Vì sao Hoa Kỳ cần có một 'BBC' cho riêng mình?

 BBC

BBC
Chụp lại hình ảnh,

BBC được thành lập từ tháng 10/1922, là hãng truyền thông công cộng quốc gia lâu đời nhất trên thế giới

Ảnh hưởng của BBC đang gia tăng ở khắp các tiểu bang ở Mỹ, cho thấy sự thèm khát tin tức phi đảng phái và đây là điều mà các mạng lưới truyền thông của chính nước Mỹ cần lưu ý, trang mạng Foreign Policy (Đối ngoại) nhận định.

Tạp chí của Mỹ có trụ sở ở thủ đô Washington hôm 28/01/2021 trích dẫn số liệu cho hay vào tháng Bảy năm ngoái, hãng truyền thông của Anh, BBC, đã đưa ra một số con số đáng chú ý.

Theo đó, trong 12 tháng trước đó, 438 triệu người theo dõi BBC News, 351 triệu người theo dõi BBC World Service và 137 triệu người theo dõi BBC Global News.

Vì sao thuyết âm mưu, fake news tồn tại?

Cả ba kênh cũng như kênh giải trí của BBC đều đạt mức tăng trưởng hai con số.

Gây ngạc nhiên

BBC
Chụp lại hình ảnh,

Một chương trình của BBC The One Show với các nhà báo, nghệ sỹ và khách mời tham gia hôm 10/03/2017 ở London

Theo Foreign Policy, các số liệu này đặc biệt gây ngạc nhiên vì không giống như một số hãng tin tức và nền tảng truyền thông trực tuyến của Hoa Kỳ, BBC không dựa vào sự 'phân cực hóa' như một mô hình kinh doanh.

"Hoa Kỳ, vẫn đang đối phó với hậu quả của nhiều năm thông tin thiên lệch, cần lưu ý điều này. Những gì đất nước cần có thể là tin tức dịch vụ công."

Khi BBC, tổ chức tin tức dịch vụ công cộng của Vương quốc Anh, có nghĩa vụ pháp lý trung lập - trình bày các số liệu mùa hè năm 2020, khi đó, vẫn theo tạp chí mạng của Mỹ, cựu Tổng giám đốc BBC Tony Hall đã giải thích:

"Chúng ta, không nghi ngờ gì, là một trong những thương hiệu nổi tiếng và mạnh nhất của Vương quốc Anh, điều này đồng nghĩa với chất lượng và độ chính xác trên toàn thế giới."

'Khao khát nhất'

BBC
Chụp lại hình ảnh,

Danny O'Donoghue của ban nhạc Ailen The Script biểu diễn trong phòng thu 'Live Lounge' chào mừng sự kiện tòa nhà BBC News Broadcasting House được Nữ hoàng Elizabeth II khai trương hôm 7/06/2013 tại London

Và Foreign Policy nhận xét:

"Thật vậy, đó là điều mà khán giả khao khát nhất."

Tạp chí mạng của Mỹ đặt câu hỏi liệu người ta có thể cho rằng khán giả Mỹ là khác biệt?

Phải chăng có lẽ họ thích kịch tính, cường điệu hơn?

Câu trả lời mà Foreign Policy tự đưa ra là: "Không phải vậy".

Và tạp chí này đưa ra lời giải thích rằng theo một báo cáo năm 2020 của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters của Đại học Oxford, điều đó không nhất thiết phải đúng.

"Đúng hơn, 60% người Mỹ muốn có tin tức trung lập. Hơn nữa, 56% người Mỹ thấy BBC đáng tin cậy, điều này khiến BBC trở thành tổ chức tin tức không có trụ sở ở Mỹ đáng tin cậy nhất tại Hoa Kỳ.

"Người Mỹ hiện cũng là khán giả quốc tế lớn thứ hai của BBC News, với gần 50 triệu người. Bên ngoài Vương quốc Anh, chỉ có Ấn Độ là có nhiều người xem và nghe đài BBC hơn Hoa Kỳ."

Donald Trump
Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống đắc cử Donald Trump trả lời phỏng vấn của truyền thông Mỹ hôm 31/12/2016 tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida

Foreign Policy trong bài viết hôm thứ Sáu trích dẫn nghiên cứu Oxford cho hay thêm rằng trong khi 'những người phân cực' đọc các tiêu đề, người Mỹ không quá khác biệt so với khán, thính, độc giả ở nhiều quốc gia khác khi muốn tin tức dựa trên sự kiện.

"Khi được hỏi liệu họ thích những tin tức chia sẻ quan điểm của họ, thách thức quan điểm của họ hay không có quan điểm nào, 80% người Đức cho biết họ thích các nguồn tin tức trung lập, 78% người Nhật và 76% người Anh cũng vậy.

"Còn ở Đan Mạch, 68% ưa thích tin tức trung lập; ở Ý, 6%; ở Pháp, 58%; và ở Tây Ban Nha, 55 phần trăm," vẫn theo tạp chí mạng của Mỹ hôm thứ Sáu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù