Tin khắp nơi – 31/10/2018

Tin khắp nơi – 31/10/2018

Mỹ: Tranh cãi việc điều động lính đến biên giới

Tướng Mỹ từ chối cho biết ước tính chi phí cho việc triển khai hơn 5.200 binh lính đến biên giới với Mexico.
Theo Reuters, nhiều câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời đáp một ngày sau khi Lầu Năm Góc loan báo việc triển khai hơn 5.200 binh lính đến biên giới “để ứng phó với bất kỳ nguy cơ từ làn sóng di dân đang đến”.
Đảng Cộng hòa hay đảng Trump?
Mỹ điều hàng ngàn quân tới biên giới Mexico
Tổng thống Donald Trump củng cố lập trường cứng rắn về nhập cư trước ngày bầu cử giữa kỳ 6/11. Ông hướng sự chú ý đến đoàn người di cư qua Mexico tiến về phía Hoa Kỳ. Động thái này được cho là cách ông giúp đảng Cộng hòa vốn đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn khi đảng Dân chủ tìm cách giành quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và những người khác ủng hộ Trump hoan nghênh việc điều động binh lính.
Nhưng giới chỉ trích nói Trump đang chính trị hóa quân đội, điều động họ như diễn viên đóng thế để đưa các cử tri đảng Cộng hòa đến cuộc bỏ phiếu mà không có bất kỳ mối đe dọa an ninh quốc gia thực sự nào.
Tướng Terrence O’Shaughnessy, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phương Bắc, bảo vệ chiến dịch này tại cuộc họp báo hôm 30/10. Ông nhắc lại quan ngại của chính quyền Trump về đoàn xe di dân và so sánh sứ mệnh ở biên giới với các sứ mệnh như cứu trợ bão lụt.
“Tôi tin chắc rằng an ninh biên giới cũng là an ninh quốc gia,” ông O’Shaughnessy nói.
Giới chức Lầu Năm Góc nói Bộ Quốc phòng sẽ cần phải tìm kinh phí cho chiến dịch này, ám chỉ nguồn tiền có thể được lấy từ các chương trình an ninh quốc gia khác.
O’Shaughnessy nói rằng chỉ có hơn 1.000 binh sĩ đã được triển khai đến Texas hôm 30/10, nơi họ sẽ thực thi các nhiệm vụ như xây dựng hàng rào, dựng lều…
Ông cho biết việc đưa quân tại Texas, Arizona và California chỉ là khởi đầu của đợt triển khai binh sĩ quy mô hơn và cuối cùng đến tiểu bang New Mexico.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump nói “cuộc xâm lược” của di dân sẽ phải đối mặt quân đội Mỹ đang chờ đợi họ.
Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?
Mỹ dọa đánh thuế toàn bộ hàng TQ
Bầu cử giữa kỳ Mỹ và cử tri gốc Việt
Ông cũng nói với Fox News rằng “các thành phố lều trại” sẽ được xây dựng để có chỗ ở cho những người nhập cư xin tỵ nạn tại Mỹ.
“Nếu họ xin tỵ nạn, chúng tôi sẽ giữ họ cho tới khi phiên xử diễn ra. Chúng tôi sẽ giữ họ, chúng tôi sẽ xây các thành phố lều trại, chúng tôi sẽ xây lều bạt ở khắp nơi,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai 29/10.
Hiện đã có 2.100 lính Cảnh vệ Quốc gia tại biên giới được cử đến sau khi ông Trump yêu cầu hồi tháng Tư.
Cả hai phái chính trị với quan điểm đối nghịch ở Mỹ đều bị cáo buộc đã dùng người di cư để tranh thủ giành phiếu bầu của cử tri chỉ một tuần trước khi dân Mỹ đi bỏ phiếu.
Trong kỳ bầu cử giữa kỳ hôm 6/11, Đảng Cộng hòa hy vọng sẽ giữ cho cả Hạ viện và Thượng viện không vào tay đảng Dân chủ.
Đoàn người di cư vẫn còn cách biên giới Mỹ khoảng 1600 km.
Tướng O’Shaughnessy nói quân đội Mỹ sẽ được triển khai cuối tuần này và được trang bị đầy đủ vũ khí, trực thăng, máy bay, barrier và dây thép gai dài hàng dặm để hỗ trợ cho lực lượng kiểm soát biên giới.
Vì sao phải gấp?Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News từ Washington
Sau một tuần mà tin chính trên mặt báo là súng và bom, ông Donald Trump tìm cách chuyển sự chú ý về đoàn người di cư đang vượt qua Mexico hướng về biên giới Mỹ.
Số người này có thể giảm đi nhờ Mexico nhận người tỵ nạn và do đoạn đường dài, nhưng vị tổng thống Mỹ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Việc triển khai hơn 5000 binh sỹ tới biên giới có lẽ sẽ không có nhiều tác động trông thấy, vì những người di cư dự định sẽ nộp đơn xin tỵ nạn.
Mức độ gấp gáp của việc này cũng đáng đặt câu hỏi, vì còn phải hàng tháng nữa họ mới tới được biên giới.
Tuy vậy, điều mà tuyên bố của ông Trump cho thấy là rất rõ. Tổng thống đang tìm cách vẽ bức tranh người tỵ nạn như một đe dọa quốc gia mà chỉ riêng ông là sẵn sàng đương đầu.
Hiện nay, người nhập cư không phải là mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ. Vị tổng thống, có lẽ muốn ghi điểm về chính trị, còn tám ngày để thay đổi điều đó.
TT Trump cắt viện trợ Mỹ vì khủng hoảng nhập cư
Mỹ: 1.800 trẻ nhập cư đoàn tụ với cha mẹ
Giám đốc Cục Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) Kevin McAleenan cũng phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai.
Ông nói với các phóng viên rằng dòng người di cư còn vài tuần nữa mới tới biên giới Mỹ.
Con số 5.200 binh sỹ là cao hơn nhiều so với 800 lính dự tính sẽ được điều động lúc đầu.
Tờ the Wall Street Journal nhận xét tổng số quân lính được triển khai ở biên giới tây nam nước Mỹ sẽ lớn hơn số quân hiện đang có mặt ở Syria và Iraq.
Ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Hai 29/10: “Nhiều thành viên băng đảng và một số người rất xấu trà trộn vào đoàn người di cư hướng về Biên giới phía Nam.
“Hãy quay về đi, các người sẽ không được nhận vào Mỹ nếu các người không theo thủ tục pháp lý.”
“Đây là cuộc xâm lược Đất nước chúng tôi và Quân đội của chúng tôi đang đón chờ các người!”
Nhiều người dân di cư nói họ dự định sẽ xin tỵ nạn ở Mỹ.
Theo luật quốc tế, Mỹ có nghĩa vụ pháp lý phải có phiên tòa xét đơn xin tỵ nạn từ những người di cư đến Mỹ nếu họ nói họ lo ngại sẽ gặp bạo lực ở nước họ.
Những người xin tỵ nạn phải [chứng minh được] họ chạy khỏi nước họ do có lo ngại nghiêm trọng bị khởi tố. Theo luật quốc tế, những người này được coi là người tỵ nạn.
Nếu một người xin tỵ nạn vào Mỹ một cách trái phép, họ vẫn được tòa nghe trình bày trường hợp của mình.
Người di cư vì lý do kinh tế là những ai đi tìm một cuộc sống tốt hơn – và ngay cả khi họ đang chạy khỏi tình trạng nghèo khổ trầm trọng, họ không được coi là người tỵ nạn và không nhận được sự bảo vệ tương tự như người tỵ nạn.
Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên điều quân đội tới biên giới Mexico.
Tổng thống Barack Obama cử khoảng 1.200 lính Cảnh vệ Quốc gia để canh giữ biên giới, còn Tổng thống George W Bush điều khoảng 6.000 quân tới giúp lực lượng biên phòng trong cái gọi là Chiến dịch Khởi động (Operation Jump Start).
Cả hai đợt điều quân đều kéo dài chừng một năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45966022

Chủ tịch Hạ viện phản đối

ý định của ông Trump về quốc tịch

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan ngày 30/10 tuyên bố không thểchấm dứt quy định trẻ sinh ra ở Mỹ thì có quốc tịch Mỹ bằngmột sắc lệnh hành chính từ Tổng thống.Phản hồi của ông Ryan được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump loan báo đang cân nhắc hành động này, Reuters dẫnnguồn tin từ Washington Post cho hay.
Theo Hiến pháp Mỹ và các quyết định của tòa án, hầu hết cáctrẻ em sinh ra trên đất Mỹ được công nhận quốc tịch Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ha-vien-phan-doi-y-dinh-cua-ong-trump-ve-quoc-tich-/4635932.html

Trump vận động ‘ngưng cấp quyền công dân

cho một số trẻ sinh ra ở Mỹ’

Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ tìm cách hạn chế quyền công dân đối với một số trẻ sinh ra tại Hoa Kỳ trong một nỗ lực mới để cải tổ triệt để các chính sách di trú Mỹ, tuy nhiên động thái này hình như đi ngược với Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters nói để vận động sự hậu thuẫn cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử quốc hội tuần tới, ông Trump nói với trang mạng tin tức Axios rằng ông sẽ tìm cách chấm dứt việc trao quyền công dân cho một thành phần trẻ em sinh ra tại Hoa Kỳ, đó là những đứa trẻ có cha mẹ không phải là công dân Mỹ, hoặc cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn phổ biến hôm 30/10, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ hành động thông qua một sắc lệnh của Tổng thống, tuy nhiên làm như vậy có thể dẫn tới một cuộc chiến pháp lý.
Quyền công dân được cấp cho trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ theo tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, là một điều khoản mà Tổng thống không có quyền thay đổi.
Không rõ ông Trump sẽ theo đuổi hướng hành động nào, trong khi ông không cho biết thêm chi tiết. Đại diện của Toà Bạch Ốc cũng không trả lời yêu cầu xin bình luận.
“Điều này rõ rệt là không hợp hiến. Tổng thống rõ ràng không thể ký sắc lệnh để lật ngược Hiến pháp. Thậm chí việc ông chỉ bày tỏ ý định thôi đã là chuyện phi lý.”
Ông Omar Jadwat, người đứng đầu Dụ Án về Quyền của Người Nhập cư, (ACLU)
Ông Omar Jadwat, người đứng đầu Dự án về Quyền của Người Nhập cư thuộc Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nói với Reuters:
“Điều này rõ rệt là không hợp hiến. Tổng thống rõ ràng không thể ký sắc lệnh để lật ngược Hiến pháp. Thậm chí việc ông chỉ bày tỏ ý định thôi đã là chuyện phi lý.”
Muốn sửa đổi một tu chính án trong Hiến pháp, phải có sự hậu thuẫn của 2/3 Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, đồng thời được sự ủng hộ của ba phần tư các cơ quan lập pháp tiểu bang tại một hội nghị hiến pháp.
Nhưng Tổng thống Trump cho biết ông đã tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý của ông, và được cố vấn là ông có thể đơn phương sửa đổi tu chính án này.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-van-dong-ngung-cap-quyen-cong-dan-cho-mot-so-tre-sinh-ra-o-my/4635445.html

Mỹ truy tố 10 nhân viên tình báo TQ

đánh cắp công nghệ hàng không

Nhóm nhân viên tình báo này bị cáo buộc tấn công mạng nhằm vào 12 công ty của Mỹ, Anh, Pháp và Úc.
Tờ South China Morning Post ngày 31.10 đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ vừa truy tố 10 nhân viên tình báo Trung Quốc về hành vi đánh cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ.
Đây là vụ thứ 3 bị truy tố trong vòng chưa đầy 2 tháng trong bối cảnh Mỹ tăng cường ngăn chặn hành vi phá hoại trên mạng bị cho là xuất phát từ Trung Quốc.
Theo cáo trạng, nhóm 10 người do các nhân viên Sở Công an tỉnh Giang Tô ở Trung Quốc dẫn đầu đã tìm cách tấn công vào mạng máy tính của một công ty Mỹ và 1 công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu. Các công ty này sản xuất động cơ phản lực cánh quạt dùng trong máy bay thương mại.
Nhóm này còn nhằm vào các công ty hàng không khác sản xuất phụ tùng cho 2 công ty trên.
“Nguy cơ do hoạt động tấn công mạng được chính phủ Trung Quốc tài trợ là hiển hiện và không hề suy giảm. Hôm nay, FBI với sự hỗ trợ của lĩnh vực tư nhân cùng các đối tác của Mỹ và quốc tế gửi thông điệp mạnh mẽ đến chính phủ Trung Quốc và các nước có liên quan đến hoạt động tấn công mạng”, đặc vụ John Brown thuộc FBI nói.
Cáo trạng xác định 12 công ty trong lĩnh vực hàng không, công nghệ và “hạ tầng trọng yếu”bị nhóm tin tặc này nhắm vào, trong đó có 8 công ty có trụ sở tại Mỹ, 2 công ty Pháp, 1 công ty Anh và một công ty Úc.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ chỉ tiết lộ tên của 1 công ty Mỹ là Capstone Turbines ở thành phố Los Angeles.
Trước đó hơn 2 tuần, Bộ Tư pháp công bố vụ dẫn độ “chưa từng có” đối với một quan chức tình báo thành phố Giang Tô với cáo buộc có âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ GE Aviation và các công ty hàng không khác của Mỹ, sau khi dẫn dụ người này đến Bỉ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24445-my-truy-to-10-nhan-vien-tinh-bao-tq-danh-cap-cong-nghe-hang-khong.html

Mỹ cấm hãng vi mạch TQ nhập linh kiện Mỹ

vì đánh cắp sở hữu trí tuệ

Công ty Fujian Jinhua của Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ từ một công ty của Mỹ.
Hãng Reuters ngày 30.10 đưa tin Bộ Thương mại Mỹ vừa đưa công ty Fujian Jinhua của Trung Quốc vào danh sách bị cấm mua các linh kiện, phần mềm và sản phẩm công nghệ từ các đối tác Mỹ.
Động thái mới được đưa ra trong bối cảnh Mỹ cáo buộc công ty này đánh cắp sở hữu trí tuệ từ công ty bán dẫn Micron Technology có trụ sở tại bang Idaho. Bên cạnh đó, vi mạch gián điệp của Trung Quốc có thể đã được lén cài vào bảng mạch của các công ty Mỹ, theo Bloomberg.
Theo Bộ Thương mại, phía Mỹ còn lo ngại rằng vi mạch giá rẻ của Fujian Jinhua sẽ tràn ngập thị trường và cạnh tranh với các công ty Mỹ. Do các công ty Mỹ cung cấp vi mạch cho quân đội nước này nên nếu các công ty này bị đóng cửa sẽ gây ảnh hưởng lớn.
Một phát ngôn viên Bộ Thương mại khẳng định động thái mới hoàn toàn “dựa trên các chuẩn mực theo quy định”.
Các chuyên gia cho rằng quyết định này sẽ khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington thêm căng thẳng do Fujian Jinhua là một trong những thành viên chủ chốt trong chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2025 của Trung Quốc.
Công ty này chủ yếu sản xuất DRAM, vi mạch bộ nhớ giúp máy tính, điện thoại và các thiết bị khác chạy nhanh và ổn định.
Tuy nhiên, công ty này cùng đối tác Đài Loan là United Microelectronics Corp hiện bị công ty Micron của Mỹ kiện vì đánh cắp thiết kế vi mạch. Miron cũng bị kiện ở Trung Quốc và tòa án tại nước này đã cấm công ty bán một số sản phẩm tại nước này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24448-my-cam-hang-vi-mach-tq-nhap-linh-kien-my-vi-danh-cap-so-huu-tri-tue.html

Đại diện Mỹ: Sẽ không để mặc TQ

dùng vũ lực tấn công Đài Loan

Hoa Kỳ sẽ không cho phép việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, tân giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen tuyên bố giữa lúc Bắc Kinh dồn dập tăng áp lực lên Đài Bắc. AIT được coi như sứ quán Mỹ tại Đài Loan trên thực tế.
Ông Brent Christensen còn nói rằng Washington sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Đài Loan tái gia nhập một số tổ chức quốc tế, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Hãng tin Reuters trích lời ông Christensen nhấn mạnh với các nhà báo: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm quyết định tương lai của Đài Loan “ngoại trừ bằng các biện pháp hòa bình” cũng là quan tâm sâu sắc đối với Hoa Kỳ.”
Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan, và là quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho hòn đảo tự trị này.
Tờ South China Morning Post trích lời ông Brent Christensen, Giám Đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, nói rằng Washington cũng sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp Đài Bắc gia nhập lại vào một số tổ chức quốc tế chẳng hạn như Interpol, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, vốn vẫn coi Đài Loan như một tỉnh ly khai, thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-dien-my-tuyen-bo-se-khong-de-mac-tq-dung-vu-luc-tan-cong-dai-loan/4636964.html

Mỹ-Đài tổ chức hội nghị quốc phòng an ninh 2018

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chang Chang-kuan đã dẫn đầu phái đoàn sang Hoa Kỳ để thảo luận một số vấn đề liên quan đến quốc phòng và an ninh của Đài Bắc.
Chương trình nghị sự chính thức đã được đăng trên trang web của Hội đồng Doanh nghiệp Đài Loan Hoa Kỳ, chủ đề thảo luận của ngày hôm nay (29/10) là vai trò chiến lược của Đài Loan tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đi kèm những chiến thuật và cách thức triển khai hoạt động quốc phòng.
Ngoài ra, Hội nghị tiếp tục cải tiến các phương pháp hợp tác công nghiệp, tăng cường an ninh và thảo luận thêm về hỗ trợ đầu ra công nghệ từ Hoa Kỳ, theo Taiwan News.
Một trong những chủ đề chính của hội nghị là về những thay đổi của Đài Loan đối với chương trình Hợp tác Công nghiệp, vấn đề sẽ được thảo luận vào ngày mai (30/10). Chủ đề sẽ xoay quanh chuyển giao công nghệ, nhưng Hoa Kỳ sẽ không chia sẻ những thông tin liên quan đến một số công nghệ nhạy cảm nhất định.
Phát biểu tại Lập pháp Yuan vào tuần trước, ông Chang Chang-kuan đã thừa nhận nhiều quốc gia nhạy bén với công nghệ phòng thủ cao cấp đang thâm nhập thị trường, nhưng Đài Loan vẫn tìm cách giành được bộ máy quốc phòng mới thông qua ICP.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã công bố một báo cáo, đề cập đến việc các chuyên gia ngành công nghiệp Mỹ khuyến nghị đưa ra các biện pháp để ngăn chặn gia tăng loại hình công nghệ như vậy. Và gợi ý Đài Loan nên phát triển một quy trình giải phóng mặt bằng an ninh mạnh mẽ hơn để ngăn chặn hành vi trộm cắp.
Quân đội hiện đang làm việc để hướng tới sửa đổi quy trình có liên quan.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24450-my-dai-to-chuc-hoi-nghi-quoc-phong-an-ninh-2018.html

Ông Trump bắt đầu hụt hơi

trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung?

Bắc Kinh rất mong Washington chơi hết vốn – tung gói thuế quan thứ 3- nên không ‘ăn miếng trả miếng’, mà quyết ‘thi gan’ với chính quyền Trump…
 Bắc Kinh thực hiện chiến thuật ‘thi gan’ khiến Washington bắt đầu nao núng
Ngày 21/10, trả lời phỏng vấn Tạp chí Financial Times, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, Cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump, Larry Kudlow, đã chỉ trích Trung Quốc chẳng làm gì giải quyết xung đột thương mại.
“Chúng tôi đã trao cho họ một danh sách các yêu cầu cụ thể, về cơ bản không có gì thay đổi trong 5 – 6 tháng qua. Song vấn đề là họ không phản hồi. Không phản hổi bất cứ điều gì.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc là người ra quyết định, song cho tới hiện tại, họ vẫn chưa ra quyết định gì. Hoặc có thể, họ quyết định không làm gì cả. Tôi chưa từng thấy chuyện như thế này bao giờ”.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ thể hiện thái độ không hài lòng với động thái của Bắc Kinh trong bối cảnh đại diện Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào tháng 11 tới đây để bàn về giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Hồi tháng 5, các nhà đàm phán hai nước đã đưa ra danh sách các yêu cầu của mỗi bên trong cuộc trao đổi tại Bắc Kinh. Mỹ muốn giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc và Bắc Kinh phải từ bỏ hỗ trợ với nhiều ngành công nghiệp.
Trung Quốc thì muốn Mỹ dừng một lệnh cấm xuất khẩu hàng Mỹ sang nước này, mở cửa cho sản phẩm – dịch vụ công nghệ của họ tham gia vào các dự án chính phủ Mỹ và đánh giá công bằng hơn với các công ty Trung Quốc về góc độ an ninh quốc gia.
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại TQ Gao Feng, nếu muốn đàm phán Mỹ cần chân thành, Bộ trưởng Thương mại Zhong Shan thì cho biết : “Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng sẽ chống lại khi nó nổ ra”.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đóng băng từ cuối tháng 9, khi hai bên áp các mức thuế quan mới. Ông Trump và ông Tập dự kiến gặp nhau tại Hội nghị G-20 ở Argentina tháng 11, song dường như Bắc Kinh không quá quan tâm tới sự kiện này.
Tổng thống Trump tin rằng phải mất một thời gian nữa các gói thuế quan mới có tác động với kinh tế Trung Quốc, nên thuế quan càng duy trì lâu Washington càng có lợi thế trong đàm phán. Vì vậy ông Trump sẽ “thi gan” với ông Tập.
Tuy nhiên, với những biểu hiện gần đây của người đứng đầu Nhà Trắng, kêu gọi EU dừng kiện Mỹ lên WTO, chỉ trích FED tăng lãi suất… và sự sốt ruột của các cộng sự trước việc Bắc Kinh “im như thóc”, cho thấy chính quyền Trump mất dần kiên nhẫn.
Cùng với đó là nhiều hiệu tượng trái chiều của kinh tế Mỹ, như niềm tin tiêu dùng tăng nhưng việc mua sắm lại giảm, phong vũ biểu kinh tế tăng kỷ lục nhưng thu ngân sách lại giảm lập kỷ lục, dường như đã khiến vị tổng thống doanh nhân bắt đầu nao núng.
Tổng thống Trump đã bắt đầu nao núng?
Ông Trump chưa thực sự sẵn sàng đối đầu với ông Tập?
Có thể thấy sau khi chủ động ra đòn, chính quyền Trump lại ngay lập tức rơi vào thế bị động, dù Bắc Kinh có đáp trả hay không, điều đó cho thấy dường như Tổng thống Trump chưa sẵn sàng đối đầu với Chủ tịch Tập.
Cho đến lúc này, không thể phủ nhận người đứng đầu Nhà Trắng đã quá vội vã thực hiện chính sách thương mại xung đột – trong đó đặc biệt là kích hoạt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Vì vội vã nên vị tổng thống doanh nhân bị cho là nhận diện không chuẩn xác điểm yếu của đối phương, từ đó bỏ phí lợi điểm của mình, khiến Washington không thể biến lợi thế thành ưu thế trước Bắc kinh.
Chính quyền Trump xem kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường, nhưng lại đánh giá dưới góc độ của cơ chế thị trường, do vậy không thể nhận định đúng bản chất vấn đề và bị truyền thông dắt mũi.
Chẳng hạn vấn đề trồi sụt trên thị trường chứng khoán. Nếu như “ngày 23/10 đen tối” vừa qua, tại Trung Quốc, chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 2,26%, chỉ số Hang Seng giảm 3,08%, thì tại Mỹ tình hình cũng thảm hại không kém.
Khi sàn chứng khoán New York mở cửa, chỉ số Dow Jones đã sụt hơn 540 điểm, còn chỉ số Nasdaq có lúc xuống tới mức tệ nhất kể từ tháng 11/2008 – thời điểm chạm đáy của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Theo Gallup, chỉ gần 9% tài sản hộ gia đình Trung Quốc nằm trên sàn chứng khoán  và 72% tài sản dữ trữ ở Trung Quốc là tiền mặt, ngược lại có tới 54% người dân Mỹ đều sở hữu í nhất một loại chứng khoán nào đó.
Đặc biệt, rất nhiều người Mỹ đang đặt cược quỹ về hưu trí của mình vào sức khỏe của thị trường chứng khoán: thị trường tốt – quỹ lớn, thị trường xấu – quỹ hẹp hoặc thậm chí có thể mất trắng.
 Ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ tới nền kinh tế lớn hơn chứng khoán Trung Quốc
Tỷ lệ sở hữu chứng khoán của Mỹ nhiều gấp 6 lần so với Trung Quốc, nhưng dân số đông gấp hơn 3 lần Mỹ, nên bất kỳ thiệt hại nào trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng sẽ nhỏ hơn thị trường Mỹ, theo CNN.
Hay vấn đề tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ Trung Quốc công bố số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này trong quý III/2018 chỉ ở mức 6,5%, giảm 0,2% so với quý trước. Ngay lập tức kinh tế Trung Quốc bị xem như sắp sụp đổ.
Tuy nhiên, Tạp chí Financial Times đã nhận định rằng: “Tăng trưởng giảm đà không đồng nghĩa với nền kinh tế Trung Quốc đang có bệnh. Thực ra kinh tế Trung Quốc đang lớn và phát triển mạnh mẽ.
Phải thấy rằng đã đến lúc thế giới thôi ám ảnh với tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, mà tập trung vào vấn đề quan trọng hơn, đó là chất lượng và cơ cấu tăng trưởng, vì đây là những yếu tố đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế”.
Không những vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng có dấu hiệu suy giảm, mà còn suy giảm mạnh hơn. Theo Macroeconomic Advisers, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2018 chỉ đạt 3,7%, trong khi quý II/2018 đạt mức 4,2%.
Như vậy, so với quý II/2018, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tới 0,5% – tức là giảm tương đương 12%. Thậm chí dự báo quý IV kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,6% – giảm tới 30% so với quý III/2018. Đây mới là con số đáng lưu ý nhưng ít được lưu ý?
Hoặc việc doanh nghiệp nước ngoài – đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ – có ý định rời bỏ Trung Quốc để tránh phải lãnh hậu quả từ các gói thuế quan của chính quyền Trump, thực ra vấn đề đã bị nghiêm trọng hoá.
Bởi ngay từ năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã có chính sách bị cho là “ngược đãi” doanh nghiệp nước ngoài, để mở rộng sân chơi cho doanh nghiệp trong nước phục vụ kích thích tiêu dùng nội địa – một trong 3 mũi nhọn của tái cơ cấu kinh tế.
Trung Quốc đang hướng vào mũi nhọn kinh tế tiêu dùng nên chính sách thuế quan của trump không gây thiệt hại quá lớn cho kihn tế nước này
Vì vậy, nếu trông chờ vào hiệu ứng này để hy vọng có thể làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là hoàn toàn sai lầm và khó có thể tránh khỏi việc phải nhận lãnh hậu quả.
Và – theo CNN – Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng phát động phong trào tẩy chay các sản phẩm Mỹ như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ,… của Apple, xe hơi, máy móc, máy bay và các mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Thực ra với thị trường khổng lồ của Trung Quốc và kích thích tiêu dùng đang là chiến lược ưu tiên của Bắc Kinh, thì việc rời bỏ Trung Quốc chỉ là lựa chọn cuối cùng của doanh nghiệp Mỹ, và vì chính sách của Bắc Kinh hơn là vì chính sách của Trump.
Trong khi đó doanh nghiệp trong nước Mỹ cũng đã bắt đầu có phản ứng quyết liệt với những thiệt hại vì chính sách thương mại xung đột của Trump, nên đã chủ động liên kết với nhau và kết nối với các đối tác, đưa chính quyền Trump vào thế khó.
Rõ ràng, tình hình đang rất không ổn với vị tổng thống doanh nhân và Bắc Kinh được cho là rất mong Washington “chơi hết vốn” – tung gói thuế quan thứ 3, bao trùm toàn bộ hàng nhập khẩu Trung Quốc – nên không “ăn miếng trả miếng” ngay với Trump.
Bắc Kinh chưa thực sự phản đòn mà chính quyền Trump đã rơi vào thế bất lợi như thế, vậy làm sao Washington ‘thi gan’ được với Bắc Kinh. Đến lúc này có thể thấy dường như Tổng thống Trump chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với Chủ tịch Tập.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24444-ong-trump-bat-dau-hut-hoi-trong-cuoc-thuong-chien-my-trung.html

Tổng thống Trump bị la ó

khi tới giáo đường Do Thái ở Pittsburgh

Thụy My
Hôm qua 30/10/2018 khi đến thăm giáo đường ở Pittsburgh, nơi một kẻ bài Do Thái đã xả súng làm 11 tín đồ thiệt mạng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị những người biểu tình la ó phản đối, cáo buộc ông đã kích động hận thù.
Trên 1.500 người biểu tình đủ mọi lứa tuổi đã kêu gọi tổng thống Trump từ bỏ những lời đả kích cay nghiệt. Họ hô vang « Lời nói không phải gió bay », « Những lời dối trá của ông Trump gây chết người ».
Donald Trump đến giáo đường Tree of Life (Cây Đời) cùng với phu nhân Melania, con gái Ivanka (đã cải đạo sang Do Thái) và con rể Jared Kushner đầu đội nón kippa. Tổng thống Mỹ đã thắp nến cho từng nạn nhân của vụ tấn công người Do Thái đẫm máu nhất từ trước tới nay tại Hoa Kỳ.
Từ thứ Bảy tuần trước, ông chủ Nhà Trắng đã cực lực lên án vụ thảm sát và kêu gọi diệt trừ « độc dược bài Do Thái ». Nhưng nhiều người vẫn chỉ trích ông đã chắp cánh cho phe cực hữu với những bài diễn văn nẩy lửa.
Kẻ sát nhân Robert Bowers, 46 tuổi, bị cáo buộc 29 tội danh và có nguy cơ lãnh án tử hình, sau khi bị bắt đã nói rắng người Do Thái chịu trách nhiệm về việc « diệt chủng » người da trắng – một luận điểm của cực hữu.
Những người chống đối Donald Trump cho rằng kiểu phát ngôn này đã được bình thường hóa từ khi ông đắc cử tổng thống. Chẳng hạn mặc cho những lời kêu gọi hòa dịu, hôm thứ Hai 29/10 ông Trump vẫn nêu ra « sự xâm lăng » của di dân và gọi truyền thông là « kẻ thù của nhân dân ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181031-trump-bi-phan-doi-khi-tham-giao-duong-do-thai-o-pittsburgh

Hàng ngàn dân Venezuela

đổ về Peru với hy vọng được cho lưu trú

Ít nhất 6.000 người Venezuela xếp hàng ở biên giới phía bắc của Peru hôm 30/10 để hy vọng nhập cảnh vào nước này trước thời hạn chót để được cấp quy chế cư trú và 4.000 người nữa sẽ tới trong hai ngày nữa, văn phòng trọng tài Peru cho biết.
Peru là một trong những nước đầu tiên cấp thẻ cư trú tạm thời cho người dân Venezuela bỏ chạy khỏi quê nhà đang đắm chìm trong khủng hoảng và đã băng qua Colombia và Ecuador để đến Peru.
Khi số lượng người Venezuela ở Peru đã tăng lên gần nửa triệu người, chính phủ Peru đã dời thời hạn chót từ cuối năm lên cuối tháng 10. Họ phải nhập cảnh trước ngày 1/11 mới đủ điều kiện được cấp thẻ cư trú để có thể sinh sống, làm việc, và học tập hợp pháp ở Peru.
Peru cũng bắt đầu yêu cầu trình hộ chiếu mới cho nhập cảnh.
Trong lúc nền kinh tế của quốc gia giàu dầu mỏ Venezuela đã đắm chìm vào khủng hoảng dưới thời Tổng thống Nicolas Maduro, đã có đến 1,9 triệu người Venezuela đã di cư kể từ năm 2015, theo Liên Hiệp Quốc. Khoảng 90% những người mới ra đi vẫn còn ở Nam Mỹ, Liên Hiệp Quốc cho biết.
Làn sóng ra đi này đã tăng gánh nặng lên các dịch vụ xã hội và làm nảy sinh quan ngại về tội phạm và việc làm ở các nước tiếp nhận di dân và nhiều di dân đang đối mặt với sự kỳ thị và luật pháp giới hạn di dân.
Tổng thống Peru Martin Vizcarra hôm 29/10 nói nước ông không thể cấp quy chế cư trú vĩnh viễn cho người Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0ng-ng%C3%A0n-d%C3%A2n-venezuela-%C4%91%E1%BB%95-v%E1%BB%81-peru-v%E1%BB%9Bi-hy-v%E1%BB%8Dng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-cho-l%C6%B0u-tr%C3%BA/4635942.html

Tập trận của NATO làm gia tăng căng thẳng với Nga

Thanh Phương
Cuộc tập trận của Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO với quy mô lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai đang làm gia tăng căng thẳng giữa khối này với Nga. Matxcơva đã tuyên bố sẽ đáp trả những cuộc tập trận này.
Huy động đến 50 ngàn quân, 65 chiến hạm và 250 máy bay từ 31 quốc gia, cuộc tập trận của NATO diễn ra tại khu vực cách biên giới Na Uy – Nga hàng trăm km. Mục tiêu của cuộc thao dượt quân sự này là trắc nghiệm khả năng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương ứng cứu một quốc gia thành viên bị một quốc gia khác tấn công. Tuy không nói ra, nhưng quốc gia tấn công được ngầm hiểu là nước Nga.
Matxcơva dĩ nhiên là không khoanh tay ngồi yên nhìn NATO tập trận ngay kế bên. Tuần trước, quân đội Nga đã thông báo triển khai 4 chiến hạm ở vùng bắc Đại Tây Dương để tập trận. Hôm qua, tổng thư ký của Liên minh, ông Jens Stoltenberg cho biết đã được phía Nga thông báo về kế hoạch bắn thử nghiệm tên lửa ngoài khơi Na Uy.
Từ Trondheim, Na Uy, đặc phái viên RFI tường trình :
« Trước đó, Nga đã xem quy mô lớn chưa từng có của các cuộc tập trận của khối NATO với Thụy Điển và Phần Lan tại Na Uy là mang tính khiêu khích. Theo Matxcơva, các cuộc tập trận này đe dọa ổn định chính trị của vùng Bắc Âu và bộ Ngoại Giao Nga đã nêu khả năng sẽ có biện pháp trả đũa.
Matxcơva trả đũa dưới hình thức các cuộc tập trận trong hải phận quốc tế ngoài khơi Na Uy, nơi mà Nga thông báo sẽ bắn thử nghiệm tên lửa. Khu vực tập trận được thông báo có một phần nằm chồng lên vùng biển mà các chiến hạm của NATO sẽ được triển khai trong khuôn khổ cuộc tập trận của đồng minh, mang tên Trident Juncture 18.
Tổng thư ký khối NATO và bộ trưởng Quốc Phòng Na Uy, có mặt tại khu vực thao dượt quân sự, đã tìm cách giảm nhẹ mức độ leo thang căng thẳng, khi tuyên bố rằng tình hình kiểu như vậy vẫn thường xuyên xảy ra và điều này chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc tập trận của các nước đồng minh.
Tuy vậy, vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận hôm nay tại trụ sở của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nơi diễn ra cuộc họp của hội đồng NATO – Nga. Cuộc họp này sẽ là dịp tranh cãi gay gắt về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tầm trung, mà Hoa Kỳ đã dọa sẽ rút ra, cáo buộc Nga vi phạm hiệp định này ».
Khác với thái độ của các lãnh đạp NATO và Na Uy, trả lời hãng tin AFP, một chuyên gia về Nga, Viện Quan hệ Quốc tế Na Uy ( NUPI ), bà Julie Wilhelsen, nhận định rằng « Chiến tranh lạnh mới » đang diễn ra ở vùng Bắc Âu với một cách thức mà ít ai tiên đoán sau cuộc khủng hoảng ở Ukraina năm 2014. Theo chuyên gia Wilhelsen, điện Kremlin luôn bị ám ảnh bởi điều mà họ xem là « bao vây nước Nga », với việc khối NATO tiến ngày càng gần đến biên giới Nga, một hành động bị xem là gây chiến.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181031-tap-tran-cua-nato-lam-gia-tang-cang-thang-voi-nga

Nato tập trận lớn ở Na Uy

và Nga sẽ bắn thử hỏa tiễn

Cuộc tập trận Trident Juncture lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh của khối Nato đã bắt đầu ở Na Uy, nước có biên giới với Liên bang Nga.
Toàn bộ 29 nước thành viên Nato (Minh ước quân sự Bắc Đại Tây Dương) đều gửi quân tham gia tập trận.
Cuộc diễn tập được tổ chức cách biên giới Na Uy – Nga vài trăm dặm nhưng Nato nói hoạt động quân sự này “không nhằm vào một nước nào cụ thể”.
Nga mời TQ dự tập trận lớn nhất từ 1981
Nga coi Nato là mối đe dọa an ninh
Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng
Veishnoria là nước nào mà ‘bị Nga đánh’?
Tuy thế, Nga đã tuyên bố sẽ tổ chức bắn thử hỏa tiễn từ chiến hạm ngay ngoài khơi bờ biển Na Uy từ thứ 5 đến thứ 7 tuần này.
Hiện trên 50 nghìn quân Nato với 250 phi cơ, 65 tàu chiến và 10 nghìn xe đã tham gia cuộc tập trận ở Na Uy và một phần nhỏ hơn ở Phần Lan và Iceland.
Moscow đã gọi cuộc tập trận của Nato là “chống lại Nga” và cho rằng tính chất của hoạt động này không mang tính phòng vệ như Nato nói.
Phát biểu tại Trondheim, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký khối Nato nói phía Nga thông báo với Nato tuần trước rằng họ sẽ tập bắn hỏa tiễn ở vùng biển quốc tế gần More og Romsdal.
Trong tháng 9 vừa qua, Nga có cuộc tập trận với quy mô lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh tới nay, với sự tham dự của 300 ngàn quân nhân, gồm cả một đơn vị Trung Quốc và Mông Cổ.
Trong cuộc diễn tập của Nga, được tổ chức tại vùng đông Siberia, Trung Quốc gửi 3.200 lính tới tham gia “Vostok-2018″, cùng nhiều thiết giáp xa và máy bay.
Trước đó một năm, Nga mở cuộc tập trận Zapad-2017 ở Belarus từ 14 đến 20/09/2017, diễn ra cả trên bộ và trên Biển Baltic.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46049824

Lo Mỹ trừng phạt,

Nga ưu tiên ‘tiết kiệm’ trước ‘tăng trưởng’

Nga đang nỗ lực lấp đầy kho bạc nhà nước để có một khoản đệm lên tới 200 tỷ đôla chống các mối đe dọa như lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ. Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói đây là bước thận trọng, nhưng cái giá phải trả là hy sinh tăng trưởng kinh tế.
Với giá dầu cao, Nga đang đều đặn trích doanh thu từ ngành xuất khẩu chính của mình để gầy dựng Quỹ Thịnh vượng Quốc gia (NWF). Nước này cũng tăng thuế đánh vào ngành công nghiệp dầu mỏ, tăng thuế giá trị gia tăng, và nâng cao tuổi được hưởng lương hưu, một động thái được xem là gây tổn hại cho mức ủng hộ dành cho Tổng thống Vladimir Putin.
Bộ Tài chính cho rằng những thay đổi này sẽ giúp tăng quy mô Quỹ Thịnh vượng Quốc gia lên gần gấp bốn lần, đến 14,2 nghìn tỷ rúp (216,1 tỷ đôla), tương đương với 12% GDP vào năm 2021. Con số này gần với mức 16,9% GDP mà chính phủ Nga dự định chi tiêu trong năm 2021.
Reuters cho biết theo “nguyên tắc tài chính”, bất kỳ khoản lợi nhuận nào do giá dầu tăng cao hơn 40 đôla/thùng đều được đưa vào Quỹ NWF, là một phần của kho dự trữ ngoại hối và vàng của Nga, do ngân hàng trung ương nắm giữ.
Các nhà phân tích nói chiến lược tiết kiệm đó, được đặt ra trong kế hoạch ngân sách năm 2019-2021, là cực kỳ thận trọng.
Nhưng họ cũng cảnh báo rằng khi ưu tiên ổn định hơn thay vì phát triển, Nga sẽ không đạt được mục tiêu do ông Putin đặt ra là gia nhập nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2024. Sự chọn lựa này cũng thể hiện sự lo lắng của Điện Kremlin về các biện pháp trừng phạt trong thời gian tới.
“Điều này tốt cho ngân sách và từ quan điểm ổn định tài chính, nhưng xấu từ quan điểm phát triển kinh tế”, Reuters dẫn lời ông Vladimir Tikhomirov, kinh tế gia trưởng tại BCS cho biết.
Chính phủ Nga cho biết họ có kế hoạch vay tiền để tài trợ cho các dự án phát triển thay vì trích tiền ra từ quỹ NWF, điều này cho thấy tiền đầu tư sẽ rất hạn chế.
Đây là một chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, nhà kinh tế Alexandra Suslina của nhóm Chuyên gia Kinh tế Nga cho biết. “Không có du di gì ở đây, và không có cảm giác là tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta, ngoại trừ trong dự báo kinh tế vĩ mô.”
Các quan chức Nga trong thời gian qua vẫn tuyên bố công khai về mong muốn tích trữ tiền mặt trong trường hợp nền kinh tế bị sốc do tác động từ bên ngoài như các biện pháp chế tài, hoặc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hoa Kỳ sẽ sớm quyết định liệu có áp đặt một đợt cấm vận thứ nhì vì vụ đầu độc điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông ở Anh, một tội ác mà Nga phủ nhận.
Ngoài ra, các nhà lập pháp Mỹ còn đang đưa ra một dự luật đặt tên là “dự luật từ địa ngục”, mà nếu được thực thi, sẽ trừng phạt Moscow gắt gao hơn nữa về những cáo buộc rằng Nga đã can thiệp vào các vấn đề chính trị tại Hoa Kỳ, và các hoạt động của Mỹ ở Syria và Ukraine.
https://www.voatiengviet.com/a/lo-my-trung-phat-nga-uu-tien-tiet-kiem-truoc-tang-truong/4637063.html

Đức: Một y tá giết 99 bệnh nhân bằng thuốc độc

Một y tá người Đức thừa nhận tại tòa hôm 30/10 rằng ông đã sát hại 99 bệnh nhân bằng việc tiêm thuốc độc cho họ rồi sau đó tìm cách cứu họ để trở thành người hùng. Đây được coi là kẻ giết người hàng loạt nghê gớm nhất thời hậu chiến ở Đức.
Khi quan tòa Sebastian Buehrmann hỏi Niels Hoegel, 41 tuổi, liệu các cáo buộc chống lại ông có đúng hay không, y tá này xác nhận và nói thêm rằng: “Tất cả những gì tôi đã thú nhận là đúng.”
Người đàn ông này bị kết án 15 năm tù năm 2015 sau khi bị kết tội giết hai bệnh nhân bằng cách tiêm thuốc độc. Vào tháng Giêng, các công tố viên đưa ra những cáo buộc mới chống lại ông khi cho rằng ông ta đã giết 97 người khác.
Sự thú nhận của Buehmann sẽ không chấm dứt phiên tòa vì gia đình các nạn nhân hy vọng sẽ tìm ra nhiều thông tin hơn về các tội ác này.
“Chúng tôi muốn ông ấy nhận một bản án xứng đáng,” Frank Brinkers, người có cha chết vì bị cho thuốc quá liều theo như chỉ đạo của y tá Hoegel. “Khi phiên tòa này kết thúc, chúng tôi muốn để lại mọi chuyện phía sau và khép lại.”
Các công tố viên ở thành phố Oldenburg miền bắc nước Đức nói một cuộc điều tra và các báo cáo về độc học cho thấy Buehmann đã tiêm thuốc gây thương vong cho 35 người tại một trung tâm y tế ở Oldenburg, và 62 người tại một cơ sở y tế khác gần Delmenhorst.
Mười năm trước, một y tá Đức bị kết án vì giết 28 bệnh nhân cao tuổi. Ông nói rằng ông tiêm thuốc độc cho họ bởi thấy thương xót họ. Ông bị kết án chung thân.
Ở Anh, Bác sỹ Harold Shipman bị cho là đã giết khoảng 250 người, hầu hết là người già và phụ nữ trung niên từng là bệnh nhân của ông. Được gọi là Bác sỹ Tử thần, Shipman bị kết 15 án chung thân vào năm 2000. Ông chết trong tù vào năm 2004, được cho là tự sát.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-mot-y-ta-giet-99-benh-nhan-bang-thuoc-doc/4635515.html

Tên phố, tấm gương phản chiếu

lịch sử – xã hội Paris

Thùy Dương
Paris có tổng cộng hơn 6.000 con phố, đường đi lối lại, quảng trường và những cây cầu. Có những con đường mang tên các danh nhân, vĩ nhân nổi tiếng như phố Voltaire, đại lộ Victor Hugo, đại lộ Haussmann … Nhưng cũng có những phố mang một cái tên nghe khá lạ tai, khiến người qua lại phải tự hỏi tại sao phố lại có tên như vậy, chẳng hạn rue du chat qui pêche – phố Mèo câu cárue des Boulets – phố Những Viên Đạn Đại Bác. Nhưng dù quen thuộc hay ít người biết rõ nguồn gốc, có một điều chắc chắn rằng tên phố Paris là một trong những tấm gương phản chiếu lịch sử của Kinh Thành Ánh Sáng.
Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, Jean-Marie Cassagne, nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn sách « Paris – Từ điển về tên phố » khẳng định cũng như tại nhiều thành phố khác trên toàn nước Pháp, những tên phố đầu tiên của Paris không phải là tên chính thức do nhà chức trách đặt mà do người dân trong xóm có con đường chạy qua thống nhất gọi với nhau.
Vào thời Trung Cổ, người Paris thường gọi một con đường theo tên một phường nghề trong khu vực có con đường chạy qua, chẳng hạn, rue des Boulangers – phố Thợ làm bánh mỳ, rue de la Ferronnerie – phố Nghề làm đồ sắt xây dựng, rue des Taillandiers – phố Thợ làm cuốc xẻng, rue des Tanneriers – phố Thợ thuộc da …
Dân chúng cũng hay gọi tên phố dựa theo các công trình lớn gần đó, nhất là các nhà thờ, các công trình tôn giáo hay liên hệ tới một vài chỉ dấu quen thuộc với tất cả mọi người trong khu phố, chẳng hạn phố có cái giếng, lối đi dẫn tới một đài phun nước, quảng trường có một cái tháp hay gần chợ, con đường có khu nhà trọ …
Do phố không có tên gọi chính thức, chỉ là do người dân quen miệng gọi mà thành tên nên chuyện một con phố có nhiều tên gọi khác nhau không phải là hiếm. Chẳng hạn, phố Tirouanne còn được gọi là phố Pirouette, Petonnet, Tironne, Perronnet, Therouanne, Pierret de Terouenne … Theo nhà báo Gérard Muteau, cuốn sách « Phố Paris », ấn bản Colletet năm 1722 cho biết 200/900 đường đi, lối lại ở Paris có ít nhất 2 tên gọi khác nhau.
Ngược lại, đôi khi một cái tên lại được dùng để gọi nhiều con phố khác nhau. Và cũng vì đa phần người dân Paris thời đó mù chữ, nên cũng chẳng ai quan tâm đến việc phải có biển tên phố hay bản đồ thành phố. Những điều này khiến việc tìm ra một con phố không hề đơn giản, chuyện nhầm lẫn cũng thường xuyên xảy ra.
Theo dòng thời gian, Paris được mở rộng, phố xá ngày càng nhiều. Nếu vào cuối thế kỷ XIII, Paris có khoảng 300 con phố, đa phần tập trung ở khu Ile de la Cité, thì tới thế kỷ XVII, Paris có khoảng 800 phố. Cũng chính vào thời này, các vị vua Henri V, Louis XIII và Louis XIV bắt đầu can thiệp vào việc đặt tên đường phố Paris nhằm ca tụng hoàng tộc.
Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789 tạo một bước ngoặt lớn trong việc gọi tên đường phố Paris. Ngay khi Cách Mạng nổ ra, nhiều tên đường phố gắn với chế độ quân chủ và Thiên Chúa Giáo bị loại bỏ. Chữ Saint/Sainte -Thánh bị xóa khỏi nhiều tên phố. Các tên gọi vinh danh các nhà hoạt động cách mạng và tôn vinh lý tưởng chính trị, các khái niệm như bình đẳng, nhân quyền, tinh thần hòa hợp … được sử dụng nhiều.
Cũng theo một quy định chỉ ít lâu sau Cách Mạng Tư Sản Pháp, việc đặt tên đường phố, quảng trường ở Paris chính thức thuộc quyền hạn và trách nhiệm của cảnh sát và cơ quan quản lý đường phố thuộc chính quyền Paris.
Ở những thời tiếp theo, sự thay đổi chế độ kéo theo một số thay đổi về các tên phố đang có ở Paris, chẳng hạn dưới thời Đệ nhất đế chế, chính quyền khôi phục lại các tên phố có chữ Saint/Sainte -Thánh vốn bị chính quyền Cách Mạng Tư Sản xóa đi. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các đường phố có từ trước không bị đổi tên nhiều. Chính quyền mới thường muốn kế thừa tên phố cũ, nhưng chú ý tới cách đặt tên các con đường mới mở.
Khoảng 50% số đường phố mở dưới thời Đệ nhất đế chế được đặt theo tên các cuộc chiến, trận đánh và các tướng lĩnh quân đội. Tên của 200 đường phố mở từ thời Đệ nhất đế chế cũng được vua Louis XVIII giữ nguyên. Vua Louis-Philippe, vốn đề cao tư tưởng hòa giải, hòa hợp, nên ở thời này có xu hướng lấy tên các vĩ nhân ở mọi thời đại để đặt tên cho phố Paris. Các tên gắn với thời Trung Cổ cũng được sử dụng nhiều.
Làn sóng thay đổi tên phố gần đây nhất là sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Những tên gọi gợi nhớ quá nhiều tới nước Đức bị xóa bỏ. Để vinh danh những anh hùng, những người lính đã góp công giải phóng Paris khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức và để tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Paris, chính quyền thành phố dùng tên của nhiều người trong số họ để đặt tên cho các đường phố.
Biển tên phố
Phải tới năm 1728, các con phố Paris mới được gắn biển tên. Chính cảnh sát trưởng Paris đã ra lệnh đóng lên cửa căn nhà đầu tiên và cuối cùng trên mỗi con phố một tấm biển sắt nền màu trắng với tên phố bằng chữ màu đen. 1 năm sau đó, nhiều biển tên phố bị người dân phá hỏng vì họ không thích tên phố do chính quyền đặt, biển tên phố lại được thay bằng một phiến đá có khắc tên phố và được gắn lên góc tường ở hai đầu phố. Chi phí do người dân tự chịu!
Nhưng phải đến đầu thế kỷ XIX, dưới triều hoàng đế Napoléon I thì biển tên phố mới thực sự phổ biến ở Paris : các tấm biển bằng sắt sơn chữ trắng trên nền đen được làm bằng kinh phí do thành phố cấp. Vào năm 1844, do những biển tên cũ bị mờ, không còn đọc rõ chữ, Rambuteau – tỉnh tưởng tỉnh Seine (nay là Paris) ra lệnh thay biển tên phố.
Theo quy định mới, biển tên phố làm bằng sứ tráng men với chữ trắng trên nền xanh lam thẫm và viền xanh lá cây. Lần gần đây nhất Paris ra quy định về mẫu biển tên phố là vào năm 1938 : biển tên phố làm bằng tôn, bằng có bề ngang 70-100cm, chiều cao 35-50cm, chữ trắng trên nền xanh lam thẫm, viền xanh lá cây rộng 3.5cm.
Hiện nay, tại một số ít phố ở Paris, bên cạnh biển tên chính thức, chúng ta có thể thấy biển tên phố cũ sót lại từ thời xưa, chẳng hạn biển tên khắc trên đá ở phố Elzévir, Croix des Petits Champs … hoặc biển tên được thiết kế như bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque) ở đại lộ Beauséjour, Monparnasse …
Cách đánh số nhà ở Paris
Dưới thời vua Louis XVI, vào năm 1828, để thuận tiện cho chính quyền kiểm soát việc xây dựng trái phép và việc buôn bán của các thương gia, các khu nhà ở Paris bắt đầu được đánh số. Nhưng phải tới tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1805, dưới thời hoàng đế Napoléon I, cách đánh số nhà chẵn-lẻ như hiện nay mới được đưa vào quy định. Nhưng với 1.337 con phố, lối đi ở Paris vào thời đó, nhà cửa được đánh số theo hướng nào ?
Nguyên tắc cơ bản là lấy sông Seine làm mốc, do vào thời đó các nhà quy hoạch thấy rằng sông Seine chảy qua Paris nên sẽ là mốc định vị lý tưởng. Đối với những con phố chạy dọc theo sông Seine, số nhà được đánh theo chiều từ đông sang tây, xuôi dòng nước, hay nói cách khác, đoạn đầu phố bao giờ cũng nằm ở thượng nguồn sông Seine, đoạn cuối phố nằm ở hạ nguồn. Còn đối với những con phố chạy chéo hay vuông góc với sông Seine, số nhà đầu tiên được đánh từ đoạn phố nằm gần sông nhất trở đi. Số nhà cuối cùng nằm xa sông Seine nhất.
Chỉ có vài con phố như Charenton, Picpus, Reuilly, Wattignies và đại lộ Daumesnil là có số nhà đánh theo chiều ngược lại so với quy định thời Napoléon I, tức là được đánh số tăng dần về phía sông Seine hoặc từ tây sang đông.
Về cách đánh số chẵn-lẻ, cho dù con phố tỏa ra theo hướng nào thì tính từ đầu phố tới cuối phố, nhà số lẻ luôn nằm bên tay trái, nhà số chẵn nằm bên tay phải. Theo sắc lệnh của hoàng đế Napoléon I, trên cửa chính của một ngôi nhà hay một tòa nhà chỉ được ghi một số nhà duy nhất, và Paris có 3 tháng để hoàn thành việc đánh số nhà theo quy định mới.
Sự hiện diện của phụ nữ trong tên đường phố
Trong tổng số 6.000 đường phố, quảng trường ở Paris, chỉ có khoảng 300 phố, quảng trường được đặt theo tên nữ giới, trong khi có tới 4.000 con đường, quảng trường mang tên các nhân vật nổi tiếng là nam giới.
Trong một phóng sự trên kênh truyền hình BFMTV, bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn sách « Guide du voyage : Paris », tạm dịch là « Cẩm nang du lịch : Paris », giải thích về sự chênh lệch quá lớn này : « Trong một thời gian rất dài, việc lựa chọn tên phố là do nam giới đảm nhiệm. Thêm vào đó, hình ảnh của phái nữ ít hiện hữu trong lịch sử và trong những điều mà người ta lưu giữ và gọi là lịch sử. Trước đây, phụ nữ không có quyền đi bỏ phiếu, không có quyền được bầu vào các vị trí quan trọng, họ không có quyền được phong làm tướng lĩnh trong quân đội. »
Trong những năm gần đây, chính quyền Paris chủ trương đặt tên đường phố, quảng trường theo tên các nhân vật nữ danh tiếng, chẳng hạn các nữ nghệ sĩ, nữ chính trị gia, nhà tranh đấu nhân quyền nữ. Tính từ năm 2011, tổng cộng có khoảng 140 đường phố, quảng trường mang tên một phụ nữ nổi tiếng. Sắp tới đây, sẽ có một quảng trường và một con phố được đặt theo tên của bà Simone Veil (người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Pháp và là nữ Chủ tịch đầu tiên của Nghị Viện Châu Âu, người mới được vinh danh tại điện Panthéon, Paris) và nữ danh ca Pháp France Gall.
Bà Catherine Vieu-Charier, trợ lý thị trưởng Paris, đặc trách quản lý di tích và ghi nhớ ký ức lịch sử, nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong thời gian qua : « Chúng tôi đã quyết định và chúng tôi đảm nhận thực hiện mong muốn chính trị, đạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên các khu vực công cộng ở Paris theo tên nữ giới. Trên thực tế, 75% đề xuất lên ủy ban chuyên trách việc đặt tên đường phố, quảng trường là dựa theo tên của các nhân vật nữ. »
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đặt tên đường phố, quảng trường theo tên nữ giới nhiều khi mang tính gượng ép, chủ yếu liên quan đến các con phố nhỏ, các quảng trường nhỏ không mấy người biết tới, chẳng hạn quảng trường mang tên nữ chính trị gia, nhà đấu tranh cho nữ quyền Olympe de Gouges.
Bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn « Cẩm nang du lịch : Paris » than phiền : « Quảng trường này (tức là quảng trường Olympe de Gougeschỉ cách quảng trường Cộng Hòa có vài bước chân. Quảng trường Cộng Hòa rất nổi tiếng, rất lớn. Còn quảng trường này nhỏ xíu. Đây không hẳn là quảng trường, mà chỉ là một ngã tư, chỉ có một cái cây ở giữa, chỉ vì người ta cần tìm một nơi ở Paris để có thể đặt theo tên các nhân vật nữ ».
Paristique – bản đồ tương tác lịch sử tên đường phố Paris
Năm 2015, dựa trên trang dữ liệu mở Open Data của thành phố Paris, Guillaume Delorez, một kỹ sư trẻ người Pháp, 29 tuổi, làm việc cho Google và chuyên về phát triển trang web, đã tạo ra Paristique – một loại bản đồ trực tuyến về nguồn gốc, lịch sử tên gọi của 6.840 đường phố, quảng trường, cầu, phố đi bộ … ở Paris.
Điều đáng nói là đây là công trình cá nhân của riêng Guillaume Delorez, anh làm vì niềm đam mê chứ không có sự tài trợ của thành phố Paris hay một hiệp hội, tổ chức nào. Chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính vào một điểm tròn trên bản đồ, chúng ta sẽ được đọc thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, cây cầu hay quảng trường tương ứng. Bản đồ Paristique được kỹ sư Guillaume Delorez thiết kế chỉ trong vòng 8 tiếng khi anh đi máy bay và không hề có wifi. Trong vòng vài tuần sau đó, trong những thời gian rảnh rỗi, Guillaume Delorez hoàn thiện tấm bản đồ trực tuyến.
Khi mới được tung lên trang web Paristique.com vào tháng 05/2015, bản đồ không thu hút nhiều sự chú ý của các cư dân mạng hay khách du lịch, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 lượt truy cập. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, khi Guillaume Derolez tung bản đồ Paristique lên trang web cộng đồng Reddit, Paristique đã nhận được vô số bình luận và được trang Huffington Post và blog Big Browser của báo Le Monde nhắc tới. Số người truy cập bản đồ khi đó đã tăng vọt lên thành 48.000 lượt/ngày.
Vừa đi dạo, vừa tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, đối với người yêu Paris, cũng là một cách hiểu thêm về lịch sử của kinh thành Paris qua các thời kỳ.
http://vi.rfi.fr/phap/20181101-ten-pho-tam-guong-phan-chieu-lich-su-paris

Vợ cựu lãnh đạo Interpol mất tích ở Trung Quốc

 thuê luật sư tìm tung tích chồng

Vợ của cựu lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ đã thuê hai luật sư để tìm tung tích chồng của bà. Ông Mạnh mất tích kể từ khi trở về Trung Quốc – quê hương của ông – cách đây hơn một tháng, nhưng Bắc Kinh nói rằng vợ của ông đã từ chối khi được giúp liên lạc với chồng qua điện thoại.
Nhiều ngày sau khi vợ của ông Mạnh báo cho giới hữu trách chồng bà mất tích, Pháp đã mở cuộc điều tra tìm tung tích ông Mạnh. Sau đó, Trung Quốc nói rằng ông Mạnh đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng và những vi phạm khác. Interpol, có trụ sở ở thành phố Lyon của Pháp, cho biết ông Mạnh đã từ chức chủ tịch của cơ quan cảnh sát quốc tế.
Nhưng không có một lời nào từ ông Mạnh kể từ khi ông gửi cho vợ mình một tin nhắn qua WhatsApp hôm 25/9 nói rằng “chờ anh gọi điện”. Bà Grace Mạnh nói rằng bà đã quyết định thuê hai công ty luật ở London và Paris để theo đuổi vụ việc của chồng bà.
“Kể từ khi chồng tôi mất tích, mọi người trên toàn thế giới đã hỏi xem họ có thể làm gì để giúp,” bà Grace nói trong một thông cáo gửi cho Reuters qua email. Bà cho biết bà đã thuê công ty luật Marsigny Avocats (ở Pháp) và công ty luật Lindeborg Counsellors có trụ sở ở London.
“Trên tất cả, tôi kêu cầu mọi người lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản của gia đình chúng tôi,” vợ ông Mạnh nói. “Sự biến mất của (chồng tôi) không thể vì điều gì khác ngoài các lý do chính trị.”
Không rõ ông Mạnh, 64 tuổi, có đang bị giam giữ hay không và Reuters không biết ông ở đâu đê liên lạc. Cũng không rõ liệu ông có được phép thuê người đại diện pháp lý hay không.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói hôm 30/10 rằng Trung Quốc bảo vệ các quyền pháp lý cho mọi công dân Trung Quốc trong bất kể tình huống nào.
Trung Quốc đã cho vợ ông Mạnh biết rằng nếu bà ấy muốn liên lạc với chồng qua điện thoại thì điều đó có thể được dàn xếp “bất cứ lúc nào”, người phát ngôn nói với các phóng viên tại một buổi họp báo thường ngày.
“Nhưng vợ của ông Mạnh Hoành Vĩ một mặt nói rằng bà ấy không biết hiện ông ấy đang ở đâu và mặt khác lại từ chối liên lạc với chồng qua điện thoại. Tại sao? Chúng tôi không biết.”
Các quan chức của Pháp nói rằng vợ của ông Mạnh và các con của họ đang được cảnh sát bảo vệ ở Lyon sau khi nhận được những lời đe dọa.
Ông Mạnh, một thứ trưởng bộ Công an của Trung Quốc, trở thành chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016 trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách giành lấy các chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế.
Các chủ tịch của tổ chức cảnh sát quốc tế được bổ nhiệm từ các chính quyền quốc gia của họ. Do vậy họ vẫn nắm giữ các chức vụ trong nước trong khi đại diện cho nước họ ở tổ chức quốc tế này.
https://www.voatiengviet.com/a/vo-cuu-lanh-dao-interpol-mat-tich-o-trung-quoc-thue-luat-su-tim-tung-tich-chong/4635476.html

Iran bị cáo buộc ám sát nhân vật đối lập ở Đan Mạch

Đan Mạch hôm 30/10 cho biết họ nghi ngờ cơ quan tình báo Chính phủ Iran đã tìm cách thực hiện âm mưu ám sát một nhân vật đối lập Iran người Ả Rập trên đất nước của họ.
Âm mưu này mà Ngoại trưởng Đan Mạch nói ông tin rằng do Chính phủ Iran chủ mưu, khiến cho nước ông kêu gọi Liên minh châu Âu áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo.
Trong lúc này, cảnh sát Thụy Điển cho biết một công dân Na Uy gốc Iran đã bị bắt ở Thụy Điển hôm 21/10 do có liên quan đến âm mưu này và đã được dẫn độ sang Đan Mạch.
Người này đã bác bỏ cáo buộc và chính phủ Iran cũng bác bỏ có liên quan với âm mưu này.
Âm mưu bị cáo buộc này được cho là nhằm vào lãnh đạo ở Đan Mạch của Phong trào Đấu tranh Ả Rập để Giải phóng Ahvaz (ASMLA), người đứng đầu cơ quan tình báo Đan Mạch Andersen cho biết.
ASMLA muốn thiết lập một nhà nước riêng rẽ cho người thiểu số Ả Rập ở tỉnh Khuzestan giàu dầu mỏ ở tây nam Iran. Người Ả Rập ở Iran cho là đất của họ bị người Ba Tư chiếm đóng và do đó họ đòi độc lập và tự trị.
“Chúng tôi đang đối phó với cơ quan tình báo Iran vốn đang hoạch định một vụ tấn công trên đất Đan Mạch. Điều hiển nhiên là chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận điều đó,” ông Andersen phát biểu trong một cuộc họp báo.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi đã bác bỏ cáo buộc. “Đây là sự tiếp diễn âm mưu của kẻ thù để phá hoại mối quan hệ giữa Iran với châu Âu vào thời khắc hệ trọng này,” ông này được hãng thông tấn Tasnim dẫn lời nói.
Hồi tuần trước, các nguồn tin ngoai giao và an ninh cho biết Pháp đã trục xuất một nhà ngoại giao Iran sau một âm mưu tấn công bằng bom bất thành vào một cuộc tập hợp ở Paris do một tổ chức đối lập Iran lưu vong tổ chức.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-b%E1%BB%8B-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-%C3%A1m-s%C3%A1t-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-%E1%BB%9F-%C4%91an-m%E1%BA%A1ch/4635937.html

Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?

Karishma VaswaniPhóng viên kinh tế mảng Á Châu
Đồng nhân dân tệ đang lấp lửng ở sát ngưỡng tâm lý khi 7 đồng nhân dân tệ mới đổi được 1 đồng đồng đôla – điều chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Sự sụp đổ của đồng nhân dân tệ vào năm 2017 là vì Tổng thống Trump. Từ trong lúc tranh cử, ông Trump đã chỉ trích Trung Quốc là đã “thao túng” tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu, và đổ lỗi cho Bắc Kinh vì tình trạng thâm hụt thương mại với Washington.
Chính quyền Trump cho biết Trung Quốc đã không công bằng khi luôn giữ mức tiền tệ thấp để giúp thúc đẩy xuất khẩu.
Mỹ dọa đánh thuế toàn bộ hàng TQ
Đảng Cộng hòa hay đảng Trump?
Bắc Kinh nói điều đó không đúng, và điều mà nó đang cố gắng làm là giữ cho đồng nhân dân tệ ổn định.
Những ngày này thì nó đang tiến gần hơn đến ngưỡng 7. Hãy xem biểu đồ bên dưới, sẽ cho thấy một đồng đôla có thể mua được bao nhiêu đồng nhân dân tệ.
Và đồng nhân dân tệ có vẻ lại đang hướng đến mốc đó một lần nữa.
Dưới đây là một số lý do tại sao.
Trung Quốc chậm lại, Hoa Kỳ tăng trưởng
Một phần là do sức mạnh của đồng đôla, đã được hưởng lợi từ sự vực dậy của nền kinh tế Mỹ và thực tế là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất dần dần.
Nhưng đó cũng là vì nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Nó chỉ tăng trưởng 6,5% trong quý 3 năm nay – mức tăng trưởng chậm nhất kể từ 2009.
Theo Capital Economics, sự khác biệt này của hai nước sẽ dẫn đến “sự phân hóa trong chính sách tiền tệ” – và điều đó thường dẫn đến những chuyển động trong tỷ giá hối đoái bị kiểm soát ở Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại
Những lo lắng về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và cũng đang đẩy đồng tiền này xuống thấp hơn.
Trên thực tế, đồng nhân dân tệ giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump tăng áp lực lên Trung Quốc từ hồi đầu năm nay.
Nhưng lại có một sự trớ trêu. Đó là đồng nhân dân tệ càng yếu thì lại càng giúp Bắc Kinh thúc đẩy tăng trưởng vì điều này sẽ khiến mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn với các nước còn lại trên thế giới.
Bắc Kinh ‘tiến thoái lưỡng nan’
Vì vậy, Bắc Kinh đang ở trong một thế kẹt. Nếu nó tiếp tục cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu, điều này có thể sẽ khiến Trump tức giận và leo thang cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 11 để cố gắng giải quyết cuộc chiến thương mại, nhưng nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục rơi thì có thể làm hỏng các cuộc đàm phán này – và làm cho mọi việc tồi tệ hơn nhiều đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng các nhà chức trách ở Bắc Kinh có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc để đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa, đặc biệt nếu Tổng thống Trump thực hiện lời đe dọa là sẽ đánh thuế lên tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Và nếu điều đó xảy ra, tăng trưởng ở Trung Quốc có thể chậm hơn nữa, đe dọa ổn định chính trị và kinh tế của đất nước. Và đó là điều mà chính phủ Trung Quốc muốn tránh bằng mọi giá.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46001385

Bắc Kinh kêu gọi Đại học Cornell

chớ đi ngược ‘xu hướng lịch sử’

Ngày 31/10, Bắc Kinh kêu gọi Đại học Cornell ở New York chớ đi ngược lại “xu hướng lịch sử” sau khi trường này đình chỉ hai chương trình trao đổi với Đại học Nhân Dân Bắc Kinh về những cáo buộc rằng trường này đã đàn áp những sinh viên bênh vực quyền của người lao động.
Theo AFP, tại một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói hoạt động trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cải thiện “sự hiểu biết lẫn nhau” và “tình hữu nghị” giữa hai nước.
Trường Công nghiệp và Quan hệ Lao động (ILR) của đại học Cornell nói quyết định đình chỉ các chương trình, vốn được thành lập vào năm 2014, “bắt nguồn từ những lo ngại rằng sinh viên tại viện đại học của Trung Quốc bị phạt vì dám nói về quyền của người lao động”.
“Quyết định được đưa ra sau nhiều báo cáo đáng tin cậy cho biết Đại học Nhân Dân Bắc Kinh đã tiến hành các bước để trừng phạt những sinh viên vì đã thảo luận về các sự kiện liên quan tới người lao động trong thời gian gần đây”, AFP dẫn lời quyền hiệu trưởng trường Cornell, ông Alexander Colvin, cho biết.
Có ba sinh viên Đại học Nhân Dân đang theo học tại trường ILR và những sinh viên này sẽ được tiếp tục học như kế hoạch, ông Colvin cho biết, nhưng ông không xác định tổng cộng bao nhiêu sinh viên bị ảnh hưởng hay có sinh viên nào của trường Cornell đang ở Trung Quốc hay không.
“Trường ILR cam kết tuân thủ các hoạt động nghiên cứu và học tập của mình tại Trung Quốc, và hy vọng các chương trình bị đình chỉ sẽ tiếp tục khi điều kiện cho phép”, ông nói thêm.
Theo New York Times, Đại học Nhân Dân Bắc Kinh đã trừng phạt ít nhất một chục sinh viên tham gia một phong trào hành động quốc gia, kêu gọi phải bảo vệ tốt hơn các công nhân có thu nhập thấp.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-keu-goi-dai-hoc-cornell-cho-di-nguoc-xu-huong-lich-su/4637053.html

Nhật, Mỹ xây căn cứ, lập bộ chỉ huy mới

để ứng phó TQ?

Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới cho Lực lượng phòng vệ trên bộ ở đảo Ishigaki trên biển Hoa Đông trước cuối năm nay.
Hãng tin Jiji Press hôm nay 30.10 dẫn một số nguồn tin cho hay Bộ Quốc phòng Nhật dự định mở thầu cho dự án nói trên trước cuối tháng này.
Căn cứ Ishigaki được cho là nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh thuộc phía tây nam của Nhật trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự ở biển Hoa Đông, nơi hai nước có tranh chấp về nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Quốc phòng Nhật cũng lên kế hoạch điều 500-600 binh sĩ đến đóng trú tại căn cứ mới, trong đó có một số đơn vị tên lửa đối không và tên lửa đối hạm. Các đơn vị tên lửa tương tự cũng sẽ được triển khai đến đảo Miyako, cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 170 km.
Cũng theo Jiji Press, lực lượng Mỹ ở Nhật Bản đang xúc tiến kế hoạch lập một bộ chỉ huy mới cho đơn vị phòng thủ tên lửa đạn đạo. Động thái này được cho là nhằm chống lại nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên cũng như Trung Quốc.
Hồi tháng 11.2017, Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới Mỹ. Trung Quốc cũng đang xúc tiến triển khai tên lửa với tầm bắn đủ sức vươn tới lục địa Mỹ và các căn cứ quân sự của nước này ở Nhật, theo Jiji Press.
http://biendong.net/bi-n-nong/24447-nhat-my-xay-can-cu-lap-bo-chi-huy-moi-de-ung-pho-tq.html

Miến Điện: Có kế hoạch cụ thể

hồi hương người Rohingya

Thụy My
Chính quyền Miến Điện và Bangladesh hôm qua 30/10/2018 khẳng định người Rohingya sẽ được hồi hương, kể từ tháng 11. Từ cuối tháng 8 năm ngoái đến nay, đã có trên 700.000 người Rohingya chạy trốn nạn bạo động ở Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc gọi là « diệt chủng ».
Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm chi tiết :
Trong năm nay đã nhiều lần việc hồi hương người Rohingya được loan báo rồi lại bị hoãn. Miến Điện và Bangladesh đều đổ cho nhau trách nhiệm về sự chậm trễ ấy.
Tuy nhiên lần này bộ Ngoại Giao Miến Điện khẳng định « một kế hoạch rất cụ thể » đã được thông qua để có thể bắt đầu tiến trình hồi hương, tuy nhiên không cho biết chi tiết về những điều kiện để quay về nước cũng như số lượng người Rohingya liên quan. Cách đây hai tuần, Bangladesh, vốn không muốn người tị nạn lưu lại trên lãnh thổ nước mình, tuyên bố rằng một danh sách 8.000 người đã được duyệt.
Nhưng người Rohingya trong các trại tị nạn luôn nói rằng họ không muốn hồi hương nếu không được bảo đảm về an ninh, về tư pháp hay việc cho nhập quốc tịch Miến Điện. Theo Liên Hiệp Quốc, những điều kiện căn bản này đều chưa được hội đủ.
Hãng tin Reuters dẫn lời Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tối qua khẳng định việc hồi hương không thể diễn ra vội vã, thiếu chuẩn bị. Tuần trước, phái bộ Liên Hiệp Quốc, tác giả bản báo cáo về vi phạm nhân quyền tại Miến Điện thậm chí còn nói rằng « nạn diệt chủng vẫn đang diễn ra ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181031-mien-dien-khang-dinh-co-ke-hoach-cu-the-hoi-huong-nguoi-rohingya

Indonesia tìm thấy một hộp đen

của máy bay Lion Air bị nạn

Thu Hằng
Hai ngày sau tai nạn máy bay của hãng hàng không giá rẻ Lion Air ngoài khơi biển Java, ngày 31/10/2018, quân đội Indonesia thông báo có thể đã định vị được xác chiếc Boeing 737 MAX 8 ở độ sâu 30-40 mét dưới đáy biển.
Ông Hadi Tjahjanton, tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia, tuyên bố có thể đã định vị được xác chiếc máy bay nhờ sóng âm. Theo thông tin mới nhất của thông tín viên RFI tại Jakarta, một chiếc hộp đen đã được tìm thấy, nhưng còn quá sớm để có thể khai thác dữ liệu.
Cùng ngày, phát biểu trước báo giới, bộ trưởng Giao Thông Indonesia cho biết đã ra lệnh cách chức giám đốc kỹ thuật và nhiều kỹ thuật viên của Lion Air vì đã cho phép chiếc máy bay hoạt động. Đại diện của tập đoàn Boeing đang làm việc với hãng Lion Air, trong bối cảnh Jakarta ra lệnh kiểm tra mọi máy bay Boeing 737 MAX 8.
Theo Lion Air, chiếc máy bay bị nạn được đưa vào hoạt động từ tháng 08/2018 và gặp sự cố kỹ thuật trong chuyến bay trước. Trước đó, năm 2017, Boeing đã phải hoãn giao máy bay 737 MAX vì gặp vấn đề về động cơ. Theo trang airlineratings.com, động cơ được sử dụng cho Boeing 737 MAX là sản phẩm hợp tác của tập đoàn Mỹ General Electrics và công ty Pháp Safran.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181031-indonesia-xac-may-bay-lion-air-bi-nan-co-the-da-duoc-dinh-vi

Úc : Trung Quốc « hợp tác nghiên cứu »

để ăn cắp công nghệ phương Tây

Thanh Phương
Ngày càng có nhiều nhà khoa học của quân đội Trung Quốc lợi dụng hợp tác nghiên cứu với các trường đại học phương Tây để đánh cắp các công nghệ của nước sở tại đem về cải thiện cho công nghệ quân sự của Trung Quốc. Đó là ghi nhận của một bản báo cáo của Úc công bố hôm qua, 30/10/2018, theo tin của kênh truyền hình Mỹ CNN.
Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng chính phủ và các trường đại học của các nước phương Tây đã tỏ ra thiếu thận trọng trước một chiến dịch có phối hợp của Bắc Kinh nhằm sử dụng công nghệ nước ngoài để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Ông Alex Joske, tác giả báo cáo và nhà nghiên cứu của ASPI, nói với đài CNN : “Tôi chưa từng thấy bất cứ trường đại học nào thừa nhận rủi ro này. Họ không thực sự phân biệt những hợp tác có lợi với Trung Quốc và hợp tác với quân đội Trung Quốc có thể không có lợi cho chúng ta. »
Theo báo cáo của ASPI, kể từ năm 2005, hơn 2.500 nhà khoa học có liên hệ với quân đội Trung Quốc đã sang làm việc ở những nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc. Đó là những nhà khoa học làm việc trong những ngành công nghệ mang tính chiến lược như vật lý lượng tử, xe tự điều khiển, mật mã,xử lý tín hiệu….
Báo cáo của ASPI cho biết là các nhà khoa học này che giấu mối liên hệ của họ với quân đội Trung Quốc, khai là họ đến từ các viện nghiên cứu không hề tồn tại.
Theo CNN, báo cáo của ASPI được công bố chỉ một ngày sau khi ông Christopher Ashley Ford, trợ lý Ngoai trưởng Hoa Kỳ, đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, tuyên bố việc ngăn chận chuyển giao công nghệ của Mỹ là một ưu tiên của chính phủ Hoa Kỳ.
Ngành tư pháp của Mỹ hôm qua cũng vừa truy tố các nhân viên tình báo Trung Quốc, bị cáo buộc đã bắt tay với các tin tặc xâm nhập vào hệ thống tin học của nhiều công ty tư nhân để ăn cắp các dữ liệu của một động cơ được sử dụng trong nhiều máy bay dân dụng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181031-uc-trung-quoc-%C2%AB-hop-tac-nghien-cuu-%C2%BB-de-an-cap-cong-nghe-phuong-tay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?