Thủ phạm đã rõ nhưng quản lý Nhà nước vẫn nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau

Nguyễn Đức Thắng

Anh Nguyễn Xuân Thành quả là dũng cảm (36 tuổi, trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Sau nhiều thời gian truy tìm, anh Thành và các ngư dân đã tìm thấy một đường ống xả thải khổng lồ (đường kính 1,1 m) cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối. “Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở”.  Thủ phạm là chính nó! Đây chính là đường ống thải những lượng chất thải độc hại khổng lồ vào biển.
Chiều 23/4 tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tổ chức thảo luận đánh giá tình hình cá chết hàng loạt thời gian qua.
Ý kiến của đại quan chứcÝ kiến của tiểu dân Nguyễn Đức Thắng
Formosa được cấp phép xả thải xuống biển
Trước nghi vấn Công ty Hưng Nghiệp Formosa xây ống xả thải trái phép ra môi trường, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường khẳng định đường ống xả thải sâu 17m dưới mặt biển của Formosa được Bộ cấp phép từ năm 2014. “Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày”, ông nói.
Đường ống xả thải hợp pháp, được cấp phép!!!  Đúng vậy, nhưng cách phát biểu này đã làm nhòa, lu mờ đi tội ác hủy diệt môi trường, liên đới là hủy diệt sức khỏe của người dân ven biển, hủy diệt nền kinh tế biển của dân trong tương lai. Dân biển sẽ sống bằng gì?
Tuy nhiên, “đường ống xả thải hợp pháp” hoàn toàn khác với việc xả thải bất hợp pháp các chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép gây hủy hoại môi trường.
Ở Châu Âu (hay Bắc Mỹ, Nhật, Singapore, Đài Loan) người ta sẽ  lấy ngay mẫu nước thải của nhà máy này, đem đi phân tích. Nếu kết quả vượt các tiêu chuẩn cho phép, thì đóng cửa nhà máy luôn. Vì các chính quyền Châu Âu đều là chính quyền của phát triển xanh, tăng trưởng sạch Ngay các ngân hàng ở các nước này cũng rất sợ cho vay những dự án gây ô nhiễm môi trường, rủi ro rất lớn, vì dự án sẽ bị phá sản, ngân hàng mất vốn luôn. Dự án phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí môi trường thì ngân hàng mới cho vay tiền. Phát triển xanh, tăng trưởng sạch đã ngấm cả vào máu của ngân hàng ở các nước giàu có. Ngạc nhiên chưa!  Ngân hàng Việt Nam có hoạt động như vậy không?
Việt Nam ta hiện đang là phát triển nâu, tăng trưởng bẩn! Tôi mạo muội đưa vào cụm từ “phát triển nâu” vì trong chuyên môn môi trường các nước phát triển thường gọi các ngành công nghiệp bẩn, nước thải công nghiệp bẩn bằng cụm từ “brown water, brown industries”.
“Có thể hình dung, hệ thống kênh xả thải này có một trạm quan trắc và một cái bể. Nước thải từ trong các nhà máy sẽ đi qua đường ống này, khi tới trạm quan trắc tự động sẽ được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam rồi được đưa tới bể và thải ra ngoài.Ôi, ôi!!! Hy vọng là Thứ trưởng lỡ lời. Trạm quan trắc chỉ gồm các thiết bị đo, ghi chép các thông số môi trường, v.v. sao lại còn tự động xử lý cả nước thải nữa? Tôi chưa thấy ở đâu trên Trái đất này có trạm quan trắc mà lại xử lý được cả nước thải. Các chuyên gia xử lý nước thải nghỉ hưu, về vườn đi thôi. Đặc biệt là PGS.TS Lê Văn Cát (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tác giả của nhiều sách kinh điển vể xử lý nước thải và nhiều công trình xử lý các loại nước thải khác nhau, cũng nên “gác kiếm” nghỉ tay thôi!  Ngành công nghiệp xử lý nước thải cũng sẽ phá sản vì có các thiết bị quan trắc làm hết cho rồi!
N. Đ. T.
Tham khảo: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/yeu-to-doc-cuc-manh-gay-hien-tuong-ca-chet-hang-loat-3392108.html
http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-chet-hang-loat-ngu-dan-tu-lan-bien-truy-tim-nguon-xa-thai-doc-2016042210520221.htm
Tác giả gửi BVN.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù