Trung tá Vũ Văn Sâm – Nhạc Sĩ Thục Vũ
Năm 1960, một nhạc phẩm có tên là “Tình mùa chinh chiến” được giới yêu nhạc mến chuộng và được các nhà xuất bản tranh giành để được ưu tiên độc quyền xuất bản. Bản nhạc này cũng được thính giả của Đài phát thanh Saigon yêu cầu nhiều nhất trong thời gian đó. Thục Vũ, tên của tác giả bản nhạc nói trên, đã viết nên những dòng thơ nhạc dễ mến mà hơn 30 năm sau chúng ta hãy còn nhớ như in vào lòng:
“Người ơi tôi lắng dòng tâm tư
Nghe chuyện tình người em gái
Mắt vương khói lam chiều…”
Nghe chuyện tình người em gái
Mắt vương khói lam chiều…”
Với 4 câu thơ mở đầu bản nhạc:
“Nếu có khi nào nhớ đến tôi
Thì xin dòng lệ chớ đầy vơi
Hãy đem ánh mắt pha màu tóc
Nhuộm áo thời gian, gửi cuối trời…”
Thì xin dòng lệ chớ đầy vơi
Hãy đem ánh mắt pha màu tóc
Nhuộm áo thời gian, gửi cuối trời…”
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân) tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước. Do đó, Thục Vũ kẹt lại ở miền Nam VN, bỏ lại phía bên kia bờ Bến Hải người vợ chưa cưới mà khi anh còn học ở Chu Văn An, anh đã sáng tác bản nhạc đầu tiên có tên là “Duyên em” để tặng nàng. Nhưng may thay năm sau (1955) người yêu của thiếu úy Vũ Văn Sâm đã vào được nơi miền Nam tự do và lễ cưới được cử hành vào năm 1956.
Bước đầu của việc binh nghiệp, Thục Vũ được đưa ra phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 13 ở Tây Ninh và sau một thời gian tu nghiệp bên Hoa Kỳ về ngành Bộ Binh, anh được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với chức vụ Trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện này. Cũng tại đây, một bản hùng ca được Thục Vũ cho ra đời để tác động tinh thần anh em tân binh. Đó là bài “Quang Trung hành khúc” mà chúng ta thường nghe trong phần nhạc hiệu của chương trình phát thanh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của đài phát thanh Quân Đội trước 1975:
“Quang Trung đây
Quang Trung
Anh về đây với tôi
Ta thi gan xây đời sống mới…”
Quang Trung
Anh về đây với tôi
Ta thi gan xây đời sống mới…”
Năm 1972, Thục Vũ được đề cử làm Tham mưu phó của Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê (Bến Cát). Và đơn vị cuối cùng của nhạc sĩ Thục Vũ là Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành trước ngày CS cưỡng chiếm miền Nam. Lúc đó cấp bậc của Thục Vũ là Trung Tá.
Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Nguyễn Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập “mút mùa” nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã phải bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm cải tạo.
Năm 1975, Thục Vũ được CS đưa về Long Giao rồi đến trại Tân Hiệp (Biên Hòa). Ở đây, anh đã sáng tác nhạc phẩm “Suối máu” với 8 câu thơ cảm đề cũng của Thục Vũ:
“Em ở Sai Gòn anh ở đây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẫn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẫn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
“Tôi vẫn thường đêm thương nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn
“Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ thân gầy
Cùng chung nếp sống lưu đày
Anh ở đây ngày ngày cơm chưa đầy chén
Chiều buồn ra xem bầy én
Kiếm mồi thấp thoáng bay quanh…”
Áo rách xác xơ thân gầy
Cùng chung nếp sống lưu đày
Anh ở đây ngày ngày cơm chưa đầy chén
Chiều buồn ra xem bầy én
Kiếm mồi thấp thoáng bay quanh…”
Nghe nhiều anh em tù cải tạo có dịp đuợc gần nhạc sĩ Thục Vũ lúc còn trong tù kể lại, chính vì bản nhạc này mà nhạc sĩ Thục Vũ bị bọn CS đày đọa để đến giữa năm 1976, anh được đưa ra Sơn La và bỏ mình nơi sương lam chướng khí này vào ngày 15/11/1976. Ngày nay, một tấm mộ bia đơn sơ với đôi hàng nguệch ngoạc “Vũ Văn Sâm, 1932”, được anh em tù cải tạo ghi lại, ngoằn ngoèo nơi chốn rừng thiêng nước độc Sơn La.
Thục Vũ sáng tác không nhiều nhưng mỗi nhạc phẩm của anh là một tác phẩm, như bản “Trăng vàng dạ vũ” mà nhiều người rất thích. Vì là một quân nhân lại phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến cho nên phần đông những sáng tác của Thục Vũ là để phục vụ cho quân đội, cho chính ngành anh đang cộng tác. Ở đài phát thanh Saigon, anh có mặt trong ban Thi Văn Tao Đàn, chương trình Thi nhạc giao duyên và anh cũng là người thay thế thi sĩ Đinh Hùng để phụ trách chương trình Thi nhạc giao duyên trên đài Saigon khi Đinh Hùng mất.
Là nghệ sĩ, vốn giàu cảm lụy, cho nên cuộc đời tình cảm của nhạc sĩ Thục Vũ cũng không thoát khỏi vòng “tình ái giăng tơ” nhưng với trường hợp của Thục Vũ, đây mới là chuyện tình thật sự vì nó đi ra ngoài những cái thông thường. Người ta bảo “trai tài gái sắc”, nếu Thục Vũ yêu một cô gái đẹp, chúng ta chẳng nói làm chi vì họ mến nhau vì tài, cảm nhau vì sắc như trăm ngàn những chuyện tình tầm thường trên đời. Nhưng người yêu của Thục Vũ lại là “một cô gái trời bắt xấu”. Nàng là Dương Thị Khánh, tức thi sĩ Lệ Khánh, tác giả những tập thơ “Em là gái trời bắt xấu”, một công chức ở tòa tỉnh trưởng Đà Lạt. Chúng ta còn nhớ những vần thơ diễm tình của Lệ Khánh như:
LỜI BÀI HÁT TÌNH NGƯỜI HẬU TUYẾN
CA SĨ THANH TUYỀN
Hôm nay trời vào thu,
Đà Lạt lắm sương mù,
Cây khô buồn trút lá,
Gió ven hồ bay xa.
Mây thu lờ lững trôi,
Lồng lộng gió lưng đồi.
Xin anh đừng giận dỗi,
Viết thư về thăm em,
Viết thư về thăm em
Thương anh, thương màu áo hoa rừng,
Và thương con đường đầy gió sương,
Chiến tuyến chiều xuống mưa rừng bay,
Thương anh, thương khung trời hoang sơ.
Hôm nay dành tặng anh
Vài giọt nắng thơm lành.
Mai kia tàn chinh chiến,
Áo em màu “Mosa”
Đón anh về hoan ca.
mà Thục Vũ đã phổ nhạc với tựa đề “Tình người hậu tuyến”, một bản nhạc đã làm xôn xao trong giới nhạc một thời. Tình yêu giữa họ xảy ra khi Lệ Khánh tròn 20 tuổi cho đến 1975, ngày mà Thục Vũ phải đi “cải tạo” và bỏ mình hơn 1 năm sau đó. Lệ Khánh đã sanh được một đứa con trai mang họ mẹ (Dương) và chữ lót là tên của mẹ (Khánh) với tên chữ đầu là Thục. Bà Thục Vũ, tuy đã biết về mối tình này, nhưng tuyệt nhiên không làm to chuyện mà trái lại ngày con của Lệ Khánh ra đời bà đã đến chăm nom và giúp đỡ kẻ tình địch.
Năm 1976, tin nhạc sĩ Thục Vũ bỏ mình trong trại cải tạo Sơn La đã đem lại cho những bạn bè và những người ái mộ anh một nỗi bàng hoàng và căm phẫn. Thục Vũ là người rất hiền lành, hồn nhiên và vui vẻ với bạn bè, mất đi, để lại một người vợ cao thượng (với 5 đứa con), một người tình nhỏ bé, một đứa con kết hợp qua dòng thơ nhạc và một số tác phẩm vẫn còn in sâu trong lòng của những người mến mộ anh.
“…Hôm nay dành tặng anh
Vài giọt nắng thơm lành
Mai kia tàn chinh chiến
Áo em màu “Mosa”
Đón anh về hoan ca”
Vài giọt nắng thơm lành
Mai kia tàn chinh chiến
Áo em màu “Mosa”
Đón anh về hoan ca”
TÌNH MÙA CHINH CHIẾN
CA SĨ MINH HIẾU
Mừng cho người chết trong nhà tù “cải tạo”
Nhạc sĩ Thục Vũ tên thật là Vũ Văn Sâm, Trung tá Chiến tranh Chính trị, Tham mưu trưởng khối Chiến tranh chính trị Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, vào tù năm 1975 và qua đời trong vùng rừng núi Sơn La, Bắc Việt năm 1977, sau gần hai năm tù đày.
Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội trồng rau với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Ban đầu còn được ở lại trại, không phải đi lao động. Tôi có nhiệm vụ “thó” một ít rau sống, cung cấp cho anh hàng ngày. Nhưng khi bệnh tình quá nặng, Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men gì chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu cù là vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm ngửa cổ ra để “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ còn việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.
Một buổi sáng sớm, tôi đang lúi húi trồng luống xu hào, bỗng thấy bên mình có cái gì kêu phần phật. Từ từ ngước lên, tôi thấy một mảnh quần trây-di rách bị gió thổi bay lắc lư làm nên tiếng động nghe cũng… vui tai. Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:
– Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.
Tôi lặng người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ, anh nói: “Tôi mệt không hút thuốc được nữa”. Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn còn khỏe, vậy mà đêm qua đã ra đi.
Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.
Đám tang Thục Vũ, hình ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời chúng tôi
Nhưng vào buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt đầu chạng vạng, chúng tôi đang làm những công việc cuối cùng ở vườn rau thì bất chợt nhìn sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết sức đau lòng. Trên con đường đá cũ nhỏ, vòng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm chạp. Hai anh cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan tài mộc, sau cùng lại là 2 anh cai tù vác súng AK. Suốt con đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.
Ở vùng đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh, mang theo sương mù mỏng dăng ngang triền dốc dựng đứng như những bức tường đá của nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục tù nhân trong đội rau đứng ngẩn ra, dán mắt nhìn theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc, đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu nước mắt. Nhìn sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau hàng rào kẽm gai cũng ngơ ngẩn. Ngân vẫy tay cho tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm gì. Là một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.
Mấy tay coi tù cũng đứng lặng, nhìn chúng tôi và họ hiểu rằng lúc đó dù bắt chúng tôi thu dụng cụ về trại cũng chẳng ai chịu về, dù có bị bắn tại chỗ. Tất cả đứng như tượng gỗ dõi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống. Ai đó bỗng cất lên tiếng hát “Sơn La âm u núi khuất trong sương mù. Đoàn thù tha hương cất bước lê trên đường…”. Một bài hát xưa cũ của những nhà cách mạng thương tiếc những chiến sĩ bị giặc bắt cầm tù ở Sơn La. Sao lúc này nó hợp với chúng tôi thế.
Hình ảnh cái đám ma Thục Vũ còn in đậm trong tâm khảm chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều Ngân, đến cuối đời cũng chưa quên được hình ảnh này. Nó trở thành những kỷ niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của những ai đã từng sống dở chết dở qua những cái được gọi là “trại cải tạo”.
——–
Sau đây là phần ghi thêm bởi Haibatrung12e1985
Năm 1975, Nhạc sĩ Thục Vũ bị đưa về Long Giao rồi đến trại tù Tân Hiệp – Biên Hòa. Ở đây, ông đã sáng tác nhạc phẩm “Suối máu”, với 8 câu thơ cảm đề cũng của Thục Vũ:
“Em ở Sai Gòn anh ở đây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẫn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
“Tôi vẫn thường đêm thương nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn
“Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ thân gầy
Cùng chung nếp sống lưu đày
Anh ở đây ngày ngày cơm chưa đầy chén
Chiều buồn ra xem bầy én
Kiếm mồi thấp thoáng bay quanh…”
Nhiều cựu tù cải tạo có dịp đuợc gần nhạc sĩ Thục Vũ lúc còn trong tù kể lại, chính vì bản nhạc này mà nhạc sĩ Thục Vũ bị đày đọa để đến giữa năm 1976, ông bị đưa ra Sơn La và bỏ mình nơi sương lam chướng khí này vào ngày 15/11/1976. Ngày nay, một tấm mộ bia đơn sơ với đôi hàng nguệch ngoạc “Vũ Văn Sâm, 1932″, được anh em tù cải tạo ghi lại, ngoằn ngoèo nơi chốn rừng thiêng nước độc Sơn La…
Nhạc sĩ Thục Vũ cũng đã sáng tác nhạc phẩm “Anh ở đây” một thời gian ngắn trước khi chết. “Anh ở đây” có hai lời. Lời thứ nhất của chính Thục Vũ. Lời thứ hai do nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm ghi thêm.
Lời thứ nhất
Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ vai gầy
Cùng chung kiếp sống lưu đầy
Anh ở đây, ngày này cơm chưa đầy chén
Chiều chiều xa trông đàn én
Kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh
Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn
Tiếp nối những dư âm buồn
Thành thơ ray rứt tâm hồn
Trăng ngậm sương, mịt mờ không soi nẻo tối
Đường dài sao rơi lạc lối
Cho lòng giăng mắc không nguôi
Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Tình thương em vẫn đong đầy khoé mắt
Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất
Nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây
Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Vẫn giếng nước sâu bên cầu
Tìm trăng, trăng vướng dây gầu
Anh ở đây, ngày này bên trong rào sắt
Hận thù ưu tư chồng chất
Giữa lòng núi cũ sông xưa
Lời thứ hai
2. Anh đẩy xe, bạn bè anh cũng đẩy xe
Dưới nắng gắt gay trưa hè
Lòng đau viễn xứ ê chề
Mưa chiều đông nhạt nhòa mưa rơi lạnh giá
Ngậm ngùi trông nhau lặng lẽ
Chân buồn đếm bước lê thê
Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay
Khúc sắn bát ngô vơi đầy
Sầu nuôi thân xác hao gầy
Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy
Hận thù yêu thương còn đấy
Vui đành như cánh chim bay
Người giữ nước phát gian miền núi xa
Chiều Sơn La mưa rơi nhòa nước mắt
Người đi xa trong niềm đau chất ngất
Lối xưa không về hẹn hò đành đơn sai
Ôi người đi, về đâu khi nắng chiều phai
Nắng úa xót xa thương người
Chiều nao gục ngã trên đồi
Chim rủ nhau về rừng ru anh ngủ mãi
Hình hài tan theo cỏ cháy
Kiếp người kiệt sức buông tay
Anh ở đây ! Anh ở đây ! Sao vẫn còn ở đây?
ANH Ở ĐÂY
CA SĨ ĐOÀN CHÍNH
Vũ Chương
Nhận xét
Đăng nhận xét