Ít nhất 13 trí thức bỏ Đảng sau ‘hiệu ứng Chu Hảo’
Các trí thức trong số gần 13 người vừa tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam nói với VOA rằng họ “quá bức xúc” vì Đảng “không còn phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc”, Đảng “đã chọn sai đường”, và họ dự báo rằng con số thoái đảng “sẽ gia tăng sau hiệu ứng Chu Hảo”.
Ngay sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tri Thức, vì “suy thoái tư tưởng chính trị,” giới trí thức phản ứng mạnh bằng cách tuyên bố công khai từ bỏ đảng, thậm chí từ chức.
PGS-TS. Mạc Văn Trang, một trí thức Hà Nội có trên 54 năm tuổi Đảng và nhiều năm làm việc ở Viện Khoa học-Giáo dục, tuyên bố ra khỏi Đảng hôm 26/10, nói với VOA rằng việc giáo sư Chu Hảo bị xem xét kỷ luật là “đòn đánh vào giới tinh hoa của Việt Nam nhằm triệt tiêu những tư tưởng tiến bộ”.
“Giáo sư Chu Hảo, một trí thức tiêu biểu và đã đóng góp trí tuệ cho sự tiến bộ xã hội, đùng một cái bị Đảng kỷ luật. Tôi nghĩ đây là một chủ trương đánh vào giới trí thức, giới tinh hoa của xã hội, những người muốn khai dân trí, chấn dân khí. Họ muốn triệt tiêu những tư tưởng tiến bộ và muốn triệt phá việc truyền bá những tư tưởng này vào quần chúng. Để phán ứng lại việc kỷ luật đó và để chia sẻ với anh Chu Hảo, tôi tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Bản thân giáo sư Chu Hảo cũng đã thoái Đảng, trong một tuyên bố ngày 26/10 ông viết: “Tôi tự nguyện từ bỏ đảng CSVN, ngay từ hôm nay, để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn: Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần Khai sáng của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển; chủ yếu thông qua các hoạt đồng văn hóa và giáo dục. Đề nghị Chi bộ, và các cấp ủy xóa tên tôi trong Danh sách Đảng viên.”
Ông Trần Nam, trung tá Quân đội Việt Nam, sau hơn 18 năm gắn bó với Đảng, đã tuyên bố từ bỏ Đảng hôm 26/10 vì đã quá “giác ngộ.”
Ông chia sẻ với VOA về vai trò lãnh đạo của Đảng hiện nay:
“Tôi nghĩ rằng họ có một vai trò quan trọng, nhưng vai trò đấy dường như không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc, mà chủ yếu là phục vụ cho việc giữ chính thể để làm sao cho nó tồn tại.”
Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết đã xuất hiện “hiệu ứng Chu Hảo” do số người “chán Đảng, khô Đoàn” rất nhiều:
“Số người ‘Chán Đảng, Khô Đoàn’ nhiều lắm nhưng không biết có thành phong trào hay không. Nhưng tôi biết có vài người đã tuyên bố ra khỏi Đảng, như vậy là đã có hiệu ứng. Sau khi tôi tuyên bố ra khỏi Đảng thì nhà văn Nguyên Ngọc, một nhân cách đáng kính, cũng đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Tôi biết có ít nhất 4 người: một cán bộ giảng dạy ĐH Khoa học Tự Nhiên ĐHQG Hà Nội, một trung tá quân đội, một kỹ sư, một cán bộ trẻ vào Đảng được 3-4 năm đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Tôi nghĩ có lẽ đó cũng là hiệu ứng!”
Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại tá quân đội nhân dân và là Cựu Tổng biên tập báo Văn nghệ, với hơn 60 năm tuổi Đảng, đã công khai tuyên bố từ bỏ tổ chức chính trị có bề dày lãnh đạo gần 90 năm tại Việt Nam.
Tác giả của “Đất nước Đứng lên” giải bày trên mạng xã hội Facebook hôm 26/10: “Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.”
Ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ trên Facebook: “Án kỉ luật đưa ra nhiều lý do, nhưng theo tôi mục đích thật là nhằm trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của PGS TS Chu Hảo về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đồng thời qua việc ra tay này muốn răn đe và bóp nghẹt những nỗ lực của giới trí thức cả nước.”
Sáng ngày 29/10, Tiến sĩ Phạm Gia Minh, Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) tuyên bố từ chức, sau khi cùng hơn 150 người ký tên vào bức Thư ngỏ gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản và Bộ Chính trị nhằm bảo vệ Giáo sư Chu Hảo.
Trong bức thư ngỏ đề ngày 27/10, các cựu thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) cho rằng những lý do mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra trong quyết định kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, là “ không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước.”
Trên Facebook cũng xuất hiện các trí thức và viên chức bỏ Đảng như: Giảng viên Đại học Khoa Học Tự Nhiên Trần Thanh Tuấn, Trung Uý Quân Đội Nguyễn Hữu Chiến, Nguyên phó chủ tịch Huyện Bình Chánh Hà Quang Vinh, Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Dương Bích Hà, đảng viên trẻ Nguyễn Việt Anh, Luật sư Lê Văn Hòa, nhà văn Mai Tú Ân…
Ông Trần Nam dự báo rằng sẽ có nhiều từ bỏ Đảng vì Đảng đã gây ra quá nhiều bức xúc trong nhân dân.
“Tôi thấy rằng Đảng không làm theo những gì Đảng thường nói. Có nhiều vấn đề Đảng gây bức xúc cho nhân dân. Tôi nhận định rằng với tình hình này thì càng ngày càng có nhiều rời bỏ hàng ngũ Đảng để quay về với nhân dân.”
Vào tối hôm 29/10, đài Truyền hình Trưng ương Việt Nam VTV đã có một phóng sự được cho là “đấu tố” Giáo sư Chu Hảo, cho rằng ông đã được góp ý nhưng không “nhìn vào thực tế của đất nước.”
Ngay sau khi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tri Thức, vì “suy thoái tư tưởng chính trị,” giới trí thức phản ứng mạnh bằng cách tuyên bố công khai từ bỏ đảng, thậm chí từ chức.
PGS-TS. Mạc Văn Trang, một trí thức Hà Nội có trên 54 năm tuổi Đảng và nhiều năm làm việc ở Viện Khoa học-Giáo dục, tuyên bố ra khỏi Đảng hôm 26/10, nói với VOA rằng việc giáo sư Chu Hảo bị xem xét kỷ luật là “đòn đánh vào giới tinh hoa của Việt Nam nhằm triệt tiêu những tư tưởng tiến bộ”.
“Giáo sư Chu Hảo, một trí thức tiêu biểu và đã đóng góp trí tuệ cho sự tiến bộ xã hội, đùng một cái bị Đảng kỷ luật. Tôi nghĩ đây là một chủ trương đánh vào giới trí thức, giới tinh hoa của xã hội, những người muốn khai dân trí, chấn dân khí. Họ muốn triệt tiêu những tư tưởng tiến bộ và muốn triệt phá việc truyền bá những tư tưởng này vào quần chúng. Để phán ứng lại việc kỷ luật đó và để chia sẻ với anh Chu Hảo, tôi tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Bản thân giáo sư Chu Hảo cũng đã thoái Đảng, trong một tuyên bố ngày 26/10 ông viết: “Tôi tự nguyện từ bỏ đảng CSVN, ngay từ hôm nay, để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn: Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần Khai sáng của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển; chủ yếu thông qua các hoạt đồng văn hóa và giáo dục. Đề nghị Chi bộ, và các cấp ủy xóa tên tôi trong Danh sách Đảng viên.”
Ông Trần Nam, trung tá Quân đội Việt Nam, sau hơn 18 năm gắn bó với Đảng, đã tuyên bố từ bỏ Đảng hôm 26/10 vì đã quá “giác ngộ.”
Ông chia sẻ với VOA về vai trò lãnh đạo của Đảng hiện nay:
“Tôi nghĩ rằng họ có một vai trò quan trọng, nhưng vai trò đấy dường như không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc, mà chủ yếu là phục vụ cho việc giữ chính thể để làm sao cho nó tồn tại.”
Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết đã xuất hiện “hiệu ứng Chu Hảo” do số người “chán Đảng, khô Đoàn” rất nhiều:
“Số người ‘Chán Đảng, Khô Đoàn’ nhiều lắm nhưng không biết có thành phong trào hay không. Nhưng tôi biết có vài người đã tuyên bố ra khỏi Đảng, như vậy là đã có hiệu ứng. Sau khi tôi tuyên bố ra khỏi Đảng thì nhà văn Nguyên Ngọc, một nhân cách đáng kính, cũng đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Tôi biết có ít nhất 4 người: một cán bộ giảng dạy ĐH Khoa học Tự Nhiên ĐHQG Hà Nội, một trung tá quân đội, một kỹ sư, một cán bộ trẻ vào Đảng được 3-4 năm đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Tôi nghĩ có lẽ đó cũng là hiệu ứng!”
Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại tá quân đội nhân dân và là Cựu Tổng biên tập báo Văn nghệ, với hơn 60 năm tuổi Đảng, đã công khai tuyên bố từ bỏ tổ chức chính trị có bề dày lãnh đạo gần 90 năm tại Việt Nam.
Tác giả của “Đất nước Đứng lên” giải bày trên mạng xã hội Facebook hôm 26/10: “Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.”
Ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ trên Facebook: “Án kỉ luật đưa ra nhiều lý do, nhưng theo tôi mục đích thật là nhằm trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của PGS TS Chu Hảo về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đồng thời qua việc ra tay này muốn răn đe và bóp nghẹt những nỗ lực của giới trí thức cả nước.”
Sáng ngày 29/10, Tiến sĩ Phạm Gia Minh, Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) tuyên bố từ chức, sau khi cùng hơn 150 người ký tên vào bức Thư ngỏ gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản và Bộ Chính trị nhằm bảo vệ Giáo sư Chu Hảo.
Trong bức thư ngỏ đề ngày 27/10, các cựu thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) cho rằng những lý do mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra trong quyết định kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, là “ không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước.”
Trên Facebook cũng xuất hiện các trí thức và viên chức bỏ Đảng như: Giảng viên Đại học Khoa Học Tự Nhiên Trần Thanh Tuấn, Trung Uý Quân Đội Nguyễn Hữu Chiến, Nguyên phó chủ tịch Huyện Bình Chánh Hà Quang Vinh, Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Dương Bích Hà, đảng viên trẻ Nguyễn Việt Anh, Luật sư Lê Văn Hòa, nhà văn Mai Tú Ân…
Ông Trần Nam dự báo rằng sẽ có nhiều từ bỏ Đảng vì Đảng đã gây ra quá nhiều bức xúc trong nhân dân.
“Tôi thấy rằng Đảng không làm theo những gì Đảng thường nói. Có nhiều vấn đề Đảng gây bức xúc cho nhân dân. Tôi nhận định rằng với tình hình này thì càng ngày càng có nhiều rời bỏ hàng ngũ Đảng để quay về với nhân dân.”
Vào tối hôm 29/10, đài Truyền hình Trưng ương Việt Nam VTV đã có một phóng sự được cho là “đấu tố” Giáo sư Chu Hảo, cho rằng ông đã được góp ý nhưng không “nhìn vào thực tế của đất nước.”
Nhận xét
Đăng nhận xét