HỌC THUYẾT “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE:


Nguyễn Vĩnh Long Hồ
HỌC THUYẾT “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE:
Học thuyết “Tân Đại Đồng Á” hoàn toàn khác hẳn với những học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ của Nhật Bản. Ý tưởng về một liên minh 4 quốc gia đã được Thù tướng Shinzo Abe nêu lên lần đầu tiên vào ngày 22/8/2007 trước Quốc hội Ấn Độ với tựa đề “Confluence of the two seas” (Hợp lưu 2 biển). Tuy nhiên vào thời điểm đó, do áp lực của Bắc Kinh, chính phủ Australia và Ấn Độ đã quyết định không tham gia. 
Trong bối cảnh mới với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Tàu Cộng. Học thuyết “Tân Đại Đông Á” giờ đây của Nhật Bản đã được Thủ tướng Abe hồi sinh sau hơn một thập niên bị đắp chiếu là mở rộng liên minh với các nước trong khu vực để chống lại hành động bành trướng của Bắc Kinh. Điều này được khẳng định trong bài viết của Thủ tướng Shinzo Abe được đăng tải vào ngày 27/12/2013 trên trang phân tích chính trị & kinh tế Project Syndicate. 
Trong đó, Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi đã phát biểu tại Ấn Độ về sự cần thiết đối với Ấn Độ và Nhật Bản cùng nhau gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để bảo đảm an ninh hàng hải xuyên suốt từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Thủ tướng Abe không chỉ muốn liên kết với Ấn Độ mà còn với Australia. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ, ông khẳng định: “Đối với Nhât Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ.” Dựa vào liên minh như thế, ông Shinzo Abe vạch ra một chiến lược liên minh như sau: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản cùng tiểu bang Hawaii của Mỹ sẽ tạo thành một “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” để bảo vệ cho cộng đồng tự do hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình dương. Tôi chuẩn bị đầu tư với mức tối đa cho khả năng của Nhật Bản chiến lược “liên mimh kim cương” này. Hiện nay, không - hải quân Mỹ có 9 căn cứ quan trọng từ Alaska, Hawaii đến Guam, Okinawa, Nam Hàn và Australia. 
Ngoài ra. Ông Abe còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng với các nước ĐNA. Ông viết: “Tôi sẽ cùng Anh, Pháp trở lại tham gia tăng cường hoạt động an ninh cho châu Á. Anh quốc vẫn còn tìm thấy giá trị trong thỏa thuận quốc phòng với 4 nước: Malayasia, Singapore, Australia và New Zealand. Tôi muốn Nhật Bản tham gia nhóm này, tập trận chung. Trong khi đó, hạm đội Thái Bình Dương của Pháp đóng tại Tahiti,” ông khẳng định. “Sẽ tăng cường an ninh hàng hải với khu vực ĐNA dựa theo qui tắc của “luật pháp quốc tế”. 
Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu khi thăm Indonesia vào ngày 18/1/2014, cam kết Tokyo trong quan hệ đối tác với ASEAN, sẽ nổ lực bảo đảm quản lý các đại dương bằng luật lệ chứ không bằng vũ lực.” 
Nỗ lực liên minh của Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh các liên minh trên biển từ trước khi đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) của ông Shinzo Abe trở lại nắm chính quyền. Về vấn đề này, tờ New York Times cuối tháng 11/2012, có đăng bài nhận định với chủ đề: “Nhật Bản đang khẳng định sức mạnh quân sự để đối phó với sự trỗi dậy của Tàu Cộng” (Japan is flexing its military muscle to counter a rising China). 
Cũng trong tháng 11/12, tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, Phó Đô Đốc về hưu Hideaki Kaneda - Giám đốc viện Okazaki của Nhật Bản - đã trình bày tham luận đề cập việc Tokyo tăng cường “Liên minh An ninh Hàng hải”. Theo đó, Nhật Bản đang thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là: Nhật - Mỹ - Australia và Nhật - Mỹ - Ấn Độ. lần lượt đóng vai trò như trục “Bắc - Nam” và trục “Đông - Tây” để bảo đảm tự do an ninh hàng hải. Theo giới chuyên gia nhận định, Nhật Bản sẽ không dừng lại ở những nỗ lực trên, chính phủ của ông Abe trong thời gian tới, chắc chắn sẽ thực hiện nhiều hành động mới đáp ứng học thuyết “Tân Đại Đông Á”. 
THỦ TƯỚNG ABE ĐÃ THÀNH HÌNH “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
Trong cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên tại Manila giữa Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản - Australia về một “Liên minh Kim Cương” sau một thập niên bị đắp chiếu. Thủ tướng Abe làm sống lại “Liên minh Kim Cương” vì một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” tự do hàng hải và rộng mở là lợi ích chung của các bên. 
[1] LIÊN MINH NHẬT BẢN - AUSTRALIA: Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu TQ thuộc ĐH Sydney, nhận định rằng, Nhật Bản muốn thiết lập một “Liên minh chiến lược” với Australia và các nước trong khu vực để chống lại sự bành trướng, bá quyền của Tàu Cộng. 
Chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Thủ tướng Australia trước đây là Tony Abbott mô tả mối quan hệ Nhật - Australia là “mối quan hệ rất đặc biệt” trong bối cảnh Châu Á đang đánh giá sự lớn mạnh của TC trong khu vực. Theo AFP, nguyênt thủ 2 quốc gia sẽ hoàn tất thỏa thuận chuyển giao một tàu ngầm và cho phép quân đội Australia tiếp cận kỹ thuật công nghệ quốc gia bí mật của Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cũng có lịch trình dự cuộc họp của Ủy ban An ninh quốc Australia. 
[2] LIÊN MINH VỚI ẤN ĐỘ: G2 mới trên mặt trận chống chủ nghĩa bành trướng Tàu Cộng. Do việc Bắc Kinh hành động ngang ngược, hiếu chiến trên Biển Đông & Hoa Đông khiến Nhật - Ấn tạo thành thế gọng kềm đối đầu với TC. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, việc New Dehli và Tokyo có những hành động tăng cường bang giao, tập trận hải quân chung ở Đông Hải, nơi đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku / Điếu Ngư với TC. 
Trong một tuyên bố chung vào cuối tháng 1/2014 giữa cựu Thủ tướng Manmohan Singh và Thủ tướng Shinzo Abe đồng ý thông qua. Trong tương lai sẽ tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc tập trận hải quân để giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Kế đó, việc tranh chấp Trung Cộng và Ấn Độ tại khu vực thung lũng Ladakh, cũng khiến quan hệ song phương rơi vào thế đối đầu quyết liệt. 
Giữa tháng 6/2013, Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ lần đầu tiên sang thăm Australia. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Australia đã đồng thuận thống nhất tăng cường hợp tác  quân sự giữa hai nước. Hai bên lên kế hoạch sẽ tổ chức tập trận chung vào 2015 nhằm thúc đẩy giao lưu quân sự giữa hai nước, từ đó nâng sự hợp tác phòng ngự giữa hai nước lên tầm cao: “quan hệ đối tác chiến lược”. Tập trận chung là cơ hội để hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh của mình. Như vậy, với sự gia nhập của Ấn Độ vào quan hệ chiến lược 4 bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ đã giúp Thủ tướng Shinzo Abe hoàn thành một “Liên Minh Kim Cương”. 
[3] MỸ - ẤN - NHẬT RẦM RỘ TẬP TRẬN CHUNG: Mỹ đang điều chỉnh chiến lược toàn cầu và đặt trọng tâm ở khu vực châu Á-TBD, chiến lược tái cân bằng cán cân quân sự châu Á, nhằm thẳng vào quốc gia trỗi dậy cực kỳ “hiếu chiến” là TC. Các tàu chiến từ 3 nước tham dự cuộc tập trận chung vào ngày 25/7/2014 sau lễ khai mạc chính thức tại căn cứ Hải quân Sasebo ở miền nam Nhật Bản. Được biết đến với tên gọi cuộc tập trận MALABAR là biểu tượng về sự hợp tác an ninh 3 bên đang ngày một phát triển giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cuộc tập trận Malabar 2017 lớn nhất lịch sử tại vịnh BENGAL, với sự tham gia của 3 hàng không mẫu hạm. Đây là cuộc tập trận quy tụ lực lượng hùng hậu chưa từng có với sự tham gia của thàng không mẫu hạm USS Nimitz của Mỹ, tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và hàng không mẫu hạm trực thăng JS Izumo của Nhật Bản, cùng 18 tàu chiến mặt nước, 2 tàu ngầm và 95 chiến đấu cơ các loại 
TẦM NHÌN VỀ MỘT “ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG”:
Trong chuyến công du Châu Á lần đầu tiên của TT Trump, ông đã nêu lên tầm nhìn về một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (Indo - Pacific) tự do, mở cửa trong các cuộc hội đàm song phương và đa phương. Thật ra đây không phải là ý tuởng mới lạ, Thủ tướng Shinzo Abe đã từng đề cập khái niệm này trong học thuyết “Tân Đại Đông Á”, nhằm nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo, kềm chế sự trỗi dậy của TC và mở đường cho một “liên minh kim cương” 4 bên giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. 
Trang tin BNG Ấn Độ hôm 13/11/2017 cho biết, các quan chức ngoại giao của 4 nước Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ đã có cuộc đối thoại chính thức 4 bên vào ngày 12/11 tại Philippines trong thời gian tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN. Đây là cuộc họp giữa 4 quốc gia này, kể từ khi khái niệm về một “liên minh kim cương” được thù tướng Shinzo Abe đưa ra cách đây một thập niên. 
Theo ông Dibyesh Anand - Chuyên viên nghiên cứu TQ tại ĐH Westminster, London - cho biết: “Các nước trong khu vực bất bình với Bắc Kinh, bao gồm cả Ấn Độ, Nhật Bản và Australia sẽ không giữ im lặng được nữa mà sẽ phải tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ và hợp tác chặt chẽ với nhau”. 
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN hôm 13/11/2017, Tổng thống Trump cũng đã thảo luận về an ninh khu vực và cam kết tăng cường quan hệ thương mại và an ninh song phương với Ấn Độ. Theo hãng tin The Hindu, ông Modi nói với ông Trump rằng, quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa kỳ đang càng ngày trở nên sâu sắc hơn.  
MỸ THÚC ĐẨY ẤN ĐỘ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC VỚI TÀU CỘNG:
Tuần truớc ngày 29/10/2017, trong một bài phát biểu về quan hệ Mỹ - Ấn Độ tại Trung tâm An ninh và Nghiên cứu quốc tế ở Washington, Ngoại truởng Rex Tillerson đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cần phải hợp tác với Ấn Độ để đảm bảo rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng trở thành một nơi hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng, để nó không trở thành một khu vực rối loạn, mâu thuẫn và xung đột,” ông nói tiếp. “Sự hợp tác chiến lược giữa New Delhi và Washington đang nổi lên và sẽ đứng trên một cam kết chung nhằm duy trì các quy định của pháp luật, tự do hàng hải, các giá trị phổ quát và thương mại tự do. Mâu thuẫn giữa TC và Ấn Độ tăng lên đã làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, ngay cả khi các nước như Ấn Độ hoạt động trong luật pháp để bảo vệ chủ quyền của họ.”
Khi Tổng thống Donald Trump thăm châu Á vào tháng 11, Mỹ sẽ công bố chính sách mới đối với khu vực này. Chính sách mới gồm cả mục tiêu đưa Ấn Độ tham gia sâu vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hành động này là nhằm cân bằng sức mạnh quân sự với TC ở khu vực này. 
Ông Dennis Wilder - Viện Nghiên cứu Châu Á thuộc ĐH Georgetown - đã tiết lộ: “Chính quyền Donald Trump muốn kéo Ấn Độ gắn bó chặt chẽ hơn vào khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tự do và mở cửa, sẽ là khẩu hiệu mới cho chính sách của Mỹ ở châu Á,” ông cho biết thêm. “Ý tưởng nầy xuất phát từ cả phía Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã có từ truớc”. 
Tờ India Times vào hôm 18/10/2017 cho biết, Washington đã đồng ý cung cấp cho Hải quân Ấn Độ máy phóng điện từ (EMALS) được thiết kế cho HKMH mới nhất của nước này được chế tạo là chiếc INS Vishal. Máy phóng điện tử cho phép phóng được các loại máy bay có trọng tải lớn hay các loại chiến đấu cơ được lắp nhiều loại vũ khí và nhiên liệu hơn so với hệ thống cũ. Một khi Washington đồng ý cung cấp công nghệ này thì chắc chắn Hải quân Ấn Độ sẽ rút ngắn được quãng đường để vươn ra biển lớn.
Đây là thời cơ để Ấn Độ trỗi dậy, xác lập vị thế trên trường quốc tế đã đến với sự trợ giúp đắc lực của Mỹ. Ấn Độ là một quốc gia có sức mạnh quân sự đứng vào hàng thứ 3 thế giới, có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Đối mặt với một Tàu Cộng ngày một ngang ngược, hiếu chiến trong khu vực, Ấn Độ đã được Mỹ đưa lên bệ phóng, nâng cao tiềm lực quốc phòng để đối phó với TC.
“LIÊN MINH KIM CƯƠNG” V/S “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG”:
Giới lãnh đạo Trung Nam Hải ăn không ngon, ngủ không yên đã lên tiếng, bày tỏ quan ngại sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia có các cuộc gặp ngày 12/11/2017 bên lề Hội Nghị Cấp Cao Hiệp hội các quốc gia ASEAN lần thứ 31 và các hội nghị Manila, thủ đô Philippines. Bộ Ngoại giao TC ngày 13/11 ra tuyên bố nêu rõ các quan hệ hợp tác trong khu vực không nên mang yếu tố chính trị hay loại trừ. 
Tuyên bố thể hiện quan ngại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcolm Turbull và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp nhau bên lề Hội nghị ASEAN tại Philippines. Sau cuộc gặp 4 nước đồng minh này có thể trở thành một khối thống nhất để kiềm chế các tham vọng chiến lược của Tàu Cộng. Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo 4 nước gặp nhau, kể từ khi liên minh chiến lược 4 bên được xây dựng theo đề nghị “liên minh kim cương” của Nhật Bản cách đây một thập niên. 
Tại cuộc gặp này, lãnh đạo 4 nưóc này đều đồng ý hợp tác vì một khu vực “Ấn Độ Dưong - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng và toàn diện. ông Modi cho rằng, mối quan hệ giữa New Delhi và Washington ngày càng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu vì lợi ích của 2 nước cũng như cả thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo 4 nuớc Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản không phải là chuyện ngẫu nhiên hay tình cờ. Điều này đã thể hiện chủ trương của TT Trump tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Duơng.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cuộc gặp giữa lãnh đạo 4 nước diễn ra trong bối cảnh Mỹ có xu hướng xoay trục chiến lược, khi TT Trump sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Khái niệm mới nầy nhấn mạnh cam kết của Washington về an ninh và ngoại giao đối với phạm vi rộng lớn hơn khu vực “Châu Á-Thái Bình Dương” trước đây và nêu lên tầm quan trọng của Ấn Độ đối trọng trước một TC đang trỗi dậy mạnh mẽ. Sở dĩ, 2 nước Ấn Độ & Australia đã thay đổi quan điểm sau khi sáng kiến “Một vành đai - một con đường”, có khả năng tác động đến trật tự thế giới do Mỹ hậu thuẫn. Sự hồi sinh “Liên minh kim cương” đang trở nên thách thức lớn trước chiến lược bá chủ khu vực của Bắc Kinh.
“NHẤT ĐỚI - NHẤT LỘ” ĐẦY CHƯỚNGG NGẠI & BẾ TẮC:
Đại hội ĐCSTQ hồi tháng truớc 10/2017, chiến lược “Một vành đai - một con đường” là một biểu tượng cho sức mạnh đang lên của Tàu Cộng vươn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng, trên thực tế việc triển khai dự án này ra sao? Một số quan sát gần đây cho thấy hàng loạt công trình vĩ đại của dự án tại nhiều quốc gia đang bị bế tắc.
Bài nhận định của AFP mô tả: “Dự án đường sắt ở Indonesia đang hoàn toàn bất động, khu công nghiệp ở Kazakhstan trống rỗng phân nửa, nhiều công trình tại Pakistan bị đe dọa tấn công: tình trạng thực tế của những “con đường tơ lụa” mà Bắc Kinh trông đợi còn rất xa vời với các tuyên bố đầy tham vọng của Tập Cận Bình”.
Hơn thế nữa, có ít nhất 6 nước trong “Liên Hiệp Châu Âu” gồm: Anh, Đức, Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào thông cáo kết thúc thượng đỉnh ở Bắc Kinh, tẩy chay đề nghị của TC do văn bản này không quan tâm đúng mức đến các chuẩn mực về môi sinh, về các tiêu chuẩn xã hội, không bảo đảm tính minh bạch mỗi khi các cơ quan nhà nước gọi thầu”.
Trường hợp của Ấn Độ, New Delhi tẩy chay thượng đỉnh “Một vành đai - một con đường” do bất đồng về chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh dự trù đầu tư 42 tỷ Euro tại Pakistan, với nhiều dự án xây dựng cầu đường, hải cảng. Vấn dề đặt ra là xa lộ chính của dự án vĩ đại này lại chạy ngang qua vùng Cachemire của Pakistan, nơi mà từ 70 năm nay Ấn Độ vẫn khẳng định chủ quyền. Đây là điều mà New Delhi không thể chấp nhận được. Ấn Độ lo ngại các cơ chế tài chánh trong khuôn khổ sáng kiến “vành đai và con đường” (BRI) có thể khiến các quốc gia nhỏ, nghèo rơi vào bẫy nợ của TC. 
Các dự án đầu tư của TC tại Nam Á liên tục gặp trục trặc gần đây cho thấy thách thức không nhỏ đối với Bắc Kinh trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vục. Nepal và Pakistan nói “không” với Bắc Kinh. 
  • ·        PAKISTAN: Chính phủ Pakistan vừa quyết định hủy thoả thuận xây đập trị giá 14 tỷ USD với Bắc Kinh vì không thể chấp nhận những điều kiện khắc nghiệt. Chủ tịch cơ quan Phát triển Điện & Nước Pakistan Muzammil Hussain cho rằng, dự án đập Diamer-Bhasha bị loại khỏi khuôn khổ Hành lang Kinh tế Tàu Cộng - Pakistan (CPEC), vì những điều kiện Bắc Kinh đưa ra là không khả thi và đi ngược lại lợi ích của Pakistan.
  • ·        NEPAL: BRI cũng đang gặp khó khăn tại Nepal sau khi nước này hủy thỏa thuận xây nhà máy thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỷ USD do Tập đoàn Gezhouba của TC đảm nhận.
Hai thỏa thuận tỷ đô liên tiếp đổ vỡ, sáng kiến thế kỷ của Bắc Kinh lộ vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc các nước thu nhận hàng chục ngàn công nhân TQ sang lắp đặt cơ sở thiết bị của TC, khiến nhân công bản địa mất việc làm, có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn về chính trị, xã hội ở nước sở tại.
Giáo sư Minxin Pei - ĐH Claremont McKenna - ngày 17/5/2017 có bài phân tích về chiến lược “Một vành đai, một con đường” của TC, đăng trên Nikei Asian Review. Ông cho biết: “Một vành đai, một con đường” có thể chẳng đi đến đâu, nó có thể giải quyết một trong những cơn đau đầu kinh tế của Bắc Kinh, đó là dư thừa lượng thép và xi măng khổng lồ. Đây là 2 vật liệu chủ đạo trong việc xây dựng đường xá và cầu cống. Sự bùng nổ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bằng tiền TC, được xây dựng bởi nhà thầu TC có thể sẽ tiêu thụ được lượng thép, xi măng đang dư thừa tại nước này. 
Theo GS Minxin Pei “Một vành đai, một con đường” là ý tưởng tuyệt vời. Nhưng, trên thực tế, nó có thể sẽ trở thành những dự án đắt đỏ nhất mà lại vô dụng nhất trong lịch sử. Sai lầm lớn nhất của các nhà lãnh đạo TC trong việc xây dựng tầm nhìn lớn của họ, được tóm lược như sau:
  • ·        Xung đột sắc tộc và khủng bố ở nhiều nước Trung Á & Nam Á, đặc biệt là Pakistan, bất ổn và bạo lực sẽ làm việc xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng tốn kém trở nên khó khăn và dễ bị tổn thương.
  • ·        Tại các quốc gia dọc theo “Một con đường, một vành đai”, việc giải phóng mặt bằng phải đền bù rất lớn và gặp nhiều khó khăn. Nếu không bồi thưòng thỏa đáng cho dân chúng bị thu hồi đất đai, có thể dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực và chống đối quyết liệt. Hồi tháng 1/2017, đã nổ ra một vụ bạo loạn ở Sri Lanka khi chính phỉ nước này cố gắng trưng dụng đất tư nhân cho một khu công nghiệp đang phát triển bằng tiến NDT. 
  • ·        Bắc Kinh nghĩ rằng, nếu họ cho vay thì có thể kiểm soát quá trình ký kết hợp đồng. Bắc Kinh có thể đòi các nước sở tại sử dụng nhà thầu và lao động người Tàu cho các dự án thuộc “Một vành đai, một con đường”. Việc ký kết các hợp đồng dự án phát triển cơ sở hạ tầng thường là những cơ hội béo bở cho tham nhũng.
  • ·        Bắc Kinh quá lạc quan tin rằng, các nước phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn TC để phát triển cơ sở hạ tầng, có thể nhanh chóng trả nợ. Nhưng, thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, cộng với sự quản lý yếu kém sẽ làm cho các dự án “Một vành đai, một con đường”, rất có thể quan hệ giữa TC với các con nợ cũng sẽ suy thoái vỡ nợ.
Tóm lại, rủi ro quá lớn và lợi ích kinh tế còn quá xa vời chưa thấy đâu, GS Minxin Pei cho rằng, tốt nhất là Bắc Kinh nên nhận ra sự thật này và từ bỏ nó trước khi quá muộn. 
MỸ DỰA VÀO ƯU THẾ HẢI QUÂN ĐỂ LÀM BÁ CHỦ CÁC ĐẠI DƯƠNG:
Theo hãng tin Reuters Anh, hiện nay tổng số tàu chiến của Hải quân Mỹ khoảng 285 chiếc. Tháng 3/2016, Tham Mưu Trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho biết, do sự thay đổi nhanh chóng của tình hình an ninh thế giới, Hải quân Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu chiến theo yêu cầu lên 308 tàu chiến. 
Phụ tá Bộ trưởng Hải quân Mỹ Sean J. Stackley còn tiết lộ, siêu HKMH USS Gerald R. Ford CVN-78 là hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ, dài khoảng 340 mét, lượng giãn nước 100.000 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, có thể chở 75 chiến đấu cơ bao gồm F/A-18E/F Super Hornet, F-35 mới nhất…
Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch chế tạo thêm 2 hàng không mẫu hạm lớp Ford: 
  • ·        Chiếc tàu sân bay thứ hai sẽ mang tên USS John Kennedy, đã hoàn tất được 18%, dự định hạ thủy vào năm 2020.
  • ·        Chiếc thứ ba sẽ mang tên USS Enterprise, sẽ bắt đầu chế tạo vào năm 2018.
Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có 12 hàng không mẫu hạm. Ngoài ra, Mỹ sẽ nâng cấp căn cứ Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki ở Nhật Bản để khai triển tàu khu trục lớp Zumwalt, tàu đổ bộ America để đối phó với các hoạt động của TC ở biển Hoa Đông và Biển Đông. 
KẾT LUẬN: 
VOA đưa tin ngày 18/4 cho biết, Phó GS Stephen Brooks - Học viện Dartmouth Mỹ - cho rằng, vấn đề Biển Đông là vấn đề căn bản có liên quan đến tư duy chiến lược tổng lực với TC của Mỹ, trước hết Washington không nên lo ngại trước sự trỗi dậy của Tàu Cộng. Ông Stephen Brooks nhận định rằng: “TC đang trỗi dậy, nhưng hoàn toàn không  phải đứng dậy. Về kinh tế, Mỹ hoàn toàn không suy yếu. Chúng tôi cho rằng vài thập niên tới Hoa Kỳ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới. Trong khi đó, TC trỗi dậy sẽ chậm hơn nhiều so với các nước từng trỗi dậy trong lịch sử, chẳng hạn như Đức & Anh. Bởi vì, những nước này có thể sánh ngang với các nước lớn khác khi đó về “khoa học công nghệ”. TC hiện căn bản không đuổi kịp Mỹ về khoa học công nghệ”.
Theo thiển nghĩ của tôi, nhận định của Phó GS Stephen Brooks rất chính xác. Trong vài thập niên tới đây, Hoa Kỳ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới, “Một vành đai, một con đường” Bắc Kinh không đủ khả năng thách thức vị trí siêu cường của Mỹ. Trên thực tế, Tàu Cộng đang bị “Liên minh Kim Cương” phong tỏa và bao vây. 
[1] VỀ KINH TẾ: 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2017, theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Mỹ vẫn giữ vị trí số 1, Tàu Cộng số 2 với một khoảng cách khá xa: 
1.     Mỹ với quy mô 19,4 ngàn tỷ USD.
2.     Tàu Cộng với 11,9 ngàn tỷ USD.
3.     Nhật Bản với 4,9 ngàn tỷ USD.
4.     Đức với 3,7 ngàn tỷ USD.
5.     Pháp với 2,575 ngàn tỷ USD.
6.     Anh với 2,565 ngàn tỷ USD.
7.     Ấn Độ đứng cuối 2,4 ngàn tỷ USD 
[2] HẢI QUÂN: Chiến lược gia Thủy Sư Đô Đốc Isoroku Yamamoto (1884-1943) của Nhật Bản, người đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sự tiến bộ của các cuộc hành quân của Tàu Sân Bay và đã chứng tỏ khả năng của chúng để tung ra sức mạnh qua khoảng cách dài. Yamamoto nói: “Từ trận Trân Châu Cảng, không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng hàng không mẫu hạm để đại diện quyền lực của nó quanh địa cầu”. TC chỉ có một “tàu sân bay Liêu Ninh dỏm” lấy gì thách thức quyền lực thống trị các các đại dương của Hải quân Mỹ?
[3] CĂN CỨ HẢI QUÂN: Đô Đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914), chiến lược gia Clausewitz của biển cả, người đã thiết lập chiến lược Hải quân Hoa Kỳ. Các quan niệm căn bản của ông tập trung vào là phải “chế ngự biển cả”. Ông cho rằng: “Không một nước nào có thể tự xem mình là một sức mạnh toàn cầu, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh hải quân trên toàn thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng Hải quân hùng hậu có khả năng hiện diện ở bất cứ nơi nào và đánh thắng bất cứ kẻ thù nào. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng công tác bảo vệ các tuyến đường hàng hải an ninh cho các thương thuyền và tàu chiến. Alfred Mahan cũng nhấn mạnh nhu cầu cần phải xây dựng và duy trì các “căn cứ hải quân” của Hạm đội Mỹ trên toàn thế giới. Ông đã đề nghị thiết lập các căn cứ Hạm đội Hoa Kỳ tại Hawaii, Philippines, Cuba…
Hiện nay, Hoa Kỳ đã có hơn 800 căn cứ quân sự hiện diện ở hơn 160 quốc gia. Chính phủ của TT Donald Trump đang xây dựng thêm ở Argentina, Columbia và nhiều nước khác và có 6 nhóm căn cứ quân sự Mỹ vây quanh Đại Lục, có thể thực hiện khai triển nhanh chóng và hiệu quả khi có diễn biến phức tạp:
  • ·        Nhóm căn cứ quân sự Đông Bắc Á có 181 (Nhật 140 & Hàn Quốc 41)
  • ·        Nhóm căn cứ đảo Guam & căn cứ Andersen.
  • ·        Nhóm căn cứ Đông Nam Á ở Philippines.
  • ·        Nhóm căn cứ ở Trung Á như Manas của Kyrgystan và Hanabad của Uzbekistan.
  • ·        Nhóm căn cứ ở Ấn Độ Dương nằm ở Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos.
  • ·        Nhóm căn cứ Australia.
Trong khi đó, Tàu Cộng chỉ có một căn cứ hậu cần ở Djibouti, được xây dựng làm doanh trại nhà kho, cơ sở bảo trì và cảng biển neo đậu được cả hạm đội tàu Hải quân TC.
Tóm lại, “Liên minh kim cương” gồm Hoa kỳ, Nhận Bản, Ấn Độ và Australia được phục hồi sau một thập niên bị đắp chiếu và đang hội đủ cả Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa để đối phó với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, tên lãnh đạo vĩ cuồng, ngạo mạn và hiếu chiến. Trước sau gì, “Giấc mộng Chệt” tham vọng muốn thống trị thế giới của họ Tập sẽ phá sản, ĐCSTQ sẽ đưa Đại Lục đi về đâu???
    tổng hợp & nhận định
  Nguyễn Vĩnh Long Hồ
            25/11/2017 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?