Tin Biển Đông – 29/08/2019
Tàu và máy bay TQ ra đối phó
khu trục hạm Wayne E. Meyer
Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trong việc một khu trục hạm của hải quân Hoa Kỳ vừa áp sát phạm vi 12 hải lý đối với hai đảo nhân tạo thuộc Quần đảo Trường Sa.
Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã gửi tàu thuyền và phi cơ ra theo dõi, giám sát hoạt động của tàu Mỹ, phát ngôn viên quân đội Lý Hoa Mẫn nói.
Quân đội Trung Quốc trong tuyên bố ra đầu giờ sáng thứ Năm nói tàu khu trục Wayne E. Meyer đã “xâm phạm vùng lãnh hải Trung Quốc” trong hôm thứ Tư 28/8 khi không được phép của chính quyền Bắc Kinh, ông Lý nói, và phía Trung Quốc đã cảnh cáo, yêu cầu tàu Mỹ rời đi.
“Thực tế này chứng minh rằng cái gọi là ‘tự do đi lại’ của Hoa Kỳ thực sự chính là sự xác quyết quyền bá chủ trên biển, phớt lờ luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc, và làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong vùng Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông),” ông Lý nói.
“Chúng tôi thúc giục phía Mỹ hãy ngay lập tức chấm dứt các hành động mang tính khiêu khích như vậy, nhằm tránh để xảy ra những sự việc ngoài mong muốn.”
Xác quyết quyền trên biển
Quan điểm từ lâu nay của quân đội Mỹ là cần tiến hành các chiến dịch tự do đi lại trên toàn cầu, và việc này được thực hiện riêng rẽ khỏi các cân nhắc chính trị.
Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các chiến dịch này tại Biển Đông, nhằm “thách thức các yêu sách quá quắt trên biển và bảo toàn quyền tiếp cận vào tuyến đường biển theo quy định của luật quốc tế”, quân đội Mỹ nói.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu chiến Mỹ thách thức đồng thời hai tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong cùng một lần thực thi chiến dịch “tự do đi lại”.
Tàu khu trục Wayne E. Meyer thuộc lớp Arleigh Burke hôm thứ Tư 28/8 vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa.
Đây là nơi có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, nhưng Trung Quốc đã cơi nới thành đảo nhân tạo và xây cất các “cơ sở vật chất có khả năng dùng cho mục tiêu quân sự”.
Trên Đá Vành Khăn, Bắc Kinh đã xây cất đường băng và bãi đáp máy bay, còn Đá Chữ Thập được xây cất tòa nhà bê tông với hệ thống antenna radar cao tần.
Đá Chữ Thập cũng là nơi mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được cho là đã ghé vào để tiếp liệu sau khi tạm rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Việt Nam khoảng gần một tuần hồi đầu tháng Tám.
Ngay trước khi khu trục hạm Wayne E. Meyer vào sát các đảo nhân tạo, Bắc Kinh hôm thứ Ba đã từ chối việc để một chiến hạm Mỹ ghé thành phố cảng Thanh Đảo của Trung Quốc.
“Chúng tôi gần đây nhận được thông báo là họ không tiện tiếp đón cuộc cập cảng đã được lên kế hoạch từ trước tới Thanh Đảo,” Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trách khu vực Á châu, nói.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã không cho hai chiến hạm khác của Hải quân Mỹ cập cảng Hong Kong, vùng đặc khu hành chính đang có các cuộc biểu tình kéo dài phản đối nhà cầm quyền thân Bắc Kinh.
Trung Quốc và Mỹ đã đấu khẩu về điều mà Washington nói và việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông qua việc xây cất các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, các bãi đá ở vùng biển có tranh chấp này.
Bắc Kinh thì nói việc xây cất là cần thiết để phòng vệ, và nói Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc làm căng thẳng thêm tình hình qua việc đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Tin cho hay ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ tăng 7,5% so với năm 2018.
Việc tăng cường quân sự của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại, nhất là với việc Trung Quốc càng trở nên quyết liệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như trong vấn đề Đài Loan.
Tòa án quốc tế về Luật Biển cảnh cáo TQ
về hành vi khiêu khích trên Biển Đông
Cơ quan Đáy biển Quốc tế, thuộc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (24/7) đã có buổi làm việc trực tiếp với Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp quốc Mã Triêu Húc để cảnh cáo Bắc Kinh liên quan hoạt động xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Theo thông tin trên, Cơ quan Đáy biển Quốc tế, thuộc Tòa án Quốc tế về Luật Biển nhận thấy hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực phía Nam Biển Đông (Bãi Tư Chính), được Liên Hiệp Quốc đánh giá là vô cùng nguy hiểm, đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc đã ký kết. Do đó, Cơ quan Đáy biển Quốc tế đã làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp quốc Mã Triêu Húc. Trong suốt buổi làm việc, Cơ quan Đáy biển Quốc tế đã đưa ra hàng loạt cảnh cáo nghiêm khắc dành cho Đại sứ Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp của mình tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển.
Đáng chú ý, sau buổi làm việc Cơ quan Đáy biển Quốc tế đã đưa ra tuyên bố: “Dựa vào Công ước, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực phía Nam Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thực hiện, Liên hợp quốc sẽ đưa ra hình Lliên hợp quốc gửi đến Trung Quốc khi nước này cố ý đưa tàu khảo sát Hải Dương 8, cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Được biết, từ ngày 13/8, Trung Quốc ngang nhiên điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hộ tống khác quay trở lại hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Nhóm tàu này trước đó đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam từ đầu tháng 7 đến ngày 7/8. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của UNCLOS.
Giới chuyên gia nhận định, hành vi đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tháng 7/2019 đi sâu vào vùng biển Nam Biển Đông, gần với lô khai thác 06-01 thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam thể hiện sự ngông nghênh, coi thường pháp luật quốc tế. Không phải cho đến bây giờ Trung Quốc mới bắt đầu những hành vi gây căng thẳng và phức tạp hóa các tranh chấp tại khu vực Biển Đông. Sau sự kiện ngày 7/5/2009, khi Trung Quốc gửi công hàm số hiệu CML/17/2009 đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhằm phản đối việc Việt Nam nộp báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục
địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc, cũng chính trong văn bản này, lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc đã công khai yêu sách “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Từ đó đến nay, Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động nhằm hiện thực hóa tham vọng trên Biển Đông, bất chấp dư luận quốc tế và phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 trong vụ kiện Philippines – Trung Quốc. Mới đây nhất, hành vi đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đi sâu vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm tiếp theo, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế, trong đó đặc biệt là UNCLOS năm 1982 mà cả Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cùng là thành viên Công ước.
Vi phạm của tàu Trung Quốc một lần nữa làm cho các vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, đe dọa đến sự ổn định, hòa bình của khu vực; xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS, vì bãi Tư Chính (tiếng Anh là Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô hoàn toàn ngập dưới mực nước biển, nằm ở phía Nam của Biển Đông, cách Phan Thiết (Việt Nam) dưới 200 hải lý, cách lục địa Trung Quốc khoảng 600 hải lý và cách cấu trúc nổi gần nhất thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) khoảng 160 hải lý. Theo đúng các quy định của UNCLOS, Việt Nam thiết lập vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam đồng thời xác định thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Dựa trên các quy định này thì bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS.
“Để biện minh cho các hoạt động vi phạm tại khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc tuyên bố có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng nước liên quan. Kết nối với những tuyên bố trước đây của Trung Quốc, có thể thấy rõ hơn tiến trình “kiểm soát” và tham vọng “quản lý” Biển Đông của Trung Quốc, hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp và đẩy lên thành vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Từ năm 2009, Trung Quốc công bố bản đồ thể hiện yêu sách phi lý về “đường 9 đoạn” chiếm 70% diện tích Biển Đông, đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó”. Yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và thực tiễn và đã bị Tòa Trọng tài (PCA) bác bỏ trong vụ tranh chấp Philippines – Trung Quốc. Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài (PCA) kết luận rằng “các vùng biển do Trung Quốc xác lập ở Biển Đông không được vượt quá giới hạn do UNCLOS quy định; việc Trung Quốc yêu sách quyền chủ quyền, quyền tài phán và “quyền lịch sử” (historic rights) trong phạm vi “đường 9 đoạn” là vi phạm các quy định của UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý”. Ngoài ra, Tòa Trọng tài còn khẳng định không có thực thể địa lý nào thuộc quần đảo Trường Sa có quy chế của đảo. Một số thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa luôn ở trên mực nước biển khi thủy triều lên cao nhưng không thích hợp cho đời sống con người hoặc một đời sống kinh tế riêng nên chỉ có quy chế của đảo đá. Do vậy, theo khoản 3, Điều 121 UNCLOS, những thực thể địa lý này chỉ có lãnh hải bao quanh với chiều rộng không vượt quá 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và không có thềm lục địa riêng.
Vì những lý do trên, yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có giá trị pháp lý, các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam không nằm trong vùng biển chồng lấn với Trung Quốc mà nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ Việt Nam mới có quyền chủ quyền theo quy định của UNCLOS. Phù hợp với các quy định của UNCLOS, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền mang tính riêng biệt đối với thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Việt Nam đồng thời có đặc quyền trong việc xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình.
Tại những vùng biển trên, nếu không được sự cho phép của Việt Nam, các quốc gia khác không được quyền tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lắp đặt thiết bị, công trình nhân tạo ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tàu Trung Quốc có thể di chuyển qua lại khu vực Nam Biển Đông, nhưng cần phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của Việt Nam và không được cản trở những hoạt động thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp ngoại giao nhằm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi vi phạm. Trên thực địa, lực lượng chức năng của Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền được ghi nhận bởi UNCLOS, yêu cầu các tàu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và rút khỏi vùng biển Việt Nam. Như vậy, Việt Nam
thực thi quyền trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Nhìn chung, Cơ quan Đáy biển Quốc tế, thuộc Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã cảnh cáo Bắc Kinh liên quan hoạt động xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, vi phạm các quy định của UNCLOS cho thấy cộng đồng quốc tế đều đang đứng về lẽ phải, lên án các hành vi kiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhận xét
Đăng nhận xét