Bản tin trong nước ngày 29-9-2018

Ai sẽ thay thế ông Quang làm Chủ Tịch nước?
Sau cái chết của ông Trần Đại Quang, nhiều người đặt câu hỏi: Ai sẽ thay thế ông Quang làm Chủ tịch nước? Nhưng có lẽ sẽ chẳng có ai thay cả, bởi nhân dịp này, đảng muốn nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ Tịch nước. 
Nhà văn Võ Thị Hảo có bài viết trên BBC: Hợp nhất hai chức danh và công thức’ thần thánh’. Bà Hảo nói rằng, chuyện nhất thể hóa hai chức Tổng Bí thư với Chủ tịch nước có khả năng biến thành sự thật, và rằng chuyện ông Quang qua đời ‘dường như rất đúng lúc’, có vẻ như sự việc đã được ‘dọn đường’ kỹ để bác   Cả nắm luôn chức danh này nhân dịp Quốc hội họp vào tháng 10 tới.
Bà Hảo cũng lo ngại rằng, chuyện ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc sửa Hiến pháp và sửa điều lệ Đảng để lên ngôi ‘Hoàng đế đỏ’, làm vua suốt đời với quyền lực vô biên, và rằng điều này có thể được lặp lại ở Việt Nam.
Có lẽ bà Hảo lo hơi xa, vì với sức khỏe hiện tại, cộng thêm nhiều bệnh tật của bác Cả, nếu bác ấy ngồi ghế TBT hết nhiệm kỳ này là may rồi. Nếu bác ấy có được phước đức ba đời để lại, cố ráng hết hơi tàn của bác ấy để lết thêm một nhiệm kỳ nữa là xong, bởi năm 2026, bác ấy đã tuổi 82, với độ tuổi này, người bình thường đã phải vất vả bước ra khỏi giường mỗi khi thức dậy, nói chi tới một người già yếu, mang nhiều bệnh tật như bác Cả. Cho nên, dù bác ấy có muốn làm vua suốt đời cũng không thể cãi lại quy luật của Trời, Đất.
BBC có bài: Đảng CS Việt Nam còn bàn về nhân sự Chủ tịch nước. Tại bàn tròn thứ Năm, do đài BBC tổ chức, TS Vũ Cao Phan cho rằng, đây là dịp để nhập hai chức danh này làm một. Ông Phan nói: “Thứ nhất, Việt Nam là nước XHCN duy nhất cho đến nay chưa kết hợp hai chức vụ ấy làm một. Trung Quốc, Cuba và ngay bên cạnh là Lào, tất cả đều làm thế rồi, chỉ còn Việt Nam thôi.
Thứ hai, trên thực tế, Việt Nam đã có ý định thực hiện từ hơn 20 năm trước, từ thời ông Lê Khả Phiêu còn làm Tổng Bí thư. Thứ ba, có thể nói là sự ra đi của ông Trần Đại Quang là ngẫu nhiên thôi nhưng trở thành tất nhiên – nghĩa là một sự chín muồi cho sự nhất thể hóa“.
Mời nghe clip bàn tròn thứ Năm do BBC tổ chức, các nhà bình luận nói về chính trường Việt Nam sau cái chết của ông Quang:
Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
Về bài phát biểu hôm qua của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 73, cư dân mạng nói rằng, có rất ít người ngồi lại nghe vì phát biểu của ông Phúc nhàm chán. Thế nhưng nhưng báo Zing có bài: Quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng ở Liên Hợp Quốc.
Blogger Hiệu Minh có stt bào chữa cho TT Phúc: Có phải riêng TT Phúc phát biểu ở UN có ít người nghe? Ông Hiệu Minh viết: “Trên mạng đang thi nhau giễu TT Phúc phát biểu ở UN không có nhiều người nghe. Không chỉ riêng TT Phúc. Vào YouTube xem các nguyên thủ khác phát biểu cũng không đông hơn“. Ông Hiệu Minh dẫn link phát biểu của các nước như New Zealand, Iran, Israel… để mọi người so sánh.
Còn đây là bức ảnh do phóng viên AFP chụp, được cư dân mạng chia sẻ khá nhiều. Ghi chú của AFP về bức ảnh: “Một thành viên trong phái đoàn Việt Nam ngủ giữa buổi thảo luận khoáng đại tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 73 ở New York“.
Ảnh: DON EMMER/ AFP
Báo Lao Động đưa tin: Lãnh đạo nhiều nước khẳng định ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Lãnh đạo nước nào ủng hộ vậy? Thì ra là các nước: Cuba, Buglaria, Croatia, Fiji, Saint Lucia, nhưng không phải tự họ ủng hộ, mà chính ông Phúc “đề nghị” họ ủng hộ.
Bài viết có đoạn: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc gặp lãnh đạo Cuba, Buglaria, Croatia, Fiji, Saint Lucia. Tại các cuộc gặp, Thủ tướng đề nghị các nước ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021“.
FLC vươn ra biển, đảo
Báo Giáo Dục VN có bài: Chuyện đầu tư của FLC: Hết bờ biển lại muốn ra… đảo. UBND huyện Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, xác nhận, huyện này nhận được văn bản của Tập đoàn FLC, “đề xuất xin nghiên cứu lập dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao lặn biển và giải trí cao cấp FLC Cồn Cỏ”.
Tập đoàn FLC đã dính tới nhiều vụ bê bối đất đai, nhất là vụ tập đoàn này đòi bứng cả đồn biên phòng ở Quảng Ngãi để đầu tư vào khu nghỉ dưỡng, resort. Trước đó, tập đoàn này cũng đã đề xuất làm dự án ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng đã bị người dân phản ứng dữ dội vì những lo ngại về an ninh quốc phòng, nên FLC đã phải ngưng dự án này.
Tin giáo dục
Về chuyện QH xác định giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và đã đưa vào Hiến pháp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, giáo dục cũng như các ngành khác, không nêu ưu tiên. Ông Thăng phản bác: “Theo phân công lao động thì ngành nào cũng là ngành đặc thù, chứ nói ngành này đặc thù, ngành kia không đặc thù là không đúng”.
Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Cần làm rõ phát biểu của Thứ trưởng Thăng, sao ông “dị ứng” với giáo dục vậy? Chẳng cần phải làm rõ vì chuyện Thứ trưởng Thăng không coi trọng giáo dục trong nước, bởi ông Thăng không cho con cái của mình học ở trong nước, mà cho đi du học ở nước ngoài. Ông Thăng đã từng nói: ‘Hai con tôi du học cũng không về’.
Không riêng gì ông Thăng, mà đa số các lãnh đạo nước ta đều cho con đi du học, bởi “1000 đại học tốt nhất thế giới – Việt Nam 0: 1 Iraq”. Nền giáo dục ở Việt Nam chỉ để dành cho “lực lượng nòng cốt” của đảng, đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, còn con cháu đảng viên thì đi học ở xứ “giãy chết”, qua bên đó “phân hóa” nội bộ của chúng.
Về chuyện lạm thu trong trường học, báo Lao Động có bài: Đại biểu Quốc hội: Hội phụ huynh phải giám sát, chứ không được tiếp tay cho trường lạm thu. Ông Hoàng Văn Cường, ĐBQH, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, nói rằng, “hội cha mẹ phải tham gia giám sát nhà trường trong việc huy động xã hội hóa. Trong dự thảo Luật Giáo dục cũng nói về hội cha mẹ học sinh phải giám sát chứ không phải tiếp tay cho nhà trường lạm thu“.
***
https://baotiengdan.com/2018/09/29/ban-tin-ngay-29-9-2018/




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?