Cập nhật tin biển Đông: Bắc Kinh lộng hành, Ba Đình bại liệt

CTV Danlambao - Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8, 2019, tàu Hải Dương Địa Chất 8 thay đổi hướng khảo sát và tình hình biển Đông vẫn căng thẳng. Tuy nhiên như thường lệ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang bận dặn dò các đảng viên trẻ học tập theo gương Hồ Chí Minh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bận trao giải cho danh hài Công Lý. Và việc lên tiếng về chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của Mỹ, của khối Liên minh Châu Âu trên khắp các trang báo Việt Nam.
Thông tin từ trang Đại dự án ký sự Biển Đông cho hay:
Cập nhật lúc 12h ngày 28/8/2019 – Tàu Hải Dương Địa Chất 8 thay đổi hướng khảo sát 
Trong hai ngày nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) đã thay đổi mô hình khảo sát. Thay vì tạo nhiều vòng zig zag tiến sâu vào gần bờ biển Việt Nam như trước đây, hiện giờ tàu đã đổi hướng đi xuống gần khu vực Bãi Tư Chính. Có thời điểm, nhóm tàu chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây – Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý. Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác.
Tuy rằng hiện giờ hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn nằm trong phạm vi như đợt 1, nhưng mật độ các vòng khảo sát dày đặc hơn, và tiếp tục tiếp cận gần hơn Bãi Tư Chính.
Tại thời điểm hiện tại, hai tàu hải cảnh 46111 và 31302 đã rời khỏi vị trí hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 về “nghỉ mát” ở khu vực Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Subi (Subi Reef). Chúng tôi sẽ chia sẻ những tấm hình vệ tinh cận cảnh hai nơi “nghỉ mát” của tàu Trung Quốc trong một bản tin sau.
Cũng cần nhắc lại rằng tàu hải cảnh 46301 của Trung Quốc vẫn luôn quanh quẩn gần lô 06.1 và luôn ở khoảng cách rất gần với các tàu hỗ trợ hoạt động giàn khoan của Việt Nam.
Đến sáng ngày 30/8, đội tàu khảo sát đã tiến xuống gần bãi Phúc Nguyên hơn.
Trung Quốc gọi bãi Phúc Nguyên là Tây Vệ (西卫), vị trí nằm giữa cụm bãi Tư Chính, là nơi Việt Nam đặt nhà giàn DK1/15.
Bãi Phúc Nguyên trong cụm bãi Tư Chính. 
Khu vực khoanh tròn là nơi có nhà giàn DK1/15
Cách đây vài ngày, có ý kiến nhận định về tầm quan trọng của bãi Phúc Nguyên như sau:
“Liệu có đe dọa nào đối với DK1/15 hay không? Nơi đầu sóng ngọn gió và chênh vênh chỉ một nhà giàn (sau khi các nhà giàn khác bị bão giật sập trong quá khứ). Nơi pháo đài chí có một chân trụ (DK1/15) thì liệu có đủ lực và sức khi bị tấn công?!
Chú ý và tập trung bởi khu vực các nhà giàn “bình an và vô sự” trong suốt hơn 2 tháng căng thằng vừa qua ở khu vực lân cận có thể là mục tiêu leo thang của Bắc Kinh trong thời gian tới!”.
Với việc thay đổi lộ trình của đội tàu khảo sát dường như mối lo này đã trở thành sự thật. Và hiện nay, kịch bản có thể dự đoán mà Bắc Kinh sẽ sử dụng là gia tăng mức độ gây hấn tại bãi Phúc Nguyên.
Nếu CS Việt Nam để mất bãi Phúc Nguyên (DK1/15) lúc này xem như đánh mất một pháo đài canh cực đông nam của thềm lục địa. Và từ “căn cứ” này Trung Quốc có thể dễ bề mở rông họat động phá hoại các giếng ở mọi lô xung quanh đó và cản phá các hoạt động thăm dò tại khu vực bãi Tư Chính cũng như các hoạt động thăm dò của Việt Nam và Mã Lai ở vùng chồng lấn gần đó.
Một kịch bản tương tự như kịch bản Scarborough Shoal của Philippines năm 2012 đã được bày ra.
Chúng ta cần có thời gian quan sát thêm ở quý 2 của năm 2020, để xem Trung Quốc sẽ kéo dàn khoan nước sâu nào ra khu nào ở phía tây biển Đông (với hệ thống neo giàn từ Phần Lan đã được đặt mua) lúc đó chắc chắn sẽ rõ hơn chiến lược của Bắc Kinh.
Hiện tại Bắc Kinh đang tiến hành bước đệm vòng ngoài và xây dựng thế trụ nhằm bảo vệ và đe dọa các giếng của Việt Nam.
Một lần nữa, với các diễn biến trên biển Đông ngày càng phức tạp, người quan sát có thể thấy các tuyên bố của Hoa Kỳ, EU hay Malaysia chỉ là những lời “động viên” mà Hà Nội ra sức vận động để diễn trò với nhân dân trong nước. Thực tế những tuyên bố trên không là gì với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh dư sức để hiểu họ đã và đang nắm thóp Ba Đình để cùng phối hợp với họ diễn trò ra sao.
31.08.2019

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?