Tường trình Hội thảo "Vietnam War Summit" ngày 2 - Thứ Tư, 27/4/2016

     

   
  
Hoa Kỳ
Đỗ Văn Phúc - Austin - Buổi chiều ngày 27-4-2016 có các mục:
Chiến tranh tại chính trên đất nhà (The War at Home), có ba tham dự viên là Tom Hayden, Marilyn Young và David Maraniss. Họ nói về những xung đột, phân hoá ngay trong các thành phần, màu da, các giới tại Hoa Kỳ do ảnh hưởng chiến tranh VN mà có lúc đã đi đến việc chính quyền đưa quân đội trấn áp.
Kế đó là hai phóng viên truyền hình nổi tiếng (cánh tả) thời đó: Peter Arnett và Dan Rather,  nói về vai trò và ảnh hưởng của báo chí trong việc hình thành ý niệm về chiến tranh (The War and the Fouth Estate); đồng thời nói về những khó khăn trong việc chuyển tin ở thời đại lệ thuộc vào vận chuyển qua teletype,  so với sự nhanh chóng trong thời đại điện tử. Họ cũng nói về việc giải toả sự kiểm duyệt đối với hình ảnh, bài báo nóng bỏng về chiến trận. Họ thừa nhận rằng báo chí (đệ tứ quyền) đã làm xoay chuyển cách nhìn về chiến tranh.
 
http://kennerly.com/wp-content/uploads/2013/11/NickPeterDHK1-300x206.jpghttp://kennerly.com/wp-content/uploads/2013/11/NickPeterDHK1-300x206.jpg
 Davis H. Kennedy, Peter Arnett & Nick Ut
Cuối cùng trong buổi chiều là phần nói về Sức Mạnh của Hình Ảnh (The Power of Picture) của hai phóng viên chiến trường Nick Ut và Davis Hume Kennedy. Họ đã nhấn mạnh những hình ảnh quả thực đã ảnh hưởng sâu sắc đến công luận như tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên Việt Cộng. Ông Nick Ut đã kể lại trường hợp đặc biệt mà ông chụp được tấm ảnh bé gái Kim Phúc (nay đã trên 50 tuổi, hiện cư trú tại Canada) đang chạy ra từ nơi bị bom napalm với thân hình bị phỏng nặng. Ông cũng kể lại sau đó, ông đã tìm mọi cách đưa Kim Phúc về bệnh viện chữa chạy.
Trong ba phần trên, chỉ có phần này là cử tọa có thể nêu câu hỏi. Tôi sắp hàng ở vị trí thứ tư, dự định đặt câu hỏi tại sao nhiếp ảnh gia không chụp và đăng hình những tội ác của Việt Cộng như trường hợp Tết Mậu Thân. Nhưng điều hợp viên chỉ để cho 3 người hỏi là chấm dứt.
Chương trình buổi tối bắt đầu lúc 6 giờ bằng hai nhà làm phim Ken Burn và Lynn Novick kể về diễn tiến làm bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” do đài truyền hình PBS thực hiện. Bà Lynn Novick kể chuyện khó khăn khi họ đến Việt Nam để phỏng vấn những cựu binh Việt Cộng. Những người Cộng Sản này được tập họp trong một căn phòng và đều trả lời cùng một câu giống nhau theo luận điểm của đảng. Họ phải tìm cách để có thể moi được câu trả lời xuất phát từ nhận thức cá nhân, nhưng người trả lời có vẻ không thoải mái.
Trong phần trình bày của ông Ken Burn, ông đã có câu thú nhận “chúng ta đã phản bội họ (Việt Nam Cộng Hoà), và đã để cho họ chết (We betrayed them and let them die)"
 
 
Ô. Phúc & một người bạn của Hội LLĐB Mỹ
 
 
Sau cùng là phần nói chuyện của John Kerry, người từng tham chiến ở Việt Nam,  nhưng khi trở về Mỹ đã quăng vứt các huy chương để chạy theo nhóm phản chiến và ra điều trần trước Quốc Hội để áp lực chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Ô. Kerry nhận rằng có những sai lầm về lãnh đạo, về chiến lược, và trầm trọng nhất là về các ước đoán căn bản. Ông nhận rằng đã có một cuộc chiến thứ hai (nghĩa bóng) khi người lính Mỹ trở về từ Việt Nam bị khinh thị. Ông đề nghị,  dù cuộc chiến thế nào đi nữa, những người lính phải được đối xử với với phẩm cách.  Sau đó, Kerry nói đến quan hệ Mỹ và Việt Cộng mà ông ta gọi là diễn trình hàn gắn (Healing Process). Ông khoe việc giao thương với Việt Cộng ngày một tăng, đến nay lên tới 45 tỷ đôla mỗi năm. Việc trao đổi giáo dục đã đến 19 ngàn sinh viên Việt Nam du học Hoa Kỳ. Ông khoe những cố gắng và thành công trong việc tìm hài cốt lính Mỹ mất tích. Ông cũng cho rằng trở lại Sài Gòn mấy mươi năm sau chiến tranh, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Điều đáng nói là ông ta cho rằng Cộng Sản Việt Nam coi như chẳng còn là Cộng Sản, vỉ chủ nghĩa Cộng Sản dựa trên kinh tế, mà nay tại Việt Nam đã chuyển qua kinh tế thị trường!  Rồi ông ta cũng cho rằng ở Việt Nam đã có tự do bày tỏ dù có đôi lúc trở ngại)!
Phần nói chuyện của Kerry không cho phép cử toạ đặt câu hỏi. Nên sau đó đã chấm dứt chương trình trong ngày.
 
Nhận định về chương trình hội thảo, ông Paul Woodruff, cựu chiến binh Hoa Kỳ, cố vấn cho QLVNCH, Giáo sư Đại Học UT:
 
♦ Hội thảo Vietnam War Summit phản ảnh một cách thiển cận và kỳ thị; không có ý kiến của người Việt Nam. Họ chỉ coi chiến tranh VN là những gì dính líu tới chúng ta (Mỹ).  Họ tưởng niệm 58000 quân nhân Mỹ, thế còn cả triệu người Việt chết trong chiến tranh? Và hàng trăm ngàn quân nhân VNCH, đồng minh của chúng ta, tử trận? Họ không nhắc đến.
 
Ông Robert Turner, nhà báo nhận định:
♦ Hội thảo đã không phản ảnh: “ý kiến của các thành phần dính líu đến cuộc chiến” (…it doesn’t come close to allowing people to “view all side of the issue” (như ban Tổ chức đã nói]). Trong phần “The War at Home”, chỉ mời các tay phản chiến Tom Hayden, Marilyn Young; mà không có những người từng ủng hộ cuộc chiến. Theo ông, phần này rất quan trọng vì Cộng sản Hà nội đã biết chúng không thể thắng bằng quân sự tại chiến trường; mà đã trói buộc quân đội bằng tuyên truyền với sự ủng hộ của cái gọi là phong trào hoà bình trên thế giới và áp lực tối hậu của Quốc Hội Mỹ.
 
 
Chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình về các buổi hội thảo "Vietnam War Summit" vào ngày 3, tức là ngày chót, 28-4-2016.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?