Dòng giống Lạc Hồng trên mảnh đất tự do
Nguyên Thạch (Danlambao) – Một chế độ đầy tàn bạo và nghịch lý sẽ dẫn đến hệ quả của một xã hội đầy nghịch lý, đầy dẫy oan khiên, oái ăm và hết thuốc chữa trên mọi phương diện. Đó là chế độ cộng sản và xã hội Việt Nam ngày hôm nay,
Hãy nhìn sang Singapore, Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản… Các quốc gia này cũng thuộc Á Châu, cũng là người Châu Á nhưng do đâu họ có được những xã hội trật tự, tốt đẹp, không như ở Việt Nam. Tại sao? Câu trả lời đến giờ ai cũng biết: Do thể chế cùng với các chính sách, và nhất là vì các quốc gia này không theo chủ nghĩa cộng sản.
Cũng là người Tàu nhưng người Tàu ở Đài Loan, ở Singapore khác khẳn so với người Tàu ở Trung Hoa đại lục. Tương tự, những cây cam con Việt Nam mà hạt giống của nó đến từ những cây mẹ VNCH khi bị bứng ra khỏi đất nước, phải bám rễ vươn mầm ở Mỹ, ở Nhật, ở Úc, ở Pháp… đã trở thành những trái cam ngọt.
Hãy đơn cử vài người làm thí dụ như trường hợp nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, bà Giao Phan, là một phụ nữ gốc Việt là vị Tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ. Tuổi trẻ hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa như Thiếu tướng Lương Xuân Việt đã làm sáng danh dòng giống Lạc Hồng khi ông được tham mưu trưởng Lục Quân Hoa Kỳ bổ nhiệm làm tư lệnh Lục Quân và Quân Đoàn 1 của Hoa Kỳ tại Nhật.
Ngoài những nam hào, nữ kiệt điển hình như đã nêu tên thì còn rất nhiều tuổi trẻ tài năng nam nữ khác đã thành công và được trọng vọng ở các quốc gia tiên tiến khác trên khắp thế giới:
Philipp Roesler – Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
Nguyễn Tường Khang – 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học.
Tiến sĩ Võ Tá Đức - Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành một khoa học gia nghiên cứu vật lý nguyên tử ở Mỹ.
Nhìn về Việt Nam dưới ách toàn trị độc tài của đảng CSVN, những thanh niên, thiếu nữ cũng mang dòng máu Lạc Hồng, cũng thông minh không thua gì những người cùng thế hệ đang sống ở nước ngoài, nhưng họ cũng chỉ có thể “vươn mình” thành những anh đạp xích lô hoặc là lớp nông dân dầm mưa dãi nắng với tương lai mờ mịt, hay là những cô dâu Đài Loan, những Osin nơi xứ lại quê người. Chắc chắn rằng cũng những con người ấy nếu ở Mỹ, ở Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp… trong số họ cũng sẽ có những Dương Nguyệt Ánh, những Giao Phan, những Võ Tá Đức, những Lương Xuân Việt.
Trên mảnh đất cộng sản, với lý lịch cha là sĩ quan “Ngụy” thì nếu kẹt lại ở VN, Lương Xuân Việt chỉ có quyền thất nghiệp hay đi làm nghề tự do hoặc lang thang chứ chưa chắc gì đã được đi nghĩa vụ quân sự để làm lính trơn thôi chứ chưa dám mơ tới được là tướng VC. Muốn có đủ tiêu chuẩn để làm quan, làm tướng Việt Cộng thì phải hội đủ 4 điều kiện: Lý lịch bần cố nông, dại, hèn và tham. Cho nên Hồ Chí Minh cùng ĐCSVN nới đưa ra tiêu chí “Hồng hơn Chuyên” là vậy.
Trên mảnh đất cộng sản, những con người mang dòng máu Lạc Hồng kiêu hãnh đã bị các chính sách ngu dân để trị của ĐCSVN biến thành những con người lớn mà chưa không, hùng nhưng chưa dũng.
Hãy nghe một ông chủ hãng người Nhật giảng giải cho những công nhân Việt Nam của một công ty do ông ta làm chủ đại khái rằng: Các bạn đã lớn, đã đủ tuổi và đủ sức làm việc, tuy đã lớn nhưng các bạn chưa đủ khôn. Này nhé, khi trong số công nhân của các bạn ăn cắp những vật dụng của hãng thì các bạn có nghĩ rằng vì tệ nạn ăn cắp quá phổ thông đó nên tôi đã trả lương cho các bạn thấp để trừ vào các khoản bị mất mát đó mà chúng tôi vẫn còn lời hơn nhiều. Thay vì hãng chúng tôi trả cho các bạn 10 triệu một tháng, thì chúng tôi đã cắt đi một nửa 5 triệu, vậy các bạn chỉ lãnh được 5 triệu. Thế thì các bạn hãy trả lời tôi, ai khôn hơn ai?
Còn cái hùng thì sao? Hình ảnh khá phổ thông ở xã hội Việt Nam ngày nay, giờ đây những cảnh ngáo đá, cướp giật, kênh kiệu, gây gỗ, đâm chém nhau nhan nhãn giữa thanh thiên bạch nhật, nó không chỉ xảy ra ở các thành phố đông người mà còn xuất hiện ngay cả ở những thôn quê hẻo lánh. Hẳn chúng ta cũng đã nghe tận tai, thấy tận mắt những cảnh giật bóp, giật dây chuyền, cướp xe ngay giữa ban ngày, những cảnh rượt nhau chém tận mạng chỉ vì những cái cọ quẹt xe cộ, hoặc vì những nét nhìn thiếu thiện cảm cho bọn côn đồ. Đây là những nét tuy cá biệt nhưng hiện trạng này đang có xu hướng tràn lan rộng khắp như trộm cắp, xì ke ma túy đã khiến toàn bộ xã hội lo ngại vô cùng. Còn trạng thái xã hội thờ ơ vô trách nhiệm của đại đa số dân chúng trước hiện tình đất nước đã và đang mất dần đất đai, biển đảo, tham nhũng, nhũng nhiễu, độc tài đứng trên luật pháp của ĐCSVN và guồng máy cầm quyền thì người dân hầu hết dân chúng không dám xuống đường tỏ thái độ phản kháng.
Nhưng xin đừng lên án 90 triệu người dân đang phải sống dưới ách cai trị cộng sản. Trong một môi trường sống lành mạnh, dưới một chính thể Dân Chủ Nhân Quyền và Nhân Bản thì chính họ sẽ là những lớp thanh niên đúng nghĩa. Họ sẽ là những thanh niên vệ quốc với đầy đủ khí khái của những công dân bảo vệ quốc gia, và sẽ không bao giờ chịu khuất phục với giặc ngoại bang Tàu cộng.
Chính tà quyền cộng sản đã giết chết khí phách hùng anh và đầu độc tâm hồn của họ từ lúc họ vừa mới chào đời cho đến khi trưởng thành.
Do đó, nhìn lại… Nếu, một cái nếu đầy oan nghiệt với vô vàn đau xót, là giá như ngày mất nước 30 tháng Tư 1975, miền Nam đã chiến thắng CSBV thì ngày ấy hẳn đã không là ngày Quốc Hận, mà là Quốc Hỉ, ngày khởi đầu để toàn dân của cả 2 miền Nam Bắc cùng nhau đưa đất nước Việt Nam tuy chưa chắc là là hơn hẳn Nhật Bản, Singgapore, Nam Hàn, Đài Loan nhưng ít ra là không chạy theo ngửi khói Thái Lan, Philipines, Mã Lai và thậm chí ngay cả Miên, Lào. Đó là điều khác biệt cơ bản giữa Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và độc tài cộng sản. Hay nói rõ ràng hơn nữa là cả nước sẽ ngẩng mặt cho nét vinh quang tự hào về VNCH thay vì ngoảnh mặt thờ ơ dưới cái chế độ cùn mạt với tên gọi CHXHCNVN mà đại đa số tuy có lớn nhưng chưa khôn, tuy có anh hùng nhưng còn vắng bóng trí, dũng.
Và nếu không có cái ngày oan nghiệt 30/4 thì đất nước Việt Nam ngày hôm nay chắc chắn sẽ có hàng ngàn, hàng vạn Dương Nguyệt Ánh, Lương Xuân Việt trong số 90 triệu người Việt Nam hiền hoà, nhân bản.
Để kết thúc, người viết mạn phép trích đăng lại bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam, một nhân chứng sống trong lòng chế độ xã nghĩa ưu việt này.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Trần Thị Lam
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.
*
Nhận xét
Đăng nhận xét