màu nước thay đổi. Nếu như cá tôm chết, thì thủy triều đỏ phải xuất hiện trước đó khoảng 10 ngày và khi xuất hiện thủy triều đỏ, mặt biển sẽ xuất hiện màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh, và sẽ tạo ra mùi tanh, hôi rất đặc trưng. ”
“Thứ hai, cá vừa rồi chết phần nhiều là cá đáy (sống dưới đáy biển). Thủy triều đỏ chỉ tác động mạnh đến các loài cá sống nổi thôi.” – ông Tác cho biết.
“Thủy triều đỏ là sự phát triển nở hoa của các loại thực vật đơn bào sống trôi nổi thì đầu tiên nó phải tác động đến những sinh vật nổi trên nước. Còn vừa rồi, phần nhiều cá chết là sinh vật đáy.”
Tiến sỹ Tác cũng nói lý do thủy triều đỏ là “chưa có cơ sở khoa học”.
Khi được hỏi những hóa chất nào có thể làm chết cá ở tầng đáy, ông Nguyễn Văn Tác cho biết:
“Thứ nhất, cá tầng đáy chết, nghĩa là có thể các loại hóa chất đấy có hàm lượng hữu cơ rất lớn, làm oxy cạn kiệt và làm cho môi trường thiếu oxy.”
“Cái thứ hai là có độc tính rất lớn làm cá không chịu được và chết.”
“Ngoài ra, có khả năng do các công trình ngầm thải ra những chất có tác động cực mạnh với các sinh vật sống ở đấy. Dù nguyên nhân nào cũng phải tập trung vào xem nguồn gốc thải ở đâu ra.” – ông Tác nói với BBC Tiếng Việt.
Ông Tác nhấn mạnh: “Nếu nói về nguyên nhân thủy triều đỏ phải tìm cho được nguyên nhân nào gây thủy triều đỏ, thủy triều đỏ ở đây là loài tảo gì, nó hình thành như thế nào, ở thời điểm nào. Các cơ quan chức năng phải làm rõ điều này.”
Vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của người dân tại Việt Nam.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên-Môi Trường Việt Nam họp báo và nêu nguyên nhân cá chết: Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Cuộc họp báo diễn ra trong 10 phút và không phóng viên nào được đặt câu hỏi.
Xem Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về vụ cá chết và phép thử với tân chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_formosa_opinions
Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt và ứng phó của Việt Nam là chủ đề của Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Các khách mời sẽ cùng bình luận về ‘phép thử’ này đối với tân Chính phủ của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc và các cộng sự của ông ở các bộ ban ngành và địa phương liên quan.
Thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt được phát vào lúc 19h30 – 20h00 (giờ Việt Nam) ngày thứ Năm 28/4/2016 tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước đượcTSKH Nguyễn Văn Tác
Khách mời tọa đàm là các chuyên gia về môi trường Việt Nam và quốc tế, quản lý chính sách công và quản lý, xử lý khủng hoảng tham gia từ Việt Nam và hải ngoại.
Hôm thứ Năm, bình luận về công bố nguyên nhân của Chính phủ Việt Nam, sau một cuộc họp báo trước đó một ngày được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân đưa ra, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Văn Tác – Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam, nói “phải xem lại” nguyên nhân thủy triều đỏ.
Ông Tác nói: “Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước được.”
Đâu là nguyên nhân thực sự?
“Đằng này tôi không nghe ngư dân hay báo chí nói có hiện tượng mùi khó chịu hay màu nước thay đổi. Nếu như cá tôm chết, thì thủy triều đỏ phải xuất hiện trước đó khoảng 10 ngày và khi xuất hiện thủy triều đỏ, mặt biển sẽ xuất hiện màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh, và sẽ tạo ra mùi tanh, hôi rất đặc trưng. ”
Tiến sỹ Tác cũng nói lý do thủy triều đỏ là “chưa có cơ sở khoa học”.
Khi được hỏi những hóa chất nào có thể làm chết cá ở tầng đáy, ông Nguyễn Văn Tác cho biết:
“Thứ nhất, cá tầng đáy chết, nghĩa là có thể các loại hóa chất đấy có hàm lượng hữu cơ rất lớn, làm oxy cạn kiệt và làm cho môi trường thiếu oxy.”
“Cái thứ hai là có độc tính rất lớn làm cá không chịu được và chết.”
Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.Thông cáo báo chí, Bộ Tài nguyên, Môi trường VN
“Ngoài ra, có khả năng do các công trình ngầm thải ra những chất có tác động cực mạnh với các sinh vật sống ở đấy. Dù nguyên nhân nào cũng phải tập trung vào xem nguồn gốc thải ở đâu ra.” – ông Tác nói với BBC Tiếng Việt.
Ông Tác nhấn mạnh: “Nếu nói về nguyên nhân thủy triều đỏ phải tìm cho được nguyên nhân nào gây thủy triều đỏ, thủy triều đỏ ở đây là loài tảo gì, nó hình thành như thế nào, ở thời điểm nào. Các cơ quan chức năng phải làm rõ điều này.”
Vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của người dân tại Việt Nam.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên-Môi Trường Việt Nam họp báo và nêu nguyên nhân cá chết: Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Cuộc họp báo diễn ra trong 10 phút và không phóng viên nào được đặt câu hỏi.
Xem Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về vụ cá chết và phép thử với tân chính phủ Việt Nam tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_hangout_mass_fish_deaths
Hơn 107.000 người đã ký vào bản kiến nghị trên mạng Nhà Trắng đề nghị chính phủ Tổng thống Obama can thiệp vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam.
Số người ký chỉ sau hai ngày đã vượt quá định mức 100.000. Theo đó, Nhà Trắng buộc phải có trả lời.
Bản kiến nghị, do một người lấy tên T. N. khởi xướng, viết: “Tỉnh Hà Tĩnh có khu kinh tế với nhiều nhà máy công nghiệp, trong đó có nhà máy thép nhiều tỉ đôla của tập đoàn Formosa.”
Văn bản viết người dân nghi ngờ nước thải có hóa chất độc hại từ nhà máy thép đã làm ô nhiễm bờ biển gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở bốn địa phương miền Trung.
Kiến nghị kêu gọi Mỹ “giúp nhân dân Việt Nam bằng cách đánh giá tác động môi trường độc lập về nhà máy thép và Tổng thống Obama hãy nêu vấn đề này với Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5”.
Trang mạng We the People cho biết nếu có đủ 100.000 chữ ký trong 30 ngày về một kiến nghị nào đó, Nhà Trắng sẽ xem thư, đưa cho các chuyên gia và rồi có trả lời chính thức.
‘Ngỡ ngàng’
Truyền thông nhà nước Việt Nam đã công khai bày tỏ thất vọng về buổi họp báo tối ngày 27/4 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Báo Tuổi Trẻ viết Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân “chỉ ra thông báo vỏn vẹn khoảng 10 phút rồi công bố kết thúc họp báo khiến các phóng viên ngỡ ngàng”.
Ông Nhân cho biết giới chức đang điều tra theo hai hướng: tác động độc tố hoá học của con người và trên biển hoặc do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
“Hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này,” ông Nhân nói.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_kien_nghi_nha_trang_ca_chet
Một nhà hoạt động cho BBC biết hôm 27/4 là sự kiện này do “anh em chung cùng lên tiếng, chứ không đứng tên hội nhóm hay cá nhân nào”.
Thư ngỏ kêu gọi “mọi người tập hợp vào 9:00 sáng ngày 1/5 tại Nhà hát lớn (1 Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh)”.
Ngoài ra, “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản Facebook”.
Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt và đối phó của Việt Nam cũng là chủ đề của cuộc tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm tuần này, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
“Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình”, thư ngỏ viết.
Các khẩu hiệu được gợi ý trong sự kiện này là: “Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống”, “Hãy cứu lấy môi trường sống”…
‘Môi trường và thể chế’
Hôm 27/4, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Action4Future) nói: “Tôi nghĩ sự kiện này là cần thiết để có thêm nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm đến môi trường. Bây giờ là lúc người ta nhận ra vấn đề môi trường có liên quan tương đối đến chính trị và thể chế”.
“Đơn cử như trong vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung được cho là có liên quan đến công ty Formosa, người ta phải đặt vấn đề về việc cấp phép cũng như công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng. Khi vụ cá chết xảy ra, điều khiến dư luận chưa an tâm là phản ứng của chính phủ quá chậm”, ông Minh cho hay.
Nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng việc chính quyền có làm khó những người tham gia sự kiện hôm 1/5 hay không còn tùy vào những biểu ngữ mà họ đưa ra.
Image copyright facebook Nhiều bạn trẻ tham gia các sự kiện tuần hành tại Hà Nội như một cách lên tiếng trước những vấn đề xã hội
“Những biểu ngữ khó khả thi như đòi ‘đa đảng’ hoặc ‘từ chức’ sẽ khó nhận được sự đồng thuận của chính quyền trong một sự kiện môi trường. Thay vào đó nên là những biểu ngữ yêu cầu đòi thanh tra, trợ giúp những ngư dân trong vùng bị ảnh hưởng”, ông Minh nói thêm.
Từ góc độ khác, hôm 27/4, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói với BBC rằng bà sẽ không tham dự cuộc xuống đường hôm 1/5 vì ‘đi Nam Phi dự hội thảo từ ngày 1/5’.
“Điều quan trọng bây giờ là tìm ra bằng chứng để biết ai hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm gây cá chết, và cơ quan chức năng quản trị khủng hoảng. Còn bây giờ mọi người rủ nhau đi tuần hành là để phản đối ai. Trong vấn đề này, theo tôi, chính phủ chưa hẳn là người có lỗi”.
Trước đó, bà viết trên mạng xã hội: “Đám đông sáng suốt vì không chỉ Formosa, mọi nhà máy đều xả thải ra biển. Formosa là của Đài Loan, cứ cho là có sử dung lao động Trung Quốc thì cũng không có bằng chứng là họ chủ tâm phá hoại Việt Nam vì Đài Loan và Trung Quốc được cho là không ưa nhau. Nên nhớ số lao động Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan nhiều hơn lao động nước ngoài ở Vũng Áng nhiều, đừng gây hấn vì kẻ yếu hơn chắc chắn thiệt hơn”.
“Vụ bạo loạn 2014 đã làm Việt Nam thua thiệt quá nhiều, mọi người rút kinh nghiệm đi”.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160427_vn_call_for_protest
Thứ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam Võ Tuấn Nhân (P) tại buổi họp báo tại Hà Nội chỉ kéo dài hơn 5 phút về vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung, ngày 27/04/2016.REUTERS/Kham
Gần một tháng sau khi thông tin về cá chết hàng loạt tại nhiều địa điểm gần khu chế xuất Vũng Áng của tập đoàn Đài Loan Formosa tại Hà Tĩnh, chính quyền Việt Nam tổ chức cuộc họp báo đầu tiên vào tối ngày 27/04/2016. Cuộc họp báo chỉ hơn 5 phút đã gây thất vọng cho giới truyền thông và dư luận trong nước, trong bối cảnh hiện tượng cá chết lan ra ba tỉnh miền Trung khác, gây lo ngại về một thảm họa sinh thái không lường.
Báo chí trong nước đồng loạt bày tỏ nỗi thất vọng, và thậm chí phẫn nộ, trước việc thứ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam, được giao nhiệm vụ tiếp xúc với báo giới, đã hoàn toàn không dành thời gian cho việc trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ông Võ Tuấn Nhân chỉ nêu ra hai giả thuyết chung chung về nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt : độc tố hóa học do hoạt động con người thải ra và hiện tượng « thủy triều đỏ ». Đại diện của chính quyền Việt Nam khẳng định : « chưa thấy liên hệ nào (giữa việc cá chết hàng loạt) với hoạt động của (công ty) Formosa ».
Cuộc « họp báo » có đầu mà không có cuối nói trên gây nghi ngờ rất lớn trong công luận, về tính chất không minh bạch trong cách xử lý vấn đề của chính quyền. Cuộc họp báo được dự kiến vào đầu buổi chiều, đã đột ngột tuyên bố bị hủy bỏ, đến cuối giờ chiều lại có quyết định sẽ tiến hành, để rồi diễn ra hết sức chóng vánh.
Dư luận trong nước đặt câu hỏi về việc : Phải chăng chính quyền đã bao che cơ sở luyện thép của tập đoàn Đài Loan Formosa. Trong phát biểu trước báo giới nói trên, đại diện chính quyền Việt Nam đã hoàn toàn không nhắc đến trách nhiệm của cơ quan quản lý Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh, nơi trực tiếp giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực này.
Phản ứng của chính quyền cho đến nay không những bị chỉ trích là không minh bạch, mà còn bị đánh giá là quá chậm trễ. Tác hại của nguy cơ độc chất đối với sức khỏe và sinh mạng của cư dân địa phương Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế hiện đang là một dấu hỏi. Nguy cơ cá chết vì độc chất được tuồn ra thị trường cũng gây lo sợ, đặc biệt đối với nhiều tỉnh miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh.
Một bài viết, được đăng tải trên trang Tin Nhanh, của báo mạng Đại Đoàn Kết, khuyến cáo chính quyền : « Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia (…). Với sự nguy hiểm của chất độc, chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này », để có các biện pháp kịp thời, nếu cần, nhằm bảo vệ người dân địa phương.
Bài viết cũng nhấn mạnh đến việc cần làm sáng tỏ việc sử dụng 300 tấn hóa chất mà Formosa đã tuyên bố nhập về Vũng Ánh, để tẩy rửa một số đường ống. Nhà hóa học gốc Việt nổi tiếng Trương Nguyện Thành, đại học Utah Hoa Kỳ, là một trong các tác giả bài viết.
Ngày 27/04, một nhóm các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã đưa lên mạng bản « Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung », sau một ngày nhận được hơn 500 chữ ký. Trước đó, trên mạng lan truyền « Lời kêu gọi xuống đường vì môi trường » tại Hà Nội, Sài Gòn… vào ngày Chủ nhật 01/05.
Trọng Thành
Nguồn : http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-vu-ca-chet-mien-trung-chinh-quyen-viet-nam-ne-tranh
Chiến hạm Sahyadri của Hải Quân Ấn Độ thăm cảng Đà Nẵng 4 ngày, trong khuôn khổ “chính sác hướng Đông”. Ảnh chụp ngày 02/10/2015.CC/Indian Navy
Ấn Độ không còn che giấu tham vọng đóng một vai trò chính trị và an ninh tích cực hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là nhận xét của tác giả Sylvia Mishra, trong bài phân tích đăng trên trang mạng nationalinterest.org ngày 25/04/2016.
RFI tiếng Việt xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu Quan sát, chuyên gia về chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quan hệ Ấn Độ-Hoa Kỳ.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Sylvia Mishra, vì các lý do chính trị và thương mại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong chính sách tư duy chiến lược của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ có thể chưa đủ khả năng hòa nhập một cách khôn khéo vào khu vực, do thiếu chính sách phù hợp, hiện đại hóa quân sự và tốc độ phi mã của nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, New Delhi đã từng bước phát triển trọng lượng chiến lược và kinh tế của mình thông qua “Chính sách hướng Đông” (Act East policy) và theo đuổi chinh sách ngoại giao đa phương.
Đọc thêm: Ấn Độ thách thức Bắc Kinh khi tăng cường quan hệ với Việt Nam
Trong bối cảnh tăng cường an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một quốc gia quan trọng giúp Ấn Độ có thể hiện diện và duy trì vị trí trong khu vực là Việt Nam. Trong vài năm gần đây, vai trò ngoại giao của Hà Nội đã gia tăng trong tính toán chiến lược của New Delhi. Giữa một “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và một “Chính sách hướng Tây” của Việt Nam, cả hai nước có một cơ hội lịch sử để hình thành sự cân bằng quyền lực ở châu Á.
Ấn Độ-Việt Nam và truyền thống bang giao
Chính quyền Modi đã đánh dấu sự chín chắn trong chiến lược châu Á của Ấn Độ, thể hiện qua việc cam kết tăng cường và nâng mối quan hệ với Việt Nam ở cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, cả hai nước cần phải nỗ lực nhiều hơn để xây dựng chiến lược phối hợp ngoại giao và quân sự một cách rõ ràng hơn và gần gũi hơn. Sự lo ngại trước những yêu sách bành trướng và thái độ ngang nhiên coi thường các nguyên tắc quốc tế của Trung Quốc càng giải thích việc New Delhi và Hà Nội cải thiện quan hệ song phương.
Ấn Độ và Việt Nam đã có nền tảng tảng quan hệ ngoại giao chặt chẽ được Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng Ấn Độ đầu tiên và chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh thiết lập trong chuyến công du Ấn Độ tháng 02/1958. Tuy nhiên, cả hai nước cần phải vượt trên cả những nền tảng lịch sử này để xây dựng cơ chế chính trị-quân sự mới hoàn toàn thích ứng với một trật tự châu Á đang phát triển. Tương lai rộng mở cho mọi mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa hai nước, trong các lĩnh vực phát triển hợp tác quốc phòng, ngoại giao, hải quân hay thương mại và đầu tư.
Gần đây, trong chuyến thăm chính thức New Delhi vào tháng 05/2014 của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, các nhà lãnh đạo hai nước tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng thông qua đối thoại an ninh, xây dựng năng lực và hành động nhân đạo rà xóa bom mìn theo quy định của Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus).
Hai nước cũng đã ký một biên bản ghi nhớ về hạn mức tín dụng, theo đó Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để mua trang thiết bị quốc phòng. Nằm trong khoản vay trên có đơn hàng Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam bốn tàu tuần tra ngoài khơi. Những sự kiện này cho thấy, một mặt, Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành một nước xuất khẩu vũ khí ; mặt khác, quốc gia Nam Á này cũng mong muốn góp phần nâng cao năng lực quốc phòng của Việt Nam.
Đọc thêm: Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra cao tốc
Tuy nhiên, việc New Delhi hỗ trợ Hà Nội hiện đại hóa lực lượng quân sự không phải là điều mới mẻ. Trước đó, dưới thời chính phủ của đảng Liên minh Tiến Bộ Thống nhất (United Progressive Alliance, UPA) đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán chuyển giao các tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos do Ấn Độ sản xuất. Nhưng quá trình đàm phán không mấy tiến triển do đảng Liên minh Tiến Bộ Thống nhất tỏ ra do dự trong việc xuất khẩu vũ khí quốc phòng. Từ hai năm qua, chính phủ của ông Modi cũng đã không thúc đẩy được quá trình này.
Việt Nam cũng đã tìm cách hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải. Cả hai nước đã tham gia vào trao đổi tàu thuyền thường xuyên, trong khi các sĩ quan Ấn Độ huấn luyện cho các lực lượng tàu ngầm Việt Nam. Trước những tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền trên gần hết vùng Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam đã phải nỗ lực để giữ lãnh thổ trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng tiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên các rạn san hô.
Đọc thêm: Triển khai sang Biển Đông: Tàu chiến Ấn Độ thăm cảng Đà Nẵng
Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research, SIPRI) nhấn mạnh rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 46% lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu trong vòng 5 năm trở lại đây. Cuộc chạy đua vũ trang cũng chứng tỏ tính thiếu an toàn tại khu vực này, nơi Trung Quốc “bắt nạt” các nước láng giềng nhỏ hơn song lại không bị trừng phạt.
Từ lâu, Ấn Độ rất thận trọng với các bên tranh chấp lãnh thổ. Nhưng dưới thời chính quyền Modi có một sự thay đổi chính sách ngày càng rõ nét. Hiện New Delhi tiếp cận vấn đề này một cách thực dụng hơn và không ngại làm “mếch lòng” Trung Quốc.
Ấn Độ hưởng ứng chính sách “xoay trục” sang châu Á của Mỹ
Tuyên bố “Tầm nhìn chiến lược” Ấn Độ-Mỹ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với việc ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông là một trong những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi chính sách trên. Mặc dù New Delhi đã từ chối nhiều cuộc đàm phán về tuần tra chung ở Biển Đông với Hoa Kỳ, nhưng Ấn Độ đang dần để lộ rõ tham vọng đảm trách vai trò an ninh quan trọng hơn để khôi phục trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực này.
Nhìn xa hơn, quan hệ hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam trước hết là sự hưởng ứng ngày càng mạnh mẽ đối với chính sách “tái cân bằng” của Mỹ. Ấn Độ, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc ngăn chặn hành vi thống trị của Trung Quốc trên các tuyến đường thương mại hàng hải, cũng như các yêu sách đòi hỏi chủ quyền và hành vi chiếm đoạt lãnh thổ của Bắc Kinh.
Đọc thêm: Tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông tập trận với các nước Đông Nam Á
Vào thời điểm khi Trung Quốc đang triển khai hệ thống tên lửa tiên tiến địa đối không trên các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam coi sự hiện diện của Hoa Kỳ như một lá chắn chống lại sức mạnh quân sự ngày càng hùng hậu của Bắc Kinh. Chắc chắn, quân đội Hoa Kỳ đồn trú trong khu vực sẽ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến sự cân bằng sức mạnh tại đây. Tuy nhiên, duy trì ngoại giao và sự hỗ trợ an ninh với các nhân tố khác trong vùng như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc sẽ là một lực cản đáng kể. Thêm vào đó là lời cam kết về kinh tế của New Delhi với Việt Nam và các nước châu Á-Thái Bình Dương khác cũng là một yếu tố giúp các quốc gia khác nhìn nhận Ấn Độ như một cán cân tái cân bằng trong vùng.
Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác thương mại Ấn Độ và Việt Nam vẫn còn chưa phát triển mạnh. Trong khi thương mại của Ấn Độ với Việt Nam ở mức thấp đáng ngạc nhiên, chỉ vào khoảng 8,08 tỉ đô la (năm 2014), thì ngược lại giao thương Việt Nam-Trung Quốc không ngừng tăng, bất chấp những tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ nhiều thế kỷ, đạt 66 tỉ đô la (năm 2015).
Theo một báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, có khoảng 1.346 dự án của Trung Quốc đang được thực hiện tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 10,4 tỉ đô la. Như vậy, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ chín trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vẫn theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng mạnh vốn đầu tư : từ 312 triệu đô la vào năm 2012 lên tới 2,3 tỉ đô la vào năm 2013 và cuối cùng là 7,9 tỉ đô la vào năm 2014.
Đọc thêm: Việt – Ấn mở rộng hợp tác dầu khí Biển Đông bất chấp Trung Quốc
Là thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Việt Nam muốn tận dụng các khoản đầu tư Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Chính vì vậy, để đáp ứng những ràng buộc kinh tế, giới doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nỗ lực để kiềm chế làn sóng bạo lực và bài Trung Quốc trong những năm gần đây.
Cách Ấn Độ tiếp cận thực tế với Việt Nam nên bao gồm cả quan hệ chiến lược và quốc phòng, cũng như thúc đẩy chính sách thương mại và đầu tư đầy tiềm lực trong các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, dược phẩm, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt. Những nỗ lực để xây dựng hợp tác song phương này không chỉ là chìa khoá cho tái cân bằng quyền lực châu Á, mà còn mở đường cho vai trò chủ đạo của Ấn Độ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thu Hằng
Nguồn : http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-an-do-viet-nam-doi-trong-moi-cua-trung-quoc-o-chau-a-thai-binh-duong
TTO - Đây là ý kiến của T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên – môi trường, xung quanh nguyên nhân cá chết vừa qua.
Theo T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam, các dấu hiệu của vụ cá chết vừa qua không thấy liên quan đến tảo nở hoa, do không có các dấu hiệu đặc trưng như xác tảo giạt vào bờ gây ô nhiễm, tảo nở dày đặc gây đổi màu nước, cá chết tầng đáy chứ không phải tầng mặt như chết do tảo.
Theo Hội Nghề cá, đến thời điểm này nguyên nhân cá chết do độc chất là có cơ sở nhất.
Hội Nghề cá cũng đặt ra những câu hỏi đang là băn khoăn của ngư dân: Khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh nơi xảy ra cá chết đầu tiên có bao nhiêu nhà máy xả thải ra biển? 300 tấn hóa chất Formosa đã nhập về đã sử dụng bao nhiêu và có xả thải ra biển? Kết quả phân tích độc chất trong mang và dạ dày cá chết?
T.Ư Hội Nghề cá cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngư dân và người nuôi cá lồng bị thiệt hại 15 kg gạo/người/tháng từ tháng 4 đến khi có thể tái sản xuất, đồng thời cử người thu gom cá chết, tránh xảy ra việc dùng cá chết làm thực phẩm.
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160428/hoi-nghe-ca-vn-ca-chet-khong-lien-quan-tao-no-hoa/1092349.html
Ngư dân Nguyễn Bá Lựu (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kể về nỗi khổ phải cắm thuyền vì không còn ai mua cá – Ảnh: Tấn Vũ
TTO – Cá chết, tôm chết, nghêu chết… Hàng vạn ngư dân làng chài lâm vào cảnh điêu đứng. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực… Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Dãy nhà hàng ở làng bè xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chạy dọc xuống cảng Vũng Áng đóng im ỉm. Những dãy nhà hàng hải sản không một bóng người. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực… Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Cắm thuyền, treo lưới
Làng bè – nơi mỗi sáng có hàng trăm thuyền câu lớn nhỏ tấp nập cập cảng, kẻ bán người mua xôm tụ – sáng 27-4 vắng lặng người. Bà Mai Thị Hương, vợ một ngư dân, lót nón lá ngồi thở dài: “Chừ có cá cho họ cũng không lấy, bán ai mua”.
Bà Hương cho biết cả nhà bà có 6 người, tất cả phụ thuộc chiếc thuyền câu hằng đêm nhưng gần 20 ngày nay phải treo lưới, kéo thuyền cắm bãi. Người dân sợ cá chẳng ai dám ăn nên việc đánh cá gần như đóng băng toàn bộ.
Chạy ngược về phía nam, chiều trên bãi biển Ba Đồng (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh) gió thổi ràn rạt. Hơn 30 chiếc thuyền nhỏ đánh bãi ngang của ngư dân được kéo hẳn lên bờ. Khoảng 6-7 ngư dân đang xếp mành lưới cũ sau 4 ngày đi biển về. Một ít cá lưỡi trâu, hơn chục ký cá chai chất chồng trong một thùng xốp nhưng tuyệt nhiên không một bóng người mua.
Bà Mai Thị Thảo mím môi nói như trút giận lên chúng tôi: “Các anh vào xem. Thùng cá này trước đây bán ít nhất cũng hơn 1 triệu đồng. Ký cá chai bán 150.000 đồng, giờ đi đánh về không ai mua, lại mang ra biển đổ. Tại sao?”.
Cầm hai con cá chai trên tay, bà Thảo nước mắt ngắn dài bảo rằng chiếc thuyền nhỏ này là vật dụng nuôi sống vợ chồng bà và 6 đứa con đang độ tuổi ăn học, bây giờ thì tắt ngúm. “Hai đứa lớn học ở TP.HCM, mấy đứa nhỏ học phổ thông ở đây. Vợ chồng tôi tối đi kéo lưới về bán cá nuôi nó. Mấy ngày nay nó gọi điện về hỏi tiền. Tôi chỉ biết khóc” – bà Thảo nghèn nghẹn.
Lão ngư Lê Luyến (78 tuổi, người xã Kỳ Nam) gỡ ra từ tấm lưới mắt nguyên cái xương cá to bằng ngón tay, lắc đầu bảo: “Tình trạng này kéo dài thì ngư dân đánh bắt ven bờ chỉ biết chết đói”.
Ông Luyến kể lúc trước ở cái làng cũ xã Kỳ Lợi còn có ruộng vườn, hết cá hay mùa biển động còn có thứ sinh nhai. Nay tái định cư lên xã Kỳ Nam, nhường đất cho xây dựng nhà máy Formosa để đi sống trên đất phân nền như thành phố, không đánh cá không biết làm sao sinh sống.
Quay về làng Kỳ Hà, gặp ngư dân Nguyễn Bá Lựu đang chếnh choáng, ngồi thừ trên bờ đê. Ông Lựu bảo để có cái sinh nhai, ông bỏ tay chèo đi phụ hồ gần nửa tháng nay. Chưa quen việc mới, bàn tay ông rách bươm, rướm máu.
Ngồi cùng những ngư dân, chủ tịch UBND xã Kỳ Hà Lê Văn Luyện cho biết: “Toàn xã có hơn 200 tàu thuyền, trên 500 lao động nghề biển, bây giờ gần như gác chèo toàn bộ. Ra biển cá ít, đánh cá được về bán cũng không được nên chẳng còn ai tha thiết. Chính quyền xã đang chờ cấp trên hỗ trợ”.
Nghêu cá chết, người lâm nợ
Bì bõm dưới dòng sông nơi chiếc lồng cá nuôi trống trơn, lão ngư Mai Khuyến (67 tuổi, thôn Tấn Thắng, xã Kỳ Hà) nói không nên lời. Ông Khuyến bảo bao nhiêu vốn liếng trút hết vào bè cá, bất ngờ trắng tay chỉ sau một đêm.
“Chưa kể tiền đóng bè, chỉ tiền cá giống, tiền công chăm sóc đã hơn 50 triệu đồng. Vậy mà bè cá gần 4.000 con chết gần hết, nay chỉ còn lưa thưa vài mống” – ông Khuyến than vãn. Ông nói hàng chục bè cá ở xóm Cửa Khẩu này đều chết sạch như vậy. Ai cũng buồn như nhau, không ai còn than vãn cùng ai.
Người nuôi nghêu cũng lâm vào cảnh nợ nần. Chị Trần Thị Mại (28 tuổi, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) ngồi thừ trên đê nhìn ra biển thẫn thờ.
Cánh đồng nghêu 1ha của chị cùng bà con chòm xóm chết trắng. Kéo vạt áo lau dòng nước mắt, chị Mại bảo: “Cả gia đình hi vọng vào cánh đồng nghêu, chuẩn bị thu hoạch bán dịp 30-4, ai ngờ nó chết vùi trong bùn đất lúc nào không hay. Chưa kịp mừng vì nghêu được mùa thì đống nợ vay nuôi nghêu 100 triệu đồng từ ngân hàng bỗng dưng ập xuống”.
Bà Mai Thị Nhạn có 1,5ha nghêu, dự kiến thu hoạch 18-20 tấn nghêu nay bỗng dưng trắng tay và thành con nợ trong chốc lát. “Nếu bị dịch chỉ mất 20-30% là cùng, năm nay đột nhiên nó chết sạch. 200 triệu tiền vay ngân hàng tôi chưa biết làm sao” – bà Nhạn thẫn thờ.
TẤN VŨ – HỒ VĂN – HỮU KHÁ – VĂN ĐỊNH
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/thi-truong/20160428/ca-chet-tom-chet-ngheu-chet-lang-chai-dieu-dung/1091947.html
Ông Võ Văn Hoan (trái), chánh văn phòng UBND TP.HCM trả lời phỏng vấn tại cuộc họp báo ngày 28-4 – Ảnh: Mai Hương
TTO – Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM khẳng định TP sẽ phối hợp với các địa phương đang xảy ra tình trạng cá chết để kiểm soát, ngăn chặn từ xa việc tuồn hàng về TP tiêu thụ.
Trưa 28-4, tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội TP, trả lời câu hỏi của PV Tuổi Trẻ về việc TP có biện pháp nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân nếu có tình trạng thương lái vận chuyển cá chết từ miền trung vào TP tiêu thụ, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP nhận định sự kiện cá tôm chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền trung trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân TP.
Theo ông Hoan, TP.HCM là nơi rất nhạy cảm và chịu ảnh hưởng từ những biến động xảy ra ở các vùng miền khác.
Đợt hạn hán, xâm nhập mặn của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vừa qua đã góp phần ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật, tình hình mua bán lương thực, thực phẩm, thói quen tiêu dùng ở TP. Lần này, việc cá tôm chết cũng ảnh hưởng không kém.
Theo ông Hoan, trong thực tế, đã có báo đăng chuyện người dân, thương lái thu gom cá chết về làm thức ăn chăn nuôi hoặc đem mua đi bán lại rất phức tạp, đồng thời cho biết TP đã nắm được thông tin là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã nghiêm cấm hành vi vận chuyển, tiêu thụ cá chết này.
Về phía TP.HCM, ông Hoan bày tỏ “nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn những thực phẩm bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến du lịch của TP. Hiện nay du lịch các địa phương cũng đang gặp khó, TP.HCM cũng sẽ gặp khó khăn”.
Ông Hoan khẳng định TP sẽ phối hợp với các địa phương đang xảy ra tình trạng cá chết để kiểm soát, ngăn chặn từ xa việc tuồn hàng về TP tiêu thụ. Hiện các doanh nghiệp chế biến, cung cấp thủy, hải sản của TP cũng đã chủ động chuyển vùng thu mua lùi về các tỉnh từ Nha Trang trở vào để phục vụ cho nhu cầu người dân TP.
MAI HƯƠNG
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160428/ngan-chan-nguon-ca-chet-tuon-ve-tphcm/1092202.html
Bác bỏ nguyên nhân thủy triều đỏ
Kết luận này có nghĩa nguyên nhân thủy triều đỏ gây ra cá chết bất thường hàng loạt mà Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra hôm 27/4 là không chuẩn xác.
Cuộc họp về vấn đề cá chết có tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Khoa học – Công nghệ, Công an, Thông tin-Truyền thông và Y tế.
Báo Sài Gòn Giải Phóng cho hay “các nhà khoa học hiện nay đang hướng nghiên cứu vào nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là tác động của độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được nói đã giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ “chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học để xét nghiệm, nghiên cứu làm rõ về tác động của độc tố hóa học trên cơ sở các kết luận khoa học, sớm công bố kết quả cho nhân dân”.
Bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ.Họp Chính phủ 28/4/2016
Ông Phúc cũng nói nếu sau khi có kết luận của giới khoa học mà các cơ quan chức năng phát hiện ra sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân liên quan đến độc tố hoá học thải ra làm chết cá hàng loạt thì “phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật”.
Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn được giao nhiệm vụ sớm đưa ra khuyến cáo về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản hỗ trợ các địa phương.
Trước đó, một số nhà khoa học đã bày tỏ hoài nghi về lý do ‘thủy triều đỏ’ mà Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra.
‘Hiện tượng cá chết vẫn phức tạp’
Ngư dân thấy ‘thất vọng’ trước nguyên nhân làm cá chết mà Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam công bố, một nhà hoạt động nói với BBC.
Xem thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt về vấn đề này lúc 19h30 (giờ Việt Nam) ngày 28/4 tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Image copyright AFP Cá chết dạt vào bờ biển ở miền Trung Việt Nam
“Những ngư dân sau khi nhiều ngày đánh bắt cá không được thu mua, thì bị ép giá, mua với giá rất thấp” – ông cho biết.
Ông Tuấn cũng nói sau khi theo dõi kết quả công bố nguyên nhân gây chết cá hàng loạt, nhiều ngư dân tỏ ra “thất vọng”.
“Người ta nói không phải họ không đánh được con cá con tôm, mà là đánh lên không ai tiêu thụ, không ai mua.”
“Họ lo ngại thương hiệu cá mực Vũng Áng và cả Hà Tĩnh sẽ bị mất đi. Họ sợ người dân cả nước một thời gian dài nữa sẽ không mua cá mực ở đây. Rồi sau này cá mực họ xuất khẩu như qua Trung Quốc cũng sẽ không bán được.”
Ông Tuấn cũng cho biết: “Chiều qua khi tôi ra cảng, thấy giá cá xuống rất thấp. Các loại cá thông thường giá 20.000đ/kg, giờ chỉ còn 3.000 – 4.000đ/kg. Có những người sáng không bán được, chiều có thương lái đi gom, nhưng giá thì chưa biết phải đợi báo sau.”
Ông Tuấn đã gặp gỡ nhiều ngư dân tại khu vực này trong những ngày vừa qua, khi sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra từ khu vực Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị cho là lan xuống các tỉnh lân cận.
‘Không có cơ sở khoa học’
Image copyright Getty Bè nuôi cá ở miền Trung Việt Nam, ảnh minh họa
Ông Tác giải thích: “Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước được.”
“Đàng này tôi không nghe ngư dân hay báo chí nói có hiện tượng mùi khó chịu hay màu nước thay đổi. Nếu như cá tôm chết, thì thủy triều đỏ phải xuất hiện trước đó khoảng 10 ngày và khi xuất hiện thủy triều đỏ, mặt biển sẽ xuất hiện màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh, và sẽ tạo ra mùi tanh, hôi rất đặc trưng. ”
“Thứ hai, cá vừa rồi chết phần nhiều là cá đáy (sống dưới đáy biển). Thủy triều đỏ chỉ tác động mạnh đến các loài cá sống nổi thôi.” – ông Tác cho biết.
Image copyright ndh.vn Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra nhiều ngày qua ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam
Tiến sỹ Tác cũng nói lý do thủy triều đỏ là “chưa có cơ sở khoa học”.
Khi được hỏi những hóa chất nào có thể làm chết cá ở tầng đáy, ông Nguyễn Văn Tác cho biết:
“Thứ nhất, cá tầng đáy chết, nghĩa là có thể các loại hóa chất đấy có hàm lượng hữu cơ rất lớn, làm oxy cạn kiệt và làm cho môi trường thiếu oxy.”
“Cái thứ hai là có độc tính rất lớn làm cá không chịu được và chết.”
“Ngoài ra, có khả năng do các công trình ngầm thải ra những chất có tác động cực mạnh với các sinh vật sống ở đấy. Dù nguyên nhân nào cũng phải tập trung vào xem nguồn gốc thải ở đâu ra.” – ông Tác nói với BBC Tiếng Việt.
Ông Tác nhấn mạnh: “Nếu nói về nguyên nhân thủy triều đỏ phải tìm cho được nguyên nhân nào gây thủy triều đỏ, thủy triều đỏ ở đây là loài tảo gì, nó hình thành như thế nào, ở thời điểm nào. Các cơ quan chức năng phải làm rõ điều này.”
Vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của người dân tại Việt Nam.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên-Môi Trường Việt Nam họp báo và nêu nguyên nhân cá chết: Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Image copyright AFP Nhà máy Formosa Hà Tĩnh là tâm điểm bị nghi ngờ gây hiện tượng chết cá tại miền Trung Việt Nam
Xem Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về vụ cá chết và phép thử với tân chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_formosa_opinions
Cá chết và phép thử với tân Chính phủ VN
Image copyrightAF PImage caption Giới chức Việt Nam cho hay họ đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt.
Các khách mời sẽ cùng bình luận về ‘phép thử’ này đối với tân Chính phủ của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc và các cộng sự của ông ở các bộ ban ngành và địa phương liên quan.
Thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt được phát vào lúc 19h30 – 20h00 (giờ Việt Nam) ngày thứ Năm 28/4/2016 tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước đượcTSKH Nguyễn Văn Tác
Khách mời tọa đàm là các chuyên gia về môi trường Việt Nam và quốc tế, quản lý chính sách công và quản lý, xử lý khủng hoảng tham gia từ Việt Nam và hải ngoại.
Hôm thứ Năm, bình luận về công bố nguyên nhân của Chính phủ Việt Nam, sau một cuộc họp báo trước đó một ngày được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân đưa ra, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Văn Tác – Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam, nói “phải xem lại” nguyên nhân thủy triều đỏ.
Ông Tác nói: “Về nguyên tắc thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo ra mùi khó chịu, và dân biết trước được.”
Đâu là nguyên nhân thực sự?
“Đằng này tôi không nghe ngư dân hay báo chí nói có hiện tượng mùi khó chịu hay màu nước thay đổi. Nếu như cá tôm chết, thì thủy triều đỏ phải xuất hiện trước đó khoảng 10 ngày và khi xuất hiện thủy triều đỏ, mặt biển sẽ xuất hiện màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh, và sẽ tạo ra mùi tanh, hôi rất đặc trưng. ”
”Thứ hai, cá vừa rồi chết phần nhiều là cá đáy (sống dưới đáy biển). Thủy triều đỏ chỉ tác động mạnh đến các loài cá sống nổi thôi.” – ông Tác cho biết.
“Thủy triều đỏ là sự phát triển nở hoa của các loại thực vật đơn bào sống trôi nổi thì đầu tiên nó phải tác động đến những sinh vật nổi trên nước. Còn vừa rồi, phần nhiều cá chết là sinh vật đáy.”Tiến sỹ Tác cũng nói lý do thủy triều đỏ là “chưa có cơ sở khoa học”.
Khi được hỏi những hóa chất nào có thể làm chết cá ở tầng đáy, ông Nguyễn Văn Tác cho biết:
“Thứ nhất, cá tầng đáy chết, nghĩa là có thể các loại hóa chất đấy có hàm lượng hữu cơ rất lớn, làm oxy cạn kiệt và làm cho môi trường thiếu oxy.”
“Cái thứ hai là có độc tính rất lớn làm cá không chịu được và chết.”
Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.Thông cáo báo chí, Bộ Tài nguyên, Môi trường VN
“Ngoài ra, có khả năng do các công trình ngầm thải ra những chất có tác động cực mạnh với các sinh vật sống ở đấy. Dù nguyên nhân nào cũng phải tập trung vào xem nguồn gốc thải ở đâu ra.” – ông Tác nói với BBC Tiếng Việt.
Ông Tác nhấn mạnh: “Nếu nói về nguyên nhân thủy triều đỏ phải tìm cho được nguyên nhân nào gây thủy triều đỏ, thủy triều đỏ ở đây là loài tảo gì, nó hình thành như thế nào, ở thời điểm nào. Các cơ quan chức năng phải làm rõ điều này.”
Vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của người dân tại Việt Nam.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên-Môi Trường Việt Nam họp báo và nêu nguyên nhân cá chết: Một là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển và hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Cuộc họp báo diễn ra trong 10 phút và không phóng viên nào được đặt câu hỏi.
Xem Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về vụ cá chết và phép thử với tân chính phủ Việt Nam tại: http://bit.ly/1TfLYCW
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_hangout_mass_fish_deaths
Đề nghị Nhà Trắng can thiệp vụ cá chết
Số người ký chỉ sau hai ngày đã vượt quá định mức 100.000. Theo đó, Nhà Trắng buộc phải có trả lời.
Bản kiến nghị, do một người lấy tên T. N. khởi xướng, viết: “Tỉnh Hà Tĩnh có khu kinh tế với nhiều nhà máy công nghiệp, trong đó có nhà máy thép nhiều tỉ đôla của tập đoàn Formosa.”
Văn bản viết người dân nghi ngờ nước thải có hóa chất độc hại từ nhà máy thép đã làm ô nhiễm bờ biển gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở bốn địa phương miền Trung.
Kiến nghị kêu gọi Mỹ “giúp nhân dân Việt Nam bằng cách đánh giá tác động môi trường độc lập về nhà máy thép và Tổng thống Obama hãy nêu vấn đề này với Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5”.
Trang mạng We the People cho biết nếu có đủ 100.000 chữ ký trong 30 ngày về một kiến nghị nào đó, Nhà Trắng sẽ xem thư, đưa cho các chuyên gia và rồi có trả lời chính thức.
‘Ngỡ ngàng’
Truyền thông nhà nước Việt Nam đã công khai bày tỏ thất vọng về buổi họp báo tối ngày 27/4 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Báo Tuổi Trẻ viết Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân “chỉ ra thông báo vỏn vẹn khoảng 10 phút rồi công bố kết thúc họp báo khiến các phóng viên ngỡ ngàng”.
Ông Nhân cho biết giới chức đang điều tra theo hai hướng: tác động độc tố hoá học của con người và trên biển hoặc do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
“Hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này,” ông Nhân nói.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_kien_nghi_nha_trang_ca_chet
Kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’
Image copyright AFP
Mạng xã hội lan truyền kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 1/5 sau vụ cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.Một nhà hoạt động cho BBC biết hôm 27/4 là sự kiện này do “anh em chung cùng lên tiếng, chứ không đứng tên hội nhóm hay cá nhân nào”.
Thư ngỏ kêu gọi “mọi người tập hợp vào 9:00 sáng ngày 1/5 tại Nhà hát lớn (1 Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh)”.
Ngoài ra, “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản Facebook”.
Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt và đối phó của Việt Nam cũng là chủ đề của cuộc tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm tuần này, mời quý vị đón theo dõi tại đây.
Image caption Một cuộc xuống đường phản đối việc chặt cây tại Hà Nội
Các khẩu hiệu được gợi ý trong sự kiện này là: “Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống”, “Hãy cứu lấy môi trường sống”…
‘Môi trường và thể chế’
Hôm 27/4, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Action4Future) nói: “Tôi nghĩ sự kiện này là cần thiết để có thêm nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm đến môi trường. Bây giờ là lúc người ta nhận ra vấn đề môi trường có liên quan tương đối đến chính trị và thể chế”.
“Đơn cử như trong vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung được cho là có liên quan đến công ty Formosa, người ta phải đặt vấn đề về việc cấp phép cũng như công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng. Khi vụ cá chết xảy ra, điều khiến dư luận chưa an tâm là phản ứng của chính phủ quá chậm”, ông Minh cho hay.
Nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng việc chính quyền có làm khó những người tham gia sự kiện hôm 1/5 hay không còn tùy vào những biểu ngữ mà họ đưa ra.
Image copyright facebook Nhiều bạn trẻ tham gia các sự kiện tuần hành tại Hà Nội như một cách lên tiếng trước những vấn đề xã hội
“Những biểu ngữ khó khả thi như đòi ‘đa đảng’ hoặc ‘từ chức’ sẽ khó nhận được sự đồng thuận của chính quyền trong một sự kiện môi trường. Thay vào đó nên là những biểu ngữ yêu cầu đòi thanh tra, trợ giúp những ngư dân trong vùng bị ảnh hưởng”, ông Minh nói thêm.
Từ góc độ khác, hôm 27/4, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói với BBC rằng bà sẽ không tham dự cuộc xuống đường hôm 1/5 vì ‘đi Nam Phi dự hội thảo từ ngày 1/5’.
“Điều quan trọng bây giờ là tìm ra bằng chứng để biết ai hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm gây cá chết, và cơ quan chức năng quản trị khủng hoảng. Còn bây giờ mọi người rủ nhau đi tuần hành là để phản đối ai. Trong vấn đề này, theo tôi, chính phủ chưa hẳn là người có lỗi”.
Trước đó, bà viết trên mạng xã hội: “Đám đông sáng suốt vì không chỉ Formosa, mọi nhà máy đều xả thải ra biển. Formosa là của Đài Loan, cứ cho là có sử dung lao động Trung Quốc thì cũng không có bằng chứng là họ chủ tâm phá hoại Việt Nam vì Đài Loan và Trung Quốc được cho là không ưa nhau. Nên nhớ số lao động Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan nhiều hơn lao động nước ngoài ở Vũng Áng nhiều, đừng gây hấn vì kẻ yếu hơn chắc chắn thiệt hơn”.
“Vụ bạo loạn 2014 đã làm Việt Nam thua thiệt quá nhiều, mọi người rút kinh nghiệm đi”.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160427_vn_call_for_protest
Vụ cá chết miền Trung : Chính quyền Việt Nam né tránh
Gần một tháng sau khi thông tin về cá chết hàng loạt tại nhiều địa điểm gần khu chế xuất Vũng Áng của tập đoàn Đài Loan Formosa tại Hà Tĩnh, chính quyền Việt Nam tổ chức cuộc họp báo đầu tiên vào tối ngày 27/04/2016. Cuộc họp báo chỉ hơn 5 phút đã gây thất vọng cho giới truyền thông và dư luận trong nước, trong bối cảnh hiện tượng cá chết lan ra ba tỉnh miền Trung khác, gây lo ngại về một thảm họa sinh thái không lường.
Báo chí trong nước đồng loạt bày tỏ nỗi thất vọng, và thậm chí phẫn nộ, trước việc thứ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam, được giao nhiệm vụ tiếp xúc với báo giới, đã hoàn toàn không dành thời gian cho việc trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ông Võ Tuấn Nhân chỉ nêu ra hai giả thuyết chung chung về nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt : độc tố hóa học do hoạt động con người thải ra và hiện tượng « thủy triều đỏ ». Đại diện của chính quyền Việt Nam khẳng định : « chưa thấy liên hệ nào (giữa việc cá chết hàng loạt) với hoạt động của (công ty) Formosa ».
Cuộc « họp báo » có đầu mà không có cuối nói trên gây nghi ngờ rất lớn trong công luận, về tính chất không minh bạch trong cách xử lý vấn đề của chính quyền. Cuộc họp báo được dự kiến vào đầu buổi chiều, đã đột ngột tuyên bố bị hủy bỏ, đến cuối giờ chiều lại có quyết định sẽ tiến hành, để rồi diễn ra hết sức chóng vánh.
Dư luận trong nước đặt câu hỏi về việc : Phải chăng chính quyền đã bao che cơ sở luyện thép của tập đoàn Đài Loan Formosa. Trong phát biểu trước báo giới nói trên, đại diện chính quyền Việt Nam đã hoàn toàn không nhắc đến trách nhiệm của cơ quan quản lý Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh, nơi trực tiếp giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực này.
Phản ứng của chính quyền cho đến nay không những bị chỉ trích là không minh bạch, mà còn bị đánh giá là quá chậm trễ. Tác hại của nguy cơ độc chất đối với sức khỏe và sinh mạng của cư dân địa phương Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế hiện đang là một dấu hỏi. Nguy cơ cá chết vì độc chất được tuồn ra thị trường cũng gây lo sợ, đặc biệt đối với nhiều tỉnh miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh.
Một bài viết, được đăng tải trên trang Tin Nhanh, của báo mạng Đại Đoàn Kết, khuyến cáo chính quyền : « Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia (…). Với sự nguy hiểm của chất độc, chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này », để có các biện pháp kịp thời, nếu cần, nhằm bảo vệ người dân địa phương.
Bài viết cũng nhấn mạnh đến việc cần làm sáng tỏ việc sử dụng 300 tấn hóa chất mà Formosa đã tuyên bố nhập về Vũng Ánh, để tẩy rửa một số đường ống. Nhà hóa học gốc Việt nổi tiếng Trương Nguyện Thành, đại học Utah Hoa Kỳ, là một trong các tác giả bài viết.
Ngày 27/04, một nhóm các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã đưa lên mạng bản « Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung », sau một ngày nhận được hơn 500 chữ ký. Trước đó, trên mạng lan truyền « Lời kêu gọi xuống đường vì môi trường » tại Hà Nội, Sài Gòn… vào ngày Chủ nhật 01/05.
Trọng Thành
Nguồn : http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-vu-ca-chet-mien-trung-chinh-quyen-viet-nam-ne-tranh
Ấn Độ-Việt Nam : Đối trọng mới của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương?
Ấn Độ không còn che giấu tham vọng đóng một vai trò chính trị và an ninh tích cực hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là nhận xét của tác giả Sylvia Mishra, trong bài phân tích đăng trên trang mạng nationalinterest.org ngày 25/04/2016.
RFI tiếng Việt xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu Quan sát, chuyên gia về chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quan hệ Ấn Độ-Hoa Kỳ.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Sylvia Mishra, vì các lý do chính trị và thương mại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong chính sách tư duy chiến lược của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ có thể chưa đủ khả năng hòa nhập một cách khôn khéo vào khu vực, do thiếu chính sách phù hợp, hiện đại hóa quân sự và tốc độ phi mã của nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, New Delhi đã từng bước phát triển trọng lượng chiến lược và kinh tế của mình thông qua “Chính sách hướng Đông” (Act East policy) và theo đuổi chinh sách ngoại giao đa phương.
Đọc thêm: Ấn Độ thách thức Bắc Kinh khi tăng cường quan hệ với Việt Nam
Trong bối cảnh tăng cường an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một quốc gia quan trọng giúp Ấn Độ có thể hiện diện và duy trì vị trí trong khu vực là Việt Nam. Trong vài năm gần đây, vai trò ngoại giao của Hà Nội đã gia tăng trong tính toán chiến lược của New Delhi. Giữa một “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và một “Chính sách hướng Tây” của Việt Nam, cả hai nước có một cơ hội lịch sử để hình thành sự cân bằng quyền lực ở châu Á.
Ấn Độ-Việt Nam và truyền thống bang giao
Chính quyền Modi đã đánh dấu sự chín chắn trong chiến lược châu Á của Ấn Độ, thể hiện qua việc cam kết tăng cường và nâng mối quan hệ với Việt Nam ở cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, cả hai nước cần phải nỗ lực nhiều hơn để xây dựng chiến lược phối hợp ngoại giao và quân sự một cách rõ ràng hơn và gần gũi hơn. Sự lo ngại trước những yêu sách bành trướng và thái độ ngang nhiên coi thường các nguyên tắc quốc tế của Trung Quốc càng giải thích việc New Delhi và Hà Nội cải thiện quan hệ song phương.
Ấn Độ và Việt Nam đã có nền tảng tảng quan hệ ngoại giao chặt chẽ được Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng Ấn Độ đầu tiên và chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh thiết lập trong chuyến công du Ấn Độ tháng 02/1958. Tuy nhiên, cả hai nước cần phải vượt trên cả những nền tảng lịch sử này để xây dựng cơ chế chính trị-quân sự mới hoàn toàn thích ứng với một trật tự châu Á đang phát triển. Tương lai rộng mở cho mọi mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa hai nước, trong các lĩnh vực phát triển hợp tác quốc phòng, ngoại giao, hải quân hay thương mại và đầu tư.
Gần đây, trong chuyến thăm chính thức New Delhi vào tháng 05/2014 của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, các nhà lãnh đạo hai nước tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng thông qua đối thoại an ninh, xây dựng năng lực và hành động nhân đạo rà xóa bom mìn theo quy định của Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus).
Hai nước cũng đã ký một biên bản ghi nhớ về hạn mức tín dụng, theo đó Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để mua trang thiết bị quốc phòng. Nằm trong khoản vay trên có đơn hàng Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam bốn tàu tuần tra ngoài khơi. Những sự kiện này cho thấy, một mặt, Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành một nước xuất khẩu vũ khí ; mặt khác, quốc gia Nam Á này cũng mong muốn góp phần nâng cao năng lực quốc phòng của Việt Nam.
Đọc thêm: Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra cao tốc
Tuy nhiên, việc New Delhi hỗ trợ Hà Nội hiện đại hóa lực lượng quân sự không phải là điều mới mẻ. Trước đó, dưới thời chính phủ của đảng Liên minh Tiến Bộ Thống nhất (United Progressive Alliance, UPA) đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán chuyển giao các tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos do Ấn Độ sản xuất. Nhưng quá trình đàm phán không mấy tiến triển do đảng Liên minh Tiến Bộ Thống nhất tỏ ra do dự trong việc xuất khẩu vũ khí quốc phòng. Từ hai năm qua, chính phủ của ông Modi cũng đã không thúc đẩy được quá trình này.
Việt Nam cũng đã tìm cách hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải. Cả hai nước đã tham gia vào trao đổi tàu thuyền thường xuyên, trong khi các sĩ quan Ấn Độ huấn luyện cho các lực lượng tàu ngầm Việt Nam. Trước những tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền trên gần hết vùng Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam đã phải nỗ lực để giữ lãnh thổ trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng tiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên các rạn san hô.
Đọc thêm: Triển khai sang Biển Đông: Tàu chiến Ấn Độ thăm cảng Đà Nẵng
Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research, SIPRI) nhấn mạnh rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 46% lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu trong vòng 5 năm trở lại đây. Cuộc chạy đua vũ trang cũng chứng tỏ tính thiếu an toàn tại khu vực này, nơi Trung Quốc “bắt nạt” các nước láng giềng nhỏ hơn song lại không bị trừng phạt.
Từ lâu, Ấn Độ rất thận trọng với các bên tranh chấp lãnh thổ. Nhưng dưới thời chính quyền Modi có một sự thay đổi chính sách ngày càng rõ nét. Hiện New Delhi tiếp cận vấn đề này một cách thực dụng hơn và không ngại làm “mếch lòng” Trung Quốc.
Ấn Độ hưởng ứng chính sách “xoay trục” sang châu Á của Mỹ
Tuyên bố “Tầm nhìn chiến lược” Ấn Độ-Mỹ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với việc ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông là một trong những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi chính sách trên. Mặc dù New Delhi đã từ chối nhiều cuộc đàm phán về tuần tra chung ở Biển Đông với Hoa Kỳ, nhưng Ấn Độ đang dần để lộ rõ tham vọng đảm trách vai trò an ninh quan trọng hơn để khôi phục trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực này.
Nhìn xa hơn, quan hệ hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam trước hết là sự hưởng ứng ngày càng mạnh mẽ đối với chính sách “tái cân bằng” của Mỹ. Ấn Độ, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc ngăn chặn hành vi thống trị của Trung Quốc trên các tuyến đường thương mại hàng hải, cũng như các yêu sách đòi hỏi chủ quyền và hành vi chiếm đoạt lãnh thổ của Bắc Kinh.
Đọc thêm: Tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông tập trận với các nước Đông Nam Á
Vào thời điểm khi Trung Quốc đang triển khai hệ thống tên lửa tiên tiến địa đối không trên các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam coi sự hiện diện của Hoa Kỳ như một lá chắn chống lại sức mạnh quân sự ngày càng hùng hậu của Bắc Kinh. Chắc chắn, quân đội Hoa Kỳ đồn trú trong khu vực sẽ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến sự cân bằng sức mạnh tại đây. Tuy nhiên, duy trì ngoại giao và sự hỗ trợ an ninh với các nhân tố khác trong vùng như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc sẽ là một lực cản đáng kể. Thêm vào đó là lời cam kết về kinh tế của New Delhi với Việt Nam và các nước châu Á-Thái Bình Dương khác cũng là một yếu tố giúp các quốc gia khác nhìn nhận Ấn Độ như một cán cân tái cân bằng trong vùng.
Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác thương mại Ấn Độ và Việt Nam vẫn còn chưa phát triển mạnh. Trong khi thương mại của Ấn Độ với Việt Nam ở mức thấp đáng ngạc nhiên, chỉ vào khoảng 8,08 tỉ đô la (năm 2014), thì ngược lại giao thương Việt Nam-Trung Quốc không ngừng tăng, bất chấp những tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ nhiều thế kỷ, đạt 66 tỉ đô la (năm 2015).
Theo một báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, có khoảng 1.346 dự án của Trung Quốc đang được thực hiện tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 10,4 tỉ đô la. Như vậy, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ chín trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vẫn theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng mạnh vốn đầu tư : từ 312 triệu đô la vào năm 2012 lên tới 2,3 tỉ đô la vào năm 2013 và cuối cùng là 7,9 tỉ đô la vào năm 2014.
Đọc thêm: Việt – Ấn mở rộng hợp tác dầu khí Biển Đông bất chấp Trung Quốc
Là thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Việt Nam muốn tận dụng các khoản đầu tư Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Chính vì vậy, để đáp ứng những ràng buộc kinh tế, giới doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nỗ lực để kiềm chế làn sóng bạo lực và bài Trung Quốc trong những năm gần đây.
Cách Ấn Độ tiếp cận thực tế với Việt Nam nên bao gồm cả quan hệ chiến lược và quốc phòng, cũng như thúc đẩy chính sách thương mại và đầu tư đầy tiềm lực trong các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, dược phẩm, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt. Những nỗ lực để xây dựng hợp tác song phương này không chỉ là chìa khoá cho tái cân bằng quyền lực châu Á, mà còn mở đường cho vai trò chủ đạo của Ấn Độ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thu Hằng
Nguồn : http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160428-an-do-viet-nam-doi-trong-moi-cua-trung-quoc-o-chau-a-thai-binh-duong
Hội Nghề cá VN: cá chết không liên quan tảo nở hoa
Theo T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam, các dấu hiệu của vụ cá chết vừa qua không thấy liên quan đến tảo nở hoa, do không có các dấu hiệu đặc trưng như xác tảo giạt vào bờ gây ô nhiễm, tảo nở dày đặc gây đổi màu nước, cá chết tầng đáy chứ không phải tầng mặt như chết do tảo.
Theo Hội Nghề cá, đến thời điểm này nguyên nhân cá chết do độc chất là có cơ sở nhất.
Hội Nghề cá cũng đặt ra những câu hỏi đang là băn khoăn của ngư dân: Khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh nơi xảy ra cá chết đầu tiên có bao nhiêu nhà máy xả thải ra biển? 300 tấn hóa chất Formosa đã nhập về đã sử dụng bao nhiêu và có xả thải ra biển? Kết quả phân tích độc chất trong mang và dạ dày cá chết?
T.Ư Hội Nghề cá cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngư dân và người nuôi cá lồng bị thiệt hại 15 kg gạo/người/tháng từ tháng 4 đến khi có thể tái sản xuất, đồng thời cử người thu gom cá chết, tránh xảy ra việc dùng cá chết làm thực phẩm.
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160428/hoi-nghe-ca-vn-ca-chet-khong-lien-quan-tao-no-hoa/1092349.html
Cá chết, tôm chết, nghêu chết, làng chài điêu đứng
TTO – Cá chết, tôm chết, nghêu chết… Hàng vạn ngư dân làng chài lâm vào cảnh điêu đứng. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực… Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Dãy nhà hàng ở làng bè xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chạy dọc xuống cảng Vũng Áng đóng im ỉm. Những dãy nhà hàng hải sản không một bóng người. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực… Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Cắm thuyền, treo lưới
Làng bè – nơi mỗi sáng có hàng trăm thuyền câu lớn nhỏ tấp nập cập cảng, kẻ bán người mua xôm tụ – sáng 27-4 vắng lặng người. Bà Mai Thị Hương, vợ một ngư dân, lót nón lá ngồi thở dài: “Chừ có cá cho họ cũng không lấy, bán ai mua”.
Bà Hương cho biết cả nhà bà có 6 người, tất cả phụ thuộc chiếc thuyền câu hằng đêm nhưng gần 20 ngày nay phải treo lưới, kéo thuyền cắm bãi. Người dân sợ cá chẳng ai dám ăn nên việc đánh cá gần như đóng băng toàn bộ.
Chạy ngược về phía nam, chiều trên bãi biển Ba Đồng (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh) gió thổi ràn rạt. Hơn 30 chiếc thuyền nhỏ đánh bãi ngang của ngư dân được kéo hẳn lên bờ. Khoảng 6-7 ngư dân đang xếp mành lưới cũ sau 4 ngày đi biển về. Một ít cá lưỡi trâu, hơn chục ký cá chai chất chồng trong một thùng xốp nhưng tuyệt nhiên không một bóng người mua.
Bà Mai Thị Thảo mím môi nói như trút giận lên chúng tôi: “Các anh vào xem. Thùng cá này trước đây bán ít nhất cũng hơn 1 triệu đồng. Ký cá chai bán 150.000 đồng, giờ đi đánh về không ai mua, lại mang ra biển đổ. Tại sao?”.
Cầm hai con cá chai trên tay, bà Thảo nước mắt ngắn dài bảo rằng chiếc thuyền nhỏ này là vật dụng nuôi sống vợ chồng bà và 6 đứa con đang độ tuổi ăn học, bây giờ thì tắt ngúm. “Hai đứa lớn học ở TP.HCM, mấy đứa nhỏ học phổ thông ở đây. Vợ chồng tôi tối đi kéo lưới về bán cá nuôi nó. Mấy ngày nay nó gọi điện về hỏi tiền. Tôi chỉ biết khóc” – bà Thảo nghèn nghẹn.
Lão ngư Lê Luyến (78 tuổi, người xã Kỳ Nam) gỡ ra từ tấm lưới mắt nguyên cái xương cá to bằng ngón tay, lắc đầu bảo: “Tình trạng này kéo dài thì ngư dân đánh bắt ven bờ chỉ biết chết đói”.
Ông Luyến kể lúc trước ở cái làng cũ xã Kỳ Lợi còn có ruộng vườn, hết cá hay mùa biển động còn có thứ sinh nhai. Nay tái định cư lên xã Kỳ Nam, nhường đất cho xây dựng nhà máy Formosa để đi sống trên đất phân nền như thành phố, không đánh cá không biết làm sao sinh sống.
Quay về làng Kỳ Hà, gặp ngư dân Nguyễn Bá Lựu đang chếnh choáng, ngồi thừ trên bờ đê. Ông Lựu bảo để có cái sinh nhai, ông bỏ tay chèo đi phụ hồ gần nửa tháng nay. Chưa quen việc mới, bàn tay ông rách bươm, rướm máu.
Ngồi cùng những ngư dân, chủ tịch UBND xã Kỳ Hà Lê Văn Luyện cho biết: “Toàn xã có hơn 200 tàu thuyền, trên 500 lao động nghề biển, bây giờ gần như gác chèo toàn bộ. Ra biển cá ít, đánh cá được về bán cũng không được nên chẳng còn ai tha thiết. Chính quyền xã đang chờ cấp trên hỗ trợ”.
Nghêu cá chết, người lâm nợ
Bì bõm dưới dòng sông nơi chiếc lồng cá nuôi trống trơn, lão ngư Mai Khuyến (67 tuổi, thôn Tấn Thắng, xã Kỳ Hà) nói không nên lời. Ông Khuyến bảo bao nhiêu vốn liếng trút hết vào bè cá, bất ngờ trắng tay chỉ sau một đêm.
“Chưa kể tiền đóng bè, chỉ tiền cá giống, tiền công chăm sóc đã hơn 50 triệu đồng. Vậy mà bè cá gần 4.000 con chết gần hết, nay chỉ còn lưa thưa vài mống” – ông Khuyến than vãn. Ông nói hàng chục bè cá ở xóm Cửa Khẩu này đều chết sạch như vậy. Ai cũng buồn như nhau, không ai còn than vãn cùng ai.
Người nuôi nghêu cũng lâm vào cảnh nợ nần. Chị Trần Thị Mại (28 tuổi, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) ngồi thừ trên đê nhìn ra biển thẫn thờ.
Cánh đồng nghêu 1ha của chị cùng bà con chòm xóm chết trắng. Kéo vạt áo lau dòng nước mắt, chị Mại bảo: “Cả gia đình hi vọng vào cánh đồng nghêu, chuẩn bị thu hoạch bán dịp 30-4, ai ngờ nó chết vùi trong bùn đất lúc nào không hay. Chưa kịp mừng vì nghêu được mùa thì đống nợ vay nuôi nghêu 100 triệu đồng từ ngân hàng bỗng dưng ập xuống”.
Bà Mai Thị Nhạn có 1,5ha nghêu, dự kiến thu hoạch 18-20 tấn nghêu nay bỗng dưng trắng tay và thành con nợ trong chốc lát. “Nếu bị dịch chỉ mất 20-30% là cùng, năm nay đột nhiên nó chết sạch. 200 triệu tiền vay ngân hàng tôi chưa biết làm sao” – bà Nhạn thẫn thờ.
TẤN VŨ – HỒ VĂN – HỮU KHÁ – VĂN ĐỊNH
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/thi-truong/20160428/ca-chet-tom-chet-ngheu-chet-lang-chai-dieu-dung/1091947.html
Ngăn chặn nguồn cá chết tuồn về TP.HCM
TTO – Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM khẳng định TP sẽ phối hợp với các địa phương đang xảy ra tình trạng cá chết để kiểm soát, ngăn chặn từ xa việc tuồn hàng về TP tiêu thụ.
Trưa 28-4, tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội TP, trả lời câu hỏi của PV Tuổi Trẻ về việc TP có biện pháp nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân nếu có tình trạng thương lái vận chuyển cá chết từ miền trung vào TP tiêu thụ, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP nhận định sự kiện cá tôm chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền trung trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân TP.
Theo ông Hoan, TP.HCM là nơi rất nhạy cảm và chịu ảnh hưởng từ những biến động xảy ra ở các vùng miền khác.
Đợt hạn hán, xâm nhập mặn của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vừa qua đã góp phần ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật, tình hình mua bán lương thực, thực phẩm, thói quen tiêu dùng ở TP. Lần này, việc cá tôm chết cũng ảnh hưởng không kém.
Theo ông Hoan, trong thực tế, đã có báo đăng chuyện người dân, thương lái thu gom cá chết về làm thức ăn chăn nuôi hoặc đem mua đi bán lại rất phức tạp, đồng thời cho biết TP đã nắm được thông tin là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã nghiêm cấm hành vi vận chuyển, tiêu thụ cá chết này.
Về phía TP.HCM, ông Hoan bày tỏ “nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn những thực phẩm bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến du lịch của TP. Hiện nay du lịch các địa phương cũng đang gặp khó, TP.HCM cũng sẽ gặp khó khăn”.
Ông Hoan khẳng định TP sẽ phối hợp với các địa phương đang xảy ra tình trạng cá chết để kiểm soát, ngăn chặn từ xa việc tuồn hàng về TP tiêu thụ. Hiện các doanh nghiệp chế biến, cung cấp thủy, hải sản của TP cũng đã chủ động chuyển vùng thu mua lùi về các tỉnh từ Nha Trang trở vào để phục vụ cho nhu cầu người dân TP.
MAI HƯƠNG
Nguồn : http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160428/ngan-chan-nguon-ca-chet-tuon-ve-tphcm/1092202.html
Nhận xét
Đăng nhận xét