NHÂN LOẠI TRƯỚC NGUY CƠ CHIẾN TRANH NGUYÊN TỬ
Tác giả : Đại-Dương | Ngày đăng: 2021-01-29 |
Hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống hai Thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945 làm chết khoảng trên dưới 200,000 người mà phần lớn là thường dân. Đó là vụ sử dụng vũ khí nguyên tử duy nhất trong cuộc xung đột vũ trang từ xưa tới nay. Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) đột ngột chấm dứt và cho tới bây giờ mà những cảnh cáo nguy cơ Thế chiến Thứ ba vẫn còn xuất hiện trên giấy.
Mặc dù vậy, nguy cơ chiến tranh nguyên tử vẫn lơ lững trên đầu nhân loại mà chưa có biện pháp nào đủ khả năng trấn an dư luận. Trong khi đó, kho vũ khí nguyên tử không còn độc quyền của Hoa Kỳ và Liên Sô mà nhiều quốc gia khác đã thủ đắc hoặc từ bỏ trên con đường nghiên cứu và chế tạo do quá phức tạp và vô cùng tốn kém.
Trên thế giới hiện có 13,355 vũ khí nguyên tử đủ loại, đủ cở: Nga 6,370. Mỹ 5,800. Pháp 300. Trung Quốc 290. Anh 215. Pakistan 150. Ấn Độ 130. Israel 80 (không thừa nhận). Bắc Triều Tiên 20.
Nga và Mỹ chiếm 92% kho vũ khí nguyên tử, nhưng, kho vũ khí nguyên tử toàn cầu đã giảm 3 phần 4 vào giữa thập niên 1980 nhờ hai siêu cường này đã cắt giảm qua nhiều hiệp ước song phương. Đồng thời, một số quốc gia đã từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử vì quá tốn kém và do trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu. Riêng Nhật Bản và Đại Hàn rất muốn và đủ khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử, nhưng, không làm vì đã được chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ bảo vệ.
Tuy số lượng vũ khí nguyên tử trên thế giới có giảm mà nguy cơ chiến tranh nguyên tử vẫn tăng vì tầm sát hại khủng khiếp hơn và phương tiện chuyên chỡ rất đa dạng.
Lực lượng nguyên tử của Hoa Kỳ bao trùm thế giới, được bố trí tại nhiều căn cứ chiến lược và chiến thuật rãi rác khắp nơi, kể cả 11 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm trên các đại dương.
Không đoàn 52nd Fighter Wing và 31st Fighter Wing của Mỹ được bố trí ở các Căn cứ Không quân của Bỉ, Đức, Ý, Hoà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ trang bị 150 đầu đạn nguyên tử.
Trái lại, Liên Sô đã bố trí 81 hoả tiễn nguyên tử ở Belarus vào năm 1991 và được hoàn trả Nga từ 1996. Kazakhstan chứa 1,400 vũ khí nguyên tử của Liên Sô đã hoàn trả vào năm 1995. Năm 1996, Nga rút tất cả 3,000 vũ khí nguyên tử từ Ukraine đem về nước tháo gỡ.
Tất cả vũ khí nguyên tử của Trung Quốc đều được bố trí tại Hoa Lục vì không có quốc gia đồng minh chí cốt nào dám chứa chấp nên khó đương đầu với Lực lượng Nguyên tử Mỹ đã bố trí khắp thế giới.
Như thế, chiến lược nguyên tử của Hoa Kỳ có lợi thế tấn công và phòng thủ mang tính chất toàn cầu hơn các đối thủ mặc dù vô cùng tốn kém. Đó chính là hành động răn đe hữu hiệu nhất.
Giấc mơ đem kiếm rèn lưỡi cày ngàn đời của nhân loại không bao giờ thành sự thật vì lòng tham vô đáy của con người chẳng có cách nào triệt tiêu.
Đế quốc Trung Hoa dù quân chủ hoặc cộng sản chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng bá quyền nên chiến tranh nối tiếp chiến tranh trên mọi phương diện dù với các dân tộc lân bang cũng như các vùng đất xa xôi.
Trong bài “Want US-China Nuclear Arms Control? Start With the Comprehensive Test Ban Treaty” đăng trên The Diplomat hôm 27/01/2021, Tác giả Jonathan Stutte đã khuyến cáo Tổng thống Joe Biden nên tháo gở gút mắc với Trung Quốc nhằm củng cố an ninh quốc gia và khu vực.
Tác giả đã quá lý thuyết và tin tưởng vào thiện chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đổ lỗi cho Tổng thống Trump nên mất tính trung thực.
* Thứ nhất, nền hoà bình thế giới sau Đệ nhất Thế chiến (1914-1918) chỉ tồn tại đến 1939 do chẳng quốc gia Tây Âu nào có khái niệm về nền hoà bình dựa trên sức mạnh vượt trội. Sau Thế chiến Thứ hai (1939-1945), Hoa Kỳ gìn giữ hoà bình dựa trên sức mạnh vượt trội. Vì thế, dù cho Liên Sô hay Trung Cộng cũng chỉ có thể thúc đẩy các cuộc chiến tranh cục bộ, cấp vùng dựa vào bọn tay sai, tôi tớ tại địa phương và giới thiên tả. Thành phần thiên tả ở Tây và Bắc Âu đã quên hai điều căn bản:
(1) Họ sống trong hoà bình nhờ xương máu và sức mạnh vô địch của Hoa Kỳ mà bản thân họ không làm được.
(2) Họ không màn tới những dân tộc Đông Âu, Trung Âu vẫn bị sống như súc vật dưới sự chăn dắt từ Liên Sô và lũ tay sai bản xứ.
* Thứ hai, Bắc Kinh rất muốn chiếm toàn bộ Bán đảo Triều Tiên trên con đường làm chủ nhân ông tại Châu Á để đặt nền tảng thống trị toàn cầu. Nhưng, đành co vòi khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ xử dụng vũ khí nguyên tử để đối phó. Vì thế, từ năm 1953, Bán đảo Triều Tiên tuy có hai thể chế chính trị kình địch nhau mà vẫn chưa xảy ra chiến tranh.
* Thứ ba, Tổng thống Ronald Reagan áp dụng chiến lược “hoà bình bằng sức mạnh quân sự” đã làm cho Liên Sô sụp đổ mà không tốn viên đạn nào. Hàng triệu, triệu người trên thế giới đã thoát khỏi các chế độ súc vật, huớng về ánh sáng văn minh.
* Thứ tư, Khi Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân đe doạ bấm nút nguyên tử liền bị Tổng thống Donald Trump phản pháo “cái của tôi bự hơn” đã bị truyền thông tả phái khắp thế giới chỉ trích gay gắt vì quá hiếu chiến. Kết quả, Kim Chính Ân không còn đe doạ Nhật Bản và Đại Hàn mà đã đấu dịu với Tổng thống Trump, Tổng thống Đại Hàn, Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe. Hai bên Nam Bắc Hàn đã bắt tay trong tiến trình hoà giải mà trước đây chỉ thấy trong giấc mơ. Kim được Trump sang tận phần đất Bắc Triều Tiên dắt tay bước vào Bán Môn Điếm để cùng với Moon bàn chuyện hoà giải dân tộc. Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên có phần lắng dịu hơn trước.
Lý thuyết gia Jonathan Stutte |
Điều kiện do Trung Quốc đặt ra “Nga và Mỹ phải giảm kho vũ khí nguyên tử xuống mức tương đương với Trung Quốc” nhằm các mục đích:
(1) Triệt tiêu ưu thế vũ khí nguyên tử của Nga và Mỹ. Bắc Kinh chưa bao giờ cho nước ngoài biết số lượng vũ khí nguyên tử của Trung Quốc.
(2) Mỹ và Nga sẽ tốn rất nhiều tiền để giải giới vũ khí nguyên tử có thể dẫn tới suy thoái kinh tế nên hai cường quốc này chẳng khi nào tự tướt bỏ ưu thế chiến lược của mình.
(3) Bắc Kinh không cần giao chiến vẫn có thể triệt hạ được kho vũ khí nguyên tử đồ sộ của Mỹ, Nga.
(4) Trung Quốc biết rõ sẽ phá sản nếu chạy đua vũ khí nguyên tử với Mỹ và Nga mà chưa chắc đã san bằng.
Bắc Kinh chưa bao giờ cho phép Cộng đồng Thế giới tự do nghiên cứu về hoạt động kinh tế, nhân quyền, văn hoá, quân sự, chính trị, sức khoẻ cộng đồng của TQ thì làm sao chạm tới bí mật về kho vũ khí nguyên tử ?
Vừa mới biết chắc Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thì Bắc Kinh liền công bố lệnh trừng phát 28 viên chức cao cấp trong Chính quyền Donald Trump. Đồng thời, thông qua Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Hoa Xuân Oánh để nhắc nhở Biden: “Trung Quốc muốn tăng cường đối thoại và hợp tác trên tinh thần không-đối-đầu, không-xung-đột, tôn trọng và cùng thắng” được The Stars & Stripes trích lời hôm 26/01/2021.
Hôm 26/01/2021, Viện Thăm dò Dư luận Gallup đã công bố kết quả cuộc thăm dò rất chi tiết trước khi Biden tuyên thệ nhậm chức.
Cuộc thăm dò qua những người trưởng thành thuộc các đảng phái lớn và nhóm độc lập đã ghi nhận: “11% người Mỹ được phỏng vấn hài lòng với mọi thứ đang diễn ra ở Hoa Kỳ so với 88% không hài lòng với nước Mỹ”.
30% là xếp hạng hài lòng trung bình trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Con số này thấp hơn mức xếp hạng hài lòng trung bình là 36% kể từ năm 1979. Tuy nhiên, cao hơn mức trung bình cho mỗi nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama (Gallup dấu con số).
Hoa Kỳ đang trãi qua một giai đoạn khó khăn cần những giải pháp cụ thể trên mọi mặt trong xã hội mà tuyệt đối không-chấp-nhận “độc quyền bạo lực đường phố, độc quyền kiểm duyệt thông tin, độc quyền chăm sóc sức khoẻ, độc quyền giá thuốc men.” Trả lại cho dân Mỹ quyền tự do mưu sinh, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do sắc tộc.
Điều cần thiết nhất để giấc mơ Mỹ thành hiện thực là phải bảo vệ và duy trì ưu thế vũ khí nguyên tử để gìn giữ hoà bình và phát triển cho mọi dân tộc trên trái đất đáng sống này.
Đừng mơ mộng, chớ ảo tưởng về tình người của Chủ nghĩa Cộng sản. Hãy thức tĩnh và tĩnh thức.
Đại-Dương
29/1/2021
29/1/2021
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét