Xung đột Nga-Ukraine: NATO là gì và tại sao Nga không tin tưởng?

military troops

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Các thành viên của NATO đang cân nhắc xem họ nên giúp Ukraine đến đâu, trước một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga.

Liên minh này - trong đó có Mỹ, Anh, Pháp và Đức - đang tăng cường khả năng sẵn sàng quân sự và viện trợ cho Ukraine.

Nato là gì?

Nato - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - là một liên minh quân sự được thành lập vào năm 1949 bởi 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Anh và Pháp.

Các thành viên của tổ chức đồng ý hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp có một cuộc tấn công vũ trang chống lại bất kỳ một quốc gia thành viên nào.

Mục đích thành lập liên minh ban đầu là để chống lại mối đe dọa về sự bành trướng của Nga ở châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Năm 1955, nước Nga Xô Viết phản ứng lại Nato bằng cách thành lập một liên minh quân sự của riêng mình với các nước cộng sản Đông Âu, được gọi là Hiệp ước Warsaw.

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, một số quốc gia thuộc Khối Warsaw cũ trở thành thành viên của NATO. Liên minh này hiện có 30 thành viên.

Vấn đề hiện tại của Nga với Nato và Ukraine là gì?

Ukraine là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giáp với cả Nga và EU.

Nó không phải là một thành viên của NATO, nhưng là một "quốc gia đối tác" - điều này có nghĩa là có thể hiểu rằng Ukraine có thể được phép tham gia liên minh vào một lúc nào đó trong tương lai.

Nga muốn các cường quốc phương Tây đảm bảo rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.

Chụp lại video,

Lính tình nguyện của Ukraine

Tuy nhiên, Hoa Kỳ từ chối ngăn Ukraine gia nhập NATO, và nói rằng với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, họ nên có quyền quyết định về các liên minh an ninh của chính mình.

Ukraine có một lượng dân số lớn sắc tộc Nga và họ có quan hệ xã hội và văn hóa gần gũi với Nga. Về mặt chiến lược, Điện Kremlin coi đây là sân sau của Nga.

Bản đồ mở rộng thành viên của Nato từ năm 1997
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ mở rộng thành viên của Nato từ năm 1997

Nga còn lo ngại điều gì nữa?

Tổng thống Putin tuyên bố các cường quốc phương Tây đang sử dụng liên minh để bao vây Nga và ông muốn Nato ngừng các hoạt động quân sự ở Đông Âu.

Ông từ lâu đã lập luận rằng Hoa Kỳ đã phá vỡ một cam kết được đưa ra vào năm 1990 rằng Nato sẽ không mở rộng về phía đông.

Nato bác bỏ tuyên bố của Nga và nói rằng chỉ một số ít quốc gia thành viên của họ có chung biên giới với Nga và rằng đó là một liên minh phòng thủ.

Nhiều người tin rằng việc Nga tăng cường quân đội ở khu vực biên giới với Ukraine hiện nay có thể là một nỗ lực nhằm buộc phương Tây phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về an ninh của Nga.

Bản đồ đóng quân của Nga
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ đóng quân của Nga

Nato đã làm gì với Nga và Ukraine trong quá khứ?

Khi người Ukraine phế truất tổng thống thân Nga của họ vào đầu năm 2014, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea ở phía nam của Ukraine. Nga cũng ủng hộ các lực lượng ly khai thân Nga mà đã chiếm được những vùng đất rộng lớn ở miền đông Ukraine.

Nato đã không can thiệp, nhưng họ đáp trả bằng cách lần đầu tiên đưa quân đến một số quốc gia ở Đông Âu.

Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea, Nato đã đưa các nhóm chiến đấu đến Đông Âu

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea, Nato đã đưa các nhóm chiến đấu đến Đông Âu

Có bốn nhóm chiến đấu quy mô tiểu đoàn đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan, và một lữ đoàn đa quốc gia ở Romania.

Nato cũng mở rộng hoạt động kiểm soát trên không ở các nước Baltic và Đông Âu để đánh chặn bất kỳ máy bay nào của Nga xâm phạm biên giới của các quốc gia thành viên.

Nga cho biết họ muốn các lực lượng này rút lui.

Nato đưa ra cam kết gì với Ukraine?

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng Nga sẽ phải "trả giá đắt" cho hành động xâm lược.

Mỹ đã đặt 8.500 binh lính sẵn sàng chiến đấu trong tình trạng báo động, nhưng Lầu Năm Góc cho biết những binh lính này sẽ chỉ được triển khai nếu Nato quyết định kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh.

Họ nói thêm rằng không có kế hoạch triển khai quân đội đến Ukraine.

Nato tăng cường phòng thủ quân sự ở Đông Âu

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANADOLU VIA GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Nato tăng cường phòng thủ quân sự ở Đông Âu

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo rằng bất kỳ sự leo thang quân sự nào nữa "sẽ phải trả giá đắt cho chế độ của Nga - về kinh tế, chính trị và chiến lược".

Văn phòng thủ tướng Anh cho biết Vương quốc Anh đồng ý rằng "các đồng minh phải ban hành các đáp trả trừng phạt nhanh chóng, bao gồm các lệnh trừng phạt chưa từng có".

Nato có thống nhất về vấn đề Ukraine?

Tổng thống Biden nói rằng có "sự nhất trí hoàn toàn" với các nhà lãnh đạo châu Âu về vấn đề Ukraine, nhưng có sự khác biệt về hỗ trợ mà các quốc gia khác nhau đưa ra.

Hoa Kỳ cho biết họ đang gửi vũ khí trị giá 200 triệu USD, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger, đồng thời cho phép các quốc gia khác trong Nato cung cấp vũ khí do Mỹ sản xuất cho Ukraine.

Vương quốc Anh đang cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống tăng tầm ngắn, và nước này đã cử quân nhân của mình đến huấn luyện cho quân đội Ukraine cách sử dụng các vũ khí này.

Một số thành viên của Nato, bao gồm Đan Mạch, Tây ban Nha, Pháp và Hà Lan đang gửi máy bay chiến đấu và tàu chiến tới Đông Âu để tăng cường phòng thủ trong khu vực.

Tuy nhiên, Đức từ chối yêu cầu của Ukraine về vũ khí phòng ngự, theo chính sách không gửi vũ khí sát thương tới các khu vực xung đột. Thay vào đó, nước này sẽ gửi viện trợ y tế và 5.000 mũ bảo hộ.

Trong khi đố, Tổng thống Pháp Macron kêu gọi đối thoại với Nga để giảm leo thang tình hình. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?