Điểm Tin thế giới

Formosa 'không liên can' vụ cá chết hàng loại

 
Điểm Tin 1
Image copyright AFP

 

Công ty Formosa Hà Tĩnh nói họ "kinh ngạc" và "không thể hiểu nổi" tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn, công ty nói trong thông cáo ra hôm 26/4.
"Doanh nghiệp chúng tôi biểu thị sự kinh ngạc và cảm thấy làm tiếc, hơn nữa chúng tôi không thể hiểu nổi đối với sự việc tôm cá chết với số lượng lớn lần này," theo thông cáo.
Hãng khẳng định "không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can" của công ty trong vụ việc này, tuy giới chức Việt Nam đã "liên tục vào bên trong công xưởng [của Formosa] tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải" kể từ 22/4 tới nay.
Formosa nói họ hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, và kêu gọi giới chức "điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc", nội dung thông cáo viết.
Thông cáo của Formosa nói từ ngày 22/4 có nhiều đoàn thanh tra Việt Nam “đã liên tục vào bên trong công xưởng của công ty gang thép Formosa tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải”.
“Bởi vì nước thải sau khi xử lý và nước mưa của công ty Formosa trước khi xả ra ngoài đều tiến hành kiểm tra kiểm nghiệm theo quy trình của công ty cũng như của địa phương quy định, phù hợp với tiêu chuẩn nước thải của Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam.”
“Cho tới hiện tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.”
Hãng nói thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát 24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép."
Formosa nói họ "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội.

 
Quan chức Formosa nói báo chí Việt Nam đưa tin rằng Formosa có đường ống dẫn chất thải ra biển ‘trái phép’ nhưng sự thực không phải như thế.
Trả lời phóng viên BBC Cindy Sui từ Đài Loan hôm 25/4, ông Chang Fu-ning nói thực ra “chính phủ Việt Nam đã ra thông báo nói công ty được quyền có đường ống thải như thế”.
Ông Chang cũng cho rằng phía chính quyền Việt Nam “đã lấy mẫu xét nghiệm từ đường ống”.
Báo chí Việt Nam hôm 23/4 cũng trích lời quan chức chính phủ xác nhận chuyện này.
Trước thông tin, đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển là trái phép, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân nói “hoàn toàn không có chuyện đó”, theo VietnamNet.
Ông Nhân khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ “cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam”.
“Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý,” theo lời quan chức Việt Nam.
Tuy vậy, điều này cũng không làm cho một phần dư luận ở Việt Nam bày tỏ quan ngại.
Đây là một trắc nghiệm cho CP Nguyễn Xuân PhúcXuan Phuong Hoang
Các ý kiến ngay trên những trang báo Việt Nam đặt câu hỏi về chuyện không phải có phép hay không mà đường ống đó thải chất gì, ai biết, ai kiểm tra:
“Việc cấp phép mà khi họ xả thải cơ quan chức năng không thể xác định được nước thải đó có chất gì gây hại môi trường hay không thì việc cấp phép có vấn đề. Đây là sự tắc trách trong công việc của Bộ TN&MT.”
“Các ông cấp phép cho xả thải thẳng ra môi trường mà không kiểm soát được Formosa thải cái gì ra thì đó chính là trách nhiệm của các ông.
“Chúng ta không thể chấp nhận việc hủy hoại môi trường sống của chúng ta được nữa. Mọi người hãy suy nghĩ hôm nay là cái chết của con cá, ngày mai chính là cái chết của chúng ta.”
Viết trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, nhiều bạn đọc cũng đặt câu hỏi về những phát biểu của quan chức Formosa về vụ có hay không việc họ tống chất thải gây độc ra biển Việt Nam và trách nhiệm của chính quyền.
Chẳng hạn một ý kiến ký tên Xuan Phuong Hoang:
“Đây là một trắc nghiệm cho CP Nguyễn Xuân Phúc, một khi Formosa đã lên tiếng, vậy TT nên cho kiểm tra thực tế (bằng một tổ chức nước ngoài) để xác nhận lời của họ là đúng hay sai, đồng thời đối chiếu với thông báo của Human Rights về các trường hợp Formosa đã xuất khẩu chất độc hại đến ASEAN.”
Ngay tại Đài Loan
Dù là một tập đoàn có vốn nhiều tỷ USD, Formosa cũng đã từng bị chính quyền Đài Loan phạt vì các vấn đề liên quan đến môi trường.
Chẳng hạn hồi tháng 7/2010, Formosa bị cho là “gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài Loan” sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ.
Cục Bảo vệ Môi trường Đài Loan đã phạt Formosa Plastics Group 1 triệu đô la Đài Loan một ngày vì gây ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, vụ cháy trong khu số 6 hôm 25/7/2010 cũng gây ra cá chết hàng loại ở vùng biển ngoài cảng Mai Liao, gồm cả loài cá heo trắng (white dolphin), gây báo động trong giới bảo vệ môi sinh.
84_cachet2
Image copyrightReuters Vụ cháy tại công viên nước Formosa giữa năm 2015
làm hơn 400 người bị bỏng, 15 người chết
Cũng trong năm 2010, người dân Mai Liao bác bỏ tiền bồi thường mà Formosa bị kiện trong các vụ “gây ung thư”, theo trang Focus Taiwan.
Họ không đồng ý nhận khoản tiền 450 triệu đô là Đài Loan (14,16 triệu USD) cho các chi phí y tế.
Những người dân tham gia vụ kiện nói họ muốn Formosa phải dùng khoản tiền này để phục hồi các khu đất nông nghiệp, ao cá bị ảnh hưởng độc hại.
Cũng liên quan đến Formosa, tuần này, tòa án Đài Loan đã kết án người tổ chức cuộc vui tại công viên nước Formosa Water Park gần Đài Bắc vì vụ cháy khủng khiếp tháng 6/2015.
Bị cáo nhận 4 năm 10 tháng tù trong vụ cháy làm chết 15 người và hàng trăm người bị bỏng, theo BBC Tiếng Trung.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160426_formosa_discharging_pipe

 
85_mitsubishi
Image copyright Getty Images Mitsubishi thừa nhận cho tới nay xác định được 600.000 xe bị ảnh hưởngMitsubishi Motors thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu về các kiểm tra về mức độ tiết kiệm năng lượng từ năm 1991.
Tuần trước hãng này nói số xe hơi có dữ liệu tiết kiệm năng lượng sai lệch là trên 600.000 xe.
Mitsubishi, hãng sản xuất xe hơi lớn thứ sáu của Nhật Bản, đã bán ra hơn một triệu xe hồi năm ngoái.
Hãng nói đã ngưng việc sản xuất và bán xe, và thành lập một ban điều tra độc lập.
Các lãnh đạo công ty, trong đó có Chủ tịch Mitsubishi Motors Tetsuro Aikawa, cúi gập người trong cuộc họp báo tại Tokyo hồi tuần trước.
Ông Aikawa cho biết hiện đang có điều tra về vụ việc và hiện còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Cổ phiếu của Mitsubishi Motors giảm 10% ở Tokyo hôm thứ Ba và cho tới nay cổ phiếu đã mất giá 50% kể từ khi vụ việc xảy ra.
Ông Aikawa nói ông không biết tại sao các nhân viên của ông lại thay đổi kết quả kiểm tra mức độ tiết kiệm năng lượng nhằm khiến cho khoảng cách đi được có vẻ nhiều hơn.
Mitsubishi đã nhiều lần hứa sẽ trong sạch sau khủng hoảng lớn cách đây 15 năm khi họ che giấu có hệ thống các lỗi sản xuất trong phương tiện giao thông.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_mitsubishi

 
86_volsdai
Image copyright Bui Van Phu Dân biểu Zoe Lofgren chào đón cô Vũ Minh Khánh tại San Jose
Hôm thứ Hai 25/4 đại diện hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau tại Thủ đô Washington để bàn thảo về nhân quyền.
Trưa cùng ngày, tại phòng họp của trung tâm VIVO ở San Jose, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang bị Hà Nội giam giữ, là cô Vũ Minh Khánh đã có buổi gặp gỡ báo chí và đại diện người Việt trong vùng.
Bà Dân biểu Zoe Lofgren đã có mặt trong buổi họp báo để chào đón cô Vũ Minh Khánh và tường trình những nỗ lực vận động của bà cũng như của chính giới Mỹ cho sự tự do của luật sư Đài.
Theo lời Dân biểu Lofgren, bà rất quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam. Đến Hà Nội vào năm ngoái, trong một chuyến đi với phái đoàn quốc hội Mỹ do Dân biểu Nancy Pelosi dẫn đầu, khi gặp lãnh đạo Việt Nam bà đã trao cho họ danh sách những tù nhân cần được trả tự do.
Là đồng chủ tịch của Vietnam Caucus là nhóm dân biểu quan tâm đến Việt Nam trong Quốc hội Mỹ, bà Zoe Lofgren đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ cho những người Việt bị giam cầm vì bày tỏ quan điểm hay tranh đấu cho nhân quyền của người Việt Nam.
‘Bị đánh và vứt ra bãi biển’
Theo lời cô Vũ Minh Khánh phát biểu với giới truyền thông, mười ngày trước khi bị bắt, luật sư Đài có đến Nghệ An để dạy một lớp về nhân quyền cho khoảng 60 người. Công an yêu cầu ngưng lớp nhưng đa số người theo học không đồng ý và anh Đài có mời công an vào lớp luôn.
Sau đó trên đường về lại Hà Nội, ô-tô chở anh Đài và mấy người cộng sự đã bị chặn ép vào lề và một nhóm người dùng gậy đánh anh Đài rất nặng, sau đó họ chở ra bãi biển ở Vinh bỏ anh ngoài đó. Cô Khánh đã xúc động khi kể lại sự kiện.
Từ khi bị bắt vào ngày 14/12 năm ngoái đến nay gia đình không được tiếp xúc với anh và luật sư cũng không được phép tham gia bảo chữa. Cô Khánh nói rằng công an cho biết vì anh Đài vi phạm điều 88 luật hình sự với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” nên bị biệt giam.
Cô Khánh rất lo cho sức khoẻ của chồng vì những vết thương sau khi anh Đài bị đánh vẫn chưa lành khi anh bị bắt đi.
Dân biểu Zoe Lofgren cho biết bà rất quan tâm đến trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài. Ba ngày sau khi ông bị bắt, bà đã viết thư cho thủ tướng lúc bấy giờ (là ông Nguyễn Tấn Dũng) yêu cầu trả tự do cho luật sư Đài và hủy bỏ những cáo buộc vi phạm luật pháp được áp đặt cho ông.
Nữ dân biểu vùng San Jose nói luật sư Đài chỉ tranh đấu cho quyền lợi của người dân Việt, cho tự do phát biểu, tự do tôn giáo, bảo vệ người dân, giúp dân hiểu về hiến pháp. Nhà nước Việt Nam thường dùng điều 88 Luật Hình sự để bắt bớ tùy tiện những người tranh đấu cho nhân quyền như luật sư Đài.
‘Yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp’
Bà đã yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp với chính phủ Việt Nam. Ngoài ra các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International và Freedom House cũng đã lên tiếng bênh vực cho luật sư Đài.
Chính phủ Canada, Úc Châu, Liên hiệp Âu châu cùng 38 quốc gia khác cũng rất quan tâm đến trường hợp của luật sư Đài và người phụ tá Lê Thu Hà. Đại sứ nhiều nước khi gặp quan chức Bộ Công an Hà Nội cũng đã nêu lên trường hợp luật sư Đài.
Khi được hỏi những điều gì bà dân biểu có thể làm để bảo đảm những vụ bắt giam tùy tiện những nhà hoạt động nhân quyền sẽ không xảy ra nữa, bà Logren nói rằng Việt Nam cần giao thương với Hoa Kỳ qua TPP và cũng muốn Mỹ giúp bảo vệ Việt Nam trước đe doạ của Trung Quốc vì thế Hoa Kỳ có thể tạo áp lực để Hà Nội có những tiến bộ ý nghĩa và cụ thể trong việc tôn trọng nhân quyền của dân Việt. Giao thương hai nước sẽ không được phát triển nếu không có cải tiến pháp luật để tiến đến một thể chế pháp trị.
Về những gian nan mà cô Vũ Minh Khánh đã hoặc đang phải đối mặt, cô cho biết nhờ tin vào Chúa cô và anh Đài vượt qua được nhiều khó khăn.
Đến Hoa Kỳ từ hôm 14/4, sau chuyến đi vận động cho sự tự do của chồng, khi trở lại Việt Nam cô tiên liệu có thể gặp khó khăn, nhưng là một người vợ, khi chồng gặp nạn thì dù là một phụ nữ yếu đuối cô cũng phải đi để lên tiếng vì đó là bổn phận.
Bà Dân biểu Zoe Lofgren hết lòng ủng hộ những việc là của cô Vũ Minh Khánh. Bà nói chỉ có cô là người hiểu rõ nhất và biết mình phải làm gì cho chồng và bà hân hạnh được đứng bên cạnh cô, hỗ trợ cho cô thay vì đọc biết về cô và luật sư Đài qua những trang báo.
Trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài đã được Hoa Kỳ nêu lên trong kỳ họp đối thoại nhân quyền lần thứ 20 đang diễn ra tại Thủ đô Washington và chắc chắn cũng được đề cấp đến khi Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam vào cuối tháng Năm này.
Khi được hỏi là nếu có một thỏa thuận giữa Washington và Hà Nội để luật sư Đài được trả tự do nhưng phải rời nước ra đi thì cô Vũ Minh Khánh nghĩ sao. Cô trả lời rằng cô và chồng không nghĩ đến việc ra đi sinh sống ở nước ngoài. Cô yêu cầu mọi người vận động mạnh mẽ cho chồng cô được trả tự do để tiếp tục sống trong nước và hoạt động cho nhân quyền của người dân Việt Nam.
Bùi Văn PhúNhà báo độc lập gửi cho BBC Tiếng Việt từ California
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo độc lập sống tại California.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160426_nguyen_van_dai_wife_in_us

 
27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý cùng ký thư ngỏ đề ngày 25/4 đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung và yêu cầu Bộ Công an “cân nhắc khởi tố vụ án hình sự”.
Thư ngỏ của các luật sư đề gửi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
“Chúng tôi đề nghị báo chí và người dân không kết luận Formosa là thủ phạm thảm hoạ này cho đến khi các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xác định nguyên nhân, nguồn gốc và điểm xuất phát của thảm họa”, bức thư viết.
“Chúng tôi đề nghị Bộ Công an yêu cầu cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét vụ thảm họa này, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ luật Hình sự”.
‘Phức tạp’
Trả lời BBC hôm 26/4 từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Luân, một trong các luật sư tham gia thư ngỏ, nói: “Dù chưa biết vụ việc này có hiệu ứng đến đâu, nhưng các luật sư đồng lòng muốn tham gia vụ việc này để tạo tiền lệ cho những vụ xâm hại môi trường về sau và đòi bồi thường cho những ngư dân bị thiệt hại nếu có vụ kiện.”
“Theo tôi, việc khởi tố vụ án hình sự là khả thi, do tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của vụ đầu độc trên diện rộng, bị can thì có thể xác định trong quá trình điều tra,” luật sư cho hay.
Ông Luân cũng dự báo: “Vụ này rất phức tạp, liên quan đến nhiều người nên có thể kéo dài một, hai năm. Do Bộ Luật Hình sự 2015 chưa có hiệu lực về xử lý pháp nhân, nên chỉ có thể áp dụng Bộ Luật Hình sự 1999 và sửa đổi 2009 về việc xử lý hành chính và bồi thường dân sự, có thể sẽ truy tố một số cá nhân trong Formosa do sai phạm của họ.”
Theo luật sư, tòa án một trong các tỉnh miền Trung bị thiệt hại sẽ thụ lý vụ án “nhưng tòa cấp cao cũng có thể lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ án”.
Cùng ngày, trao đổi với BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), một trong các luật sư tham gia thư ngỏ của Liên danh Phục vụ Công lý, nhận định: “Đảng và nhà nước đã sai lầm rất nghiêm trọng khi chủ trương cho phép đầu tư vào địa bàn này.”
“Việc này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng an ninh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, môi trường đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hản sản của người dân,” ông Bình nói.
Một ngày trước, hôm 25/4, trả lời phóng viên BBC Cindy Sui từ Đài Loan, ông Chang Fu-ning nói báo chí Việt Nam đưa tin rằng Formosa có đường ống dẫn chất thải ra biển trái phép nhưng thực ra “chính phủ Việt Nam đã ra thông báo nói công ty được quyền có đường ống thải như thế”.
Ông Chang cũng cho rằng phía chính quyền Việt Nam “đã lấy mẫu xét nghiệm từ đường ống”.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160426_lawyer_fish_death_central_vietnam

 
87_continCanada
Image copyright Reuters Người đàn ông tự nhận là John Ridsdel xuất hiện trong video đòi tiền chuộc của nhóm chiến binh Hồi giáo
Một người đàn ông Canada bị các chiến binh Hồi giáo bắt làm tù nhân đòi tiền chuộc trong nhiều tháng ở Philippines đã bị giết.
John Ridsdel, 68 tuổi, bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc tại một resort cùng ba người khác tháng 9/2015.
Xác nhận cái chết của ông Ridsdel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi đó là “hành động giết người máu lạnh”.
Hôm thứ Hai 25/4, đầu nạn nhân bị cắt lìa và được tìm thấy trên một hòn đảo hẻo lánh của Philippines, nhiều giờ sau khi hết thời hạn chuộc mà nhóm Abu Sayyaf ấn định.
Quân đội Philippines không xác nhận liệu đầu thuộc về một trong những người bị bắt giữ hay không.
Ông Ridsdel bị bắt cóc từ một bến du thuyền gần thành phố Davao cùng một người Canada tên Robert Hall; một người Na Uy tên Kjartan Sekkingstad và một phụ nữ Philippines tên Marites Flor, là bạn gái của ông Hall.
Họ bị đưa đến đảo Jolo, cách đó 500km. Nhóm Abu Sayyaf đưa ra một video ghi hình những người này tháng 11/2015 và đòi 80 triệu đôla Mỹ mới thả họ.
‘Kết cục đau đớn’
Ông Ridsdel sau đó cảnh báo rằng ông sắp bị giết nếu không có tiền chuộc.
Vài giờ sau khi hết thời hạn chuộc, một cái đầu bị cắt rời đã được tìm thấy trên đường phố Jolo. Nhà chức trách Philippines cho hay cái đầu là của một người đàn ông nước ngoài, nhưng vẫn chưa xác nhận chính thức là ai.
Ông Bob Rae, một người bạn của ông Ridsdel, nói với CBC News: “Tôi đã tham gia dàn xếp vụ này sáu tháng nay để tìm giải pháp nhưng cuối cùng lại có một kết cục đau đớn.”
Báo Canada cho hay ông Ridsdel là cựu giám đốc điều hành mỏ than. Ông cũng là người viết báo.
Nhóm Abu Sayyaf thành lập những năm 1990 với sự tài trợ từ al-Qaeda, và đang đấu tranh để hình thành cho một tỉnh Hồi giáo độc lập ở Philippines.
Một trong những chỉ huy của nhóm này gần đây đã cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm này cũng đang giam giữ một số người nước ngoài khác.
18 binh sĩ Philippines đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với các tay súng trên đảo Basilan gần đảo Jolo hồi đầu tháng này.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_hostage_canada_killed_philippines

 
88_taulan1
Image copyright DCNS Australia
Pháp đã giành được hợp đồng 50 tỷ đôla Úc (27 tỷ bảng) đóng 12 tàu ngầm cho Hải quân Úc, vượt qua các nhà thầu từ Nhật Bản và Đức.
Thỏa thuận vốn được Thủ tướng Malcolm Turnbull công bố là hợp đồng quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của Úc.
Các tàu ngầm “Cá nhồng Vây ngắn” này sẽ được đóng tại ở Thành phố Adelaide và dùng thép Úc cũng như tạo ra 2.800 việc làm, ông Turnbull nói.
Nhật Bản, bên đã đi đầu trong quá trình đấu thầu, cho biết quyết định này là “hết sức đáng tiếc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani cho biết Nhật Bản sẽ “hỏi Úc giải thích lý do tại sao họ đã không chọn thiết kế của chúng tôi”.
88_taulan2
Image copyright Other Tàu ngầm Lớp Collins được cho là đã lạc hậu.
Ông Turnbull nói rằng quyết định được đưa ra sau một quá trình đấu thầu 15 tháng đã “đảm bảo tương lai của lực lượng hải quân của Úc trong nhiều thập niên tới”.
“Người lao động Úc sẽ được xây dựng tàu ngầm Úc với thép của Úc.”
Chính phủ cho biết hạm đội tàu ngầm Lớp Collins hiện nay đang bị cũ và cần thay thế.
Một đội tàu ngầm mạnh mẽ được xem là quan trọng đối với một đảo quốc như Australia để tiến hành hoạt động giám sát, đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của các nước như Trung Quốc và để hỗ trợ cho các đồng minh của Úc.
Mỗi chiếc tàu ngầm Cá nhồng Vây ngắn có chiều dài hơn 90 mét và chạy êm hơn tàu ngầm sử dụng hệ thống cánh quạt đẩy trước đây.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_france_won_australian_sub_contract
 
89_bangladesh
Image copyrigh tother Xulhaz Mannan bị sát hại bằng dao tại nhà
Cảnh sát Bangladesh nói một biên tập viên, nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính của tạp chí cho người LGBT (người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới) duy nhất ở nước này đã bị chém chết.
Đại sứ quán Mỹ ở Bangladesh lên án hành vi sát hại Xulhaz Mannan. Ông cũng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ.
Một người khác bị thương khi các kẻ tấn công đột nhập vào căn hộ của họ tại Dhaka.
Từ tháng 2/2015, các dân quân bị tình nghi đã giết nhiều nhà báo là người không có tôn giáo hoặc vô thần, cũng như sát hại nhiều thành viên của các cộng đồng tôn giáo thiểu số.
Hai người này bị giết chỉ hai ngày sau khi một giáo sư đại học bị chém chết bởi một kẻ bị tình nghi là dân quân Hồi giáo.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS nhận trách nhiệm các vụ tấn công, mặc dù chính quyền Bangladesh nói không có tổ chức IS ở đất nước này.
“Tôi bị tổn thương vì vụ sát hại man rợ Xulhaz Mannan và một người Bangladesh trẻ khác.” – Đại sứ Mỹ Marcia Bernicat nói.
“Chúng tôi căm ghét hành động bạo lực vô cảm này và thúc giục chính phủ Bangladesh bắt những kẻ phạm tội đằng sau vụ giết người này bằng những biện pháp mạnh mẽ nhất.” – Bà nói.
Những đe dọa mới
Biên tập viên BBC Bangladesh Sabir Mustafa cho biết các nhân viên làm việc tại tờ Roopbaan, một tạp chí và nhóm các nhà hoạt động vì quyền của cộng đồng người LGBT phải cẩn thận bảo vệ danh tính của mình, nhưng không nghĩ rằng họ bị đe dọa đến tính mạng.
Biên tập viên này nói những kẻ cực đoan bị tình nghi ở Bangladesh đang cảm thấy chúng có thể giết người mà vẫn được miễn tội.
Một phóng viên ảnh người Anh quen ông Mannan và nạn nhân còn lại tên Tanay Mojumdar. Ông nói họ và bạn bè đã lập tờ báo Roopbaan với mục đích giúp cộng đồng LGBT được chấp nhận rộng rãi hơn.
Đồng tính được coi là bất hợp pháp ở Bangladesh và đây vẫn là vấn đề nhạy cảm trong xã hội.
Nhiếp ảnh gia nói cả hai người đều công khai mình đồng tính và tin rằng nếu có thêm nhiều người đồng tính Bangladesh công khai bản thân, quốc gia này sẽ chấp nhận họ.
Họ cũng là người tổ chức cuộc “Diễu hành Cầu vồng” thường niên, tổ chức vào dịp năm mới ở Bangladesh vào ngày 14/4, từ năm 2014. Cuộc diễu hành năm nay bị cảnh sát cấm vì lý do an ninh.
Việc sát hại họ nhằm mục đích làm cộng đồng người đồng tính ở Bangladesh sợ hãi, ông nói.
Blogger nổi tiếng nhất ở Bangladesh nói ông đã nhận được đe dọa sát hại hôm Chủ Nhật 24/4.
Imran Sarker, người lãnh đạo cuộc tuần hành bởi những nhà hoạt động thế tục vào năm 2013 chống lại các lãnh đạo Hồi giáo, nói ông nhận được cuộc điện thoại nói ông sẽ sớm “bị giết”.
Đầu tháng này, một sinh viên Bangladesh bày tỏ quan điểm thế tục trên mạng đã bị chém bằng dao phay và sau đó bắn chết ở Dhaka.
Năm ngoái, bốn blogger bày tỏ quan điểm thế tục cũng bị giết bằng dao.
Bốn blogger này xuất hiện trong danh sách 84 “blogger vô thần” do các nhóm Hồi giáo lập ra vào năm 2013 và được lưu hành rộng rãi.
Tại Bangladesh, đã từng xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số như người Shia, Sufi và Hồi giáo Ahmadi, Thiên Chúa Giáo và Hindu.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_bangladesh_editor_hacked_dead

 
90_concorde1
Image copyright Boeing
Vào tháng 11/1962, chính phủ Anh và Pháp công bố một thoả thuận khiến các nhà sản xuất máy bay Mỹ phải đau đầu.
Hai quốc gia tuyên bố kế hoạch hợp tác để cùng cho ra một loại phi cơ mới, có khả năng bay nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh.
Concorde sẽ là chiếc máy bay dân dụng hiện đại nhất thế giới, một sản phẩm nhằm cho thấy khả năng của các nhà sản xuất máy bay châu Âu trong việc cho ra những thiết kế đáng gờm nhất.
Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, John F Kenedy, đã bất ngờ chấp nhận thách thức: chiếc Concorde của liên doanh Anh-Pháp sẽ có đối thủ cạnh tranh – Mỹ sẽ tạo ra sản phẩm so đọ với thiết kế của châu Âu, tức là sẽ cho ra một loại phi cơ phản lực chở khách khổng lồ, có thể bay nhanh hơn đạn.
Cuộc đua với Anh-Pháp và Nga
Dự án được nhà nước tài trợ đã chọn lựa hai mẫu thiết kế để cân nhắc thêm, một của hãng khổng lồ Boeing, và một của Lockheed.
Thế nhưng do những biến động chính trị, các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, và do chi phí leo thang quá cao, chương trình này đã diễn ra không suôn sẻ. Cả hai phiên bản ‘Concorde Mỹ’ đều chưa bao giờ cất cánh.
Nay, việc thực hiện các chuyến bay siêu thanh đang được bàn trở lại ở Mỹ, sau hơn 45 năm bị bỏ quên.
Lockheed gần đây tuyên bố việc hợp tác với Nasa để thiết kế ra một loại máy bay phản lực siêu thanh gây tiếng động ồn ào ít hơn và rồi một ngày sẽ chở được hành khách.
Người ta có thể học được gì từ câu chuyện ‘Concorde Mỹ’ thất bại ngày trước?
Hồi thập niên 1960, Boeing và Lockheed là hai trong số các nhà sản xuất máy bay lão luyện nhất thế giới.
Boeing đã cách mạng hoá việc di chuyển bằng đường hàng không với những chiếc máy bay phản lực có độ tin cậy cao hơn bao giờ hết.
Lockheed thì đã thiết kế ra chiếc máy bay đầu tiên có thể bay nhanh hơn gấp đôi tốc độ âm thanh, chiếc F-104 Starfighter, và đang nghiên cứu nhằm cho ra những thiết kế phi cơ quân sự thậm chí còn bay nhanh hơn thế.
90_concorde2
Image copyright Getty Việc Anh và Pháp tuyên bố hợp tác sản xuất Concorde khiến cho Hoa Kỳ quan ngại
Thậm chí ngay trước khi dự án Concorde được công bố, các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã nghiêm túc nghiên cứu tính khả thi của việc chế tạo ra chiếc phi cơ siêu thanh phục vụ mục đích dân sự, gọi là Vận tải Siêu thanh (SST).
Công ty Douglas Aircraft đã đưa ra một mẫu thử nghiệm (concept) hồi 1961, có thể bay nhanh gấp ba lần vận tốc âm thanh (Mach 3).
Douglas không chỉ tin rằng loại máy bay đó có thể bắt đầu tung cánh từ năm 1970, mà còn tin là sẽ có thị trường cho hàng trăm chiếc như thế.
Concorde không phải là lý do duy nhất khiến Hoa Kỳ chú tâm vào.
Phía bên kia Tấm màn Sắt, phòng nghiên cứu của khoa học gia người Nga Tupolev khi đó cũng đang nghiên cứu việc cho ra một loại máy ay siêu thanh, chiếc Tu-144.
Đánh bại được cuộc chơi máy bay siêu thanh của Anh và Pháp là một điểm, và phô trương thành tựu trước người Nga lại là một điểm khác nữa cần đạt được.
Cuộc chinh phục kỹ thuật máy bay siêu thanh với Hoa Kỳ trở nên quan trọng không kém gì cuộc đua lên Mặt Trăng.
“Quý vị nhìn lại thời gian đó sẽ thấy thực sự là có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật trong ngành hàng không,” Peter Coen, một quan chức phụ trách dự án siêu thanh của Nasa tại Trung tâm Nghiên cứ Langley ở Virginia, nói.
Hướng tới những điều ‘không thể’?
Củ cà-rốt mà Tổng thống Kennedy dành cho Lockheed và Boeing là chính phủ sẽ chịu 75% chi phí cho chương trình nghiên cứu, nếu một trong hai hãng có thể cho ra được thiết kế cạnh tranh nổi với Concorde.
Cả hai công ty đều đã thực hiện nghiên cứu riêng – “nghiên cứu trên giấy tờ” – về vận tải siêu thanh kể từ hồi cuối thập niên 1950.
Hầu hết các nghiên cứu này đều na ná như các nghiên cứu của Nga và châu Âu, với việc thiết kế phi cơ có cánh bản rộng hình tam giác (delta-wings).
Khi chiếc máy bay bắt đầu được gắn các động cơ phản lực và di chuyển với tốc độ nhanh hơn, thiết kế chuẩn vốn dùng cho các loại máy bay cánh quạt từ hàng thập niên trở nên lỗi thời; các kiểu cánh thẳng, dẹt tạo ra quá nhiều lực cản.
90_concorde3
Image copyright San Diego Air Space Museum Mẫu Lockheed L-2000 là một trong hai thiết kế được chọn để thử nghiệm
Với loại động cơ phản lực quá mạnh, những loại cánh này sẽ dễ dàng bị gẫy ra.
Kiểu dáng hình tam giác của loại cánh delta sẽ giúp giữ ổn định và chịu được tác động khi di chuyển với tốc độ nhanh khủng khiếp – những chiếc máy bay như chiến đấu cơ Mirage III của Pháp, hay MiG-21 của Nga đã chứng minh được rằng cánh delta có thể chịu được tốc độ bay Mach 2 hoặc thậm chí nhanh hơn thế một cách dễ dàng.
Lockheed chọn kiểu delta cho thiết kế của mình, nhắm tới việc bay ở tốc độ 2.000mph (3.000km/h) với 270 hành khách trên khoang.
Thiết kế của Boeing được cho là có thể bay được ở tốc độc Mach 2.7 (1.800mph), chở theo hơn 270 hành khách, và có thể bay được hành trình dài trên 4.200 dặm (6.700 km).
Boeing chọn kiểu ‘hình học biến thiên’ (variable geometry) – hay còn gọi là cánh xòe cánh cụp (swing wing) – làm thiết kế ban đầu.
Các cánh máy bay có hình dạng thẳng khi bay ở tốc độ thấp, giúp cải thiện được độ dễ điều khiển khi máy bay cất cánh hoặc tiếp đất, rồi sẽ được đầy lùi ra phía sau, gần sát vào thân máy bay hơn khi tăng tốc.
Chính phủ Hoa Kỳ hẳn phải thấy rất ấn tượng – sau một loạt các thử nghiệm, mẫu concept của Boeing đã được chọn vào ngày 1/1/1967.
Thế nhưng tiến độ thực hiện 2707 lại không hề suôn sẻ.
Kit Mitchell là sỹ quan, khoa học gia chính tại Học viện Hàng không Hoàng gia khi đó (RAE), hồi thập niên 1960, làm việc trong dự án Concorde.
Ông nói vấn đề chính của Boeing 2707 là nó đã cố gắng đạt được quá nhiều thứ, trong lúc những công nghệ cần thiết khi đó vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước.
90_concorde4
Image copyrigh tBoeing Dự án 2707 là dự án được Boeing ưu tiên thực hiện trong thập niên 1960
Việc chiếc 2707 được cho là có thể bay nhanh hơn Concorde hàng trăm dặm một giờ “đã có những tác động khủng khiếp”, Mitchell nói.
“Khi chúng tôi thiết kế Concorde, chúng tôi đã đẩy công nghệ lên tới mức tối đa có thể đạt được khi đó. Họ lại định đẩy tới một giới hạn cao hơn, quá khó để đạt được.”
Mitchell nói rằng tốc độ nhanh hơn của 2707 có lẽ đã gây ra những thách thức ghê gớm cho từng bộ phận đơn lẻ của chiếc phi cơ.
Ở tốc độ đó, chiếc máy bay sẽ phải chịu được nhiệt cực cao, các phần vỏ thép của Concorde bị nóng tới mức cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước; phần đỉnh nhọn của mũi máy bay có thể nóng tới 127 độ C khi di chuyển ở vận tốc Mach 2.
“Tất cả các thứ, từ keo trám cho tới dây điện, rồi tới cửa sổ, mọi thứ, đều cần phải được thiết kế đặc biệt để thích nghi với một chiếc máy bay ‘nóng’.
“Rất nhiều thứ vẫn nằm trong vùng chúng ta chưa biết tới.”
Nhưng có một số ít người chỉ trích Boeing là đã không đầu tư nguồn lực đủ mức cho việc thiết kế.
Mike Lombardi, một sử gia chuyên về Boeing, nói: “Phải nhìn toàn cảnh mới thấy được mức độ tham vọng đến đâu của dự án này, khi mà Boeing nghiên cứu về vận tải siêu thanh thì hãng cũng thiết kế ra các mẫu 747 Jumbo Jet, và 737 thì khi đó vừa được đưa vào hoạt động. Rồi còn có chương trình không gian nhằm đưa người lên Mặt Trăng, là dự án mà Boeing cũng tham gia mạnh mẽ, chưa kể một số các dự án quân sự nữa.”
“Chúng ta sẽ lên Mặt Trăng, sẽ cho ra 747, ấy vậy mà 2707 vẫn là dự án số một của Boeing.”
Niềm kiêu hãnh quốc gia cũng đóng vai trò trong đó. Nhưng ước nguyện chính trị thì không đủ để xử lý được những thách thức to lớn về thiết kế để đưa chiếc phi cơ cánh đẩy khổng lồ bay lên được.
Một số phi cơ quân sự đã được thiết kế với kỹ thuật này, nhưng đó chỉ là các máy bay cỡ nhỏ, chở tối đa là phi hành đoàn hai người.
Tăng từ mức đó lên mức chở được gần 300 người là cả một thách thức to lớn.
“Vấn đề mà Boeing gặp phải là nó có trọng lực tăng thêm quá nhiều,” Lombardi nói.
90_concorde5
Image copyright Boeing Một mẫu giả, làm bằng kích thước thật chiếc Boeing 2707 đã được thực hiện tại Seattle
“Các bộ ổ đỡ cho máy bay phải có trọng lực rất lớn, và sức nặng này trở nên hầu như không thể chấp nhận nổi. Cho nên đội ngũ thiết kế phải quay trở lại nghiên cứu từ đầu.”
Ngay cả khi các nhà thiết kế chuyển sang áp dụng loại cánh delta wing, theo Mitchell, thì vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề về trọng lượng, chẳng hạn như nó khiến cho máy bay trở nên ngốn nhiên liệu khủng khiếp, không thể di chuyển từ Mỹ sang châu Âu chỉ bằng lượng nhiên liệu được nạp đầy khi khởi hành.
“Tuy nhiên, đó là vấn đề mà cả nguyên mẫu ban đầu lẫn các mô hình đưa ra trước khi chính thức sản xuất của Concorde cũng vấp phải. Chúng tôi đã phải trau chuốt thêm thiết kế, và model được đưa ra sản xuất chính thức là loại máy bay đầu tiên thực sự có thể bay thẳng vượt Đại Tây Dương.”
Hiệu quả kinh tế
Cánh máy bay không phải là vấn đề duy nhất. Độ ồn ào mà 2707 tạo ra, cao hơn cả rào cản âm thanh, lại là một vấn đề nữa.
“Rõ ràng là điều đó gây phiền toái,” Coen nói, “nó khiến người ta phải cân nhắc lại ý tưởng thực hiện chuyến bay siêu thanh trên bầu trời nước Mỹ.”
Đây có lẽ cũng là vấn đề mà Concorde gặp phải.
Hàng chục chiếc Concorde đã được các hãng hàng không đặt hàng trong thời gian dự án chung của Anh và Pháp tăng tốc về đích.
Trong số các hãng đặt mua có cả các hãng của Mỹ như Panam và TWA, nhưng các đơn đặt hàng đã nhanh chóng tan thành mây khói khi tin tức cho biết những hạn chế nhằm đảm bảo môi trường sẽ khiến cho Concorde bị hạn chế chỉ phục vụ các chuyến bay vượt đại dương mà thôi, thay vì bay phía trên bầu trời các khu vực đông đúc dân cư, do quá ồn ào.
“Model được hầu hết các hãng hàng không sử dụng chỉ được phép bay trên một số tuyến ít ỏi,” Coen nói. Mà nếu đã chi mạnh tay cho chiếc phi cơ siêu thanh đắt giá thì người ta sẽ muốn khai thác chúng ở càng nhiều tuyến bay càng tốt.
Nhiên liệu khi 2707 được thiết kế, hồi thập niên 1960, thì khá rẻ, nhưng thiết kế của Boeing ngốn quá nhiều năng lượng khiến cho chi phí tiêu thụ năng lượng trở nên tốn kém, vượt quá cả những lợi thế của việc có được dịch vụ vận tải siêu thanh.
90_concorde6
Image copyright Nasa Nasa và Lockheed sẽ hợp tác để cho ra mẫu máy bay siêu thanh thử nghiệm mới
“Điều khiến cho rốt cuộc [thiết kế của Boeing] bị loại bỏ, và cuối cùng cả Concorde cũng vậy, là lượng nhiên liệu cần thiết để vận hành. Nó trở nên không chấp nhận nổi,” Lombardi nói.
“Hồi 1971 đã xảy ra cuộc suy thoái, và giá dầu bắt đầu tăng. Nhưng ngay cả nếu như lúc đó chưa phải là hồi kết thì cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 cũng sẽ giết chết nó. Dự án đó lẽ ra đã trở thành một thảm họa nếu cứ vẫn được thực hiện.”
Công nghệ dành cho tương lai
Boeing trở thành cái tên quen thuộc với mọi nhà, bởi máy bay mà hãng sản xuất đã cất cánh bay vào không trung, những chiếc phi cơ đã đưa những người dân bình thường đến với các kỳ nghỉ gần xa.
Nhưng ngay cả khi 2707 không cất cánh được lần nào, thì Lombardi nói dự án đó vẫn là điều đáng tự hào.
“2707 đã tạo ra rất nhiều hiệu ứng cho sự phát triển mẫu máy bay 747,” ông nói. “Ý tưởng khi đó là tất cả các hãng hàng không trên thế giới sẽ đều muốn triển khai dịch vụ vận tải siêu thanh và chẳng ai mua các loại máy bay đạt vận tốc chậm hơn âm thanh như thế nữa. Do đó Boeing đã phải lên kế hoạch hồi thập niên 1970 để có thể biến toàn bộ các máy bay 747 thành các máy bay vận tải chở hàng hóa. Thế nhưng hóa ra là chúng ta chỉ cần bắt đầu làm điều đó từ một vài năm trước là đủ.”
Tuy dự án bất thành, một số điều mà Boeing đúc kết được kinh nghiệm từ đó đã mở đường để hãng tiến hành các thử nghiệm khác trong những thập niên sau đó, như việc tạo ra một số phương tiện tự động không người điều khiển trong các năm gần đây.
Và mẫu cánh máy bay đã được cải tiến dựa trên mô hình cánh máy bay của dự án 2707 đã được áp dụng vào các máy bay hiện đại ngày nay nhằm hạn chế bớt độ rung xóc và giảm ma-sát cho các chuyến bay.
Mẫu L-2000 của Lockheed tuy có số phận hẩm hiu nhưng nó sẽ còn tồn tại nhờ vào sự hợp tác của hãng với Nasa trong việc cho bay thử nghiệm các mẫu nghiên cứu về máy bay siêu thanh trong tương lai.
Có lẽ trong những năm tới, một hãng chuyên sản xuất máy bay siêu thanh của Mỹ cuối cùng sẽ xuất hiện trên bầu trời, mà lúc này sẽ không còn bị Concorde quấy nhiễu nữa.
Stephen Dowling
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_the-american-concordes-that-never-flew_vert_fut

 
91_hongkong1
Image copyrightEPA
Liên hiệp Âu châu (EU) vừa công bố bản phúc trình thường niên theo đó chỉ trích gay gắt Bắc Kinh về vụ các nhân viên bán sách Hong Kong bị mất tích và gây cản trở tiến trình cải cách bầu cử.
EU nói việc xử lý vụ năm nhân viên bán sách mất tích là ” thách thức nghiêm trọng nhất” cho chính sách một quốc gia hai chế độ kể từ khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Trong bản phúc trình thường niên lần thứ 18, được công bố hôm 25/4/2016, EU nói “năm 2015 là một năm đầy thách thức về mặt chính trị đối với Vùng Đặc khu Hành chính Hong Kong”, và kêu gọi Hong Kong cùng chính quyền trung ương ở Bắc Kinh hãy có những thảo luận mang tính xây dựng nhằm nối lại tiến trình cải cách bầu cử.
Tuy nhiên, việc xử lý vụ năm nhân viên bán sách Hong Kong mới là điều gây quan ngại nhất, theo EU. Vụ việc làm dấy lên những quan ngại về nhân quyền, về quyền tự do căn bản, và về nguyên tắc pháp quyền, và cảnh báo là điều đó sẽ làm xói mòn vị trí của Hong Kong trong vai trò một trung tâm kinh tế quốc tế.
Vụ năm người bán sách mất tích, trong đó có hai người là công dân EU, đã đặt ra những câu hỏi về cách thức hoạt động của mô hình mà Bắc Kinh cam kết là trao quyền tự trị cao cho vùng từng là thuộc địa của Anh, bản phúc trình viết.
91_hongkong2
Năm nhân viên thuộc nhà sách Causeway Bay Books vốn bán các ấn phẩm chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lần lượt mất tích kể từ hồi tháng Mười năm ngoái.
Bản phúc trình nói một trong số những người này, ông Lý Ba, được nhìn thấy lần cuối cùng tại một nhà kho ở Chai Wan hôm 30/12, có vẻ như “đã bị bức hại”.
Những người này sau đó xuất hiện trên truyền hình hồi cuối tháng Hai 2016 “thú nhận” là họ đã tự nguyện sang Trung Hoa đại lục, nhưng người Hong Kong thì lo sợ rằng đó là sự xâm phạm thô bạo từ phía Bắc Kinh, điều được coi là sự vi phạm chưa từng xảy ra đối với quyền tự trị của Hong Kong.
Trung Quốc đã hứa hẹn là sẽ duy trì quyền tự trị cho vùng lãnh thổ nay khi nhận lại từ Anh hồi năm 1997.
“Vụ việc nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng dài lâu cho nguyên tắc pháp quyền của Hong Kong,” bản phúc trình nói.
Đây là lần thứ hai EU bày tỏ quan ngại về vụ các nhân viên nhà sách Hong Kong mất tích.
Tờ South China Morning Post nhắc lại nội dung tuyên bố ra hôm 7/1 theo đó EU thúc giục giới chức ở Trung Hoa đại lục, Hong Kong và Thái Lan hãy điều tra và làm rõ về các vụ mất tích này.
Nghị viện Âu châu cũng đã ra nghị quyết hồi tháng Hai bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các vụ mất tích.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160426_eu_annual_report_hong_kong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù