Hộ chiếu Việt Nam thuộc hàng ‘tủi thân’ trên thế giới, chính phủ làm được gì?

 

Vietnamese passport

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRENCH EMBASSY, HANOI

Chụp lại hình ảnh,

Hộ chiếu Việt Nam

Trang https://visaindex.com đặt hộ chiếu của nước CHXHCN Việt Nam vào thứ 93 trong xếp hạng 2022.

Theo trang này, công dân mang hộ chiếu phổ thông của Việt Nam chỉ được vào 54 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa, hoặc xin thị thực khi vào biên giới (visa on arrival).

Tấm hộ chiếu này buộc người mang nó phải xin thị thực nhập cảnh vào 213 nước, vùng lãnh thổ, công quốc.

Vì thế, thứ hạng của hộ chiếu Việt Nam bị coi là thấp, thể hiện qua “năng lực di chuyển, nhập cảnh” (mobility score) thuộc hạng thấp, so với các nước khác.

Thế nhưng, một trang web khác, https://www.passportindex.org/passport/viet-nam/ lại đặt hộ chiếu Việt Nam vào thứ hạng 73.

Tương tự, trang này cho hay hộ chiếu VN được miễn thị thực ở 17 nước, hoặc xin thị thực khi nhập cảnh ở phi trường, cảng biển của 44 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đây là con số khác biệt giữa đánh giá của hai trang web.

Vẫn trang Passport Index nói người mang hộ chiếu Việt Nam phải xin visa để vào 135 xứ sở.

Sự khác biệt này đến từ chỗ trang VisaIndex.com tính cả cách nhập cảnh bằng eTA- (electronic travel authorization), một quy chế đăng ký điện tử cho phép công dân nước A nhập cảnh nước B mà không cần tờ thị thực dán vào hộ chiếu, với điều hiện hai nước này đã thỏa thuận về eTA trước.

Cũng trong năm 2022, một xếp hạng khác, của công ty Anh Henley, nói hộ chiếu Việt Nam ở thứ hạng 92.

Các báo Việt Nam đã đăng tải tin này, nhưng nhấn mạnh vào phần tích cực là hộ chiếu Việt Nam tăng ba bậc so với năm 2021, theo Henley&Partners 17/07/2022.

Tuy thế, điều cần chú ý là Henley chỉ đánh giá 199 điểm đến.

Hộ chiếu và vấn đề người Việt nhập cư trái phép hoặc trốn ở lại

Vụ Đức mới đây đã thông báo rằng họ không công nhận, ở giai đoạn này, mẫu hộ chiếu mới do các cơ quan Việt Nam cấp kể từ 01/07/2022, vì một số thông tin nhận dạng nhất định như tỉnh thành nơi sinh không còn xuất hiện trong đó, lại rộ lên câu chuyện “quyền lực” của hộ chiếu Việt Nam.

Tuy nhiên, Pháp cho hay họ vẫn công nhận hộ chiếu serial P màu xanh tím than do Bộ Công an VN cấp, chỉ khuyến cáo tới Pháp thì đừng sang Đức, theo Đại sứ quán Pháp hôm 28/07.

Dù không một cơ quan ngoại giao nước ngoài nào công khai nói họ e ngại hộ chiếu Việt Nam, các thông tin trên mạng xã hội mà BBC ghi nhận được mô tả bức tranh thường xảy ra ở các cửa khẩu EU, Anh, Mỹ là người mang hộ chiếu VN kể cả khi có visa thường bị rà soát kỹ hơn.

Như một công dân EU có tên họ Việt kể với BBC News Tiếng Việt gần đây, “khi vào phi trường Heathrow tháng Sáu vừa qua, người ta phải mất 30 phút để tra, rà soát họ tên mình, vì trong máy tính có trên 50 người thuộc diện bị Biên phòng Anh coi là từng nhập cư bất hợp pháp, và bỏ trốn, có tên họ khá giống."

Báo Tuổi Trẻ hồi tháng 10/2019 có bài hỏi làm cách nào để “nâng quyền lực” của hộ chiếu Việt Nam.

Báo trích một chuyên gia cho rằng khi nhìn vào hộ chiếu VN trên thế giới, “có nhiều vấn đề tồn đọng khi người Việt Nam du lịch nước ngoài, trong đó hai điểm tiêu cực chủ yếu là vi phạm pháp luật ở nước sở tại và sử dụng giấy tờ không hợp lệ hoặc bị làm giả”.

Người Việt vào Anh bằng đường biển

NGUỒN HÌNH ẢNH,BERNARD BARRON

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ người Việt mang thai được cứu trợ ở Calais, Pháp sau khi chiếc xuồng chở 60 người gặp nạn trên biển khi tìm đường vượt sang Anh, tháng 4/2021.

Hiện tượng di cư, di dân và lao động Việt trên thế giới

Theo BBC tìm hiểu, việc người Việt Nam được chính phủ cho phép xuất nhập cảnh chính nước họ mà không cần visa chỉ bắt đầu cách đây không lâu.

Sau năm 1975, nước Việt Nam thống nhất thuộc phe XHCN trái ngược với Phương Tây về ý thức hệ và bị Hoa Kỳ cấm vận.

Hà Nội cũng bị Washington dùng Tu chính án Jackson-Vanik (1974) vốn được áp dụng để buộc Liên Xô cho công dân của họ là người gốc Do Thái được phép xuất cảnh.

Các chế độ xã hội chủ nghĩa trước đây đều tước quyền xuất cảnh, và quyền hồi hương lại của công dân nước họ, khiến Hoa Kỳ coi đây là điều vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Tu chính án Jackson-Vanik được áp dụng để buộc Việt Nam thôi trừng phạt thuyền nhân bỏ nước ra đi, đồng thời, việc tạm đình hoãn áp dụng (waiver) được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gia hạn hàng năm, đi kèm điều kiện để chính phủ Việt Nam ký các hiệp định thương mại, mở cửa kinh tế nước này. Cụ thể là Việt Nam phải nhượng bộ về quyền tự do di trú cho công dân họ, để đổi lấy quyền giao thương với Mỹ.

Chỉ sau khi Việt Nam vào WTO và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, vấn đề này coi như được giải quyết từ 2006, mở đường cho hàng triệu người Việt Nam có cơ hội đi nước ngoài.

Thế nhưng, mặt trái của vấn đề này, nhìn từ quan điểm của các nước phải nhận di dân trái phép, là có làn sóng người Việt Nam đi sang gần như tất cả các nước có thu nhập cao hơn, tìm cơ hội sinh sống, làm ăn, hoặc nhập tịch.

Một ước tính do báo Nhân Dân của ĐCS VN nêu ra năm 2020 nói “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 5,3 triệu người”, tập trung nhiều ở 21 nước.

Bỏ sang một bên khái niệm không rõ ràng về một “cộng đồng người Việt Nam” trên thế giới thì thực tế là ngoài hàng triệu người gốc Việt đã là công dân, hoặc có quyền định cư ở các nước chủ nhà, có thể còn rất đông đảo con số công dân Việt Nam di cư để lao động, mưu sinh. Họ chủ động vượt biên tới nước khác, hoặc là nạn nhân của băng đảng buôn người.

Ngoài ra, một con số lớn người trốn vào EU, Anh, vẫn xin tỵ nạn chính trị. Dù đa số họ không phải là các nhà đấu tranh nổi tiếng đòi quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, dân chủ đa đảng, các giá trị này hoặc vẫn bị cấm hoặc được diễn giải khác thế giới bởi nhà nước Việt Nam, khiến các hội nhân quyền vẫn tiếp tục nêu ra lập luận “người Việt Nam bỏ đi vì lý do chính trị, tôn giáo”.

Tất cả những điều này tạo ra một hình ảnh xứ sở gốc của tấm hộ chiếu Việt Nam không như tuyên truyền của bộ máy truyền thông nước này.

Làn sóng vào EU, Anh Quốc của người Việt Nam đã gây ra thảm kịch lớn, như vụ 39 tử thi Việt ở Essex, tháng 10/2019.

Các vấn đề như “cô dâu Đài Loan”, lao động Việt tại Hàn Quốc, người lao động không giấy tờ tại Thái Lan đã được nói đến nhiều.

Nhưng gần đây, các cơ quan truyền thông Việt Nam và Đông Á nói thêm tới vấn đề thực tập sinh VN bỏ trốn ở Nhật.

“Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là ba thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp ngày càng gia tăng,” theo một chuyên trang về lao động ở Nhật.

Hôm 29/07/2022, Đại sứ quán Vương quốc Anh công bố lời mời tìm đối tác để giúp giải quyết vấn đề đưa những người Việt không có quyền cư trú tại Anh (no right to be in the UK):

“Để triển khai các ưu tiên về phòng, chống di cư trái phép, đưa về nước những đối tượng không được phép ở lại và bảo vệ những người dễ bị tổn thương, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đang tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cho các đối tượng hồi hương từ Vương quốc Anh về nước trong đó có Việt Nam.”

Điều này cho thấy vấn đề di dân Việt vào Anh không thuyên giảm.

Câu hỏi là để cải thiện “hình ảnh hộ chiếu VN” thì chính phủ nước này có làm được gì?

Bên cạnh các vấn đề vĩ mô về kinh tế, thu nhập, thị trường lao động, cải thiện các quyền cơ bản cho dân, thì chính phủ VN vẫn luôn có thể tăng quyền lực cho hộ chiếu VN, điều họ không làm, theo trang E-Visa.com.

Về thứ hạng thấp những năm qua của hộ chiếu Việt Nam, thuộc mục Hộ chiếu Yếu (Weak Passport), trang này viết:

“Đây không phải là chuyện hộ chiếu Việt Nam trở nên yếu đi (weaker) mà vì nó dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, các nước khác đang ngày càng tăng khả năng ký kết các thỏa thuận miễn thị thực (arrange visa-free travel) cho công dân của họ, chính phủ Việt Nam đã không có năng lực tạo tiến bộ trong lĩnh vực này.”


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù