Góc nhìn Chuyên gia - https://vietnambiz.vn/chu-de/goc-nhin-chuyen-gia
Góc nhìn Chuyên gia
Để nhà đầu tư tổ chức 'gánh' thị trường trái phiếu
Sau những vụ việc xử lý vi phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay. Chúng ta thường nói về các giải pháp để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư cá nhân nhưng bỏ qua một thực tế rằng các nhà đầu tư tổ chức mới là đối tượng chính của thị trường này.
Mua vàng ngày Vía Thần Tài
"Đổ xô mua vàng ngày Vía Thần Tài" là câu được nhắc đến nhiều trong các năm gần đây nhưng trong tương lai, chưa chắc xu hướng này đã tiếp diễn.
Tái khởi động 'cỗ xe' TPDN: Doanh nghiệp cần nghiêm túc trả nợ, tạo niềm tin cho thị trường
Năm 2024, rủi ro lớn nhất với thị trường TPDN là giá trị đáo hạn kỷ lục. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động bố trí mọi nguồn lực để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư theo đúng cam kết, nghiêm túc xem xét phương án bán tài sản.
Thị trường vốn không còn nghẽn nhưng vẫn kém hiệu quả
Trong năm 2023, ba kênh huy động vốn quan trọng nhất của doanh nghiệp là tín dụng, cổ phiếu trái phiếu doanh doanh nghiệp đều không thật sự hiệu quả. Sau những vụ việc xảy ra trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán trở nên lình xình, trái phiếu doanh nghiệp dù hồi phục nhưng vẫn ở mức thấp còn với nguồn vốn tín dụng thì khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngày càng giảm.
Kỳ vọng doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững hơn trong dài hạn
Suốt hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu khu vực. Gần đây, sau khi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, rất nhiều người đặt kỳ vọng Việt Nam có thể sắp đón làn sóng đầu tư mới, mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng trong các lĩnh vực chiến lược đang được quan tâm như công nghệ, bán dẫn, kinh tế xanh…
Vài khuyến nghị để sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy sự năng động trong chính sách, quyết đoán trong hành động, và mềm dẻo trong cơ chế để phát huy tối đa lợi thế địa kinh tế chính trị, tiếp tục duy trì và gia tăng vị thế là điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực.
Bỏ tiền vào đâu năm 2024?
Trừ khi có những rủi ro rất lớn xảy ra như suy thoái kinh tế ở Mỹ hay thị trường bất động sản trong nước suy giảm mạnh và đóng băng kéo dài, chúng tôi tin rằng triển vọng của thị trường chứng khoán trong năm tới sẽ sáng sủa hơn nhiều so với năm 2023.
Ba kịch bản cho tỷ giá năm 2024
“Tỷ giá sẽ tương đối ổn định” là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất trong năm 2024. Khi đó, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ không có quá nhiều biến động. Không tiếp tục nới lỏng thêm cũng như không đảo chiều chính sách thành thắt chặt quá nhanh.
Tiền đang bị mắc kẹt ở các thị trường tài sản
Sức cầu tiêu dùng ở trong nước đang yếu. Nghiêm trọng hơn là nguồn tiền mắc kẹt trong các thị trường tài sản khiến người dân có xu hướng thận trọng hơn.
Ba rủi ro vẫn hiện hữu trên thị trường tài chính năm 2024
Rủi ro trên thị trường tài chính luôn luôn tồn tại. Trong những giai đoạn khó khăn cần có những chính sách đặc thù để tháo gỡ cho thị trường, song cũng không nên kéo dài quá.
Thông tư 02 và 'tấm màn che' nợ xấu
Cách chúng ta đang xử lý nợ xấu giống như làm mát một động cơ đang quá nóng bằng cách tắt đồng hồ đo nhiệt độ. Việc này giúp cho cảm giác là động cơ không còn nóng nhưng thực tế thì nó vẫn đang ngày càng nóng hơn.
TS. Nguyễn Đình Cung: Điều tôi quan tâm nhất lúc này là môi trường kinh doanh có cải thiện hay không?
Nếu môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện sẽ phần nào bù đắp được những khó khăn do bối cảnh bên ngoài. Chỉ khi nhà đầu tư có niềm tin, họ mới đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất để đến khi môi trường bên ngoài có cải thiện, thuận lợi hơn các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng ngay được cơ hội đó và bứt phá.
2024: Năm bản lề để xoay trục sang chất lượng tăng trưởng
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới, với tốc độ trung bình là 6,5% - 7% trong nhiều năm. Trong thời gian COVID-19, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, bất chấp nhiều nền kinh tế đã rơi vào suy thoái. Có thể thấy những con số liên tục được nhắc đến vào thời điểm cuối năm là nền kinh tế sẽ tăng trưởng bao nhiêu, tăng trưởng tín dụng sẽ là bao nhiêu, giải ngân đầu tư công sẽ đạt bao nhiêu phần trăm của kế hoạch,… Thế nhưng, dường như câu chuyện chất lượng đằng sau mỗi con số đó thì được nhắc đến rất ít.
Nhận xét
Đăng nhận xét