Bầu cử midterm 2018 – Phạm Ðức Duy

Bầu cử midterm 2018 – Phạm Ðức Duy

Bầu cử giữa nhiệm kỳ (midterm election) tại Hoa Kỳ ngày 6 tháng 11 tới đây đang được count down từng ngày với những vận động ráo riết của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mà trọng tâm là vào cuộc chạy đua giành đa số tại lưỡng viện Quốc Hội, nhất là Hạ Viện.

Về cuộc tranh cử tại Thượng Việngiữa hai đảng năm nay, trong 100 ghế ghị sĩ (senator) -do đảng CH hiện đang nắm đa số 51/49- có 65 ghế chưa hết nhiệm kỳ, không cần bầu. CH có tới 42 ghế và DC chỉ có 23 ghế không cần bầu. 35 ghế còn lại phải bầu (26 thuộc DC, 9 CH), theo phần lớn các polls và reports, đảng DC có 18 ghế solid seats (trên 95% xác suất thắng), 4 ghế likely seats (trên 75% thắng) và 3 ghế leaning seats (trên 60% thắng) trong khi bên CH có 4 ghế solid, 3 ghế likely và 1 ghế leaning seats.
Theo dự đoán cập nhật ngày 26 tháng 10 của trang web ABC News FiveThirtyEight https://projects.fivethirtyeight.com/2018-midterm-election-forecast/senate/, 4 ghế solid của CH là Nghị sĩ đương nhiệm (incumbent) Roger F. Wicker của bang Mississippi với 99.5% xác suất sẽ được tái đắc cử, incumbent Deb Fischer của Nebraska với 96.7%, cả hai Mitt Romney của Utah và incumbent John Barrasso của Wyoming đều có 99.9% thắng.  3 ghế likely của CH là incumbent Cindy Hyde-Smith của Mississippi với 87.7% thắng, incumbent Ted Cruz của Texas với 79.5%, và tại Tennessee Phil Bredesen (DC) sẽ thua Marsha Blackburn (CH) 23.7% vs 76.3%.  1 ghế leaning của CH là Kevin Cramer sẽ thắng incumbent Heidi Heitkamp của DC ở North Dakota với xác xuất 68% vs 32%.
Ba (3) ghế leaning DC là Kyrsten Sinema bang Arizona với 62% xác suất đánh bại Martha McSally (CH), incumbent Bill Nelson sẽ thắng Rick Scott (CH) với 73.9% ở Florida, và Joe Donnelly sẽ đánh bại Mike Braun với xác suất 71.1%.  Bốn (4) ghế likely seats của DC đều là incumbent ở Montana Jon Tester 85.5%, Minnesota Tina Smith 91%, Indiana Joe Donnelly 84.7%, West Virginia Joe Manchin 87.7%, và New Jersey Robert Menendez 90.7%.
Chỉ có 2 ghế duy nhất tại Thượng Viện kỳ này hiện đang xem là toss-up 50/50 rất sát nút không biết ai sẽ thắng là ở Nevada giữa Nghị sĩ Dean Heller (CH) và đối thủ Jacky Rosen bên DC, và tại Missouri giữa incumbent Claire McCaskill (DC) và Josh Hawley (CH).  Poll mới nhất ghi nhận Claire McCaskill (DC) và Nghị sĩ Heller (CH) đang dẫn trước một chút với 58.3% và 59.7% xác suất tái đắc cử.
Từ tuần này trở đi cho tới ngày bầu cử, các chỉ số phần trăm thay đổi và số ghế tossup 50/50 cũng hoán đổi qua lại với số ghế leaning của CH và DC từng ngày một.
Vì Phó TT Pence nắm lá phiếu tiebreaking, bên CH chỉ cần đúng 50 ghế để tiếp tục giữ đa số trong trong Thượng Viện.  Dĩ nhiên kết quả bất ngờ vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên đảng CH đang nắm chắc phần thắng tại Thượng viện trong kỳ bầu cử này với xác suất lên xuống từng ngày trong khoảng 82% – 84%.

Tại Hạ Viện Hoa Kỳ khóa 115 hiện nay với 435 dân biểu, đảng CH đang lấn áp chiếm đa số 235 ghế trong khi đảng DC chỉ có 193 ghế.  7 ghế trống (vacancies) gồm 2 ghế thuộc DC và 5 ghế thuộc CH.
Trong 7 ghế này, 4 ghế trống (2 CH, 2 DC) sẽ được bầu lại kỳ này là ghế của các dân biểu John Conyers (DC) của tiểu bang Michigan địa hạt 13 từ chức đầu tháng 12/2017, Louise Slaughter (DC) của New York 25 mất hồi giữa tháng 3/2018, Pat Meehan (CH) của Pennsylvania 7 từ chức cuối tháng 4/2018, và Charlie Dent (CH) của Pennsylvania 15 từ chức hồi giữa tháng 5/2018.
Ba (3) ghế trống còn lại, đều của CH, sẽ tiếp tục để trống kỳ này, đó là các dân biểu Jim Bridenstine (R) của tiểu bang Oklahoma địa hạt 1 từ chức hồi tháng 4/2018 được TT Trump chọn để dẫn đầu NASA, Ron DeSantis (R) của Florida 6 mới từ chức hồi tháng 9 vừa qua, và Evan Jenkins (R) của West Virginia 3 cũng mới rời Hạ Viện cuối tháng 9, làm Justice (Thẩm Phán) tại Supreme Court of Appeals của bang WV (Tòa án Phúc Thẩm Tối Cao).

Theo tuyên đoán của các giới quan sát, polls và reports điển hình như nonpartisan Cook Political Report https://www.cookpolitical.com/ratings/house-race-ratings cập nhật hôm 21/10, đảng DC kỳ bầu cử này sẽ nắm chắc được 183 ghế (solid seats) và rất có khả năng thắng 11 ghế (likely seats) trong khi đảng CH có 145 solid seats và 27 likely seats.  70 ghế còn lại trong Hạ Viện được xem là highly competitive seats kỳ này không thể dự đoán trước (tossup [50/50] hoặc hơi nghiêng về một đảng [leaning slightly]).  Trong 70 ghế này, 31 ghế được xem là tossup 50/50 giữa hai đảng, 25 ghế hơi nghiêng về CH và 14 ghế hơi nghiêng về phía DC.
Tất cả những chỉ số này xê dịch đôi chút trong những ngày qua và càng gần đến ngày bầu cử phần lớn càng nghiêng hơn về phía các ứng cử viên đang dẫn trước. Phần lớn giới theo dõi và các polls hiện nay dự đoán đảng đối lập DC có nhiều cơ hội để lấy lại đa số tại Hạ Viện.
Cả hai đảng hiện đang ráo riết vận động, bỏ rất nhiều tiền vào campaign ad quảng cáo nhất là tại các vùng có những ghế nghị sĩ dân biểu tossup 50/50. Các con số do cơ quan Center for Responsive Politics đưa ra hồi giữa tháng 10 cho thấy kỳ này là một cuộc bầu cử midterm tốn kém nhất, hơn $3.7 tỷ mỹ kim đã được dùng và ước lượng tới ngày bầu cử ít nhất sẽ lên tới $5.2 tỷ mỹ kim, so với 3.6 tỷ hồi kỳ bầu cử 2014 midterm trước. Dĩ nhiên các ứng viên đảng Dân Chủ luôn vượt các đối thủ bên Cộng hòa về ngân quỹ vận động.
Hai bên phải tiêu nhiều tiền như vậy vì thật ra các kỳ bầu cử midterm rất quan trọng đối với sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ vì Quốc Hội lưỡng viện là nghành lập pháp có thực quyền, có khả năng chi phối và ngăn chặn các chính sách, đường lối và quyết định của Tổng Thống và bên hành pháp, chứ không như Quốc hội bù nhìn csvn được lập ra để mị dân, cho có vẻ dân chủ, luôn luôn phải thông qua tất cả những gì đảng csvn đã sao chép hoặc tuân lệnh quan thày Trung Cộng.

Midterm 2018 năm nay lại càng quan trọng và sôi nổi hơn nữa vì ông Tổng Thống “ngoài luồng” Trump với thân thế, sự nghiệp, cá tính cũng như những tuyên bố, chính sách và quyết định của Ông từ ngày bước vào Tòa Bạch Ốc đến nay không giống bất kỳ một TT Mỹ tiền nhiệm nào và đã gây ra biết bao ngạc nhiên và tranh cãi. Từ nội bộ đảng CH qua đảng đối lập DC, từ chính quyền liên bang, tiểu bang, địa phương đến người dân Mỹ, và cả chính quyền của các nước đồng minh, kẻ thích người ghét, kẻ khen người chê vô số kể. Ðó cũng là tùy theo quan điểm viewpoint riêng của mỗi bên, mặc dù trái ngược nhau không bên nào là hoàn toàn vô lý.   Riêng bộ máy truyền thông dòng chính thân dân chủ thì đại đa số xem Trump như kẻ thù.
Trump, một TT Hoa Kỳ bị nhiều dư luận gán biết bao nhiêu là nhãn hiệu xấu xa chẳng hạn như kiêu ngạo, phô trương, bốc đồng, phân biệt chủng tộc, misogyny (có định kiến về phụ nữ), nativism (bảo vệ lợi ích người bản xứ, chống lại người nhập cư), và islamophobia (có thành kiến với người Hồi giáo), công bằng mà xét chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm đã đạt được rất nhiều thành quả vượt bực.

Ðã có một vài nhà báo còn công tâm đã đánh giá Trump khá công bằng ví dụ như columnist Marc Thiessen qua 10 Best và 10 Worst lists hồi cuối năm ngoái.  Ở đây, xin đưa ra 10 Best list của riêng mình, một cử tri Mỹ gốc Việt, với quan điểm cá nhân là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ hiện nay là 1) cần có những định chế thương mại công bằng (fair trade) với các nước và 2) phải dẫn đầu thế giới tự do ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng về mọi mặt.

10. Trước tiên, trong gần hai năm qua, Trump có thể được xem là một Tổng Thống thật thà, trung thực (honest) nhất trong lịch sử hiện đại. Những chuyện Trump làm, đúng hay sai, tùy quan điểm mỗi người, điểm nêu lên ở đây là Trump “walks the walk”, chứng minh là đã không chỉ hứa suông trong mùa tranh cử như phần lớn các chính trị gia từng làm, mà thực sự làm những điều đã tuyên bố trong lúc ra tranh cử.  Ðiển hình là những hồ sơ như:  
- Ban hành một cải cách lớn đầu tiên trong vòng ba thập niên về luật thuế vào cuối năm ngoái; kết quả là chính phủ đã tiết kiệm được $8.1 tỷ mỹ kim regulatory savings và ước lượng sẽ thêm $9.8 tỷ nữa trong năm nay.
- Di chuyển tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Israel Do Thái từ Tel Aviv đến Jerusalem; một điều mà ba đời TT trước Clinton, Bush và Obama cũng đã từng hứa nhưng không làm.
- Hứa sẽ tiêu diệt ISIS, và bây giờ sau gần hai năm sau, Nhà nước Hồi giáo đang sụp đổ gần bờ vực thẩm.
- Cam kết sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh travel ban vào Mỹ đối với các nước có mối đe dọa khủng bố, và hiện nay lệnh cấm đã được Tối Cao Pháp Viện ban hành.
- Hứa sẽ mang lại công ăn việc làm cho người Mỹ gốc Phi, tới tháng 6 vừa qua tỷ lệ thất nghiệp của họ đã xuống mức thấp nhất từ năm 1972 tới nay: 5.9%. Ngoài ra, luật cải cách thuế tax reform của Trump có một khoản ít được chú ý là tạo ra những “khu vực cơ hội” opportunity zones để giúp hồi sinh các thị trấn và các vùng nội thành urban có tỷ lệ dân cư người gốc Phi cao đang gặp khó khăn.
- Hoàn thành những cam kết hủy bỏ các kế hoạch của Obama như rút khỏi 2015 Paris Agreement hiệp ước khí hậu Paris hồi tháng 6/2017, phê chuẩn các đường ống dẫn Keystone XL và Dakota Access pipelines đầu năm 2017, và mở khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực Arctic National Wildlife Refuge (ANWR) ở Alaska để thăm dò các mỏ dầu hồi tháng 4 vừa qua.
- Về giao dịch thương mại, sau khi vào Tòa Bạch Ốc 3 ngày Trump đã giữ lời hứa ký executive order rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương TPP với 11 nước khác trong đó có Nhật, Úc, Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và cả CSVN.  Giữa tháng 4/2018, Trump ra lệnh xem xét lại việc Hoa
Kỳ gia nhập TPP nếu có thể sửa đổi các thỏa thuận ban đầu của chính quyền Obama để TPP mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ cũng như Washington có thể dùng TPP là một trong nhiều giải pháp đối chọi với Bắc Kinh trong một cuộc chiến thương mại lâu dài.
- Ông cũng cam kết đàm phán lại và đã ký thỏa thuận NAFTA với Mexico và Canada dưới tên mới USMCA (United States-Mexico-Canada Agreement), đem lại các luật lệ mậu dịch công bằng hơn cho Hoa Kỳ về thị trường xe hơi và thực phẩm dairy. Tuy nhiên cách tiếp cận của Trump trong các cuộc đàm phán này cũng có thể làm suy yếu lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ đối với các nước này. Yes hay no, chưa biết được.
- Gần đây cuối tháng 9 Trump cũng đã có các thỏa thuận mới với TT Nam Hàn Moon Jae-in tại NYC trong Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, chính yếu là Seoul đồng ý mở cửa thị trường để tăng xuất khẩu của Mỹ, nhất là xe hơi, và sẽ để Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế 25% lên truck xe tải Nam Hàn cho đến năm 2041.
- Trump cũng muốn thực hiện lời hứa khi ra tranh cử về chuyện bãi bỏ Obamacare và xây bức tường biên giới phía nam sát Mexico, nhưng hai điều này đều không chỉ nằm trong phạm vi quyền lực của TT mà phải đuợc Quốc Hội chuẩn chi.

9. Thực thi “đường đỏ” red line chống lại việc Syria sử dụng vũ khí hóa học. Khi chế độ Bashar al-Assad sử dụng toxic nerve agent chất độc hại thần kinh đối với những thường dân kể cả phụ nữ và trẻ em vô tội ở thị trấn Khan Sheikhoun hồi tháng 4/2017, Trump đã hành động nhanh chóng và dứt khoát, khôi phục lại uy tín của Hoa Kỳ trên chính trường thế giới mà Obama đánh mất, với lệnh trừng phạt hai lần phóng 59 tên lửa hành trình cruise missiles.

8. Đòi hỏi các nước trong NATO phải góp phần cùng với Hoa Kỳ để trang trải các chi phí của liên minh và quốc phòng của họ. Trong khi chính quyền Bush và Obama đều thất bại trong việc yêu cầu các đồng minh NATO đáp ứng các cam kết tài chính của họ đối với Liên Minh Bắc Ðại Tây Dương trong nhiều thập kỷ, các nước trong khối NATO sau khi bị Trump chỉ trích gắt gao đã phải nhượng bộ hồi tháng 6 năm ngoái và đồng ý tuân theo thỏa thuận mỗi năm đóng góp 2% GDP vào ngân sách quốc phòng, thêm được 12 tỷ đô la trong năm 2017.

7. Trump thừa nhận là đã sai lầm về vấn đề Afghanistan và sau đó tháng 8 năm ngoái đã đảo ngược chiến lược rút quân tai hại của Obama trong cuộc chiến chống những kẻ khủng bố. Ông đồng ý gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các chiến trường ở Afghanistan cũng như ở Iraq, Syria, Yemen và Somalia. Nhiều chính khách thường xuyên chỉ trích Trump cũng đã hoan nghênh việc này, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Vũ trang Thượng viện Senate Armed Services Committee cố Nghị sĩ John McCain của CH nói đây là một bước tiến lớn đúng hướng “a big step in the right direction”.

6. Mới đây Trump tuyên bố hôm 20/10 Mỹ sẽ rút khỏi Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty (INF) Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung với Nga vì Moscow đã vi phạm thỏa thuận này. Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranh lạnh, cấm hai bên phát triển và xử dụng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5,500km. Washington đã nhiều lần tố cáo Moscow vi phạm INF trong suốt 4 năm qua khi Nga phát triển hệ thống tên lửa 9M729 – biến thể của tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK. Giới chức Mỹ từng thừa nhận tên lửa này có thể vượt qua các lá chắn phòng thủ của Mỹ và châu Âu. Trên thực tế, đáng nói hơn nữa, INF cũng đã kìm chân Mỹ trong việc phát triển vũ khí mới để đối phó với vũ khí tầm trung mà Trung Cộng đang sử dụng nhằm gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

5. Thay vì nhường nhịn như các TT Cộng Hòa tiền nhiệm, Trump không ngần ngại đối đầu trực diện với nhóm quyền lực thứ tư the Fourth Estate. Giới truyền thông báo chí dòng chính luôn ủng hộ đảng Dân Chủ như New York Times, Washington Post, CNN, etc… từ lâu đã đánh mất tính khách quan cần thiết. Vạch trần sự thiên vị, định kiến chính trị, đăng tin một chiều, bóp méo sự việc và những thủ đoạn khác của các tập đoàn ‘fake news’, Trump đang đánh trực tiếp vào tính chính danh và sự khách quan của giới truyền thông dòng chính luôn tìm mọi cách đả phá chính quyền và cá nhân Trump.  Dùng những dòng tweets với khoảng trên 50 triệu followers, Trump có thể hàng ngày phổ biến trực tiếp những messages thông điệp của mình và phản bác những fake news khá hữu hiệu. Có thể từ giờ trở đi phương thức này sẽ trở thành một “new norm” cho các chính trị gia áp dụng khi bị giới truyền thông xuyên tạc.

4. Thành công trong việc đề cử và bổ nhiệm Neil Gorsuch thay thế Antonin Scalia hồi tháng 4 năm ngoái và mới đây Brett Kavanaugh thay cho Anthony Kennedy vào ghế Thẩm Phán tại Tối Cao Pháp Viện. Vị trí của 9 Thẩm Phán tòa Tối Cao là những vị trí đầy quyền lực trong hệ thống tam quyền phân lập tại HK trong phạm vi giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, các sắc lệnh của TT, và những vụ xét xử gây nhiều tranh cãi. Với đa số bảo thủ tại Tối Cao Pháp Viện và 29 Thẩm phán mới đã được Quốc Hội confirmed vào các tòa án phúc thẩm liên bang, Trump đã để lại dấu ấn trong nghành Tư Pháp đẩy lui các quan niệm tự do liberal với những giá trị truyền thống bảo thủ conservative liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế má, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ trong nhiều thập niên tới. Trump cũng sẽ tiếp tục đề cử các Thẩm Phán trẻ bảo thủ vào các tòa phúc thẩm liên bang.

3. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết America First”, qua nhiều biện pháp quyết liệt chính quyền Trump đã và đang giúp đưa nền kinh tế nước Mỹ đi lên.  Trong vòng chưa đầy 2 năm, đã có nhiều thành tựu đáng kể, điển hình như:
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua: 3.7% tính đến đầu tháng 10.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2016 sau 8 năm Obama nắm quyền là 1.5% đã tăng lên 2.3% trong năm 2017, năm đầu tiên của Trump.  Cuối quý II vừa qua, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất 4.2% kể từ năm 2014.
- Chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán lên gần tới 27,000 điểm vào những hôm thượng tuần tháng 10, so với 20,000 điểm là đỉnh cao nhất dưới thời Obama.
- Một số các công ty Mỹ và cả công ty nước ngoài chuyển công nghệ, dây chuyền sản xuất, hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ vì sức ép thuế quan của chính quyền.
- Gỡ bỏ nhiều các luật lệ, rào cản để giúp doanh nghiệp phát triển.
- Giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống chỉ còn 21%.
- Giảm thuế thu nhập cá nhân, với tổng số thuế cắt giảm có thể lên tới khoảng $1,500 tỷ mỹ kim trong thời gian 8 năm tới.
-Tính từ thời điểm năm 2000, lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện nay đang ở mức cao nhất.

2. Tuyên bố thành lập một binh chủng thứ 6 trong quân đội Hoa Kỳ.  Ðây là một nỗ lực tích cực rất quan trọng của chính quyền Trump mà ít người để ý tới. Hiện nay quân đội có 5 binh chủng: Bộ Binh Army, Không Quân Air Force, Navy Hải Quân, Marine Corps Thủy Quân Lục Chiến, và Tuần Biên Duyên Hải Coast Guard.
Ngày 9/8/2018 vừa qua, Phó TT Pence đã tuyên bố tại Ngũ Giác Ðài là Bộ Quốc Phòng DoD có nhiệm vụ sẽ thiết lập một binh chủng mới trước năm 2020 mang tên “Space Force” (Lực Lượng Không Gian). Việc này là kết quả của một nghiên cứu kéo dài khoảng 7 tuần do Bộ Quốc Phòng đảm trách theo yêu cầu của TT Trump.
Space Force nhằm tiếp tục bảo đảm vị trị số 1 của Hoa Kỳ trên chiến trường không gian. Trong nhiều năm, Nga, Trung Cộng, và ngay cả Bắc Hàn và Iran đã theo đuổi các loại vũ khí để phá hoại và vô hiệu hóa (disable) các vệ tinh điều hướng và thông tin liên lạc của Mỹ bằng các cuộc tấn công điện tử từ mặt đất. Nhưng gần đây, các vũ khí chiến tranh mới đã được mang thêm vào không gian để chống lại Hoa Kỳ. Hồi 2007, TC đã phóng được missile lên không gian để theo dõi và phá hủy một vệ tinh satellite của họ. Nga đang chế tạo một loại airborne laser dùng để phá vỡ các hệ thống không gian. Cả TC và Nga đang đầu tư mạnh vào hypersonic missiles tên lửa siêu thanh có thể bay lên với vân tốc 5 miles/giây ở độ cao thấp để có thể tránh bị phát hiện bởi radar phòng thủ tên lửa của Mỹ.  Hồi đầu tháng 8, TC cũng vừa tuyên bố đã thực hiện thử nghiệm thành công lần đầu tiên một chiếc xe siêu thanh hypersonic vehicle.
Song song với Space Force LLKG, Bộ Quốc Phòng cũng sẽ thành lập một unified combatant command mới thứ 11: U. S. Space Command. Quân đội Hoa Kỳ hiện nay có 10 combatant commands (COCOMs): Africa USAFRICOM, Central CENTCOM, European EUCOM, Indo-Pacific INDOPACOM, Northern NORTHCOM, Southern SOUTHCOM, Special Ops SOCOM, Strategic STRATCOM, Transportation TRANSCOM và Cyber CYBERCOM. Mỗi COCOM bao gồm các lực lượng của nhiều binh chủng.
Một số các thành viên ưu tú có khả năng chuyên môn cao về lãnh vực không gian trong quân đội cũng sẽ được gom lại thành một cơ quan mới mang tên Space Operations Force để sẵn sàng phục vụ trong những lúc có khủng hoảng và xung đột.
Một tổ chức mới khác mang tên Cơ quan Phát triển Không gian Space Development Agency cũng sẽ được dựng lên để bảo đảm LLKG Space Force có khả năng và kỹ thuật chiến đấu tân tiến nhất.
Thành lập một binh chủng và các cơ quan mới như vậy không phải là một chuyện đơn giản, từ nay đến 2020 là một thời hạn rất ngắn, điều này chứng tỏ sức mạnh quân sự số 1 của Hoa Kỳ không thể bị để thách thức là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.

1. Thẳng tay với Trung Cộng. Trước khi tranh cử, Trump đã thường lên tiếng chỉ trích hồ sơ mậu dịch thương maị của TC.  “Trung Cộng không phải là đồng minh hay bạn bè – họ muốn đánh bại chúng ta và sở hữu đất nước của chúng ta / China is neither an ally or a friend — they want to beat us and own our country” là một trong nhiều tweets của Trump được nhắc đến lúc trade war mới bắt đầu. Sửa đổi cán cân mậu dịch với Bắc Kinh cũng là một trong những điều TT Trump hứa lúc tranh cử.
Sau lần Tập Cận Bình gặp Trump tại khu Mar-a-Lago Florida vào đầu tháng 4 năm 2017 và cùng đồng ý thiết lập một kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết những khác biệt về thương mại, tất cả mọi chuyện “went south”!  Tới nay, tổng số thuế tariffs của Hoa Kỳ áp dụng riêng cho TC đã lên tới $250 tỷ mỹ kim và trong khi đó phía Bắc Kinh áp dụng $110 tỷ mỹ kim. Mặc dù không ở thế thượng phong, vẫn chưa có dấu hiệu gì là TC sẽ sớm chịu đàm phán.
Xung đột Mỹ Trung không chỉ thuần túy về thâm hụt thương mại trading deficit mà còn trên nhiều lãnh vực khác nữa. Ðiểm cao mới nhất có thể kể là bài phát biểu (truyền thông người Việt hải ngoại cũng đã chuyển ngữ và đăng) của Phó TT Pence tại Viện Hudson ở Washington. Hôm 4/10 Pence đã tố cáo TC đang tiến hành một chiến dịch toàn diện để làm xói mòn lợi thế kinh tế, công nghiệp của Mỹ, không tuân thủ WTO mở cửa thị trường, mậu dịch thương mại không cân bằng, thâm hụt thương mại trade deficit với Mỹ ngày càng nhiều, các hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ intellectual property, dùng các hoạt động gián điệp, tranh chấp về Đài Loan, mua chuộc các nước Mỹ Latinh với những món nợ ngoại giao “debt diplomacy”, etc…  Trong khi dư luận tại Mỹ lo chú ý đến chuyện điều trần tại QH của Kavanaugh hơn, ở Bắc Kinh, bài phát biểu của Pence vẫn vang dội cho tới nhiều ngày sau. Một số chuyên gia trong chính sách đối ngoại của TC so sánh bài diễn văn của Pence với bài “Bức màn sắt Iron Curtain” của Winston Churchill hồi năm 1946. Họ tiếp tục nghiên cứu và tìm cách xác định liệu nó có đánh dấu cho sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Mỹ TC hay không.
Qua Pence, Tòa Bạch Ốc công khai gửi một thông điệp tới Bắc Kinh: Hoa Kỳ sẵn sàng cạnh tranh với TC trên nhiều lĩnh vực khác nhau!
Trước thềm các hội nghị khu vực Asia Summits ở Singapore và Papua New Guinea vào tháng tới mà Trump sẽ không tham dự, bài phát biểu của Pence cũng cho thấy Tòa Bạch Ốc tiếp tục giữ lập trường cứng rắn trong các đàm phán thương mại với Bắc Kinh và không ngần ngại làm khó dễ TC hơn để đưa cuộc đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Mỹ.
Tuần này, Trump vừa tuyên bố sẽ tăng chi tiêu trong cuộc chiến chạy đua vũ khí hạt nhân nuclear arms với Bắc Kinh và Hải quân Hoa Kỳ đã đưa hai tàu chiến qua eo biển Đài Loan Strait trong một chương trình hỗ trợ quân sự.  Cuối tháng 9 vừa qua, Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Ðài Loan với trị giá $330 triệu mỹ kim, đây là hợp đồng thứ hai dưới thời Trump đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington đối với nỗ lực tăng cường phòng thủ của Đài Bắc chống lại TC.  Hợp đồng đầu lớn hơn nhiều, vào tháng 6 năm ngoái 2017, Mỹ bán cho Đài Loan các loại tên lửa missile, ngư lôi torpedo và hệ thống cảnh báo sớm early warning system với tổng giá trị lên đến $1.4 tỷ mỹ kim đã khiến Bắc Kinh giận dữ.
Ngoài ra, thực chất của việc chính quyền Trump rút lui khỏi thỏa thuận đa phương JCPOA (Joint Comprehensive Plan of Action) vào đầu tháng 5 và phục hồi các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong đó có việc hạn chế việc bán các sản phẩm dầu oil và petrochemical không chỉ là trừng phạt Iran thôi, mà đây còn là một đòn mạnh đánh vào Bắc Kinh vì TC đã đầu tư gần $110 tỷ mỹ kim vào nghành dầu khí Iran.
Tất cả những điểm trên đều là nền tảng cho chuyến đi châu Á tham dự Asia Summits của Pence, thay cho Trump cũng như cuộc gặp mặt Trump-Tập tại Buenos Argentina trong kỳ họp G-20 Summit vào tháng tới.
Xem ra về đối ngoại nhìn chung, chính quyền Trump đã và đang tiếp tục a) gây áp lực thay đổi các cam kết quốc tế không còn phù hợp với quyền lợi của Mỹ, b) cắt giảm những chi tiêu không công bằng trong các tổ chức quốc tế, và c) quan trọng nhất chính quyền Trump đã bắt đầu tung gậy đánh chó, tìm mọi cách gây khó khăn khiến TC suy yếu về nhiều mặt, không để Trung Nam Hải rút ngắn khoảng cách về kinh tế và quân sự, quyết tâm duy trì vị trí cường quốc số 1 của Washington trên thế giới.

Bầu cử midterm ngày 6/11/2018, cử tri người Mỹ gốc Việt nên đi bầu thật đông!
Và nếu đồng ý chủ trương thương mại công bằng fair trade và ngăn chận một Trung Cộng bá quyền đang đe doạ an ninh thế giới là điều đúng và cần thiết, hãy bầu cho các ứng viên đảng Cộng Hòa!
Với đảng Cộng Hòa nắm đa số tại Quốc Hội, chính quyền Trump mới dễ dàng thi hành những chính sách và quyết định để đạt được fair trade, sẵn sàng thẳng tay đương đầu với tà quyền Trung Cộng, và giữ vững vị trí cường quốc số 1 của Hoa Kỳ.
Phạm Ðức Duy – cuối tháng 10, 2018

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?