Công nghệ mới của Trung Quốc có giáng đòn vào sự ổn định ở Biển Đông?


Hầu như mỗi ngày từ Trung Quốc đều phát đi thông báo về sáng chế mới của các nhà khoa học và kỹ sư của đất nước này, - chuyên gia bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Hình minh họa
Tính đến chuyện tiến bộ khoa học-công nghệ có khả năng vượt biên giới, và nghe phát ngôn hùng hồn rằng những thành quả đó có thể sử dụng ở những phần khác nhau của hành tinh, có vẻ là nhân loại hãy cứ vui sống mà tọa hưởng thành công của người Trung Quốc. Thế nhưng sẽ thế nào đây với hai thông điệp liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu nạo vét "Thiên Côn" dài 140 mét đã được hạ thủy. Lượng choán nước của nó là 17.000 tấn. Là con tàu lớn nhất thuộc loại này ở Á châu, "Thiên Côn" có thể dùng cho giai đoạn vun đắp đảo, với sức khoan cắt và bơm công suất mạnh, lấy từ đáy biển sâu 35 m đưa lên trên bề mặt khoảng 6000 mét khối đất cát. Còn nhớ, người Trung Quốc đã sử dụng một con tàu với công suất nhỏ hơn để mở rộng diện tích đảo và rạn san hô ở Biển Đông.

Một ví dụ khác về ứng dụng công nghệ mới là công tác của tập thể chuyên viên từ Viện nghiên cứu biển Hoa Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Các chuyên gia của Viện này đã bắt đầu gây trồng và nhân san hô trên đáy biển. Với san hô người ta tiến hành y như với cây trên mặt đất, đầu tiên trồng san hô non, còn khi các đốm san hô đạt độ tuổi cần thiết, người ta bứng đi trồng vào môi trường sống tự nhiên của chúng. Bằng cách như vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đã trồng khoảng 100.000 mét vuông san hô.

"Mục tiêu của chúng tôi là phục hồi toàn bộ hệ sinh thái của các rạn san hô, vì vậy chúng tôi không chỉ trồng san hô, mà còn chăm lo nuôi tảo, thực vật biển, các loài nhuyễn thể và động thực vật khác trong hệ sinh thái này, để chúng cùng tồn tại hài hòa với nhau", — người lãnh đạo dự án tuyên bố với phóng viên.

Hai thành tựu khoa học và kỹ thuật này có thể được sử dụng để mở rộng hiện diện thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông. Có thể xuất hiện những khu đất mới mà Bắc Kinh công bố là sở hữu riêng của Trung Quốc, bất chấp luật biển quốc tế.

Đồng thời chẳng có lý do gì để không tin lời khẳng định mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc:

"Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ không hy sinh lợi ích của các nước khác vì sự phát triển của riêng mình".

Lịch sử, bao gồm cả lịch sử phát triển khoa học, dạy chúng ta rằng mọi tiến bộ khoa học-kỹ thuật cần được kiểm soát nghiêm túc, cân nhắc tất cả "ưu" và "nhược điểm" của từng đổi mới kỹ thuật và đánh giá thật khách quan về tác hại tiềm ẩn với tất cả những thông số có thể.

Piotr Tsvetov

(Sputnik)

http://www.tintuchangngayonline.com/2017/11/cong-nghe-moi-cua-trung-quoc-co-giang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?