Tin Việt Nam – 29/08/2019
Bị tuyên 8 năm tù vì phát tán 380 tài liệu
xuyên tạc “vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo”
Hôm 23/8/2019, bà Dương Thị Lanh bị tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông tuyên phạt 8 năm tù giam với cáo buộc “Phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, trong quá trình điều tra, cơ quan an ninh xác định từ tháng 6/2017 bà Dương Thị Lanh đã lập và sử dụng 21 trang Facebook có tên gọi và tài khoản sử dụng khác nhau.
Trong số đó, có 13 tài khoản được bà Lanh dùng để đăng tải, phát tán tổng cộng 380 tài liệu bị cho là “mang nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vấn đề biên giới và lãnh thổ; vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; đường lối ngoại giao”.
Mạng báo Đắk Nông còn cho rằng bà Lanh lợi dụng một số vụ việc, vấn đề xã hội xảy ra trong nước để xuyên tạc, bịa đặt nhằm gieo rắc sự nghi ngờ của cư dân trên mạng xã hội.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người tổ chức chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam lên tiếng với phóng viên Đài Á Châu Tự Do sau khi nhận được thông tin về phiên tòa như sau:
“Bản án hà khắc mà bà Dương Thị Lanh nhận được không gì hơn ngoài dấu chỉ cho thấy sự độc đoán của chế độ. Điều này cho thấy bất cứ ai ở Việt Nam cũng có thể trở thành tội nhân chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa trên mạng xã hội.
Chúng tôi lên án chính quyền tỉnh Đắk Nông và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho bà Dương Thị Lanh ngay lập tức và vô điều kiện.”
Bà Dương Thị Lanh, sinh năm 1982 là một trong những Facebooker bị bắt giam trong đợt bố ráp trước Tết Nguyên Đán 2019.
Trong đoạn live stream cuối cùng trên tài khoản SG Ngọc Lan vào ngày 27/1/2019, bà Lanh cho hay, bản thân có tham dự cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào tháng 6/2018 và bị bắt giữ cùng với 10 người khác hôm 11/6/2018 khi đang ngồi ở công viên tại Quận 1, TPHCM.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/sentenced-to-eight-years-in-jail-with-accusation-of-disseminating-sea-island-documents-08292019091723.html
Hai tù nhân chính trị
Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Tôn
bị ngược đãi và sức khỏe yếu trong tù
Người nhà của hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Tôn đồng loạt lên tiếng về tình trạng sức khỏe người thân trong chuyến đi thăm gần nhất.Chiều 29/8, bà Bùi Thị Rề, vợ ông Nguyễn Văn Túc, người đang thụ án 13 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” tại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An kể lại cuộc thăm gặp chồng mình một ngày trước đó:
“Anh ấy nói to lên để cho chị em tôi nghe để chị em tôi về nói với mọi người. Anh nói nếu trại không chuyển người tù hình sự ở với anh đi và nếu xảy ra chuyện gì thì trại giam phải chịu trách nhiệm. Vì người tù hình sự đó láo toét lắm, nó đánh anh ấy, nó chửi anh ấy, nó đối xử với anh ấy khốn nạn lắm… Cái người công an đó thì ngăn, nói là ‘anh nói khẽ thôi’ nhưng mà ảnh vẫn cứ nói to để chúng tôi nghe thấy mà nói với mọi.”
Cũng theo bà Rề, bệnh tim của ông Túc chuyển biến nặng, trước đó ông lên cơn đau tim và ngất xỉu vài tiếng đồng hồ trong buồng giam nhưng không được điều trị đến nơi đến chốn.
Bà Bùi thị Rề cho biết thêm cuộc thăm gặp lần này bị rút ngắn với lý do ông Nguyễn Văn Túc không chịu nhận tội và trại giam đánh giá hạnh kiểm xấu.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi cho các số điện thoại của trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An được công khai trên Internet để hỏi về vụ việc nhưng không kết nối được.
Cũng tin có liên quan, bà Nguyễn Thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn thuộc Hội Anh em dân chủ kêu cứu về tình trạng sức khỏe của chồng mình đang ngày một yếu đi do những lần bị đánh trước khi bị bắt giam. Bà Lành nói qua điện thoại tối 29/8 với RFA.
“Gặp thì vẫn được gặp, nhưng tình trạng yếu đi vì những trận đánh của an ninh trước khi bị bắt, anh vẫn chưa được mổ thì bắt đi tù. Bây giờ anh bị tiểu đêm rất là nhiều, tiểu 10 lần một đêm và tình trạng xấu đi.
Ý muốn của anh ấy là không muốn ở trong tù nữa. Trường hợp của anh là có gửi đơn nhưng mà không được đi khám,”
Chúng tôi cũng chưa liên lạc được với cán bộ trại giam Gia Trung, Gia Lai để xác minh về vụ việc.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị tuyên án 12 năm tù giam hồi năm 2018 trong vụ án mà chính quyền gọi là “Nguyễn Văn Đài và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Vào năm 2011, Mục sư Nguyễn Trung Tôn từng bị Tòa tại Nghệ An kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88.
Ông đang phải thụ án tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai cùng với hai tù nhân lương tâm khác là anh Nguyễn Văn Oai và bà Trần Thị Nga.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-political-prisoners-health-deteriorated-in-jail-08292019085819.html
Đề nghị xử lý ông Lê Hoàng Quân
vì liên quan sai phạm của ông Nguyễn Hữu Tín
Bộ Công an hôm 29/8, đề nghị xử lý trách nhiệm ông Lê Hoàng Quân, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), vì liên quan đến sai phạm của ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM tại lô đất 15 Thi Sách, Quận 1.Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Trước đó, vào ngày 27/8, ông Nguyễn Hữu Tín và các đồng phạm Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út, Nguyễn Thanh Chương và Lê Văn Thanh bị đề nghị truy tố vì liên quan vụ giao đất ở số 15 đường Thi Sách cho Công ty Bắc Nam 79 – do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) làm Chủ tịch HĐQT.
Các bị can này bị đề nghị truy tố vì “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo quy định tại điều 219 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Năm 2014, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) lợi dụng danh nghĩa Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 là “Tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an” đã đề xuất lãnh đạo Bộ Công an gửi văn bản cho UBND TP HCM đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện được thuê, giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1 với mục đích phục vụ công tác nghiệp vụ ngành công an.
Tuy nhiên, sau khi được UBND TP HCM cho thuê, giao nhà đất số 15 Thi Sách thì Phan Anh Vũ và Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 không sử dụng mục đích như đề nghị mà triển khai dự án để thu lợi cá nhân.
Theo cơ quan điều tra, ông Tín là người ký các văn bản giao đất cho Công ty Bắc Nam 79. Biết rõ nhà đất 15 Thi Sách thuộc sở hữu Nhà nước nên việc tham mưu sắp xếp, xử lý thuộc trách nhiệm của Ban chỉ đạo 09, là Ban chỉ đạo xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Tuy nhiên ông Tín đã không báo cáo, xin ý kiến của ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban chỉ đạo 09.
Khi đó, ông Lê Hoàng Quân; bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó chủ tịch UBND TPHCM, Phó Ban chỉ đạo 09; Bà Đào Thị Hương Lan nguyên Giám đốc Sở Tài chính TPHCM; ông Trần Nam Trang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, đã nhận được 2 công văn do ông Nguyễn Hữu Tín ký đồng ý cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất, được khấu trừ tiền thuê đất phải nộp theo quy định.
Tuy nhiên, theo Bộ công an, việc nhận được các văn bản vừa nêu không phải là báo cáo hay văn bản trao đổi mà là nhận theo trình tự, thủ tục hành chính, nên chưa đủ căn cứ xử lý hình sự. Tuy nhiên Bộ công an kiến nghị cần xử lý trách nhiệm nghiêm khác đối với những người này vì không có ý kiến gì khi nhận được văn bản từ ông Nguyễn Hữu Tín.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ex-chairman-le-hoang-quan-requested-to-be-responsible-for-case-of-wrongdoings-of-mr-nguyen-huu-tin-08292019081810.html
Blogger/Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất
được gặp luật sư
Blogger/nhà báo độc lập Trương Duy Nhất được gặp luật sư Ngô Anh Tuấn tại trại giam vào ngày 28 tháng 8.Luật sư Ngô Anh Tuấn thông báo tin vừa nêu trên tài khoản Facebook cá nhân sau cuộc làm việc với nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất tại trại T16 của Bộ Công An tại Hà Nội.
Vào chiều tối ngày 29 tháng 8, Luật sư Ngô Anh Tuấn xác nhận về cuộc gặp và cho RFA biết như sau:
“Hôm 26/8 tôi có vào nhưng ban giám thị trại giam họ không cho gặp. Họ nói theo yêu cầu của Cơ quan điều tra thì phải có mặt điều tra viên dù vụ án đã có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện kiểm sát, nên tôi không đồng ý.
Họ gọi lại Cơ quan điều tra và họ nói tôi ngày 28/8 đến. Dù sự có mặt của điều tra viên trong buổi thăm gặp là trái luật nhưng tôi không còn cách nào khác, nếu không tôi sẽ không được gặp thân chủ của mình nên tôi phải chấp nhận dù họ đang vi phạm luật.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết sức khỏe ông Nhất ổn định, tinh thần tốt, không bị ép cung, nhục hình hay bị đánh đập. Tuy nhiên, trại không cho phép gia đình ông gửi đồ ăn. Luật sư Tuấn nói tiếp:
“Ông Nhất cho biết từ ngày vào trại giam này ông Nhất không được nhận thức ăn từ gia đình gửi mà chỉ ăn thức ăn của trại hoặc mua thêm thức ăn trong trại. Gia đình chỉ được gửi tiền.
Điều tra viên ngồi đó có nói rằng “ông là người đặc biệt nên họ sợ thức ăn từ ngoài vào họ không kiểm tra được, sợ độc, không bảo đảm an toàn cho ông”. Giải thích đó không được ông Trương Duy Nhất chấp nhận”.
Blogger Trương Duy Nhất (sinh năm 1964) nổi tiếng với trang blog “Một góc nhìn khác”, đã cộng tác viết blog với Đài Á Châu Tự Do từ năm 2015 sau khi ông ra tù. Ông từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2014 với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông bị bắt cóc khi đang ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 1/2019. Đến ngày 20/3, gia đình blogger cho biết công an xác nhận blogger đang bị giam giữ ở Hà Nội.
Ngày 25/3, Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đang bị tam giam để điều tra liên quan đến vụ án của một cựu sĩ quan Công an là Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người bị tố cáo là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 3 tháng kể từ ngày bị bắt, blogger Trương Duy Nhất vẫn không được gặp luật sư và gia đình bất chấp những đề nghị từ phía gia đình và luật sư.
Ngày 10/6 Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, Bộ Công an vẫn không nói gì đến việc tại sao blogger đột ngột biến mất ở Bangkok khi đang xin quy chế tỵ nạn, liệu có phải ông đã bị bắt cóc khi đang ở Thái Lan.
Báo Tuổi Trẻ hôm ngày 8/8 trích nguồn tin từ lãnh đạo văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã có kết luận blogger Trương Duy Nhất lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để bán nhà đất không qua đấu giá cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, gây thất thoát lãng phí.
Theo Tuổi Trẻ, Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố blogger Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 2 điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, ông Trương Duy Nhất bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, sau cuộc gặp với vợ mình là bà Cao Thị Xuân Phượng hôm 23/7 vừa qua, blogger cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố sang tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn”. Lý do được blogger cho biết là vì phía cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sau khi cơ quan chức năng Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất lần mới nhất, luật sư Trần Vũ Hải là người tiếp tục được gia đình mời làm đại diện pháp lý.
Tuy nhiên đến tháng 7 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam khởi tố Luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế và kết luận không đủ điều kiện để bào chữa cho ông Trương Duy Nhất.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/truong-duy-nhat-met-with-defending-lawyer-ngoanhtuan-08292019083128.html
Bản đồ xã Đồng Tâm: “Mập mờ tính xác thực”
Vào chiều ngày 27/8/2019, trong buổi họp báo tại Hà Nội về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý vụ việc liên quan đến diện tích đất khu sân bay Miếu Môn, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. UBND TP. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã công bố tấm bản đồ thể hiện “Phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn” và “Sơ đồ hiện trạng”.Kết luận của Thanh tra có căn cứ?
Theo cơ quan chức năng, Bản đồ này được xác lập vào năm 1992, sau thời điểm khu đất sân bay Miếu Môn được bàn giao cho đơn vị quốc phòng vào ngày 14/4/1980. Chính quyền Hà Nội căn cứ theo Bản đồ này đã khẳng định kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội toàn bộ 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng là chính xác.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, bản đồ được xác lập từ năm 1992, sau quá trình bàn giao, cắm mốc, tiếp quản quản lý suốt những năm 1980 đến năm 1992 các bên liên quan đã lập bản đồ, có chữ kí Ủy ban nhân dân các xã giao đất cho đơn vị quân đội, trong đó có UBND xã Đồng Tâm.
Ông Thanh cho rằng, không ai có thể nghi ngờ bản đồ đã được lập ra từ 1992 (!?)
Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, là luật sư đại diện cho người dân Đồng Tâm sau khi có kết luận thanh tra vào tháng tư năm 2019, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Sau này UBND thành phố Hà Nội mới nói chuyện mở rộng, chứ thực tế đâu có chuyện mở rộng, cái đó là chính quyền đưa ra đơn phương. Cái bản đồ đó chưa bao giờ họ đưa cho chúng tôi và chúng tôi cũng chưa bao thấy cái bản đồ đó.”
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, vấn đề sân bay Miếu Môn thì Phó Thủ tướng Chính phủ có quyết định một lần và đó một lần duy nhất thôi, chứ chưa có một văn bản chính thức nào về mở rộng thêm hay thu hồi các diện tích tăng thêm khác.
Tại buổi họp báo, khi được hỏi tại sao đến bây giờ Hà Nội mới công khai về bản đồ liên quan đến sân bay Miếu Môn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu thì có bản đồ 1992 này. Ông Chung khẳng định: “Khi đối thoại tại huyện Mỹ Đức và quá trình mời người dân xã Đồng Tâm tham gia đi kiểm tra thực địa thì người dân đều được công khai xem tấm bản đồ này. Chúng tôi không úp mở để đến hôm nay mới công bố.” (!?)
Tuy nhiên, Luật sư Ngô Anh Tuấn lại tỏ vẻ nghi ngờ thông tin này:
“Hôm qua thì họ tự nói, tự làm, họ tự biên tự diễn, chứ không có đối thoại hay nói chuyện gì với người dân cả cho nên chúng tôi chỉ biết một chiều thôi. Ngay cả họ đưa thông tin bản đồ như vậy chứ cũng có văn bản chính thức nào mà họ công bố cả, cho nên chúng tôi chả biết đâu mà lần.”
Ông Lê Đình Công, một trong những người dân Đồng Tâm cho rằng, muốn biết tính xác thực của tấm bản đồ 1992 mới công bố này, chính quyền phải đối thoại với dân Đồng Tâm và đối chiếu với bản đồ và giấy tờ do người dân thu thập từ trước đến nay:
“Bản đồ mà UBND thành phố Hà Nội và thanh tra chính phủ muốn đưa ra, nếu muốn biết có đúng với số liệu bàn giao đất của xã Đồng Tâm thì phải mời người dân Đồng Tâm đối thoại. Bởi vì chúng tôi có bản đồ quân sự hẳn hoi, trực tiếp từ lữ đoàn 28. Ngoài ra chúng tôi cũng có quyết định 113 của Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và quyết định 386 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình chỉ có 47,36 ha đất quốc phòng thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm.”
Đây không phải lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam bị nghi ngờ khi công bố bản đồ để giải quyết tranh chấp đất đai với người dân. Trước đây, khi giải quyết vấn đề tranh chấp, đền bù giải tỏa ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chính quyền sở tại đã từng nhiều lần công bố, thay đổi bản đồ, không theo một quy chuẩn nào?
Cụ thể, vào tháng 5 năm 2018, UBND TPHCM đã thừa nhận chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1996, với tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng. Bản đồ quy hoạch này được chính quyền khi đó xem là tài liệu quan trọng nhất để giải quyết mọi khiếu nại kéo dài của người dân Thủ Thiêm bị thu hồi đất, khiếu nại hơn 20 năm qua.
Trong khi Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng trong một cuộc họp về Thủ Thiêm từng khẳng định, quy hoạch chung là năm 1996 về pháp lý đã được thay đổi bằng quy hoạch 2005 do đó dựa vào quy hoạch theo bản đồ 2005, không tìm bản đồ năm 1996 làm gì. Thế nhưng trong cuộc họp báo chiều 14/8/2019, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TPHCM lại kết luận, tổ công tác căn cứ vào hai bản đồ, gồm bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/2000 thiết lập 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5000 lập năm 1995 để xác định ranh 4,3ha…
Trao đổi với RFA hôm 28/8/2019 liên quan vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, đưa ra nhận định:
“Bản đồ quan trọng vì nó là cơ sở giải quyết những khiếu nại, đó là bản đồ mang tính chất 1 phần 2000, tức là bản đồ phân khu, phân chia, xác định chức năng, do thủ tướng duyệt, hay chủ tịch UBND tỉnh thành phố duyệt, tùy theo tính chất khu đó lớn hay nhỏ. Ví dụ như bản đồ Thủ Thiêm là do Thủ tướng duyệt, còn bản đồ Đồng Tâm thì tôi nghĩ có thể là do UBND thành phố duyệt. Bản đồ 1 phần 2000 đó xác định vị trí công trình, ranh giới trên đất, do đó quy hoạch này liên quan mật thiết đến quyền sở hữu về đất đai tức là quyền sử dụng đất, nó có tính hợp lý rất cao.”
Dân không hay không biết
Trở lại buổi họp báo chiều ngày 27/8/2019, theo hình ảnh đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng về tấm bản đồ “Phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn” mà UBND TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã công bố, RFA ghi nhận tấm bản đồ này được vẽ tay bằng mực xanh, có chữ ký và con dấu đỏ của Ủy ban nhân dân các xã giao đất cho đơn vị quân đội, và chữ ký của phía quân đội. Không hề có phê duyệt của thủ tướng, hay chủ tịch UBND tỉnh, thành phố…
Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định:
“Rất là khó để nhận định động thái của chính quyền, chúng tôi chỉ muốn nói là quyết định mở rộng sân bay Miếu Môn chỉ có một lần như thế và không có lần thứ hai, không có một văn bản nào khác. Còn bản đồ họ muốn dựng lên 92, 93, 95… hay 100 gì đó là việc của họ. Còn văn bản chính thức về việc thu hồi của dân để giao cho sân bay thì không có. Theo tôi nhớ, họ đo năm 94 và đến năm 96 họ công bố thì mới đúng. 96 họ công bố gần như toàn bộ thành phố Hà Nội, có một số đất đai chưa có ranh giới rõ ràng. Thậm chí đất vô chủ mà người nào sử dụng thời gian đó thì họ công nhận luôn. Còn hôm qua họ công bố bản đồ 1992 thì tôi cũng không biết bản đồ nào, tôi chịu.”
Cũng tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, sắp tới Bộ Quốc phòng sẽ xây dựng tường rào để bảo vệ công trình quốc phòng ở sân bay Miếu Môn. Chính quyền sẽ vận dụng tất cả chính sách có thể để hỗ trợ cuộc sống cho người dân đang sử dụng đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn. Ông cho biết, 14 hộ dân nằm trong diện này hết sức ủng hộ, đồng tình, sẵn sàng bàn giao mặt bằng. (!?)
Tuy nhiên, Ông Lê Đình Công, một trong những người dân Đồng Tâm, lại cho rằng, có sự mập mờ ở đây:
“Như ông Nguyễn Chung, Ông Thanh nói hôm qua trong buổi họp báo thì chúng tôi phản bác. Năm 2016 UBND huyện Mỹ Đức có báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị di dời 14 hộ dân đang sinh sống trên đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn, nhưng trên thực tế ở khu vực 47 ha đất quốc phòng và khu vực 59 ha đất nông nghiệp, đều có 14 hộ dân. Báo cáo của UBND huyện Mỹ Đức đề nghị di dời dân trên đất quốc phòng, nhưng UBND Hà Nội lại di dời 14 hộ dân ở khu 59 ha đất canh tác nông nghiệp của xã Đồng Tâm.”
Còn Cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm thì cho rằng, chính quyền Hà Nội đã lạm quyền trong khi giải quyết vấn đề này:
“Ông Nguyễn Đức Chung và ông Nguyễn Văn Thanh có quyền gì mà ra quyết định chỉ đạo thu hồi đất để mà giao cho Bộ quốc phòng để làm sân bay Miếu Môn, như vậy là ông Nguyễn Đức Chung trái thẩm quyền, trái pháp luật, không đúng quy định của nhà nước.”
Vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành, người dân xã Đồng Tâm khi đó đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua vụ việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội, sau khi Công an Hà Nội bắt 4 người dân xã Đồng Tâm để điều tra cáo buộc gây rối trật tự công cộng, trong số này có cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã, 82 tuổi vào thời điểm đó.
Vụ việc xảy ra vì liên quan đến 59 héc-ta đất trong xã mà người dân nói là thuộc đất nông nghiệp của họ trong khi chính quyền địa phương lại nói đây là đất đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng và đòi thu hồi để giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-suddenly-published-a-map-of-mieu-mon-airport-in-dong-tam-08282019140830.html
Tòa triệu tập phụ huynh
có con được nâng điểm tại Sơn La
Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La đã ra quyết định mở phiên xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ gian lận điểm thi THPT 2018 tại Sơn La, vào ngày 16/9 tới đây.Truyền thông trong nước hôm 29/8 loan tin cho biết như vừa nêu.
Theo đó, 8 bị cáo bao gồm Trần Xuân Yến nguyên phố giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Sơn La, Lò Văn Huynh, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Nga – trưởng phòng, phó phòng và chuyên viên phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, Đặng Hữu Thủy- phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, Cầm Thị Bun Sọn – phó phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Sơn La và hai nguyên cán bộ công an tỉnh Sơn la là Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn.
Những bị cáo này bị cáo buộc tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra trong vụ gian lận điểm thi THPT 2018 tại Sơn La.
Ngoài ra, tòa án tỉnh Sơn La cũng triệu tập 47 người liên quan gồm phụ huynh có con em được nâng điểm và 43 người làm chứng đến tòa, để làm rõ những lời khai của các bị cáo trong vụ việc.
Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, 8 bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ quyền hạn cùng cấu kết thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm để sửa và nâng điểm cho 44 thí sinh.
Theo truyền thông trong nước, trong số những phụ huynh của 44 thí sinh trong danh sách được nâng điểm, nhiều phụ huynh là đảng viên và đang giữ vị trí lãnh đạo như Cục trưởng cục Thuế, cục trưởng Cục Thống kê, phó chánh văn phòng tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND TP Sơn La… cùng một số cán bộ khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/court-calls-parents-in-test-score-manipulation-scandal-in-son-la-08292019084148.html
Trung tá cảnh sát bị khởi tố
do tự viết thêm vào biên bản hỏi cung
Một trung tá Cảnh sát ở tỉnh Phú Yên bị khởi tố theo khoảng 2, Điều 375 Bộ luật Hình sự năm 2015 do tự ý viết thêm nhiều nội dung trong biên bản hỏi cung nhằm cáo buộc tội đối với bị can.Báo mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 29 tháng 8 cho biết Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trung tá Nguyễn Việt Cường, 43 tuổi, cựu điều tra viên thuộc Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, do tự ý viết thêm nội dung vào biên bản hỏi cung một vụ án hình sự liên quan vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy hồi tháng 7 năm 2012.
Trung tá Nguyễn Việt Cường, tại thời điểm đó được giao trách nhiệm thụ lý điều tra vụ án vừa nêu, trong vai trò là Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Công an thành phố Tuy Hòa.
Báo mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông Nguyễn Việt Cường đã bị đình chỉ chức Trưởng Công an phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa và bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra trước khi nhận được quyết định khởi tố của Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-police-prosecuted-for-self-adding-information-in-investigating-report-08292019083353.html
Truy tố lãnh đạo công ty đa cấp
Liên Kết Việt lừa đảo 68.000 người
Ông trùm đa cấp Lê Xuân Giang – Chủ tịch Hội đồng uản trị Công ty Liên Kết Việt cùng 6 đồng phạm vừa bị truy tố về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sả’ của 68.000 người với hơn 1.100 tỷ đồng.Báo trong nước loan tin này vào ngày 29/8, trích dẫn cáo trạng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Theo tin, trước đó vào tháng 9/2018, Viện Kiểm sát đã truy tố 7 bị can theo khoản 4, Điều 139 Bộ Luật Hình sự. Quan điểm truy tố này vẫn được giữ trong cáo trạng lần này.
Cụ thể, từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, Lê Xuân Giang cùng 6 đồng phạm gồm Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Vũ Thị Hồng Dung, Nguyễn Xuân Trường đã thành lập công ty đa cấp Liên Kết Việt.
Tuy nhiên, 7 người này đã cung cấp thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư nghĩ họ là cán bộ quân đội, Liên Kết Việt là công ty con của công ty BQP thuộc Bộ Quốc Phòng, những sản phẩm của Liên Kết Việt được sản xuất ở những cơ quan uy tín Bộ Quốc Phòng và được sử dụng rộng rãi tại các Bệnh viện Trung ương.
Ngoài ra, nhóm người này còn làm giả bằng khen của Thủ tướng, xây dựng các chương trình khuyến mại kích cầu nhằm kêu gọi mọi người tham gia kinh doanh đa cấp.
Có hơn 68.000 người ở 27 địa phương đã tham gia vào công ty Liên Kết Việt chỉ trong 1 năm công ty hoạt động, giúp nhóm lãnh đạo công ty chiếm đoạt hơn 1.100 tỷ đồng. Trong đó, Lê Xuân Giang giữ vài trò chủ mưu.
Theo Bộ luật hình sự 1999, những người nào có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản người khác từ 500 triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm, nặng hơn có thể bị chung thân hoặc tử hình.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prosecuting-leaders-of-lien-ket-viet-multi-level-company-08292019083140.html
Gần 3,000 công nhân biểu tình
vì chủ Đài Loan “biến mất”
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 29 tháng 8 năm 2019 loan tin, vào ngày 12 tháng 8 vừa qua, gần 3,000 công nhân đến trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn KaiYang, trụ sở tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng để làm việc thì bất ngờ thấy các phân xưởng bị khoá, ban lãnh đạo công ty đã biến mất. Ở thời điểm này, các công nhân vẫn chưa được nhận lương, và phụ cấp của tháng 7.Đến ngày 20 tháng 8, ban lãnh đạo mới do bà Kenny Koo đại diện sang Việt Nam để tiếp quản. Lúc này, bà Kenny Koo hứa sẽ trả 50% lương cho công nhân trước ngày 24 tháng 8, số còn lại sẽ được trả vào ngày 31 tháng 8. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, lãnh đạo mới đã họp với toàn thể công nhân để thông báo sẽ rút lui. Đồng thời, lãnh đạo mới không thể trả số lương đang nợ công nhân.
Công ty KaiYang Việt Nam là công ty do người Đài Loan làm chủ. Sau khi ngừng hoạt động, công ty này còn nợ gần 30 tỷ đồng tiền lương của công nhân, và 9,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, công ty còn nợ phí công đoàn 1,5 tỷ đồng, và 150 tỷ đồng tiền nợ nhiều đơn vị.
Sau khi sự việc trên xảy ra, những ngày qua, gần 3,000 công nhân bị nợ lương đã xuống đường căng băng rôn, khẩu hiệu đòi quyền lợi. Mặc dù những người chủ công ty không biết đang ở đâu.
Trước sự việc trên, ông Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cho biết, Việt Nam chưa có một cơ chế pháp lý nào để giải quyết sự việc như trên. Và nhà cầm quyền cũng không thể lấy tiền ngân sách để trả lương cho công nhân.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/gan-3000-cong-nhan-bieu-tinh-vi-chu-dai-loan-bien-mat/
Công ty nước ngoài vỡ nợ,
ai bảo vệ quyền lợi cho công nhân?
Sáng ngày 28/8, hơn 2.300 công nhân Công ty TNHH KaiYang Việt Nam tại Hải Phòng đã xuống đường biểu tình đòi quyền lợi khi ban lãnh đạo của công ty 100% vốn nước ngoài này bỏ trốn.Hơn 2.000 công nhân vừa vỡ òa hạnh phúc khi được đi làm lại sau một tuần bị mất việc đột ngột do Ban lãnh đạo công ty bỏ trốn không rõ nguyên nhân thì một tuần sau đó họ lại phải thất nghiệp và có nguy cơ không nhận được lương và bảo hiểm khi Ban lãnh đạo mới lên một lần nữa bỏ chạy.
Đó là câu chuyện của hơn 2.000 công nhân tại Công ty Kai Yang Việt Nam có trụ sở tại Hải Phòng. Và, bây giờ họ đang hoang mang vì thất nghiệp và không biết số phận sẽ như thế nào khi chính quyền địa phương công bố chưa tìm ra giải pháp nào giúp họ…
Mọi người hy vọng lấy được số tiền công ty chốt cho, tiền bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các loại tiền cho công đoàn, tiền thai sản, tiền ốm đau… rất nhiều tiền chứ không phải ít, thậm chí có người lên vài chục triệu chứ không phải vài triệu. - Hương Phạm
Hoang mang tột độ
Câu chuyện bắt đầu vào hôm 12/8, khi truyền thông trong nước đưa tin hơn 2.300 công nhân lao động công ty KaiYang tại thành phố Hải Phòng phát hiện Tổng giám đốc công ty là ông Huang Shang Che cùng 17 nhân viên kỹ thuật người Đài Loan đã biến mất. Trong khi đó, công nhân công ty này vẫn chưa nhận được lương tháng 7, theo lịch thanh toán là vào ngày 10/8.
Đến ngày 20/8, ban lãnh đạo mới của công ty KaiYang do bà Jenny Koo điều hành cam kết trả 50% lương tháng 7 và 10 ngày tháng 8 của người lao động đến ngày 24/8, 50% còn lại sẽ trả hết trong ngày 31/8.
Nói rõ hơn về tình trạng lương bổng tại Kai Yang, chị H., một công nhân làm ở công ty không muốn nêu tên trả lời qua Facebook Messenger, cho hay:
“Ngày 23/8 chúng tôi nhận được 4 triệu tiền lương, nhưng đến chiều ngày 26, chủ tịch công đoàn công ty cho họp tất cả công nhân thông báo về tình hình công ty. Do vấn đề pháp lí nên chủ mới không thể tiếp nhận công ty được nên ai muốn gắn bó thì cứ đi làm còn ai không muốn gắn bó thì có thể nghỉ ở nhà. Không biết chúng tôi có bị sắp đặt hay không, nhưng tất cả công nhân chúng tôi nghĩ mình bị lừa.”
Không chỉ bị nợ lương, chị H. còn cho biết người lao động ở KaiYang còn bị công ty chiếm đoạt tiền bảo hiểm trong 3 tháng qua, chị viết:
“Công nhân chúng tôi vẫn đóng bảo hiểm hàng tháng đầy đủ. Nhưng công ty bảo hiểm quận Kiến An nói là công ty mới đóng bảo hiểm cho chúng tôi đến tháng 5. Chúng tôi rất bất ngờ về việc này.
Bà Trần Lương, người đại diện bảo hiểm cho doanh nghiệp và giám đốc bảo hiểm quận Kiến An có nói rằng: ai muốn nối bảo hiểm hay những chế độ thai sản thì đóng 100% bảo hiểm thông qua người đại diện bảo hiểm công ty vào những tháng 5,6,7 đấy thì sẽ được chốt và thanh toán. Còn ai không muốn thì có thể mang sổ đến chốt hết tháng 4.”
Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng và Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng sáng 27/8 đã có cuộc đối thoại với công nhân để trấn an họ sau khi ban lãnh đạo mới thông báo công nhân nghỉ việc, nhưng vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
Trước tình trạng này, đến sáng ngày 28/8, hơn 2.300 công nhân Công ty TNHH KaiYang Việt Nam tại Hải Phòng đã xuống đường biểu tình đòi quyền lợi chính đáng của mình. Chị Hương Phạm, một công nhân may công ty KaiYang có mặt trong đoàn người biểu tình cho chúng tôi biết:
“Thứ nhất là số tiền lương còn lại, thứ hai là tiền bảo hiểm của mọi người 10 mấy năm nay, từ ngày thành lập công ty tới bây giờ. Mọi người hy vọng lấy được số tiền công ty chốt cho, tiền bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các loại tiền cho công đoàn, tiền thai sản, tiền ốm đau… rất nhiều tiền chứ không phải ít, thậm chí có người lên vài chục triệu chứ không phải vài triệu.”
Tranh đấu đòi quyền lợi
Theo lời chị H., khi đoàn công nhân đến công ty thì Chủ tịch công đoàn và người đại diện bảo hiểm của công ty vắng mặt. Vì vậy, tất cả hơn 2.000 công nhân đã tự mình đấu tranh cho quyền lợi của mình và cùng nhau đến UBND quận Kiến An yêu cầu các cán bộ trả lời và giải thích:
“Tất cả công nhân chúng tôi rất bình tĩnh, không kích động. Chúng tôi chỉ muốn đòi lại đúng những quyền lợi mà chúng tôi phải được hưởng. Lúc đấy chủ tịch quận và chủ tịch thành phố mới xuống làm việc, có nói là sẽ họp khẩn cấp và tìm hướng giải quyết và nói công nhân chúng tôi ngày mai không được đến cổng công ty đấu tranh như thế. Nếu ai còn đến sẽ xử lí nghiêm theo quy định.”
Báo trong nước dẫn lời ông Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cho biết việc xuất tiền giải quyết cho các công nhân đang gặp khó khăn do chưa có cơ chế pháp lý nên không thể tiến hành.
Trong khi đó, theo khoản 4 Điều 47 của Bộ Luật lao động 2012 quy định khi doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động phải được ưu tiên thanh toán. Chẳng lẽ, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Hải Phòng không biết quy định này để trấn an công nhân?
Công nhân chúng tôi vẫn đóng bảo hiểm hàng tháng đầy đủ. Nhưng khi công ty bảo hiểm quận Kiến An nói là công ty mới đóng bảo hiểm cho chúng tôi đến tháng 5. - H.
Anh Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động cho quyền lợi của công nhân, nhìn nhận vấn đề này theo hướng khác, anh cho rằng, do nhà nước Việt Nam kêu gọi đầu tư một cách lỏng lẻo nên không bảo vệ được quyền lợi cho công nhân lao động:
“Khi một doanh nghiệp đầu tư vào một tỉnh nào đó thì bắt buộc tỉnh đó, Liên đoàn lao động tỉnh đó và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải có biện pháp bảo vệ công nhân. Không thể nói bây giờ công ty không trả tiền công nhân rồi bỏ trốn thì nhà nước không có biện pháp. Như vậy nhà nước kêu gọi đầu tư để làm gì? Quyền lợi công nhân nằm ở đâu trong khi mỗi tháng công nhân đều đóng những khoản cho công đoàn, bảo hiểm rồi nó nằm ở đâu?”
Vẫn theo anh Đoàn Huy Chương, vấn đề doanh nghiệp bỏ trốn không phải là mới ở Việt Nam mà đã xảy ra từ rất nhiều năm nay. Nguyên nhân được anh cho là do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước và không có sự bảo vệ cho người lao động nên giống như đến hẹn lại lên, công ty sau một thời gian hoạt động rồi tuyên bố phá sản hoặc bỏ trốn thì thiệt hại chính vẫn là người lao động. Vì vậy, anh đề ra giải pháp:
“Với cơ chế hội nhập hiện nay cần phải có sự minh bạch giữa nhà nước và người lao động. Tôi nghĩ nhà nước Việt Nam phải trao cho người lao động một quyền nhất định là quyền giám sát doanh nghiệp của mình chứ không để doanh nghiệp lộng hành như vậy. Bởi vì nhà nước Việt Nam không có công đoàn độc lập, không cho người lao động đứng ra thành lập một tổ chức để tự mình bảo vệ quyền lợi nên việc này lặp đi lặp lại.”
Hiện tại, theo nhiều chia sẻ từ các công nhân công ty KaiYang, mọi người sẽ không biểu tình nữa mà sẽ ngồi nhà trông chờ sự giải quyết từ các cấp chính quyền, theo đúng yêu cầu của họ. Tuy nhiên, họ không có niềm tin vào sự can thiệp của chính quyền.
Chị H. chia sẻ chị và những công nhân không biết phải chờ đến bao giờ. Tuy nhiên vì quyền lợi của chị và những công nhân khác chị sẽ đấu tranh đến cùng để giành lại quyền lợi cho gia đình, con cái của chị.
Cũng trong chiều 28/8, chị Hương Phạm, một công nhân khác cho biết, các anh chị em công nhân đã nhận được một công văn gửi hỏa tốc trên facebook về hướng giải quyết cho người lao động KaiYang:
“Trong công văn bảo tiền hoàn thuế về cho công ty chuyển qua ngân hàng. Ngân hàng nói sẽ không siết nợ nữa, sẽ không trừ tiền thuế hơn 3 tỉ nữa để trước hết trả lương công nhân, rồi đến tiền thai sản, bảo hiểm. Chúng em rất mong muốn hơn 9 tỉ đó để trả cho công nhân.”
Tuy nhiên, báo chí trong nước và phía công ty vẫn chưa xác nhận thông tin này. Theo chị Hương, đây không phải là lần đầu một công văn có nội dung không chính xác được đưa ra mà lại không theo thông báo chính thức từ công đoàn công ty mà lại phát hành trên facebook, nên hầu như mọi người đã không còn niềm tin.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/foreign-companies-go-bankrupt-vietnamese-workers-suffered-08282019144035.html
Nếu đi thăm,
Chủ tịch Trọng sẽ ‘nâng tầm quan hệ’ Việt-Mỹ
Một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nêu ba khả năng về tiến triển quan hệ Mỹ – Việt nếu Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm gặp Tổng thống Trump ở Washington D.C. trong năm nay.Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu ông Trọng có đủ sức khoẻ đi thăm Hoa Kỳ mà một số nguồn tin cho rằng từ khoảng tháng 10 tới.
Căng thẳng Trung – Việt do tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào bãi Tư Chính cũng là vấn đề tạo nền cho chuyến thăm cao cấp nếu xảy ra.
Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?
Quan hệ Mỹ-Việt có ấm lên sau khi Trump đến Hà Nội?
Bà Kim Ngân ngắt lời ông Tô Lâm khi nói về Thuận Phong
Đầu tiên, trả lời BBC News Tiếng Việt, GS Thayer đánh giá vấn đề sức khoẻ của nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng:
Carl Thayer: Việt Nam giữ rất kín (tight lipped) về sức khỏe của TBT, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng từ 14/05 khi ông tái xuất hiện sau vấn đề sức khoẻ hồi tháng 4 vốn đã được giới chức chính thức thừa nhận là có. Nhưng tháng 8 này, các tin đồn đoán lại nói ông Trọng sẽ sang Washington để họp mặt với TT Trump. Cả hai bên Mỹ, Việt đều chưa hề nêu gì chính thức về một chuyến đi như vậy.
TBT Trọng cũng kín tiếng trên truyền thông Việt Nam dù báo chí liên tục nêu rằng ông đang đóng vai trò chủ tọa các cuộc họp của Bộ Chính trị, phát biểu trước Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5. Trong tuần qua, ông Trọng được thấy trên báo chí Việt Nam, đón Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir và Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Bounnhang Volachith.
Xin nhắc lại rằng khi TT Trump gặp Chủ tịch Trọng ở Hà Nội hôm 27/02, trước Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên, và tại cuộc gặp TT Trump đã mời Chủ tịch Trọng thăm chính thức (official visit) sang Hoa Kỳ để thảo luận về các cách thức làm tăng quan hệ đối tác toàn diện song phương. Đây sẽ là phần chính của cuộc thảo luận nếu chuyến thăm sang Mỹ diễn ra.
Theo tôi, hiện có ba khả năng cho quan hệ Mỹ – Việt:
Một là hai nhà lãnh đạo đồng ý mở rộng (enlarge) quan hệ đối tác toàn diện ký từ 2013.
Hai là họ sẽ công bố đàm phán để nâng quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác chiến lược.
Ba là họ sẽ đồng ý ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.
Bất cứ một trong ba khả năng đó đều sẽ là dấu hiệu Việt Nam tiến tới chỗ cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ để phản ứng lại hành đồng đe dọa và bắt nạt của Trung Quốc (Chinese intimidation and bullying) ở Biển Đông trong những tháng qua.
Thương mại, đầu tư và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ có nghị trình cao trong thảo luận, nhất là khi Việt Nam đang có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ.
Cuối cùng thì các vấn đề di sản cuộc chiến, như tẩy rửa chất dioxin (Agent Orange) gây độc cho vùng cạnh sân bay Biên Hòa cũng sẽ được bàn đến.
BBC News Tiếng Việt:Nếu ông Nguyễn Phú Trọng thôi giữ chức Tổng bí thư vào kỳ đại hội tới thì trong các nhân vật sau, ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ai là người có cơ hội cao nhất để lên nắm chức lãnh đạo Đảng CSVN?
Carl Thayer: Ai là tổng bí thư kế nhiệm sẽ còn tùy vào việc họ quyết định chức vụ đó và chức chủ tịch nước sẽ chính thức gộp làm một, hay vẫn để riêng rẽ. Hiện nay, các quy định nội bộ yêu cầu người lên làm chủ tịch nước phải có kinh nghiệm đáng kể trong việc điều hành bên chính quyền. Quy định và tiêu chuẩn này xem ra sẽ loại trừ ứng viên của ông Trần Quốc Vượng. Ông là người mà cả sự nghiệp chỉ thuộc về bên trong cơ cấu Đảng Cộng sản.
Cả ba người được nêu ra ở đây trong câu hỏi này sẽ đều quá tuổi 65 khi Đại hội Đảng nhóm họp vào đầu năm 2021. Ông Trần Quốc Vượng sẽ là cao tuổi nhất, 68 tuổi, còn cả ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đều sẽ 67 tuổi. Cả ba đều cần qua kiểm tra sức khoẻ gay gắt để đạt tiêu chuẩn, và còn cần phải được đồng ý cho nhận quyền hưởng miễn trừ (exemption) để tránh việc buộc phải về hưu ở tuổi 65.
Còn trong trường hợp hai chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước được hợp nhất thì câu chuyện sẽ tập trung vào hai ứng viên, ông Phúc và bà Ngân, theo quan điểm riêng của tôi.
Ông Trọng trở thành tổng bí thư sau khi đã làm chủ tịch quốc hội. Tiền lệ này tạo ưu thế cho bà Kim Ngân. Nhưng như thế bà ấy sẽ là phụ nữ đầu tiên lên chức vụ cao nhất đó. Còn về ông Phúc, thành tích làm thủ tướng chính phủ của ông là có năng lực tốt (competent) và theo tôi, vì quyền lợi của đất nước Việt Nam thì nên để ông tiếp tục giữ chức vụ đó.
BBC News Tiếng Việt:Sau gần một tháng đối đầu ở Bãi Tư Chính, tàu Trung Quốc Hải Dương 8 lại còn di chuyển vào gần hơn bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết chỉ 185 km, theo số liệu gần đây, vậy ông nghĩ đây là phải là yếu tố giúp Việt Nam lại cần Hoa Kỳ hơn?
Carl Thayer: Theo các nguồn ngoại giao tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã gợi ý với phía Việt Nam rằng năm nay cần nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược.
Cùng lúc, các quan chức quốc phòng Mỹ yêu cầu Việt Nam đồng ý để có các chuyến thăm hàng năm của hàng không mẫu hạm nguyên tử từ Hải quân Hoa Kỳ. Cả hai sáng kiến này đều được nêu ra với phía Việt Nam trước khi Hải Dương Địa chất 8 vào vùng biển gần Tư Chính, nằm trong Vùng Kinh tế Đặc quyền của Việt Nam.
Hoa Kỳ đã liên tục lên án mạnh mẽ thái độ bắt nạt và can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam vốn đã có từ lâu.
Nếu TBT Trọng thăm Tòa Bạch Ốc và gặp Tổng thống Trump vào tháng 10 năm nay, thời điểm sẽ là rất thuận lợi cho hai bên đẩy mạnh hơn hợp tác về an ninh biển.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49510101
Việt Kiều Mỹ đang bị chiêu dụ để đón
chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ
Tin từ Washington, ngày 29/8/2019: Báo Người Việt đưa tin toà đại sứ cộng sản Việt Nam ở Hoa Kỳ đang tìm cách mời những Việt kiều có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ tham gia đón và gặp chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm của ông này tới Hoa Kỳ tới đây.Việc chiêu dụ này nhằm mục đích tăng uy tín của ông Trọng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần thứ 2, dự kiến vào tháng 10 tới để tăng cường hợp tác song phương.
Một số nguồn tin cho hay ông Trọng có kế hoạch đến San Francisco, California, nơi có tòa tổng lãnh sự của cộng sản Việt Nam để tiếp xúc với “Việt kiều yêu nước,” những người thân cộng hoặc có buôn bán làm ăn với chế độ Hà Nội.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng sẽ diễn ra trong bối cảnh Trung Cộng gia tăng gây hấn ở Bãi Tư Chính và dường như ban lãnh đạo của chế độ cộng sản ở Hà Nội muốn tăng cường hợp tác quân sự với Washington, và muốn Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.
Đầu tháng 9, Việt Nam sẽ cùng 9 quốc gia khác của ASEAN sẽ tham gia tập trận cùng với Hoa Kỳ ở vịnh Thái Lan.
Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đang tìm cách gia tăng quan hệ thương mại và đầu tư. Washington đang ép Hà Nội phải nhập khẩu thêm hàng hoá từ Mỹ để làm cân bằng hơn cán cân thương mại giữa hai quốc gia. Hoa Kỳ hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hoá từ Việt Nam.
Không rõ Tổng thống Donald Trump có nhắc đến vấn đề nhân quyền với Hà Nội không trong khi tiếp ông Trọng trong cuộc gặp sắp tới, 8 tháng sau cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Bắc Hàn ở Hà Nội. Hồ sơ nhân quyền của Hà Nội đang vô cùng tồi tệ, với việc nhà cầm quyền gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/viet-kieu-my-dang-bi-chieu-du-de-don-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-tham-hoa-ky/
Hà Nội liên tục diễn tập chống bạo động
đề phòng biểu tình chống Trung Cộng
Tin từ Hà Nội, ngày 29/8/2019: Theo một số nguồn tin trên mạng xã hội, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục tổ chức diễn tập chống bạo động với mục tiêu tăng cường khả năng đối phó với việc biểu tình của dân chúng chống lại Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.Theo Facebooker Lâm Nguyễn Tùng từ Hà Nội, chế độ cộng sản độc tài huy động rất đông cảnh sát cơ động để diễn tập chống bạo động trong 10 ngày liên tiếp ngay cạnh sân vận động Mỹ Đình ở thủ đô Hà Nội bắt đầu từ tuần trước.
Facebooker này cho biết nhiều đường gần khu vực đó bị chặn không cho xe cộ qua lại. Tuy nhiên, do không có cảnh báo từ xa, nên dòng xe đổ vào và bị tắc nghẽn hàng giờ đồng hồ. Anh bổ sung rằng do bực tức vì bị kẹt, nhiều người đi đường văng tục.
Khi Trung Cộng càng gia tăng vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tư Chính, chế độ cộng sản ở Hà Nội càng sợ người dân đứng dậy biểu tình phản đối ở mức không thể kiểm soát.
Trong khi đó, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung cộng, với sự hộ tống của nhiều tàu hải cảnh bán vũ trang, đang ngày càng hướng vào sát đất liền của Việt Nam. Hiện nay, nhóm tàu này chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 kilomet… Giàn lãnh đạo cao cấp của chế độ, kể cả chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn im lặng trước hành động xâm lăng của Bắc Kinh.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/ha-noi-lien-tuc-dien-tap-chong-bao-dong-de-phong-bieu-tinh-chong-trung-cong/
Tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam – Philippines đối với Trung Quốc
Lời xin lỗi không thật lòngBộ Ngoại giao Philippines vào ngày 28/8 đã công bố bức thư của hiệp hội bảo vệ nghề cá tỉnh Quảng Đông với lời xin lỗi về vụ việc tàu cá nước này đâm chìm tàu cá Philippines ở khu vực bãi Cỏ Rong hôm 9/6 rồi chạy đi bỏ mặt thủy thủy đoàn giữa biển.
Trong thư xin lỗi được công bố nêu rõ, qua báo cáo điều tra xác minh vụ tai nạn thì tàu cá bỏ chạy thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong thư viết rõ đây chỉ là “va chạm tai nạn” nên đề nghị bồi thường thiệt hại dựa trên thực tế. Tuy nhiên, trong thư không đề cập đến vấn đề bỏ mặc 22 ngư dân giữa biển và được tàu cá Việt Nam cứu vớt.
Được biết, đây là lần đầu tiên phía hiệp hội Trung Quốc lên tiếng xin lỗi về việc đâm chìm tàu cá nước ngoài. Trong khi đó, hàng chục năm nay tàu cá Việt Nam vẫn thường xuyên bị tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm, phá hỏng nhưng đến nay phía Việt Nam chưa nhận được lời xin lỗi từ Trung Quốc.
Ông Đỗ Thái Bình thành viên của Hội Khoa học Biển thành phố Hồ Chí Minh nhận định về việc này như sau:
“Thật ra Trung Quốc không phải là va chạm mà là chủ ý đâm chìm, rất nhiều lần rồi nhưng không có một lời xin lỗi, tôi cho rằng nó (Trung Quốc) quá coi thường chúng ta.
Ngoài ra, ông Đỗ Thái Bình còn cho rằng phía Trung Quốc họ sử dụng “hiệp hội” để gửi lời xin lỗi, tức là họ dùng nhân dân xin lỗi nhân dân. Tuy nhiên, hiệp hội của các nước theo chế độ toàn trị như Việt Nam và Trung Quốc thì cũng chỉ mang tính chất hình thức nên việc gửi thư trong thời điểm này cũng chỉ là những trò chơi ngoại giao, giữa lúc Philippines và Trung Quốc đang chuẩn bị có cuộc đàm phán.
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thì có nhận định rằng, Trung Quốc không thật sự xin lỗi vì nội dung lá thư và thời điểm gửi thư xin lỗi cũng chỉ là một trong những động thái để xoa dịu thái độ cứng rắn của Manila khi Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ đề cập tới phán quyết của toà trọng tài về việc bác bỏ yêu sách “đường chin đoạn” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, việc xin lỗi cũng như để Bắc Kinh dễ dàng đàm phán với tổng thống Duterte trong chuyến thăm sắp diễn ra. Ông phân tích:
“Hiện nay, TQ cũng đang cùng một lúc phải đối mặt với nhiều mặt trận như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, vấn đề Hồng Kông, vấn đề Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Bắc Kinh muốn xoa dịu Philippines nhân chuyến thăm của Duterte để tập trung vào các mặt trận khác. Đối với trường hợp của Việt Nam thì hơn 10 năm qua TQ đã nhiều lần cố tình đâm chìm, đâm hư hại các tàu cá của ngư dân Việt Nam, thậm chí bắt bớ hoặc là phạt vạ (phạt vô tội vạ-PV) ngư dân Việt Nam khi đi tránh bão lọt vào khu vực Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam trước đây. Tôi nhận xét thấy TQ không thật sự xin lỗi Philippines vì họ chỉ nói đây là hành động vô tình nhưng họ không nói gì đến việc bỏ mặt 22 ngư dân Philippines rớt xuống biển, được tàu cá Việt Nam cứu vớt và giao lại cho chính phủ Philippines, tôi đánh giá hành động của TQ là không thật tình.”
Truyền thông Manila loan tin cho biết tổng thống Philippines ông Duterte đang bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 1/9 để đàm phán và ký kết các thỏa thuận song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, một trong những nội dung được thế giới quan tâm là việc ông Duterte sẽ trao đổi với Trung Quốc về phán quyết của tòa trọng tài thường trực quốc tế PCA về Biển Đông năm 2016, mặc dù Bắc Kinh không thừa nhận phán quyết này.
Có nên cứng rắn với Trung Quốc?
Trong những ngày gần đây, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte tỏ ra quyết tâm và cứng rắn hơn với phán quyết của tòa trọng tài PCA tuyên năm 2016, bác bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc tự vạch ra ở Biển Đông, trong đó toà bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Romblon miền trung Philippines, ông Duterte nói: “Họ (TQ) nói đừng nhắc đến vấn đề đó. Tôi nói không. Nếu là tổng thống một quốc gia có chủ quyền mà tôi không được nói bất cứ gì tôi muốn, thì đừng hội đàm còn hơn”. (Trích từ Zing.vn đăng ngày 22/8/2019)
Dư luận Việt Nam cho rằng, thông thường các vụ tranh chấp, va chạm trên biển Đông thì phía Manila thường sẽ có những phản ứng cứng rắn kiên quyết hơn phía Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam không có những động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc?
Ông Đỗ Thái Bình thành viên của Hội Khoa học Biển thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:“Gần đây thì chúng ta mới có những kiên quyết một chút với Trung Quốc với việc ra một số công hàm phản đối nhưng mức độ quyết liệt thì theo tôi thì chưa đến mức quyết liệt.”
Còn Tiến sĩ Đinh Kim Phúc thì lý giải vấn đề dư luận đặt ra là do mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên 16 chữ vàng và lấy đại cục làm trọng nên thông thường Việt Nam nhân nhượng với Trung Quốc, không muốn làm “nóng” mối quan hệ Việt -Trung. Tuy nhiên ông cũng thẳng thắng phân tích:
“Trong hoàn cảnh hiện nay khi các tàu địa chất quấy nhiễu, xâm phạm vào khu vực thuộc chủ quyền VN quản lý theo luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, thì VN cần phải có hành động cứng rắn hơn nữa đối với các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của Việt Nam, đâm chìm các tàu cá VN và có những hành động vũ trang trái phép khác. Thì tôi nghĩ nên cứng rắn hơn và nếu như VN tiếp tục nhân nhượng thì TQ sẽ có những đòn hay những chiêu thức khác để gây sức ép và đe dọa VN (phải) khuất phục trước sức mạnh, tham vọng của TQ.”
Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan giải thích những tương đồng và dị biệt giữa Việt Nam, Philippines đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đối với Trung Quốc như sau:
Về mặt tương đồng: “Phải thấy rằng Việt Nam và Philippines đều là thành viên của ASEAN, hơn nữa Việt Nam và Philippines vừa ký vào AOIP ( Asean Outlook on the Indo-Pacific) nghĩa là cả hai có tiếng nói chung đối với chiến lược IPS (chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương), điểm thứ hai là cả hai đều có tranh chấp với Trung Quốc và đồng thời cũng có tranh chấp với nhau một số đảo trên biển Đông, thứ ba là cả hai đều yếu thế trước Trung Quốc, tức là trong tương quan về pháp lý, về truyền thông, về sứ mệnh cứng thì đều yếu thế với Trung Quốc.”
Tuy nhiên về mặt khác nhau, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng khẳng định sự khác biệt lớn nhất giữa hai quốc gia là một xã hội đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập nên các nhánh quyền lực của Philippines tương đối độc lập.
“Vì độc lập nên tiếng nói phản biện trong chính sách đối ngoại đối với TQ thì thường lớn hơn Việt Nam. Cái khác thứ hai là Phi đã có vụ kiện thành công mặc dù TQ không thực hiện và không chấp nhận phán quyết, nhưng đó là công cụ pháp lý rất quan trọng đối với Phi để có cái dền dứ (đôi co) với TQ. Điều này được thể hiện rất rõ trong chuyến thăm của ông Duterte vừa rồi với Bắc Kinh. Cái phán quyết của tòa nó có sức mạnh hơn so với chính sách của Việt Nam đối với TQ, chính sách 4 tốt 16 chữ vàng thì phán quyết của Philippines nó mạnh hơn. Điều thứ ba là chất lượng đồng minh và chất lượng đối tác mới nổi, có nghĩa Phi là đồng minh còn VN là đối tác mới nổi.”
Một điểm nữa được tiến sĩ Thắng cho là rất quan trọng, đó là Việt Nam và Trung Quốc có “núi liền núi, sông liền sông” về địa dư như thế thì Việt Nam bất lợi hơn Philippines.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng khẳng định lại rằng, vấn đề của Việt Nam không phải là cứng hơn hay mềm hơn mà phải nhìn vào tổng thể tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia để tìm hướng đi thích hợp. Nguyên lý của Việt Nam thường lấy nhu thắng cương chứ không thể cứng hơn với Trung Quốc vì tương quan lực lượng đã không cho phép thực hiện điều đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/similarities-and-differences-in-vietnam-philippines-foreign-policy-towards-china-08282019225212.html
Nhận xét
Đăng nhận xét