Neuralink: Công ty gắn chip trong não người của Elon Musk và lo ngại về mặt đạo đức
- Shiona McCallum
- Phóng viên công nghệ
Công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk tuyên bố Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng gắn chip trong não bộ đầu tiên trên người. Đây được xem là một cột mốc quan trọng sau quá trình nỗ lực của Neuralink nhằm đạt được sự phê chuẩn từ FDA.
Việc FDA gật đầu "cho thấy một bước tiến đầu tiên quan trọng khi một ngày nào đó sẽ cho phép công nghệ của chúng ta giúp đỡ được nhiều người," Neuralink nêu trong dòng tweet.
Công ty này không nêu chi tiết mục tiêu của nghiên cứu, và chỉ cho biết chưa tiến hành tuyển dụng, và sẽ sớm có thêm chi tiết.
Tham vọng dùng ý nghĩ để điều khiển cả thế giới
- Shiona McCallum
- Phóng viên công nghệ
Công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk tuyên bố Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng gắn chip trong não bộ đầu tiên trên người. Đây được xem là một cột mốc quan trọng sau quá trình nỗ lực của Neuralink nhằm đạt được sự phê chuẩn từ FDA.
Việc FDA gật đầu "cho thấy một bước tiến đầu tiên quan trọng khi một ngày nào đó sẽ cho phép công nghệ của chúng ta giúp đỡ được nhiều người," Neuralink nêu trong dòng tweet.
Công ty này không nêu chi tiết mục tiêu của nghiên cứu, và chỉ cho biết chưa tiến hành tuyển dụng, và sẽ sớm có thêm chi tiết.
Tham vọng dùng ý nghĩ để điều khiển cả thế giới
Mục tiêu của Neuralink là gì?
Công ty này tuyên bố đang cố gắng tạo nên cách thức mới để cho phép các máy tính giao tiếp trực tiếp với não người.
Hy vọng là thông qua làm điều này, Neuralink sẽ có thể giải quyết những tình trạng thần kinh vốn vượt khỏi khả năng can thiệp của y học.
Những tình trạng này bao gồm từ tê liệt và mù lòa cho đến trầm cảm và tâm thần phân liệt.
Công ty này tuyên bố đang cố gắng tạo nên cách thức mới để cho phép các máy tính giao tiếp trực tiếp với não người.
Hy vọng là thông qua làm điều này, Neuralink sẽ có thể giải quyết những tình trạng thần kinh vốn vượt khỏi khả năng can thiệp của y học.
Những tình trạng này bao gồm từ tê liệt và mù lòa cho đến trầm cảm và tâm thần phân liệt.
Quy trình vận hành thế nào?
Quy trình này sẽ bao gồm cấy trực tiếp một con chip được hàn kín vào não bộ bệnh nhân.
Con chip này được kết nối với 1.024 điện cực nhỏ, không dày hơn một sợi tóc của con người và vận hành bằng pin có thể được sạc không dây. Con chip này sẽ tạo giao diện với một máy tính bên ngoài, cho phép vừa gửi và nhận tín hiệu.
Quy trình này sẽ bao gồm cấy trực tiếp một con chip được hàn kín vào não bộ bệnh nhân.
Con chip này được kết nối với 1.024 điện cực nhỏ, không dày hơn một sợi tóc của con người và vận hành bằng pin có thể được sạc không dây. Con chip này sẽ tạo giao diện với một máy tính bên ngoài, cho phép vừa gửi và nhận tín hiệu.
Có an toàn không?
Có ba yếu tố về vấn đề này: những rủi ro thể chất về mặt ngắn hạn, quan ngại y khoa về mặt dài hạn và vấn đề an toàn đạo đức.
Bất kỳ cuộc giải phẫu nào liên quan đến não bộ đều ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng, cả về tác động có hại về mặt thể chất và tính bị đào thải. Đã có việc thử nghiệm chip trên động vật với quy mô rộng lớn (và mang tính tranh cãi).
Một đơn khiếu nại gửi hồi tháng Hai đến Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cáo buộc việc đối xử tàn nhẫn với những con khỉ macaque được dùng để thử nghiệm loại công nghệ này.
Sự thật là FDA đã phê chuẩn bắt đầu thử nghiệm trên người, tuy nhiên, mang hàm ý là công ty này đã vượt qua một số thách thức.
Có lẽ những mối quan ngại nghiêm trọng hơn xuất hiện trở lại về hậu quả lâu dài của việc gắn một thiết bị hoạt động trong não người, một cơ quan vô cùng phức tạp mà chúng ta chỉ đang mới bắt đầu hiểu biết.
Điều này có thể hiểu được khi không có dữ liệu về nguy cơ tiềm tàng là gì. Điều này sẽ thay đổi thử nghiệm trên người và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm tương đương.
Yếu tố cuối cùng là an toàn về mặt đạo đức, mang tính chủ quan hơn. Công nghệ như thế này thường có các quan ngại về bảo vệ dữ liệu, tác dụng tiềm năng và khả năng tăng cường cho con người.
Điều này có nghĩa tăng thêm hoặc tăng cường khả năng não bộ người vượt khỏi điều mà chúng ta hiện đang thực hiện. Ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức của con người, nhận thức của giác quan, hoặc các khả năng thể chất.
Vấn đề này luôn tạo ra những cảm xúc mạnh và đặt ra những câu hỏi về mặt đạo đức, vì vậy đã có những lời kêu gọi phải có quy định chặt chẽ trong lĩnh vực này.
Có ba yếu tố về vấn đề này: những rủi ro thể chất về mặt ngắn hạn, quan ngại y khoa về mặt dài hạn và vấn đề an toàn đạo đức.
Bất kỳ cuộc giải phẫu nào liên quan đến não bộ đều ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng, cả về tác động có hại về mặt thể chất và tính bị đào thải. Đã có việc thử nghiệm chip trên động vật với quy mô rộng lớn (và mang tính tranh cãi).
Một đơn khiếu nại gửi hồi tháng Hai đến Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cáo buộc việc đối xử tàn nhẫn với những con khỉ macaque được dùng để thử nghiệm loại công nghệ này.
Sự thật là FDA đã phê chuẩn bắt đầu thử nghiệm trên người, tuy nhiên, mang hàm ý là công ty này đã vượt qua một số thách thức.
Có lẽ những mối quan ngại nghiêm trọng hơn xuất hiện trở lại về hậu quả lâu dài của việc gắn một thiết bị hoạt động trong não người, một cơ quan vô cùng phức tạp mà chúng ta chỉ đang mới bắt đầu hiểu biết.
Điều này có thể hiểu được khi không có dữ liệu về nguy cơ tiềm tàng là gì. Điều này sẽ thay đổi thử nghiệm trên người và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm tương đương.
Yếu tố cuối cùng là an toàn về mặt đạo đức, mang tính chủ quan hơn. Công nghệ như thế này thường có các quan ngại về bảo vệ dữ liệu, tác dụng tiềm năng và khả năng tăng cường cho con người.
Điều này có nghĩa tăng thêm hoặc tăng cường khả năng não bộ người vượt khỏi điều mà chúng ta hiện đang thực hiện. Ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức của con người, nhận thức của giác quan, hoặc các khả năng thể chất.
Vấn đề này luôn tạo ra những cảm xúc mạnh và đặt ra những câu hỏi về mặt đạo đức, vì vậy đã có những lời kêu gọi phải có quy định chặt chẽ trong lĩnh vực này.
Vai trò của Elon Musk như thế nào?
Công ty này do Elon Musk và một đội gồm bảy nhà khoa học và kỹ sư sáng lập ở California vào năm 2016. Nhưng đến năm ngoái thì trong số tám người sáng lập, chỉ còn hai người trụ lại công ty.
Elon Musk đã đề ra một cách tiếp cận doanh nghiệp để giải quyết một vấn đề mà nhiều người xem là mang tính nền tảng về mặt khoa học. Ông cũng giới thiệu những điều khác trước công chúng. Elon Musk là một trong những nhân vật nổi tiếng và gây tranh cãi nhiều nhất trên hành tinh.
Khi Elon Musk phát biểu, mọi người thường lắng nghe và phản ứng. Yếu tố nhà tỷ phú này có liên quan đến Neuralink là một trong những lý do người ta nhắc đến công ty này những ngày qua.
Công ty này do Elon Musk và một đội gồm bảy nhà khoa học và kỹ sư sáng lập ở California vào năm 2016. Nhưng đến năm ngoái thì trong số tám người sáng lập, chỉ còn hai người trụ lại công ty.
Elon Musk đã đề ra một cách tiếp cận doanh nghiệp để giải quyết một vấn đề mà nhiều người xem là mang tính nền tảng về mặt khoa học. Ông cũng giới thiệu những điều khác trước công chúng. Elon Musk là một trong những nhân vật nổi tiếng và gây tranh cãi nhiều nhất trên hành tinh.
Khi Elon Musk phát biểu, mọi người thường lắng nghe và phản ứng. Yếu tố nhà tỷ phú này có liên quan đến Neuralink là một trong những lý do người ta nhắc đến công ty này những ngày qua.
Các công ty khác có thực hiện không?
Chỉ là một vài công ty được cho tiến xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu hơn Neuralink. Black Rock Neuro Tech đang nghiên cứu một sản phẩm tương tự, cũng như gắn chip vào não bộ người.
Nhiều việc khác nhau đang được thực hiện, tuy nhiên, không phải tất cả đều mang tính xâm lấn. Meta, công ty mẹ của Facebook, được cho đang nghiên cứu một công nghệ mang trên người (wearable) cho phép người dùng có thể gõ chữ bằng não bộ.
Hồi tuần rồi, đã có thông tin một người đàn ông bị liệt được các nhà khoa học Thụy Sĩ giúp đi trở lại. Tóm lại, đây là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng với nhiều người tham gia.
Sự tham gia của Elon Musk đã đảm bảo Neuralink sẽ thắng thế trong cuộc đua về mặt quảng cáo, nhưng điều này sẽ không hoàn toàn đảm bảo công ty này sẽ thành công.
Vấn đề là công nghệ nào là tốt nhất và có thể minh chứng với các cơ quan điều hành và thị trường là chúng an toàn.
Chỉ là một vài công ty được cho tiến xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu hơn Neuralink. Black Rock Neuro Tech đang nghiên cứu một sản phẩm tương tự, cũng như gắn chip vào não bộ người.
Nhiều việc khác nhau đang được thực hiện, tuy nhiên, không phải tất cả đều mang tính xâm lấn. Meta, công ty mẹ của Facebook, được cho đang nghiên cứu một công nghệ mang trên người (wearable) cho phép người dùng có thể gõ chữ bằng não bộ.
Hồi tuần rồi, đã có thông tin một người đàn ông bị liệt được các nhà khoa học Thụy Sĩ giúp đi trở lại. Tóm lại, đây là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng với nhiều người tham gia.
Sự tham gia của Elon Musk đã đảm bảo Neuralink sẽ thắng thế trong cuộc đua về mặt quảng cáo, nhưng điều này sẽ không hoàn toàn đảm bảo công ty này sẽ thành công.
Vấn đề là công nghệ nào là tốt nhất và có thể minh chứng với các cơ quan điều hành và thị trường là chúng an toàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét