Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt
.
Gia đình nói Blogger Huỳnh Thục Vy đã bị bắt đưa đi "mất tích"
Blogger Huỳnh Thục Vy bị công an tỉnh Quảng Nam bắt ở Sài Gòn và hiện không rõ đang ở đâu, gia đình cô nói với BBC.
Cả ba chị em Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Khánh Vy và Huỳnh Trọng Hiếu đều tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/7 và đều bị bắt nhưng sau đó được thả ra trong cùng ngày.
Các bài liên quanTính chính danh của Hiến Pháp'Công an dọn đường để bắt chúng tôi'
Nói về vụ bắt cô Huỳnh Thục Vy hôm 4/7, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cha của cô Vy, nói:
"Khi mà cháu Vy đi làm việc trên đồn công an của phường Tân Quy, quận 7, Sài Gòn thì an ninh của Quảng Nam người ta vô người ta bắt ngay ở trong đồn đó.
"Sau đó người ta chuyển Vy đi đâu tôi không biết.
"Mà người ta cũng không thông báo cho mình là ai bắt. Chỉ có Lê Khánh Duy (hôn phu của Huỳnh Thục Vy) thấy mấy người đó là mấy người Quảng Nam."
Ông Tuấn cũng nói nơi ở trọ mà cô Thục Vy sống chung với em gái Khánh Vy cũng bị khám xét:
"Sau khi bắt Vy thì người ta mới về chỗ trọ của Thục Vy, anh đó là Trung tá Phạm Trung Phương, an ninh của tỉnh Quảng Nam và anh Đặng Quang Thái, đại úy, cũng là an ninh tỉnh Quảng Nam, thì vô niêm phong lấy hai cái laptop và hai cái điện thoại di động.
"Nhưng mà hai cái đó không phải là tài sản của Thục Vy nhưng mà họ nói là làm theo lệnh cưỡng chế của tỉnh Quảng Nam."
"Còn hiện nay thì Thục Vy đã đi đâu mất tích nhưng người ta cũng không báo gì cho chúng tôi biết," ông Tuấn nói.
Bất ngờ
Ông Tuấn nói gia đình ông không hề được cảnh báo về chuyện Huỳnh Thục Vy sẽ bị bắt.
"Hoàn toàn không có một tín hiệu gì hết.
"Các cháu vẫn sinh hoạt bình thường.
"Người ta đến ngay nhà trọ của Thục Vy đó. Mười mấy công an, dân phòng người ta đến người ta canh cái nhà đó.
"Mình đi đâu thì họ đi theo vậy thôi. Cũng không có dấu hiệu gì là họ sẽ bắt Thục Vy hết," ông Tuấn nói.
Một video thu lúc công an tới khám và tịch thu máy tính và điện thoại ở nhà trọ của Huỳnh Thục Vy cho thấy phía an ninh lấy đi các đồ vật trong nhà mà không cần chứng minh đó có phải là vật dụng của cá nhân cô hay không.
Trong video chỉ có tiếng, người ta có thể nghe thấy tiếng một nam giới mà ông Tuấn nói là của Đỗ Minh Đức, chồng của Huỳnh Khánh Vy, lên tiếng khi công an muốn lấy đi laptop trong nhà:
"Tôi có mỗi một cần câu cơm duy nhất các anh cầm mất của tôi.
"Tôi có chứng minh trong máy là đồ của tôi."
Tuy nhiên một nhân viên an ninh nói "trong phạm vi này vẫn sử dụng chung với nhau" và vẫn lấy máy tính đi.
Xử phạt
Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn cũng đang bị treo quyết định phạt hành chính 270 triệu đồng vì "vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin" khi viết những bài viết "chống phá Đảng" và "chống phá khối đại đoàn kết dân tộc".
Tuy nhiên ông Tuấn nói gia đình ông đã nói ông và các con chỉ thực hiện "quyền tự do của công dân" đã được nêu trong Hiến Pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
Theo ông Tuấn, chính quyền không nhắc gì thêm tới quyết định xử phạt mà họ đưa ra từ cuối năm ngoái.
Chính quyền Việt Nam bị chỉ trích đã tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến kể từ sau Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng Một năm 2011.
Hà Nội thậm chí bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới liệt vào danh sách các nước mà họ gọi là "Kẻ thù của Internet" do các đợt trấn áp bloggers.
Gia đình nói Blogger Huỳnh Thục Vy đã bị bắt đưa đi "mất tích"
Blogger Huỳnh Thục Vy bị công an tỉnh Quảng Nam bắt ở Sài Gòn và hiện không rõ đang ở đâu, gia đình cô nói với BBC.
Cả ba chị em Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Khánh Vy và Huỳnh Trọng Hiếu đều tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/7 và đều bị bắt nhưng sau đó được thả ra trong cùng ngày.
Các bài liên quanTính chính danh của Hiến Pháp'Công an dọn đường để bắt chúng tôi'
Nói về vụ bắt cô Huỳnh Thục Vy hôm 4/7, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cha của cô Vy, nói:
"Khi mà cháu Vy đi làm việc trên đồn công an của phường Tân Quy, quận 7, Sài Gòn thì an ninh của Quảng Nam người ta vô người ta bắt ngay ở trong đồn đó.
"Sau đó người ta chuyển Vy đi đâu tôi không biết.
"Mà người ta cũng không thông báo cho mình là ai bắt. Chỉ có Lê Khánh Duy (hôn phu của Huỳnh Thục Vy) thấy mấy người đó là mấy người Quảng Nam."
Ông Tuấn cũng nói nơi ở trọ mà cô Thục Vy sống chung với em gái Khánh Vy cũng bị khám xét:
"Sau khi bắt Vy thì người ta mới về chỗ trọ của Thục Vy, anh đó là Trung tá Phạm Trung Phương, an ninh của tỉnh Quảng Nam và anh Đặng Quang Thái, đại úy, cũng là an ninh tỉnh Quảng Nam, thì vô niêm phong lấy hai cái laptop và hai cái điện thoại di động.
"Nhưng mà hai cái đó không phải là tài sản của Thục Vy nhưng mà họ nói là làm theo lệnh cưỡng chế của tỉnh Quảng Nam."
"Còn hiện nay thì Thục Vy đã đi đâu mất tích nhưng người ta cũng không báo gì cho chúng tôi biết," ông Tuấn nói.
Bất ngờ
Ông Tuấn nói gia đình ông không hề được cảnh báo về chuyện Huỳnh Thục Vy sẽ bị bắt.
"Hoàn toàn không có một tín hiệu gì hết.
"Các cháu vẫn sinh hoạt bình thường.
"Người ta đến ngay nhà trọ của Thục Vy đó. Mười mấy công an, dân phòng người ta đến người ta canh cái nhà đó.
"Mình đi đâu thì họ đi theo vậy thôi. Cũng không có dấu hiệu gì là họ sẽ bắt Thục Vy hết," ông Tuấn nói.
Một video thu lúc công an tới khám và tịch thu máy tính và điện thoại ở nhà trọ của Huỳnh Thục Vy cho thấy phía an ninh lấy đi các đồ vật trong nhà mà không cần chứng minh đó có phải là vật dụng của cá nhân cô hay không.
Trong video chỉ có tiếng, người ta có thể nghe thấy tiếng một nam giới mà ông Tuấn nói là của Đỗ Minh Đức, chồng của Huỳnh Khánh Vy, lên tiếng khi công an muốn lấy đi laptop trong nhà:
"Tôi có mỗi một cần câu cơm duy nhất các anh cầm mất của tôi.
"Tôi có chứng minh trong máy là đồ của tôi."
Tuy nhiên một nhân viên an ninh nói "trong phạm vi này vẫn sử dụng chung với nhau" và vẫn lấy máy tính đi.
Xử phạt
Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn cũng đang bị treo quyết định phạt hành chính 270 triệu đồng vì "vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin" khi viết những bài viết "chống phá Đảng" và "chống phá khối đại đoàn kết dân tộc".
Tuy nhiên ông Tuấn nói gia đình ông đã nói ông và các con chỉ thực hiện "quyền tự do của công dân" đã được nêu trong Hiến Pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
Theo ông Tuấn, chính quyền không nhắc gì thêm tới quyết định xử phạt mà họ đưa ra từ cuối năm ngoái.
Chính quyền Việt Nam bị chỉ trích đã tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến kể từ sau Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng Một năm 2011.
Hà Nội thậm chí bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới liệt vào danh sách các nước mà họ gọi là "Kẻ thù của Internet" do các đợt trấn áp bloggers.
Nhận xét
Đăng nhận xét