Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị bắt
Nhà hoạt động, blogger Nguyễn Chí Tuyến hay còn được biết đến với tên gọi Anh Chí đã bị công an Việt Nam bắt vào gần trưa ngày 29/2.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ blogger Nguyễn Chí Tuyến, đã xác nhận với BBC News Tiếng Việt việc công an khám nhà và ông Tuyến bị bắt.
Từ Hà Nội, bà Tuyết thuật lại với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào trưa 29/2 rằng sự việc mới xảy ra trong buổi sáng cùng ngày.
“Tôi thấy đông lắm, chắc phải hơn chục người. Tôi thấy một người mặc trang phục an ninh, một người là cảnh sát khu vực. Còn lại đều mặc thường phục,” bà Tuyết nói.
Trước đó một ngày, ông Tuyến nhận được lệnh triệu tập của công an nhưng do đang bị sốt nên ông không đi và ông đã liên hệ với số điện thoại trong giấy triệu tập để thông báo việc này.
“Sáng nay, khi họ tới nhà thì chỉ có hai, ba người. Họ nói với tôi là chỉ muốn nói chuyện với chồng tôi chút xíu thôi. Khi tôi đồng ý mở cửa cho các anh ấy vào nhà thì các lực lượng khác ập vào trong nhà tôi.”
Tại nhà ông Tuyến, công an đọc quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét nhà và thu giữ một số vật dụng, bao gồm một điện thoại Nokia mà ông Tuyến đang sử dụng, một máy tính xách tay và một số trang bản thảo viết tay của ông.
Bà Tuyết nói họ không để lại bất cứ giấy tờ văn bản gì dù gia dình yêu cầu. Bà nói bà chỉ nhớ mang máng nội dung lệnh bắt liên quan đến tội “tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống nhà nước”.
Bà Tuyết cũng nói rằng dù đang sốt, mệt nhưng ông Tuyến có tâm trạng bình tĩnh vì ông "không làm gì sai".
“Người dân chúng tôi có quyền và Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích người dân phản biện và nêu ra các ý kiến của mình về chính sách, đường lối của nhà nước.”
Bà Tuyết cho BBC hay bà cảm thấy hơi bối rối do sự việc diễn ra bất ngờ, sẽ phải mất một thời gian để quen với khoảng trống mà ông Tuyến để lại, nhưng bà luôn ủng hộ các công việc của chồng và tin ông Tuyến "không làm gì sai".
Trả lời câu hỏi của BBC về lý do vì sao công an bắt ông Tuyến vào thời điểm này, bà Tuyết nói bà không rõ lý do.
Việc bắt giữ này xảy ra không lâu sau khi trên mạng xã hội xuất hiện lại các video quay cảnh ông Tuyến biểu tình cùng các nhà hoạt động cách đây vài năm, nhân kỷ niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979.
Bị cấm xuất cảnh, nhiều lần bị triệu tập
Theo các văn bản mà BBC Tiếng Việt xem được, từ tháng 1/2024, ông Tuyến đã nhận được thông báo về kết quả giải quyết nguồn tin tội phạm và quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ điều tra từ Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội.
Bà Tuyết, vợ ông Chí Tuyến, xác nhận với BBC việc ông Tuyến thường xuyên nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh.
Ông Tuyến bị cáo buộc các tội danh “Làm, tàng trữ hoặc phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 BLHS.
Vụ việc nhằm vào ông Tuyến bắt đầu từ năm ngoái, sau đó, ông đã nhiều lần bị an ninh triệu tập.
Ông Nguyễn Chí Tuyến là ai?
Ông Nguyễn Chí Tuyến, có tên thân mật là Anh Chí, được biết đến là một nhà hoạt động dân chủ và môi trường qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hay tuần hành kêu gọi bảo vệ cây xanh ở Hà Nội.
Ngoài ra, ông còn tham gia cùng người dân trong các vụ tranh chấp đất đai với chính quyền như vụ Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm.
Ông Tuyến sở hữu một kênh YouTube có gần 100.000 lượt đăng ký, thường đăng tải các nội dung về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Năm 2015, ông từng bị hành hung bởi “một đám côn đồ” khi đang đưa con đi học, giới hoạt động trong nước cáo buộc những người tấn công ông là “công an chìm”. Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội khi đó cho thấy ông Tuyến bị nhiều thương tích trên mặt và trên đầu.
Ông Tuyến đã gặp các nhà ngoại giao Mỹ và Úc sau vụ việc. Một dân biểu Mỹ thậm chí đã viết thư yêu cầu chính quyền Việt Nam mở cuộc điều tra. Tuy nhiên, sự việc đã khép lại từ đó.
Đó chỉ là một trong số nhiều vụ hành hung nhằm vào giới hoạt động dân chủ.
Trong một buổi trao đổi với BBC Tiếng Việt hồi năm 2015, ông Nguyễn Chí Tuyến giải thích mục đích hoạt động của mình:
"Chúng tôi là công dân và chúng tôi chỉ thực hiện các quyền dân sự, các quyền căn bản của con người là quyền phát biểu chính kiến của mình, quyền được tham gia hội họp để sinh hoạt trong những cái mà pháp luật cho phép, và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định, cũng như các công ước quốc tế.”
Ông nói thêm: “Hiện tại chúng tôi cũng chỉ biết là tự bảo vệ bằng cách là anh em đoàn kết với nhau để hỗ trợ cho nhau, rồi hạn chế những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho chúng tôi."
Tuy vậy, đó dường như là điều ông sẵn sàng đón nhận. Trong một bài phỏng vấn với tờ Mekong Review, ông từng tuyên bố: "Tôi sẵn lòng hi sinh đời mình cho tự do."
Theo đó, vào khoảng 10 giờ sáng, công an ập vào nhà ông Tuyến ở quận Long Biên, Hà Nội.
“Tôi thấy đông lắm, chắc phải hơn chục người. Tôi thấy một người mặc trang phục an ninh, một người là cảnh sát khu vực. Còn lại đều mặc thường phục,” bà Tuyết nói.
Trước đó một ngày, ông Tuyến nhận được lệnh triệu tập của công an nhưng do đang bị sốt nên ông không đi và ông đã liên hệ với số điện thoại trong giấy triệu tập để thông báo việc này.
“Sáng nay, khi họ tới nhà thì chỉ có hai, ba người. Họ nói với tôi là chỉ muốn nói chuyện với chồng tôi chút xíu thôi. Khi tôi đồng ý mở cửa cho các anh ấy vào nhà thì các lực lượng khác ập vào trong nhà tôi.”
Tại nhà ông Tuyến, công an đọc quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét nhà và thu giữ một số vật dụng, bao gồm một điện thoại Nokia mà ông Tuyến đang sử dụng, một máy tính xách tay và một số trang bản thảo viết tay của ông.
Bà Tuyết nói họ không để lại bất cứ giấy tờ văn bản gì dù gia dình yêu cầu. Bà nói bà chỉ nhớ mang máng nội dung lệnh bắt liên quan đến tội “tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống nhà nước”.
Bà Tuyết cũng nói rằng dù đang sốt, mệt nhưng ông Tuyến có tâm trạng bình tĩnh vì ông "không làm gì sai".
“Người dân chúng tôi có quyền và Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích người dân phản biện và nêu ra các ý kiến của mình về chính sách, đường lối của nhà nước.”
Bà Tuyết cho BBC hay bà cảm thấy hơi bối rối do sự việc diễn ra bất ngờ, sẽ phải mất một thời gian để quen với khoảng trống mà ông Tuyến để lại, nhưng bà luôn ủng hộ các công việc của chồng và tin ông Tuyến "không làm gì sai".
Trả lời câu hỏi của BBC về lý do vì sao công an bắt ông Tuyến vào thời điểm này, bà Tuyết nói bà không rõ lý do.
Việc bắt giữ này xảy ra không lâu sau khi trên mạng xã hội xuất hiện lại các video quay cảnh ông Tuyến biểu tình cùng các nhà hoạt động cách đây vài năm, nhân kỷ niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979.
Bị cấm xuất cảnh, nhiều lần bị triệu tập
Theo các văn bản mà BBC Tiếng Việt xem được, từ tháng 1/2024, ông Tuyến đã nhận được thông báo về kết quả giải quyết nguồn tin tội phạm và quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ điều tra từ Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội.
Bà Tuyết, vợ ông Chí Tuyến, xác nhận với BBC việc ông Tuyến thường xuyên nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh.
Ông Tuyến bị cáo buộc các tội danh “Làm, tàng trữ hoặc phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 BLHS.
Vụ việc nhằm vào ông Tuyến bắt đầu từ năm ngoái, sau đó, ông đã nhiều lần bị an ninh triệu tập.
Ông Nguyễn Chí Tuyến là ai?
Ông Nguyễn Chí Tuyến, có tên thân mật là Anh Chí, được biết đến là một nhà hoạt động dân chủ và môi trường qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hay tuần hành kêu gọi bảo vệ cây xanh ở Hà Nội.
Ngoài ra, ông còn tham gia cùng người dân trong các vụ tranh chấp đất đai với chính quyền như vụ Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm.
Ông Tuyến sở hữu một kênh YouTube có gần 100.000 lượt đăng ký, thường đăng tải các nội dung về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Năm 2015, ông từng bị hành hung bởi “một đám côn đồ” khi đang đưa con đi học, giới hoạt động trong nước cáo buộc những người tấn công ông là “công an chìm”. Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội khi đó cho thấy ông Tuyến bị nhiều thương tích trên mặt và trên đầu.
Ông Tuyến đã gặp các nhà ngoại giao Mỹ và Úc sau vụ việc. Một dân biểu Mỹ thậm chí đã viết thư yêu cầu chính quyền Việt Nam mở cuộc điều tra. Tuy nhiên, sự việc đã khép lại từ đó.
Đó chỉ là một trong số nhiều vụ hành hung nhằm vào giới hoạt động dân chủ.
Trong một buổi trao đổi với BBC Tiếng Việt hồi năm 2015, ông Nguyễn Chí Tuyến giải thích mục đích hoạt động của mình:
"Chúng tôi là công dân và chúng tôi chỉ thực hiện các quyền dân sự, các quyền căn bản của con người là quyền phát biểu chính kiến của mình, quyền được tham gia hội họp để sinh hoạt trong những cái mà pháp luật cho phép, và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định, cũng như các công ước quốc tế.”
Ông nói thêm: “Hiện tại chúng tôi cũng chỉ biết là tự bảo vệ bằng cách là anh em đoàn kết với nhau để hỗ trợ cho nhau, rồi hạn chế những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho chúng tôi."
Tuy vậy, đó dường như là điều ông sẵn sàng đón nhận. Trong một bài phỏng vấn với tờ Mekong Review, ông từng tuyên bố: "Tôi sẵn lòng hi sinh đời mình cho tự do."
Nhận xét
Đăng nhận xét