Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng khai hỏa để vãn hồi ổn định tại biển Đông?

Hàng không mẫu hạm Mỹ trên biển Đông
Hàng không mẫu hạm Mỹ trên biển Đô
 
Chính phủ Obama chưa bao giờ hiểu rõ một cách tận tường sự lấn hiếp hung hãn hiếu chiến của Trung Cộng lên các nước trong vùng Đông Nam Á, vốn rất cần được Hoa Kỳ bảo vệ cũng như vẫn còn lũng lơ lưỡng lự đối sách làm thế nào để đối phó với sự hung hãn hiếu chiến này. Và bởi vì còn thờ ơ, đối sách của Hoa Kỳ tại biển Đông vẫn chưa được điều nghiên kỹ lưỡng là có hiệu quả hay không. Cũng chính vì sự thơ ơ này mà đối sách có thể là thiếu hiệu quả được mặc nhiên thừa nhận đồng tình (bởi giới chiến lược gia) mà không cần suy tính cân phân lợi hại.
Quá hiển nhiên ai ai cũng thấy rõ chủ đích của Hoa Kỳ là gì trước tình thế hiện nay ở biển Đông. Đó là “tương kế tựu kế” vận dụng tình thế Trung Cộng ngày một hung hãn khiến các nước trong vùng không còn lựa chọn nào khác mà phải đi đến một liên minh ngoại giao-quân sự một cách tự nguyện chặt chẽ để tạo sức mạnh phản kháng lại sự hung hãn của Trung Cộng trên mặt đối ngoại lẫn mặt quốc phòng dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.
Ngoại trừ một vài quốc gia chịu hoàn toàn ảnh huởng của Bắc Kinh, hầu hết các nước trong vùng đã thật sự bị chiến lược này của Hoa Kỳ cuốn hút. Phải thừa nhận đây là một điều rất tốt vì nếu như đối sách này thật sự hiệu quả như mong muốn thì hòa bình và thịnh vượng tại Đông Nam Á sẽ lại được tiếp tục duy trì như đã thấy bấy lâu nay- tiếp tục góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng cũng như tiếp tục duy trì vị thế siêu cường của Hoa Kỳ trong vùng.
Câu hỏi mấu chốt của vấn đề là liệu đối sách này của Hoa Kỳ có còn thật sự hữu hiệu với tình thế hiện nay? – Hai chiến lược gia Robert Manning và Jim Przystup thì cho rằng đối sách này vẫn còn hiệu quả. Trong bài nghiên cứu của họ ở East Asia Forum với tựa đề: “ Trật tự mới ở Đông Nam Á sẽ như thế nào?“, cả hai điều khẳng định đối sách hiện nay của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì Á Châu trong trật tự ổn định đã có sẳn bây lâu nay kể từ sau thời đệ Nhị thế chiến, một trật tự vốn tạo ra ổn định và phát triển như đã thấy, và quan trọng hơn hết, cả hai người điều khẳng định đối sách này kìm hãm sự hung hãn của Trung Cộng một cách rất hiệu quả(?!)
Hai vị này cho rằng việc gì cần phải thay đổi đối sách hiện nay nếu có thể dùng ngoại giao ép buộc Trung Cộng bằng từ bỏ tham vọng bành trướng hung hãn của mình.
Tôi (giáo sư Huge White) đồng ý là trật tự trước giờ sẵn có tại châu Á do Hoa Kỳ thiết lập (sau đệ Nhị thế chiến) rất hữu hiệu cho ổn định và phát triển cho cả vùng nhưng lại không đồng ý là đối sách sử dụng sức ép ngoại giao hiện nay của Hoa Kỳ có thể ép buộc Trung Cộng từ bỏ ý đồ bành trướng của mình. Phải, ổn định và phát triển do Hoa Kỳ thiết lập bấy lâu nay tại Á Châu thật là tuyệt vời nhưng tôi không tin rằng đối sách hiện nay của Hoa Kỳ sẽ giúp tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển này. Và trong lúc đối sách này đang trên đà đổ vỡ, tôi lo sợ Washington nay chỉ còn hai lựa chọn mà thôi: Hoặc là từ bỏ vị trí lãnh đạo của mỉnh tại Đông Nam Á bằng cách bỏ rơi khu vực này hoặc là phải khai hỏa thẳng vào Trung Cộng. Để né tránh hai lựa chon ngặt nghèo mà tôi đã nêu trên thì Hoa Kỳ cần phải có một đối sách mới.
Có ba lý do tại sao đối sách hiện nay của Washington hoàn toàn không hiệu quả:
Lý do trước hết, đối sách hiện nay của Hoa Kỳ coi trọng quá nhiều vào quyết tâm của các nước đồng minh trong vùng. Đương nhiên, các nước trong vùng điều bực bực tức sự hung hãn bành trướng của Trung Cộng nhưng không một nước nào thật sự muốn đối đầu trực diện với Trung Cộng trên cả hai phương diện đối ngoại lẫn quốc phòng khi cân đo xét đoán lợi hại dựa trên thực lực để rồi đi đến quyết định quyết tâm liên minh với Hoa Kỳ cho hậu sự lâu dài.
Hãy lấy nước Úc làm thí dụ. Úc là đồng minh thân cận lâu đời nhất của Hoa Kỳ, hợp tác sát cánh chiến đấu bên nhau từ thời đệ Nhị, và lúc nào cũng sẳn sàng đồng tình với Hoa Kỳ trong việc chỉ trích Bắc Kinh, thế nhưng Úc vẫn cương quyết không bao giờ đoạn tuyệt bang giao với Bắc Kinh nếu cần thiết bất chấp căng thẳng có thể ngày một leo thang trong vùng. Thậm chí, Úc cũng cương quyết từ chối lựa chọn sẽ đứng về phe nào, Bắc Kinh hay Washington nếu có giao tranh.
Lý do thứ nhì là Hoa Kỳ quên rằng Bắc Kinh rất lì lợm. Washington lúc nào cũng lầm lẫn nghĩ rằng là Tập Cận Bình sẽ trùn bước trước áp lực ngoại giao ngày mỗi tăng từ Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng. Trong bối cánh cần phải nhượng bộ vì có lợi, Bắc Kinh vẫn lùi nhưng chỉ để thực hiện ý đồ tham vọng lớn hơn mà thôi.
Trung Cộng tìm đủ cách thách thức Hoa Kỳ nhằm lấy lại vị trí độc tôn của minh tại Á châu sau một thời gian quá dài cả thế kỷ phải chịu phận tôi đòi luồn lách. Đây là mục tiêu then chốt của giới bu Trung Cộng- một mục tiêu giúp Cộng đảng tiếp tục duy trì quyền lực của mình ở Trung Hoa một cách tuyệt đối, chính đáng và trong vinh quang. Trung Cộng đã từ lâu quyết tâm muốn thay thế Hoa Kỳ khống chế và lãnh đạo vùng Đông Nam Á cũng như xóa bỏ đi trật tự hòa bình ổn định đang có của vùng- một trật tự cần thiết cho sự phát triển cho toàn vùng mà Hoa Kỳ cố duy trì bấy lâu nay.
Cho nên, một thực tế quá rõ ràng là trong 12 tháng qua, áp lực ngoại giao đã không làm Trung Cộng ngừng tay trong việc gây căng thẳng tranh dành lấn chiếm lãnh hải tại biển Đông để tiếp tục thách thức Hoa Kỳ. Chỉ có một quốc gia muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ mới đi thách thức gây hấn kiểu như vậy. Và Trung Cộng rất ung dung khi gây hấn vì biết quá rõ Hoa Kỳ chỉ muốn có hòa bình hơn là muốn có chiến tranh.
Và điều này dẫn đến lý do sai lầm thứ ba của đối sách mà Hoa Thịnh Đốn dùng để đói phó với Bắc Kinh hiện nay- đó là Hoa Kỳ quá tin tưởng vào tâm lý là Bắc Kinh sẽ run sợ trước sức mạnh quân sự của mình. Từ lâu, đường lối ngoại giao của Hoa Thịnh Đốn thành công cũng là nhờ vào tâm lý này. Thế nhưng không những cả xã hội Trung Cộng đều coi thuờng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ mà còn cho rằng Hoa Kỳ vốn rất chết nhát sẽ không dám đương đầu trực diện với Trung Cộng chỉ khiến tổn hao người và của vô số.
Thông qua bài viết có nhan đề:” Đô đốc Hải quân có lon bốn sao muốn khai hỏa ngay- Tòa Bạch Ốc bảo hãy khoan“, thật là dễ dàng nhận thấy chiến dịch tuần tra “Tự Do Hàng Hải” thể hiện Washington do dự vô cùng và ráng tìm đủ cách để giảm bớt leo thang căng thẳng trong vùng với Trung Cộng. Đương nhiên Washington có lý do để do dự, ngay cả Trung Cộng cũng hiểu lý do tại sao Hoa Kỳ do dự: Đó là Washington biết mặc dù sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ưu thế hơn hẳn Trung Cộng về mọi mặt nhưng cũng không đủ để đem đến một chiến thắng hoàn toàn ngay lập tức cho Hoa Kỳ nếu chiến tranh giữa hai nước tại biển Đông xảy ra ngay bây giờ- và khó cho Hoa Kỳ ở chổ là xung đột chỉ có thể né tránh nếu Hoa Kỳ chịu nhường nhịn Trung Cộng. Bầu cử tổng thống hiện đang diễn ra tại Mỹ càng làm cho Trung Cộng tự tin là đối sách của Washington ngăn cản sự bành trướng của mình sẽ chẳng bao giờ được thực thị đúng mức đến nơi đếm chốn.
Sự thật quá rõ ràng là giới lãnh đạo Hoa Kỳ hiện giờ chẳng ai chịu dùng can đảm để trả lời một câu hỏi chiến lược tối quan trọng cho vấn đề này, đó là: “Liệu Hoa Kỳ có sẳn sàn khai hỏa để vãn hồi ổn định tại biển Đông?” Chưa có được câu trả lời “YES” rõ ràng chắc chắn cho câu hỏi chiến lược này thì Washington khó có đủ quyết tâm để đập nát dã tâm của Trung Cộng. Và theo tôi (Huge White) nghĩ- câu trả lời “YES” khó mà có được trong tương lai gần.
Nếu thật sự là như vậy, thì cơ hội để duy trì hòa bình và ổn định như trước đây tại Đông Nam Á sẽ ngày một khó khăn hơn- và đã đến lúc Hoa Kỳ buộc phải hành động để nắm thiệt vững vị thế lãnh đạo trong vùng của mình cũng như giảm bớt sự trổi dậy của Trung Cộng. Điều này đòi hỏi phải thay đổi cách nghĩ cách làm trong đường lối chiến lược mà đối với tất cả chúng ta, đây là một điều rất khó khăn. Can đảm bao giờ cũng là điều khó khăn nhất cho mọi đổi thay.
Hugh White
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Nguồn: Is America Willing to Wage War Against China to Save the Status-Quo?
The answer might suprise you…
———————————————-
Hugh White hiện là giáo sư tại thuộc phân khoa Chiến Lược và Quốc Phòng tại Đại học Quốc gia Úc. Giáo sư Hugh White chuyên nghiên cứu về các chiến lược phòng thủ và đã từng cố vấn vạch định đối sách quốc phòng cho Úc. Từ năm 1985 đến năm 1991, ông là cố vấn quan trọng về quốc phòng cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Kim Beazley cũng như Thủ Tướng Úc Bob Hawke. Ông cũng từng làm chuyên gia phân tích thông tin tình báo cho Cục Dữ Liệu Quốc Gia Úc. Giáo sư cũng đảm nhiệm chức Viện trưởng Viện Nghiên-cứu Chiến-lược Quốc-phòng Úc trong năm năm 2001-2004 .
Vốn là một chuyên gia về chiến lược, lối viết của ông có vẻ thật thà bộc trực nhưng sát thực và phân tích rất sâu sắc khi nhận định về những then chốt yếu mạnh của chiến lược.
Ghi chú của người dịch:
Đây là một bài viết dùng cách viết “Khổng Minh khích tướng Chu Du” rất tinh vi. Mục đích của giáo sư White là muốn nhìn thấy Hoa Kỳ minh bạch hơn quyết tâm của mình trước khi ông ta và nhiều người khác cố vấn khuyên Úc quyết định nhảy vào liên minh chống Trung Cộng sau khi đã thấy Hoa Kỳ đổ quân ồ ạt lên Phi. Lối viết này thường hay đề cao đối phương để chọc tức đồng minh của mình. Thuờng thuờng, những loại bài như vầy xuất hiện là điềm báo sắp có choảng nhau vài năm sau đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù