Tin Việt Nam – 27/09/2018

Tin Việt Nam – 27/09/2018

15 người biểu tình ở Bình Thuận

bị tổng cộng 52 năm tù

15 người tham gia biểu tình ở Bình Thuận hồi tháng Sáu lãnh mức án tổng cộng hơn 52 năm tù trong phiên xử hôm 26/9.
Cả 15 người đều bị cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Vụ việc xảy ra vào ngày 11/6 tại khu vực cầu Nam, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong và xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, theo VOV.
Phiên tòa được xét xử lưu động tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp huyện Bắc Bình.
Người chịu án tù nặng nhất là 4 năm 6 tháng. Người nhẹ nhất là 2 năm tù, theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Cơ quan chức năng sẽ tách riêng tội danh chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản nhà nước ở Phan Rí thành vụ án riêng để tiếp tục điều tra, theo Thanh Niên.
“Án quá nặng”
“Con tôi bị án tù 4 năm. Gia đình tôi thấy đây là án quá nặng, cả nhà đang rất buồn,” mẹ của một thanh niên bị đưa ra xét xử hôm 26/9 nói với BBC qua điện thoại từ Phan Rí.
“Con tôi có tham gia ném 1, 2 cục đá ở quốc lộ,” bà thừa nhận. “Có người đưa cờ cho cháu, trên đó ghi chữ gì đó là ‘Không cho Tàu thuê đất 99 năm’, nhưng nó chỉ cầm chứ không phất cũng không làm gì cả.”
“Nó cũng không tham gia phá hoại tài sản chỗ phòng cháy chữa cháy.”
“Cả nhà tôi kinh tế khó khăn. Chồng đi biển, mắc bệnh đau bao tử. Có mỗi nó ở nhà giúp thêm thì nay bị đi tù,” bà nói.
Biểu tình ở Phan Rí: 10 người bị kết án 27 năm
Chuyện gì thực sự xảy ra ở Phan Rí?
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
Người mẹ cũng tỏ ý lo sợ, và cho biết gia đình không mong muốn, hay có nguyện vọng gì vì tòa đã ra án rồi.
Ông Hồ Trung Phước, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cho hay trên tờ Thanh Niên rằng 15 người này hầu hết có trình độ học vấn thấp, một số người không biết chữ. Có ba bị cáo mới 18 tuổi.
Được biết, phiên tòa này không có luật sư.
Hành vi phạm tội của những người này được Hội đồng xét xử đánh giá là rất nghiêm trọng, “phải xử lý nghiêm minh, nhằm răn đe ngăn ngừa tội phạm chung”, theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Các bị cáo được cho là đã thành thật khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.
Trước đó, 10 người khác ở Phan Rí cũng đã tuyên án tổng cộng 27 năm tù giam gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ thời điểm 10/6 (ở huyện Tuy Phong) và đêm 11/6 (tại trung tâm thành phố Phan Thiết).
‘Tấn công 6 giờ, thiệt hại 12 tỷ’
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, trong trong khoảng thời gian từ 9:00 đến 13:30 hôm 11/6 có nhiều người ‘tụ tập gây rối’ ở Quốc lộ 1 thuộc xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.
Lực lượng khoảng 300 cảnh sát cơ động (CSCĐ) và công an Hàm Thuận Bắc sau đó được triển khai, dùng loa yêu cầu đám đông giải tán.
Tuy nhiên một số người “không chấp hành và có hành vi dùng gậy, gạch, đá, bom xăng tự chế tấn công vào lực lượng CSCĐ”, theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
Số người này sau đó ngày càng đông lên, “tiếp tục dùng gạch đá, gậy gộc, bom xăng tấn công buộc CSCĐ phải lập hàng rào lá chắn ngang với QL1. Tuy nhiên nhiều người quá khích áp sát tấn công làm nhiều lá chắn bị vỡ.”
Sau đó lực lượng CSCĐ phải chạy vào trụ sở Đội Cản sát Phòng cháy chữa cháy thì những người ‘quá khích’ này tiếp tục tràn vào tấn công, dùng bom tự chế đốt xe chuyên dụng tại đây, đập phá trụ sở, làm hư hỏng tại sản và làm bị thương 19 CSCĐ.
Thiệt hại ước tính gần 12 tỷ đồng.
‘Các gia đình quá sợ hãi’
Người dân tụ tập ở trụ sở công an Phan Rí Cửa hôm 20/6
“Chúng tôi có một quỹ để giúp đỡ những người đấu tranh dân chủ và những tù nhân lương tâm, nhưng tôi không thể giúp được gia đình của những người ở Phan Rí bị xét xử hôm nay. Họ quá sợ, bà Thúy Hạnh, một người bất đồng chính kiến ở Hà Nội nói với BBC hôm 26/9.
“Hầu hết các gia đình này đều rất nghèo. Có người đứt bữa vài ngay là chuyện thường. Có người không biết chữ. Nhìn chung họ là những người dân miền biển chân chất, thật thà.”
“Họ không có tiền thuê luật sư. Nhưng khi chúng tôi muốn giúp đỡ thì các gia đình đều quá sợ hãi, từ chối không nhận. Có người nói công an đã đến tận nhà nói là nếu nhận giúp đỡ từ đâu đó thì sẽ bỏ tù cả nhà.”
“Đây là lần đầu tiên trong hàng chục năm qua chúng tôi muốn giúp đỡ những người trong hoàn cảnh khó khăn mà chật vật như vậy,” bà Hạnh nói.
Hậu biểu tình: Việt Nam khởi tố nhiều người
Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng
Cũng theo bà Hạnh, bà được biết là trong số 15 người bị xét xử hôm nay tại Bình Thuận, có một số thanh niên đã có những hành vi quá khích.
Nhưng bà Hạnh cho rằng theo bà, một phần nguyên nhân cũng là do họ bị kích động.
“Hơn nữa, hiện nay Luật Đặc khu đã được hoãn thông qua. Tôi cho rằng nếu không có những cuộc biểu tình như vậy thì liệu có đạt được kết quả đó hay không? Việc quá khích, đập phá rõ ràng là sai. Nhưng chúng tôi vẫn muốn giúp đỡ những gia đình này vì tôi cho rằng họ cũng là nạn nhân. Nếu thiếu họ, liệu chính quyền có tạm dừng thông qua luật này?” bà Hạnh nói.
Chuyện gì xảy ra ở Phan Rí?
Theo như lời kể của ba nhân chứng tại Phan Rí kể cho BBC hôm 12/6, cuộc biểu tình đã nổ ra trong hai ngày 10-11/6.
“Một nhóm bà con cầm băng rôn, biểu ngữ ‘Phản đối đặc khu’ đến khu vực Cầu Nam, thuộc tuyến đường QL1, trong đầu nghĩ ôn hoà thôi, nhưng muốn chặn đường để được chính quyền chú ý,” một nhân chứng giấu tên kể lại cho vụ việc sáng Chủ nhật 10/6.
Tuy nhiên sang Thứ Hai, tình hình trở nên căng thẳng khi có sự xuất hiện của hàng chục cảnh sát cơ động ở khu vực cầu Nam, sau đó một người dân “bị thương” khi tiến về phía CSCĐ.
Vụ việc gây bức xúc cho người dân, khiến căng thẳng nổ ra vào giữa trưa 11/6. Người dân ném đá về phía CSCĐ, sau đó dồn về trụ sở PCCC, nơi hàng chục cảnh sát phải tháo bỏ giáp, và nhiều xe chữa cháy, xe cảnh sát bị thiêu rụi.
Một nhân chứng nhấn mạnh với BBC rằng ”những người ném đá là những thanh niên rất lạ mặt, hoặc đeo khẩu trang, nhưng lại hiếu chiến, kích động, khiến cho mọi việc đi quá đà.”
“Và chính người dân là người khuyên can họ đừng đốt trụ sở PCCC, những “lực lượng thanh niên này tràn vào tự làm theo ý họ.”
“Bà con không hề có ý định chống lại chính quyền, chỉ muốn chính quyền lắng nghe nguyện vọng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45648709

Thêm Facebooker bị tù

với cáo buộc nói xấu lãnh đạo

Ông Bùi Mạnh Đồng, chủ hai tài khoản Facebook có tên ‘Ăn Cướp Công An’ và ‘Kiều Thanh vào sáng ngày 27 tháng 9 bị Tòa án Nhân dân (TAND) quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ tuyên 2 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát được các tờ báo trong nước trích đăng thì trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 7/2018, ông Bùi Mạnh Đồng dùng máy tính xách tay chèn chữ vào những hình ảnh và làm ra các bài viết bị cho có nội dung, lời lẽ xuyên tạc, vu khống, làm xấu với mục đích bôi nhọ Đảng cộng sản, Nhà nước Việt Nam hiện nay, xúc phạm các ông Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng và các cán bộ lãnh đạo khác của đảng cộng sản, Nhà nước…
Như vậy Ông Bùi Mạnh Đồng là Facebooker thứ 4 ở Cần Thơ trong vòng 1 tuần lễ bị xử tù với cùng tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, là điều luật sửa đổi của điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999.
Ông Bùi Mạnh Đồng bị bắt trước ngày 2 tháng 9 vừa qua cùng với ông Đoàn Khánh Vinh Quang về hành vi “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng viễn thông”.
Hôm 22/9, TAND quận Cái Răng, Cần Thơ tuyên án hai người là Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang lần lượt 2 năm tù và 1 năm tù giam.
Sau đó ngày 24/9, ông Đoàn Khánh Vinh Quang cũng bị tuyên 2 năm 3 tháng tù giam.
Reuters trong bản tin đánh đi từ Hà Nội vào ngày 27 tháng 9 cho biết không thể tìm ra liên lạc với luật sư của ông Bùi Mạnh Đồng để hỏi về phiên xử; còn Tòa án thì không bắt máy khi được Reuters gọi để hỏi thăm.
Reuters cũng nhắc lại nhận định mặc dù Việt Nam có cải cách kinh tế lớn lao và gia tăng cởi mở thay đổi xã hội, đảng cộng sản cầm quyền vẫn duy trì kiểm duyệt chặt chẽ truyền thông và không dung thứ cho những chỉ trích đối với họ.
Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền quốc tế hồi tháng 7 cũng ra thông cáo kêu gọi Việt Nam “hãy sửa chữa hồ sơ yếu kém về nhân quyền”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức này nói:
“Việt Nam dường như đang thi đua để giành danh hiệu một trong những chính quyền hà khắc nhất châu Á.
Chính quyền do Đảng Cộng sản điều khiển đàn áp một cách có hệ thống bất kỳ thách thức nào với hoạt động của bộ máy chính quyền, và trừng phạt bất kỳ cá nhân hay nhóm nào bị coi là mối nguy với địa vị độc tôn quyền lực của mình.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-jails-another-facebook-user-for-comments-critical-of-government-09272018083220.html

Blogger Mẹ Nấm vẫn chưa hồi phục

sau đợt tuyệt thực

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gầy ốm, tóc bị rụng và da được nói là sạm đi và chưa hoàn toàn bình phục sau đợt tuyệt thực kéo dài 16 ngày và kết thúc vào ngày 23 tháng 7.
Tình hình sức khỏe của nữ tù nhân chính trị Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thân mẫu là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cập nhật sau chuyến thăm nuôi vào ngày 26 tháng 9.
Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết con gái của bà cho bà biết là hiện nay tù nhân nữ chung phòng giam chuyên gây sự có thay đổi hành xử và không còn căng thẳng như trước nữa.
Vào ngày 19 tháng 9, blogger Mẹ Nấm gọi điện về gia đình và cho biết chưa có gì thay đổi khi được hỏi về tình hình nữ tù nhân gây sự.
Tuy vậy, trong lần gặp vào ngày 26 tháng 9, blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thông báo là việc gây sự không còn như trước đó.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói việc thăm nuôn con gái tại Trại Số 5, Yên Định, Thanh Hóa không thể ấn định cụ thể. Chuyến thăm lần trước diễn ra vào ngày 5 tháng 8 và đáng lẽ theo qui định cho thăm hằng tháng của Trại Giam thì đến ngày 5 tháng 9 bà lại đi thăm nuôi. Thế nhưng do hai cháu ngoại, con nhỏ của Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mà bà đang chăm sóc phải nhập học, nên đến ngày 26 tháng 9 bà mới gửi được cháu để đi thăm con gái.
Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện phải thụ án 10 năm về cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Công an Khánh Hòa bắt Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Đến ngày 23 tháng 6 năm ngoái, Tòa án tỉnh Khánh Hòa mới tiến hành xét xử và tuyên án 10 năm tù giam và 5 năm quản chế. Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kháng cáo, nhưng Tòa phúc thẩm vào cuối tháng 11 năm 2017 y án sơ thẩm.
Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là nhà hoạt động cổ xúy cho tự do- dân chủ, môi trường. Trước khi bị bắt, cô có nhiều bài viết cũng như hoạt động lên tiếng cho quyền con người, các vấn đề chính trị, môi sinh tại Việt Nam. Biện pháp cho bắt giữ và kết án blogger này đã bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, Mỹ và EU lên tiếng phản đối.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-blogger-mother-mushroom-situation-09272018113601.html

Trump kêu gọi chống CNXH,

người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’

Khánh An-VOA
Trong cả bài diễn văn dài hơn 3500 từ mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, đoạn phát biểu kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam. Một số người nói với VOA rằng họ ủng hộ và mong ý tưởng của Tổng thống Mỹ sớm trở thành hiện thực, vì “hơn ai hết, chúng tôi rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”.
Đơn cử trường hợp ở Venezuela, Tổng thống Donald Trump nói đây là một “bi kịch của nhân loại” với “hơn 2 triệu người trốn chạy khỏi đất nước vì chế độ XHCN Maduro và sự hậu thuẫn của Cuba”.
“Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã gây phá sản quốc gia dầu mỏ và khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói”, Tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu ở Liên Hiệp Quốc.
Ông cho rằng việc “thử nghiệm” CNXH đã “tạo ra đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng thời kêu gọi “tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người”.
Phần phát biểu này của ông Trump đã gây chú ý đặc biệt đối với người dân đang sống ở một trong số ít ỏi các quốc gia vẫn đang theo CNXH là Việt Nam.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với VOA rằng ông mong ý tưởng của ông Trump “trở thành hiện thực” và “được cả thế giới ủng hộ”, mặc dù ông thừa nhận lâu nay “không mấy cảm tình với ông Donald Trump” vì cho rằng ông chỉ là một thương gia, không phải là chính trị gia và cũng không quan tâm tới nhân quyền.
“Nhưng diễn văn hôm qua của ông khiến tôi hết sức bất ngờ. Là một người dân ở quốc gia tuyên bố đi theo CNXH cả nửa thế kỷ nay, hơn ai hết, chúng tôi chịu nhiều cay đắng và rất thấm thía nỗi khổ mà CNXH gây ra cho người dân”, ông Tạo nói.
Từ Hà Nội, blogger-nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cũng chia sẻ quan điểm của ông Tạo. Ông Tuyến nói ông không muốn giải thích “dài dòng” lý do ông ủng hộ ông Trump, nhưng “nếu ai đã từng sống dưới một chế độ như chế độ chúng tôi đang sống thì sẽ hiểu”.
Trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam gửi lời “cảm ơn ông Trump” về “ý tưởng tuyệt vời” này. Thậm chí, Facebooker Tuyết Hoàng còn nguyện “lấy một phần tuổi thọ của tôi trao cho ông ấy”.
Theo phân tích của nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù mang tiếng là quốc gia theo CHXH, nhưng trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đã “xa rời” mô hình đã được Quốc tế Cộng sản định nghĩa từ lâu, “chỉ còn giữ mỗi đặc điểm đầu tiên là độc quyền Đảng Cộng sản cai trị thôi, những cái khác thì đã xóa hết rồi”.
“Cũng may mắn cho hai dân tộc của hai quốc gia này vì ban lãnh đạo đã xa rời bớt chủ nghĩa xã hội, chứ không thì cũng gay go”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Ngoài ra, theo nhà báo Việt Nam, quan điểm tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp nhà nước cũng là một yếu tố đang “phá hoại rất lớn” nền kinh tế Việt Nam.
Ông nói: “Ở Việt Nam, đã có những bài học đau đớn về Vinashin, Vinalines, bất cứ Vina nào hễ rờ đến đều bị thâm thủng hàng trăm, hàng nghìn tỷ. Thế nhưng đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo thì cái đó phá hoại sức sản xuất rất ghê gớm”.
TS. Nguyễn Quang A, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, lại cho rằng Việt Nam chỉ mang vỏ bọc CNXH, còn từ lâu đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
“Ở Việt Nam, người ta đã bỏ cái đó 30 năm nay rồi. Thực sự nếu xét các hoạt động kinh tế của Việt Nam bây giờ thì Việt Nam đã là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có điều không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà còn đang trong thời kỳ quá độ rất đau khổ để tiến lên chủ nghĩa tư bản hiện đại mà thôi”
Trong một thư ngỏ gần đây gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người vừa qua đời vài ngày trước, Giám mục Công giáo Hoàng Đức Oanh cảm thán than: “Sao Việt Nam khổ thế! Mọi thứ xuống cấp, cả đạo đức! Người người vô cảm với nhau! Mạng người rẻ như bèo! Bệnh tật nhiều, ung thư nhiều! Chết nhiều! Tù nhiều! Như cải cách ruộng đất 1956? Như Mậu Thân 1968? Rồi 1975? Mất mát nhiều đến thế! Do đâu?”
Ông đề nghị các lãnh đạo Việt Nam hãy “bỏ cái đuôi ‘định hướng theo CNXH’” để tháo gỡ mọi vấn đề và giúp đất nước phát triển.
“Bởi vì như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘đến cuối thế kỷ này cũng chưa biết XHCN đi tới đâu, thành hình như thế nào’, mà bây giờ mình mông lung như vậy”, GM. Hoàng Đức Oanh nói với VOA.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, mặc dù có nhiều người, đặc biệt là giới trí thức, ở Việt Nam ủng hộ ý tưởng bỏ CNXH, nhưng một số đông vẫn hài lòng và yên phận với tình trạng hiện tại vì đời sống kinh tế đã được cải thiện nhiều so với trước đây.
Ông phân tích thêm: “Rõ ràng phải công nhận so với những năm 1980 thì đời sống ở Việt Nam tốt hơn, nhưng so với tiềm năng của Việt Nam thì rất lãng phí. Đáng lẽ Việt Nam phải là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á và ngang ngửa Nhật Bản, vượt Hàn Quốc nữa, chứ không phải như bây giờ với bình quân thu nhập tính trên đầu người mới hơn 3.000 đôla, theo thống kê của nhà nước Việt Nam”.
Phát biểu “chống chủ nghĩa xã hội” của ông Trump cũng rất được quan tâm tại Trung Quốc, láng giềng “4 tốt” của Việt Nam.
Khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 26/9, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng “Mỗi quốc gia đều có quyền chọn con đường phát triển và hệ thống xã hội phù hợp với mình”, và cho rằng việc “tạo ra sự thù địch và đối đầu” dựa trên khác biệt về ý thức hệ là đặc điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam hiện vẫn chưa có phản ứng hay bình luận gì về phát biểu của Tổng thống Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-keu-goi-chong-cnxh-nguoi-viet-tham-thia-va-mong-thanh-hien-thuc/4588348.html

Casino Tà Mâu và vùng biên giới phức tạp

Đá gà, đánh bạc, cho vay nặng lãi đến mức không thể nặng hơn, có lúc lãi suất lên đến 300%, trấn áp, dùng luật rừng, nhốt, bắt cóc người đòi tiền chuộc… Tất cả mọi thức rùng rợn nhất đều có thể diễn ra ở nơi đây, vùng biên giới Vĩnh Ngươn – Tà Mâu, một vùng đất cờ bạc khét tiếng Việt Nam và cũng là khét tiếng bán đảo Đông Dương về luật chơi. Thế nhưng đây cùng là vùng đất như có bùa mê khiến cho không biết bao nhiêu gia đình tán gia bại sản. Và lạ nhất là vùng biến giới Tà Mâu – Vĩnh Ngươn chỉ cách thành phố Châu Đốc chưa đầy 5km mà có cảm giác nơi đây hoàn toàn không có pháp luật và không có an ninh.
Cấm chụp ảnh… cánh đồng
Cái lạ đầu tiên khi đến Vĩnh Ngươn là hầu hết chỉ đi và đi, không được nhìn ngắm lung tung, nếu có máy ảnh thì chịu khó cất vào chứ không được mang ra chụp. Nếu lỡ vô tình chụp một tấm hình cánh đồng lúa, nơi có con đường dẫn sang Tà Mâu thì liền sau đó sẽ có vài thanh niên to con, bặm trợn, đến yêu cầu đưa máy ảnh và họ lấy luôn. Trong trường hợp kháng cự, không chịu đưa máy ảnh, rất có thể chủ máy sẽ phải nằm bệnh viện nếu may mắn, trường hợp không may mắn thì rất khó nói sẽ đi đến đâu.
Bà Dương Thị Út, một người dân sống ở Vĩnh Ngươn, Châu Đốc An Giang chia sẻ: “Làm ruộng không à, ăn chơi toàn xứ lạ tới chơi không à. Mở casino toàn dân xứ lạ tới chơi không à chứ xã này hiếm có ai chơi vụ cờ bạc lắm, có đi chuyển đồ biên giới kiếm sống thì có, nước lên thì giăng lưới, chứ không ăn chơi. Toàn Cân Thơ, Long Xuyên… mấy cái miệt ở xứ xa tới, đi toàn xe hơi lên không à.”
Mở casino toàn dân xứ lạ tới chơi không à chứ xã này hiếm có ai chơi vụ cờ bạc lắm, có đi chuyển đồ biên giới kiếm sống thì có, nước lên thì giăng lưới, chứ không ăn chơi. – Bà Dương Thị Út
Anh Lâm Hoàng Huy, một người có thâm niên nhiều năm đưa khách từ Vĩnh Ngươn sang Tà Mâu để đánh bạc, chia sẻ:“Khu biên giới Vĩnh Ngươn này thì người từ Cần Thơ, Long Xuyên, Sóc Trăng, Vĩnh Long… qua đây chơi không à. Thắng thua thì thấy toàn thua không à, thua nhiều hơn ăn, lúc nào lên cũng thấy thua hơn nhiều. Bên đó cũng có nhiều người cho vay lắm, quen biết thì họ cho mình vay, mà họ đòi bên đó thôi à chứ về bên đây thì họ không có qua.”
Bà Út và anh Huy cho biết thêm là những con bạc sang Tà Mâu để đánh không phải là dân địa phương, bởi với mức thu nhập èo ọp quanh năm suốt tháng dựa vào mấy công ruộng, thậm chí ruộng thuê và thêm chút tiền đi làm mướn thì không có ai dám bén mảng đến Tà Mâu cả. Hơn nữa, dân Vĩnh Ngươn sống dựa vào hai nguồn chính, phân thành hai thành phần dân cư rõ rệt, đó là thành phần dân nghèo chiếm đại đa số trông vào hạt lúa và đi làm thuê. Còn một thành phần nữa, giàu có, khá giả, có số có má trong giang hồ thì sống dựa vào buôn lậu hàng qua biên giới và làm sới cho thuê đá gà. Số này chiếm rất ít nhưng khả năng và biên độ hoạt động là rất mạnh, rất rộng.
Tà Mâu đi dễ khó về
Anh Nethan Mauer, một người gốc Thái Lan, sống ở Việt Nam trên hai mươi năm, từng đôi lần sang Tà Mâu chơi bạc giải trí nhưng thực chất là đi tìm và thương lượng chuộc người giùm cho các gia đình có người bị bế thân do nợ vay nóng, chia sẻ: “Nó không có vé, mình qua đó có hai loại, một là casino sẽ tính tiền mặt trực tiếp, đánh bằng tiền mặt, một cái là nó thanh toán qua thẻ, mình mua thẻ, đánh thẻ rồi đổi tiền mặt với nó.”
Khác với các Casino ở Hà Tiên, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Lạng Sơn với an ninh có phần ổn định và đảm bảo an toàn tính mạng cho người chơi, Casino Tà Mâu có thể được xếp vào diện phức tạp và đa dạng nhất. Vì lẽ, vay tiền để đánh bạc ở đây rất dễ và luật chơi cũng không liên quan đến luật pháp Việt Nam hay luật pháp Campuchia. Loại hình cờ bạc mở rộng, không chỉ ở các casino mới có đánh bạc mà người chơi có thể tìm các tụ điểm bên ngoài, tìm các sới đá gà trên đường vào casino.
Thường thì người ta đi xe ôm qua casino vào mùa nắng và dùng xuồng đi qua cánh đồng đầy nước vào mùa nước nổi. Dịch vụ chở thuê bằng xe máy hay chở xuồng ở đây khá đắt đỏ. Với đoạn đường chưa đầy 1km nhưng giá cước xe ôm không dưới 100 ngàn đồng và giá xuồng dao động từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng. Người chở mướn tùy thuộc vào khách quen hay lạ mà hét giá. Các chủ thuyền hoặc người chạy xe ôm ở hai bên con đường đất eo óc sang Tà Mâu cũng là người đại diện an ninh ở đây, họ tự cho mình cái quyền tịch thu máy ảnh của người khác bất kì lúc nào.
Anh Nathan Mauer chia sẻ thêm:“Có giấy tờ tùy thân hoặc phương tiện để thế chấp với nó hoặc là giấy tờ doanh nghiệp. Mình kinh doanh mình sẽ lấy giấy tờ doanh nghiệp cầm cố, sau đó mình có mình sẽ chuộc hoặc là nó sẽ tính tiền lời mỗi ngày lên so với số tiền mình vay đó. Hoặc là nó giữ chân mình bên đó luôn, gọi điện cho người thân hoặc ai đó lên bảo lãnh cho mình về…”
Anh Nathan Mauer chia sẻ thêm rằng theo quan sát của anh thì sang Tà Mâu cũng chẳng khác nào đi đốt tiền. Hầu hết những người sang Tà Mâu trở về đều trắng tay và nợ nần, có người phải nhờ đến gia đình chuộc họ ra mới được về. Những con số mà báo chí trong nước đưa ra về các vụ bắt người đòi tiền chuộc hoặc giam giữ con nợ, đánh đập và xâm hại con nợ nữ giới chỉ gần với thực tế chứ không thể phản ánh hết được. Bởi báo chí rất khó tiếp cận khu vực này. Hơn nữa, luật chơi ở đây gần như vô chính phủ và một khi con bạc lâm nạn ở đây thì khó bề chạy thoát.
Có một điều mà những người chúng tôi gặp đều lấy làm lạ là casino Tà Mâu cũng như khu vực trường gà ở Vĩnh Ngươn nằm gần đồn biên phòng, gần công an và nằm dưới sự quản lý an ninh của cả hai phía nhưng mọi thứ đều dùng luật rừng để giải quyết. Nó nằm độc lập theo luật chơi của sòng bài và mọi hoạt động đỏ đen diễn ra theo ước định của chủ sòng và các con bạc.
Đứng ở Vĩnh Ngươn, Châu Đốc, Việt Nam nhìn sang Tà Mâu, Campuchia, nhìn sang con đường băng qua ruộng lúa, nơi hàng ngày không dưới vài trăm người đi và chỉ có vài chục người về sau khi qua các casino, có thể hình dung được vì sao sự xáo trộn và mất an ninh ngày càng trầm trọng hơn ở khu vực này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/casino-ta-mau-and-crime-proned-border-09272018105242.html

Phí bảo vệ môi trường có thể sòng phẳng

 như lời Chủ tịch Quốc hội?

Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tại Việt Nam sẽ tăng lên khung cao nhất từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Mức thuế mới này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Liệu tiền thu thuế có được chi hoàn toàn cho công tác bảo vệ môi trường?
Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối tăng thuế môi trường đánh vào xăng dầu trong năm qua; tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Trong đó thuế môi trường đối với xăng từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, sẽ được tăng kịch trần lên mức 4.000 đồng/lít, mức cũ là 3.000 đồng/lít.
Ngoài xăng, thuế môi trường đối với dầu diesel sẽ tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, dầu mazut và dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít và mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.
Trước đây, thuế môi trường đối với xăng chỉ 1.000 đồng mỗi lít, cho đến ngày 1/5/2015 tăng lên 3.000 đồng/lít, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 là 4.000 đồng/lít và lộ trình dự kiến sau năm 2020 sẽ thu thuế môi trường 8.000 đồng trên mỗi lít xăng.
Giá xăng dầu tăng thì giá sắt thép sẽ tăng, giá sắt thép tăng thì giá các mặt hành sử dụng sắt thép sẽ tăng, nhà cửa sẽ tăng. Từ đó nó sẽ dẫn đến tăng mặt bằng giá cả. Cái sự tăng giá đó sẽ thể hiện đầy đủ sau ba tháng kể từ khi áp dụng cái thuế này.
-TS. Lê Đăng Doanh
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tăng thuế môi trường trong xăng sẽ không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2018, đảm bảo mục tiêu kiềm giữ lạm phát dưới 4% trong năm nay.
Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Bùi Trinh, xăng dầu là sản phẩm thiết yếu nên khi tăng giá xăng sẽ dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá sản xuất PPI, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng CPI… và sẽ là một điều đáng lo ngại.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, quyết định tăng thuế môi trường lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, vì các chi phí sẽ đều tăng khi giá xăng tăng. Ông nói tiếp:
“Xăng là mặt hàng thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay, nếu mà tăng thuế môi trường tính vào xăng thì giá xăng tăng lên, mà giá xăng tăng lên thì giá tất cả mặt hàng tăng lên. Trong kinh tế học, có cái gọi là cân đối liên ngành, tức là giá đầu vào một sản phẩm tăng thì giá đầu ra của nó sẽ tăng. Và giá đầu ra của một sản phẩm tăng sẽ lại trở thành giá đầu vào của một sản phẩm khác. Thí dụ giá xăng dầu tăng thì giá sắt thép sẽ tăng, giá sắt thép tăng thì giá các mặt hành sử dụng sắt thép sẽ tăng, nhà cửa sẽ tăng. Từ đó nó sẽ dẫn đến tăng mặt bằng giá cả. Cái sự tăng giá đó sẽ thể hiện đầy đủ sau ba tháng kể từ khi áp dụng cái thuế này.”
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh thuộc Học viện Tài chính Việt Nam lại cho rằng việc tăng thuế môi trường đối với xăng cũng là điều hợp lý:
“Nếu mà nói giá xăng của các nước trong khu vực, thì hiện nay giá xăng dầu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Châu Á. Mà nếu nói thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu thì Việt Nam vẫn ở dưới mức trung bình chung của thế giới. Vì thế việc chúng ta tăng thuế bảo vệ môi trường lên thì nó cũng bình thường thôi, chứ không có gì để chúng ta đáng nói cả.”
Tuy nhiên, theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không thể so sánh giá xăng với các nước xung quanh như Singapore, Thái Lan, Malaysia vì mức thu nhập của người dân của họ cao hơn ở Việt Nam. Theo bà so sánh chi phí xăng dầu Việt Nam rẻ hơn một chút mà lại quên đi các yếu tố là thu nhập của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác là so sánh không sòng phẳng. Bà cho biết thêm ý kiến:
“Nếu chưa chứng minh được là sử dụng tốt thuế môi trường thì không có lý do gì mà thu thêm của người dân, bởi vì thu thêm mà vẫn như vậy thì không ai sẵn sàng đóng thuế cả.”
Trước những lo ngại về việc sử dụng tiền thu thuế môi trường như thế nào. Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 20 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tiền thuế bảo vệ môi trường phải chi cho bảo vệ môi trường, thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Việt Nam, khoản thu từ thuế bảo vệ môi trường không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể, mà thực hiện nhiệm vụ chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cũng nhìn nhận rất khó tách bạch thu chi tiền thuế bảo vệ môi trường, vì tiền thuế bảo vệ môi trường khi thu vào thì đều nhập vô nguồn thu ngân sách nhà nước. Và hàng năm chính phủ lập ra kế hoạch chi tiêu ngân sách dựa vào tổng thu, chứ không tách riêng ra là thuế bảo vệ môi trường chỉ chi cho bảo vệ môi trường. Ông nói tiếp:
“Việc chi cho bảo vệ môi trường nó cũng được hiểu theo các nghĩa khác nhau, và thông thường thì các nhà kinh tế học hiểu theo cái nghĩa rộng nhất của từ bảo vệ môi trường. Trong đó nó có cả việc làm các đường giao thông, cầu cống, để từ đó giảm thiểu ách tắc giao thông thì từ đó nó cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nghĩa rộng như thế thì cũng không thể tách bạch chuyện thu cho bảo vệ môi trường thì chi cho bảo vệ môi trường.”
Thật sự mà nói nguồn thu ngân sách đang rất là khó khăn. Tuy nhiên nếu mà nói vì nguồn thu ngân sách mà tăng thuế bảo vệ môi trường thì cũng chưa hẳn đúng.
-PGS. Đinh Trọng Thịnh
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tình hình bội chi ngân sách hiện nay của Việt Nam khá căng thẳng, vì vậy cho nên Bộ Tài chính tìm các nguồn thu để trang trải cho các nguồn chi cũng là một điều dễ hiểu. Theo ông, quyết định tăng thuế môi trường với xăng dầu lần này sẽ giúp ngân sách có thêm khoảng 15.600 tỉ đồng. Ông cho rằng đây là khoản thu lớn cho ngân sách nhưng sẽ làm tăng chi phí vận tải, tăng giá thành tất cả sản phẩm dịch vụ trên thị trường Việt Nam, dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ASEAN khác ngay tại quê nhà.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thì lại cho rằng nguồn thu ngân sách nhà nước bị thu hẹp vì thuế xuất nhập khẩu giảm, do Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Ông cho biết thêm:
“Thật sự mà nói nguồn thu ngân sách đang rất là khó khăn. Tuy nhiên nếu mà nói vì nguồn thu ngân sách mà tăng thuế bảo vệ môi trường thì cũng chưa hẳn đúng. Nếu từ 1/1/2019 Việt Nam tăng thêm 1.000 đồng phí môi trường cho mỗi lít xăng thì cả năm 2019 cũng chỉ thu thêm từ 15 đến 16 ngàn tỷ đồng, thì rõ ràng nó chưa là gì cả để nói rằng nó có thể bù thâm thủng ngân sách.”
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, mức tăng thuế môi trường trong xăng lên 4.000 đồng mỗi lít là không hợp lý, chính phủ Việt Nam nên có nỗ lực cắt giảm chi phí, cân đối ngân sách, hơn là nỗ lực tăng thêm phí môi trường để bù cho các khoảng bội chi ngân sách.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-the-environmental-protection-tax-be-fair-09272018121332.html

Ruộng đất nông dân nơi an táng Chủ tịch Quang

BBC hỏi chuyện người dân xã Quang Thiện, Ninh Bình, nơi có thông tin cho rằng khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang “nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người”.
Vài ngày trước, một số báo Việt Nam phải xóa chi tiết về diện tích khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lúc báo Ninh Bình từng viết xã Quang Thiện, quê của ông “đất chật, người đông, diện tích đất nông nghiệp chỉ 485 ha”.
Hôm 23/9, báo VnExpress đã xóa chi tiết “khu an táng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện” trong bài “Khu an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được gấp rút hoàn thiện”.
Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười
‘Quốc tang, lăng mộ’: Bình luận trên Facebook
Bàn tròn BBC: Cố Chủ tịch Trần Đại Quang – hậu sự và nhân sự thay thế
Ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Quang?
Quyền Chủ tịch nước đứng thấp trong Ban tang lễ
VN: Dư luận ‘dậy sóng’ về nghĩa trang cán bộ
Các báo Việt Nam mô tả ông Trần Đại Quang “xuất thân từ vùng quê nghèo, vùng đất mở ven biển của xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình đông anh chị em, bố mất sớm”.
Báo Ninh Bình hồi năm 2007 viết: “Xã Quang Thiện có 2.800 hộ với trên 9.000 khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có 485 ha. Đất chật, người đông nên những năm trước đây, sau mỗi mùa gieo trồng, thu hoạch, người dân ở đây, nhất là lớp thanh niên lại toả đi nhiều nơi, vào Nam ra Bắc, làm đủ mọi nghề từ thợ mộc, thợ xây đến bốc vác, đào đãi vàng… nhưng cái nghèo, cái túng vẫn đeo bám họ, thậm chí có người từ bãi đá, bãi vàng trở về còn mang theo bệnh tật và những tệ nạn xã hội, làm mất an ninh thôn xóm.”
‘Khu đất đó không đáng gì’
Hơn 10 năm sau, hôm 26/9, ông Nguyễn Văn Trước, thuộc hợp tác xã ở xã Quang Thiện, trả lời BBC qua điện thoại: “Người dân ở đây sống nhờ trồng lúa và làm nghề thủ công, đan lát.”
“Nếu tính bình quân ruộng đất trên đầu người thì là 1,3 sào Bắc bộ, tức là khoảng 468m2.”
“Thu nhập ở đây được ghi nhận bình quân 28 triệu đồng/người/năm.”
“Nói thật là do giá lúa rẻ, 6.000, 7.000 đồng/kg nên tâm lý người dân nhìn chung là không muốn cấy.”
“Tôi được biết khu an táng Chủ tịch Quang nằm ở khu giãn dân cư, đã được san lấp, đền bù cho người dân trồng lúa.”
Còn về dư luận nói về diện tích khu an táng Chủ tịch Quang thế này thế kia thì nói thật là khu đất đó không đáng gì, chẳng to đâu.”
“Ở đây còn một số dòng họ xây lăng đá ở khu đất bề thế hơn nhiều.”
‘Điều rất vô lý’
Cùng thời điểm, blogger Đỗ Nam Trung, quê ở xã Quang Thiện, bình luận với BBC: “Theo như tôi hiểu, khu đất an táng Chủ tịch Quang nếu đo trên Google Maps thì hơn 6 ha đất nông nghiệp.”
“Người dân ở đây tin rằng khu đất đó là ông Quang dự định làm việc khác chứ không phải để xây lăng mộ.”
“Có phỏng đoán là ông ấy định xây biệt phủ để dưỡng già.”
“Sau khi ông mua đất thì người ta thấy xuất hiện con đường tránh đi ngay sát mép khu đất này.”
“Đường tránh Hùng Tiến xẻ giữa ruộng và nhằm khu đất của ông Quang đi qua, rất có chủ đích.”
“Đây cũng là cách mà các quan chức thường làm để mở rộng đất đai, tài sản của mình.”
“Việc ông Quang mua đứt hơn 6 ha đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư là điều rất vô lý.”
“Nó làm thu hẹp diện tích đất canh tác của bà con nông dân, cho dù là ông ấy bỏ tiền túi ra mua.”
“Vô lý với người khác, nhưng với một ông chủ tịch nước thì việc đó lại quá dễ dàng.”
“Trung bình ở Đồng bằng Bắc Bộ, mỗi khẩu được chia khoảng 1,2 đến 1,3 sào đất nông nghiệp để canh tác.”
“Và với việc mỗi ông quan lại tham một chút thì đất canh tác sẽ bị thu hẹp lại. Diện tích đất chia cho mỗi đầu người sẽ ít đi.”
Trước đó, một bài được chia sẻ nhiều trên Facebook của ông Lê Dũng Vova, bình luận về khu vực an táng Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình.
Ông Lê Dũng Vova bình luận:
“Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật?”
Cũng bình về việc xây mộ của lãnh đạo, cây bút Tâm Chánh viết:
“Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế.
Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ.”
Thông cáo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 sau “một thời gian lâm bệnh”.
Đảng Cộng sản nói tang lễ của ông có nghi thức Quốc tang để “tỏ lòng tưởng nhớ” người đã có “nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45623311

Lấy đất ruộng xây lăng to cho ông Quang

có phạm luật?

Diễm Thi, RFA
Xây lăng mộ hoành tráng
Cư dân mạng xã hội xôn xao khi hôm 23/9, báo mạng VNExpress đưa tin chi tiết về khu an táng ông cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Công trình được gấp rút thi công và người dân không được đến gần mà chỉ có thể quan sát từ xa, việc ghi hình bị hạn chế.
Trong khi đó theo Nghị định số 23 của Chính Phủ ban hành ngày 5/4/2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/5/2016 thì Điều 4 quy định rõ về diện tích của mỗi phần mộ, diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5m2, diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 3m2.
Vậy phần mộ của ông Trần Đại Quang rộng tới hơn 2 hectare, tương đương hơn 20.000 mét vuông, tức rộng gấp 4000 lần theo quy định của chính phủ, Giáo sư Đặng Hùng Võ nói với RFA:
Hiện nay thì quy định diện tích để xây mộ thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh chứ không có quy định chung ở trong luật. Nếu an táng ở tỉnh nào thì phải xem xét quy định ở tỉnh đó xem diện tích mộ là bao nhiêu. Đây là quy định để tiết kiệm đất đai, nhất là đất để an táng.
Nếu an táng ở tỉnh nào thì phải xem xét quy định ở tỉnh đó xem diện tích mộ là bao nhiêu. Đây là quy định để tiết kiệm đất đai, nhất là đất để an táng. – GS. Đặng Hùng Võ
Trên trang facebook cá nhân của mình, Luật sư Trần Vũ Hải phản đối mạnh mẽ hôm 24/9 bằng lời đề nghị Trung ương Đảng sớm ra nghị quyết từ nay trở đi, cấm các đảng viên và gia đình đảng viên cấp lãnh đạo (UVTW Đảng, hàm thứ bộ trưởng, tướng lĩnh kể cả về hưu) xây lăng mộ có khuôn viên quá 50m2 (kể cả cho cả gia đình) và yêu cầu phải hoả táng, xây lăng mộ (nếu muốn xây) trong nghĩa trang theo quy hoạch. Ai không thực hiện, không tổ chức lễ Quốc tang hay lễ tang cấp nhà nước, mà kỷ luật tước mọi chức vụ kể cả sau khi chết!
Với vai trò là một người dân trong nước, khi nghe thông tin lăng mộ cố Chủ tịch Trần Đại Quang được xây dựng hoành tráng như thế, Giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ với RFA quan điểm của mình:
Cá nhân tôi thì tôi cho rằng nội dung của con người là quan trọng. Còn hình thức, kể cả hình thức cái nhà mình đang sống hay hình thức cái ngôi mộ mình sẽ được an táng đều là không quan trọng. Chính vì vậy mà theo quan niệm của tôi thì trong bất kỳ trường hợp nào tôi vẫn cho rằng đánh giá con người thì đừng đánh giá bằng hình thức, mà hãy đánh giá những gì để lại cho cuộc đời này. Đó là điều quan trọng hơn cả.
Có vi phạm luật đất đai hay không
Cũng theo bài báo của VNExpress về khu xây lăng mộ của cố Chủ tịch nước thì khu đất này trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa rồi sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước.
Theo Nghị định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, thì nghĩa trang phải được quy hoạch và việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường.
Vậy khu đất nông nghiệp lại dùng để xây quần thể lăng mộ cho ông Trần Đại Quang có tuân thủ nghị định hay không, luật sư Hà Huy Sơn nói với RFA:
Luật đất đai hiện hành chỉ có quy định là đất trồng lúa, tức là đất nông nghiệp mà chuyển đổi sang xây nghĩa địa, nghĩa trang như trường hợp của ông Trần Đại Quang thì nó phải có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Nhưng việc chuyển đổi này phải có quy hoạch, tức là có kế hoạch sử dụng ruộng đất phù hợp với thực tế, chứ không phải thích xây nghĩa trang ở đâu thì xây, xây nghĩa địa ở đâu thì xây.
Cái vấn đề là lăng mả của ông Quang xây ở đấy có phù hợp với quy hoạch của tỉnh Ninh Bình hay không, đó là vấn đề pháp lý đặt ra thôi. – LS. Hà Huy Sơn
Cũng theo luật sư Hà Huy Sơn thì việc chuyển đổi phải quy hoạch, theo kế hoạch 5 năm một lần được Quốc Hội phê duyệt cho từng tỉnh. Và thủ tục chuyển đổi chỉ trong 30 ngày là xong. Nhưng nếu người ta làm thủ tục chuyển đổi chỉ trong một phút cũng không trái với pháp luật, nhưng ông nhấn mạnh:
Cái vấn đề là lăng mả của ông Quang xây ở đấy có phù hợp với quy hoạch của tỉnh Ninh Bình hay không, đó là vấn đề pháp lý đặt ra thôi.
Ngoài việc xây lăng mộ phải đúng chỗ chứ không phải muốn xây ở đâu thì xây, việc dùng đất vốn là đất nông nghiệp của người dân để xây mộ cho ông Trần Đại Quang lại liên quan đến luật đất đai. Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định:
Theo luật đất đai thì nếu xây lăng mộ thì phải phải xây chỗ đất có tên gọi là đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nếu dùng đất nông nghiệp để xây thì chắc chắn phải làm thủ tục gọi là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp đó thành đất nghĩa trang, nghĩa địa. Và điều thứ hai là theo quy định của pháp luật thì việc chuyển đổi đó phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Tất nhiên ở đây thì tôi cũng không hiểu cụ thể việc đó là như thế nào, nhưng theo pháp luật thì như vậy.
Chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam lâu nay bị cho có nhiều bất cập, nhất là trong việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đó là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp khiếu kiện lâu nay trên cả nước.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến năm 2016 trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn. Đến năm 2017 vẫn còn khoảng 3.500 – 4.000 đơn thư khiếu nại về đất đai.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/build-a-big-tomb-for-president-is-legal-or-not-dt-09262018124648.html

Não trạng “chết vẫn oai”

của quan chức cộng sản VN

Việc xây dựng một khu lăng mộ nguy nga rộng lớn cho ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã vấp phải phản ứng mạnh từ dư luận.
Đây không phải lần đầu tiên một quan chức cấp cao ở VN được đầu tư những công trình hoành tráng sau khi chết, với mục đích được nói là để tưởng nhớ công ơn của họ với đất nước.
Lăng mộ vài chục ngàn mét vuông
Ngay sau khi những thông tin về khu an táng ông chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời được truyền thông chính thức loan đi, cư dân mạng và công luận nhanh chóng chia sẻ và bình luận. Rất nhiều người tỏ ý không tán thành việc xây dựng một công trình lăng mộ nguy nga như vậy cho một người quá cố. Có những ý kiến còn mỉa mai rằng “May nhờ ông chủ tịch mất mà dân có con đường đẹp để đi” hay “giá mà các dự án giao thông của VN được 1% nhanh như vậy”,…
Trước phản ứng của dư luận, Truyền thông trong nước đồng loạt rút tất cả các bài viết về lăng mộ của ông Quang.
GS. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nhận định về việc xây lăng mộ hàng chục ngàn mét vuông cho nhà lãnh đạo quá cố:
Tôi thấy đây là vấn đề rất phản cảm mà dư luận đã có ý kiến. Người ta cho rằng đây là kiểu thức vua chúa phong kiến, chứ không phải ở thời đại văn hóa, văn minh hiện đại. Dẫu người ta nói mảnh đất đó có thể do gia đình, bạn bè, thân hữu góp tiền mua. Nhưng vấn đề không phải ai bỏ tiền ra mua mà vấn đề là làm một khu lăng mộ rộng như vậy cho một người từng là chủ tịch nước là phản cảm, trong khi dân chúng đói nghèo, một tấc đất cắm dùi không có. Nhiều người bị tước đoạt cả đất đai, nhà ở, kêu than hàng chục năm trời. Một bên là lăng mộ mênh mông hoành tráng, một bên là sự mất đất đẩy đến tận cùng của số kiếp con người.
Một bên là lăng mộ mênh mông hoành tráng, một bên là sự mất đất đẩy đến tận cùng của số kiếp con người.- GS. Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo tự do Nguyễn An Dân cũng có quan điểm tương tự:
Nhà nước đã có riêng một nghĩa trang quốc gia cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng theo thôi, có lẽ các qu an chức cũng không muốn nằm ở đó, đặc biệt người Bắc người ta có câu sống cái nhà chết cái mồ.
Tôi thì thấy nó hơi phản cảm ở chỗ nếu như ông ý thức rằng ông phục vụ cho quốc gia và ông chết trên cương vị lãnh đạo Nhà nước thì thôi để quốc gia chi phí cho ông trong nghĩa trang quốc gia đi. Hoặc là đưa về chôn một cách bình dị.
Tại Hà Nội có nghĩa trang Mai Dịch, là nơi Nhà nước dành riêng để chôn cất các nhà lãnh đạo chóp bu hay những người có công với chế độ. Tuy nhiên nghĩa trang này hiện cũng đang ở trong tình trạng quá tải. Khu đất xây lăng mộ cho ông Trần Đại Quang rộng hơn diện tích cả nghĩa trang Mai Dịch.
Hiện chưa có một con số chính thức về việc chi tiêu cho tang lễ và nơi an táng của ông Trần Đại Quang nhưng dư luận ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Trong khi đó mức chi ngân sách nhà nước cho một tang lễ tối đa là 800 triệu đồng. Báo chí cũng không đưa tin lăng mộ cho ông Quang là do gia đình hay Nhà nước chi trả.
Từ hơn chục năm về trước, VN đã đưa ra công văn khuyến khích người dân không tổ chức tang lễ long trọng, lãng phí và vận động nhân dân hỏa táng, điện táng để dần dần bãi bỏ địa táng. Tuy nhiên dư luận cho rằng tang lễ của người đứng đầu Nhà nước mà không làm gương thì làm sao người dân noi theo?
Chết…vẫn phải oai
Có thể nhận định Việt Nam luôn sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ để xây những công trình bề thế cho người có công với chế độ khi họ qua đời. Bằng chứng là những lăng mộ rộng lớn như của ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải hay ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những tượng đài hàng ngàn tỷ đồng mọc lên như nấm khắp mọi miền đất nước.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nêu quan điểm về tình trạng này:
Nó chỉ báo rằng những người lãnh đạo Cộng sản hiện nay trí tuệ rất thấp, nhân cách văn hóa không có gì nên mới hành xử như vậy. Không chỉ riêng vụ ông Trần Đại Quang, mà chế độ này, cái nền văn hóa cộng sản này nó thúc đẩy người ta càng đi tới cái siêu phong kiến. Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua thành chúa như ngày xưa. Điều này để lại tiếng xấu, gieo vào trong lòng người hình ảnh xấu. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở VN. Nó không tạo dựng được những con người của văn hóa, văn minh, hiện đại, dân chủ mà nó đưa con người đi tới thụt lùi, thoái hóa, trở về với vua chúa phong kiến độc tài độc quyền, tàn ác ngày xưa.
Nếu như ông ý thức rằng ông phục vụ cho quốc gia và ông chết trên cương vị lãnh đạo Nhà nước thì thôi để quốc gia chi phí cho ông trong nghĩa trang quốc gia đi.- Nhà báo Nguyễn An Dân
Nhà nghiên cứu xã hội học Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đánh giá vấn đề này từ góc độ xã hội:
Truyền thống của Việt Nam từ xưa không chỉ vua chúa hay nhà quan mà nói chung những người giàu có, có quyền thế đều có truyền thống xây lăng mộ. Truyền thống đó đã ăn sâu vào văn hóa của người VN rồi thành ra trong tâm tưởng của mỗi người dân đều nghĩ khi mình chết hay bố mẹ mình mất đi thì muốn xây một ngôi mộ thật to đẹp. Đó là một văn hóa bình thường. Tuy nhiên đời sống hiện đại và văn hóa phương tây đến thì người ta sẽ nhìn nhận rằng đó không phải là một điều quá quan trọng. Điều quan trọng là mỗi con người đem lại được những gì cho xã hội, cho cộng đồng. Tuy nhiên đó là một giá trị mới, nhưng giá trị cũ ở VN hiện nay còn tồn tại rất nặng nề.
Vị giáo sư cổ súy tự do dân chủ Nguyễn Khắc Mai cho rằng đây là một nghịch lý trong xã hội VN hiện nay. Một bên thì lãnh đạo, những người tự nhận là “đầy tớ của nhân dân” nhưng lại chễm chệ như vua chúa, còn một bên là số đông người dân vẫn còn nghèo khổ, không đủ ăn, và trẻ em nhiều nơi không được tới trường.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fancy-mausoleums-for-communist-leaders-when-they-die-09262018124818.html

Tại sao doanh nghiệp và viên chức

thích đổ thải xuống biển?

Kính Hòa RFA
Liên tục trong thời gian hai năm qua, người ta chứng kiến nhiều lời đề nghị của các doanh nghiệp hoặc viên chức nhà nước đổ chất thải của các dự án công nghiệp xuống biển.
Tại sao?
Việc xin phép đổ chất thải xuống biển gần đây nhất là vào ngày 11/9/2018, Tỉnh Quảng Ngãi xin phép chính phủ đổ hơn 15 triệu mét khối chất nạo vét cảng của công ty thép Hòa Phát Dung Quất xuống biển.
Trước đó, giữa tháng 8/2018, một trung tâm điện lực ở Tỉnh Quảng Bình, xin phép đổ 2,5 triệu mét khối bùn nạo vét cảng xuống vùng biển gần đảo Hòn La của tỉnh này.
Gây xôn xao dư luận hơn cả là vào tháng 6/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép nhà máy điện Vĩnh Tân dìm chất nạo vét cảng than của nhà máy này tại vùng biển gần khu bảo tồn sinh học Hòn Cau của tỉnh Bình Thuận. Việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học cũng như dân chúng. Kế hoạch này sau đó phải bị bãi bỏ.
Điểm chung của cả ba trường hợp này là việc đổ chất thải xuống biển không có trong dự tính ban đầu của các dự án.
Nhận định về việc này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với RFA:
“Khi lúc đầu không tính đến chất thải, mà trong quá trình vận hành dự án, khai thác nó, (chất thải) xuất hiện, thì đó là điều mà tôi cho là tầm nhìn không dài hạn kể cả của chủ đầu tự dự án, lẫn hội đồng thẩm định, hay cơ quan nhà nước phê duyệt.”
Một điểm chung nữa trong các đề nghị đổ chất thải xuống biển vừa qua là những người đề nghị, có khi là doanh ngiệp, có khi là viên chức nhà nước tại địa phương, cho rằng những chất thải đó, chỉ là bùn cát nạo vét nên không nguy hại đến môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói rằng trên thế giới cũng không thiếu những trường hợp người ta dùng những chất thải không độc hại để xây đảo nhân tạo, lấn biển.
Một sân bay lớn hàng đầu thế giới là Kansai ở Nhật Bản đã được xây trên một đảo nhân tạo làm bằng cát.
Ông Đặng Hùng Võ gọi việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động tham nhũng môi trường.
Ông Đặng Hùng Võ nói tiếp:
“Tôi cho rằng đây là một câu chuyện có thể dẫn đến rất nhiều điều lợi, nhưng cũng có thể dẫn tới nhiều điều tai hại nếu khảo sát không kỹ. Trong đó cái mà tôi cho rằng nguy hại nhất là có thể làm đảo lộn hệ sinh thái biển. Khi mà chúng ta đổ rất nhiều chất thải, kể cả chất thải không nguy hại, nhưng mà nó làm đảo lộn hệ sinh thái biển thì cũng là điều tai hại.”
Khi dự án nhấn chìm bùn cát thải ở Bình Thuận được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, nhiều người dân Bình Thuận đã phản đối. Một chủ trại nuôi tôm nói với chúng tôi rằng ông không đồng ý với nhà chức trách cho rằng bùn cát nạo vét là hoàn toàn vô hại:
“Mấy ảnh nói như vậy, chứ thực ra san hô nó nằm trước trên bề mặt rồi, bây giờ mình đổ xuống thì nó nằm chồng lên bề mặt của san hô, san hô thiếu ô xy thì nó chết. Khi san hô chết thì hệ thống lọc nước của mình không lọc qua san hô được, thì công việc của mình trở nên khó khăn. Hệ sinh thái tảo tự nhiên, vi sinh động vật, tự nhiên của biển không còn dưỡng chất nữa, cho nên rất khó.”
Đây chính là việc đảo lộn hệ sinh thái mà Giáo sư Đặng Hùng Võ đã đề cập.
Ông Nguyễn Huy Vũ, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Na Uy đưa ra ba nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp, hay viên chức nhà nước Việt Nam liên tục đề nghị đồ chất thải nạo vét xuống biển trong hai năm vừa qua:
“Các quan chức Việt Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường. Đó là một. Thứ hai là họ không hiểu biết đầy đủ về môi trường. Nhưng quan trọng hơn hết là họ bị mua chuộc bởi những doanh nghiệp muốn đổ chất thải ra biển, bởi vì nếu đem chất thải đó đi xử lý thì rất tốn kém, cho nên cách hay nhất đối với họ là đút lót tiền mua chuộc quan chức để đem đổ thải ra biển.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đồng ý với nhận định cho rằng các doanh nghiệp do muốn tiết kiệm chi phí nên đã đề nghị đổ chất thải xuống biển:
Việc không có chổ để mà xử lý và muốn tiết kiệm chi phí thì chắc người ta chọn phương án này, nhưng chắc phương án này cần phải được nghiên cứu và đánh giá cẩn trọng hơn nữa.”
Về cáo buộc có sự móc ngoặc với nhau giữa doanh nghiệp và các viên chức nhà nước trong việc đổ chất thải xuống biển, Giáo sư Đặng Hùng Võ có nhận xét:
Tôi cho rằng những cáo buộc đó là có căn cứ vì đáng nhẽ ra khi chuyên gia đã chứng minh cái đó không được đổ xuống biển là bởi vì ngay cả khi nó không nguy hại thì cũng làm đảo lộn hệ sinh thái biển, nhưng mà địa phương thì vẫn cứ cho.”
Trong dự án dìm bùn thải tại Bình Thuận, khi tin tức được đưa ra một cách chính thức, nhiều nhà khoa học cũng như dân chúng đã lên tiếng phản đối với những lập luận vững chắc, nhưng phải một thời gian dài sau đó dự án này mới được ngưng lại.
Các quan chức Việt Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường.
-Ông Nguyễn Huy Vũ.
Ông Đặng Hùng Võ gọi việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động tham nhũng môi trường.
Tuy có cáo buộc như vậy nhưng cho đến nay chỉ có một viên chức liên quan đến các đề nghị xả thải xuống biển bị kỷ luật, là ông Hà Quốc Quân, bị cách chức Giám đốc công ty tư vấn vụ đề nghị xả thải ở Bình Thuận, nhưng với tội danh không kê khai tài sản trung thực chứ không phải là nhận hối lộ.
Về nhận thức và hiểu biết về môi trường yếu kém của các viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước, những nhà khoa học và quản lý như Giáo sư Đặng Hùng Võ, Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, hiện điều hành một khu sinh thái tại Nam Cát Tiên, cho rằng nó thể hiện trong việc các quan chức nhà nước Việt Nam thường xem nhẹ báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một nghiên cứu về khả năng gây hại của một dự án, cũng như những điều lợi do nó đem lại có bù đắp được những thiệt hại đó hay không.
Một tín hiệu đáng mừng, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu này trong các dự án, nhất là tự sau thảm họa môi trường Vũng Áng Hà Tĩnh, khi nhà máy thép Formosa xả chất thải trực tiếp xuống biển làm cá chết hàng loạt vào năm 2016, gây những thiệt hại kinh tế to lớn và bất ổn xã hội kéo dài.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/firms-officials-like-dumping-into-sea-09262018123730.html

Chiến hạm Trần Hưng Đạo của Việt Nam

thăm Nhật Bản

Chiến hạm Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam hôm 27 tháng 9 đã cập cảng Căn cứ Yokosuka, tỉnh Kanagawa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản.
Truyền thông quốc nội loan tin vừa nói cùng ngày.
Tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo mang số hiệu 015, thuộc lữ đoàn 162, vùng 4 hải quân Việt Nam do đại tá Lê Hồng Chiến chỉ huy sẽ thăm Nhật Bản ba ngày.
Tàu thử nghiệm JS Asuka đại diện Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản đón tiếp tàu Việt Nam.
Phát biểu tại buổi đón tiếp, Đại tá Sasaki, trưởng phòng hành chính Căn cứ Yokosuka cho biết, căn cứ Yokosuka sẽ tạo điều kiện tốt nhất để đoàn Hải quân Việt Nam có những ngày ở Nhật Bản thật ý nghĩa.
Đây là lần đầu tiên Hải quân Việt Nam cử tàu sang thăm Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Trong thời gian ở Nhật, thủy thủ đoàn tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo sẽ tham gia nhiều hoạt động gồm giao lưu, thi đấu thế thao với Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tại căn cứ Yokosuka và tham quan thành phố Sakai, tỉnh Osaka.
Tàu hộ vệ 015 – Trần Hưng Đạo thuộc lớp Gepard 3.9 do Nga sản xuất, được đưa vào biên chế lữ đoàn 162, hải quân Việt Nam từ tháng 2 năm 2018. Vũ khí chính của tàu là 8 tên lửa chống hạm 3M24E tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA 76,2 mm, một tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-warship-tran-hung-dao-visit-japan-09272018082248.html

Tàu khu trục hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam

Tàu khu trục Hải quân Ấn Độ mang tên Ins Rana hôm 27 tháng 9 cập cảng Sài Gòn bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin vừa nói cùng ngày.
Tàu khu trục Ins Rana gồm 360 sỹ quan, thủy thủ, do Đại tá Atul Deswal chỉ huy sẽ lưu lại Việt Nam 4 ngày.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh, phó lữ đoàn 125, vùng 2 hải quân Việt Nam đại diện đón tàu Ấn Độ.
Phát biểu tại lễ đón tiếp, Đại tá Atul Deswal cho biết, chuyến thăm của tàu khu trục Hải quân Ấn Độ Ins Rana là một trong những hoạt động nhằm phát triển hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Đại tá Atul cũng cho biết, hai bên sẽ trao đổi kinh nghiệm trong công tác huấn luyện, vận động đội hình, thông tin liên lạc…
Ngoài ra, sỹ quan và thủy thủ tàu Ins Rana sẽ tham quan địa đạo Củ Chi, tổ chức đón tiếp giới chức thành phố và cộng đồng người Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tham quan tàu Ins Rana.
Tàu khu trục Ins Rana dài 146,5m, rộng 15,8m, trọng tải hơn 5.000 tấn được trang bị hiện đại với tên lửa, ngư lôi cùng trực thăng…
Đây là chuyến thăm thứ hai của Hải quân Ấn Độ tới Việt Nam sau chuyến thăm của ba tàu khu trục INS Sahyadri, tàu hậu cần INS Shakti  và tàu hộ tống INS Kamorta hồi tháng 5 vừa qua tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Cũng tin liên quan, hiện nay tại Cảng Tiên Sa hai tàu của Hải quân Hoàng Gia Canada cũng đang có mặt. Đó là tàu khu trực Calgary và tàu tiếp vận hậu cần Asterix. Hai tàu này cập cảng từ ngày 26 và sẽ lưu lại đến ngày 30 tháng 9 trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn có tàu Te Mana của Hải quân Hoàng Gia News Zealand thực hiện chuyến thăm 4 ngày tại đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/indian-naval-destroyers-visited-vietnam-09272018080803.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?