Tại sao ông Trọng muốn ‘khẩn trương’ xử vụ Trịnh Xuân Thanh

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã yêu cầu “khẩn trương" đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh” ra xét xử. Truyền thông trong nước đưa tin rằng chỉ thị của ông Trọng được đưa ra trong cuộc họp của Ban trên hôm 25/11.

Hình ảnh ông Thanh "đầu thú" trên sóng truyền hình quốc gia Việt Nam.
VnExpress dẫn lời ông Trọng nhấn mạnh rằng từ sau phiên họp thứ 12 hôm 31/7 của Ban Chỉ đạo, “các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với mức án nghiêm minh, đúng pháp luật, được dư luận đánh giá cao”.

Tin cho hay, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan chức năng “phải tập trung, khẩn trương để đưa các vụ án, đặc biệt là vụ án Trịnh Xuân Thanh và vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVC) vào Ngân hàng Thương mai cổ phần Đại dương (Oceanbank) ra xét xử”.

Theo VnExpress, ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị cáo buộc “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC.
Vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức đã gây ra nhiều sóng gió trong quan hệ Việt - Đức những tháng qua.
Vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức đã gây ra nhiều sóng gió trong quan hệ Việt - Đức những tháng qua.

Hồi tháng Chín, phía Đức dường như đã thay đổi yêu cầu Hà Nội “trả” ông Trịnh Xuân Thanh, mà cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này nhiều khả năng sẽ bị đưa ra xét xử ở Việt Nam.

Tuyên bố bằng tiếng Anh hôm 22/9, thông báo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như trục xuất nhân viên ngoại giao thứ hai của Hà Nội, có đoạn: “Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc phiên xử ông ấy [his trial] phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”.

VOA Việt Ngữ sau đó đã đề nghị Bộ Ngoại giao Đức cho biết về những điểm chính trong phản ứng chính thức của Hà Nội để xem có đề cập tới chuyện ông Thanh sẽ bị xử tại Việt Nam hay không, và lại được gửi cho thông cáo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.

Trong tuyên bố hôm 2/8, cáo buộc Việt Nam gây ra vụ bắt cóc ở Berlin, chính phủ Đức yêu cầu “ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại Đức ngay lập tức để được xem xét toàn diện về chuyện dẫn độ và xin tị nạn theo đúng pháp luật”.

(VOA)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?