TQ "khoái chí" trước thất bại của Asean
chủ nhật, 22 tháng 7, 2012
Campuchia nói không muốn đứng về phía nào trong câu từ của tuyên bố chung.
Đối với các quan chức chính phủ và các nhà phân tích khu vực theo dõi các cuộc đối thoại an ninh ở Phnom Penh gần đây, những gì diễn ra tại đây có thể xem là sự pha trộn của cả tin vui lẫn tin buồn.
Tin vui là ngoại trưởng của ASEAN đã đồng ý các điểm chính trong Quy tắc Ứng xử Biển Nam Trung Hoa, hay Biển Đông (COC).
Tin buồn là ngoại trưởng ASEAN không thể đồng ý về câu từ cho phần nói về Biển Đông trong tuyên bố chung.
Tin vui: Đồng thuận về COC
Vào năm 2002, ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về COC. Để thỏa hiệp, họ ký một văn kiện chính trị không ràng buộc dưới dạng Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC).
Các bên đặt bút ký đồng ý làm việc để rốt cùng sẽ tiến tới việc thông qua COC. Việc thực hiện DOC phải chờ trong suốt chín năm cho đến khi Trung Quốc tái đàm phán với ASEAN và nhất trí về bộ hướng dẫn thực hiện DOC.
Việc Trung Quốc đổi ý là để phản ứng lại áp lực của cộng đồng quốc tế, với Hoa Kỳ đi đầu, chỉ trích Trung Quốc có hành động lấn át Việt Nam và Philippines.
Việc thỏa thuận được các hướng dẫn về DOC đã có tác dụng thúc ASEAN chuyển sang giai đoạn kế tiếp - soạn thảo tiếp một COC.
ASEAN hiện chưa công bố câu từ chính thức của COC mà họ soạn. Tuy nhiên, phác thảo chi tiết đưa cho người viết bài này cho thấy có ba phần.
TQ được cho là đã "mua được ghế chủ tịch Asean" của Campuchia.
Phần đầu liệt kê các thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc hướng các bên tới trách nhiệm giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Phần thứ hai có các điều khoản có tính triển khai COC.
Các bên ký được yêu cầu "phát triển phương thức và thủ tục nhằm thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình và ngăn chặn việc để tranh chấp leo thang”. Có một điều khoản kêu gọi hình thành một cơ chế hiệu quả để giám sát việc thực hiện qui tắc ứng xử này.
Phần cuối cùng “yêu cầu các bên ký kết thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng COC”.
Quy định này khuyến cáo rằng các bên tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đã có trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của ASEAN.
TAC thiết lập Hội đồng Cấp cao ASEAN cấp bộ trưởng và trao cho hội đồng này quyền khuyến nghị các bên tranh có tranh chấp – với sự đồng ý trước- các biện pháp như hòa giải, yêu cầu giải đáp hoặc hoà giải.
Hội đồng cũng được thẩm quyền để "giới thiệu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa hướng đi tiêu cực trong tranh chấp. ."
Trung Quốc tham gia TAC ngày 08 tháng 10 2003 và cam kết bằng văn bản rằng họ "trung thành thực thi và tuân theo tất cả các quy định đưa ra trong đó [trong TAC].
"Trong trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp của họ trong khuôn khổ ASEAN, COC nói các bên có tranh chấp có thể dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS."
Điều này bao gồm cả khả năng đưa tranh chấp này ra một tòa án quốc tế để xét xử.
UNCLOS, tuy nhiên, không bao gồm bất kỳ điều khoản nào cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên các đảo và bãi đá.
UNCLOS có qui định về Phiên tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) để xét xử các tranh chấp về thẩm quyền hàng hải.
Luật quốc tế nói "đất khống chế biển", vì vậy trước khi tranh chấp có thể đưa khiếu nại Phiên tòa Quốc tế về Luật biển thì các bên có tranh chấp phải trước hết sẽ phải xác định chủ quyền trên các đảo hoặc bãi đá tranh chấp mà tại đó họ đưa ra các khiếu nại hàng hải của mình.
Tin buồn: ASEAN không có Thông cáo Chung
Ngoại trưởng VN nói các bộ trưởng đã nỗ lực nhiều nhưng không ra được thông cáo chung.
ASEAN được thành lập vào năm 1967 và mỗi cuộc họp cấp bộ trưởng luôn kết thúc với một thông cáo chung tóm tắt các quyết định đạt được.
Thông cáo này được nước nắm ghế chủ tịch ASEAN soạn trên cơ sở tham vấn với tất cả các nước thành viên và phản ánh sự đồng thuận.
Bản tin đề ngày 09 tháng 7 của ASEAN cho biết, "Thông cáo chung sẽ được đưa ra tại cuối của Hội nghị Bộ trưởng."
Thất bại khi không ra được thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 45 của ASEAN là chưa có tiền lệ.
Trước khi bàn thảo tới tranh cãi về câu từ trong phần về Biển Đông, cũng cần biết rằng Hội nghị Bộ trưởng ASEAN có một nghị trình sự quá dày đặc.
Tại cuộc họp cuối cùng, các ngoại trưởng thảo luận 118 mục trong nghị trình và thông cáo chung dài tới 29 trang. Như vậy, sự thất bại trong việc đưa ra thông cáo chung sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc ban hành các quyết định của bộ trưởng khối ASEAN.
Việc không có được thông cáo chung là do tranh cãi lớn giữa Philippines vàvà Campuchia, nước nắm ghế chủ tịch ASEAN trong năm nay. Philippines muốn thông cáo đề cập đến Trung Quốc xâm phạm Bãi Scarborough và vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ.
Campuchia đã cương quyết rằng rằng bất kỳ việc đề cập nào tới Bãi Scarborough tương đương với việc thiên vị trong trong tranh chấp và sẽ làm suy yếu nguyên tắc trung lập của ASEAN.
Theo ghi chép của một người tham gia và cung cấp cho tác giả bài viết, Ngoại trưởng Campuchia dọa "nếu chúng ta không thể đồng ý về câu từ thì sẽ không đưa ra tuyên bố nào hết."
Ngoại trưởng Indonesia và Singapore đã làm trung gian để thỏa hiệp từ ngữ của thông cáo chung với việc đề cập Philippines và Việt Nam, nhưng mặc dù có các nỗ lực này thì Ngoại trưởng Campuchia vẫn từ chối và bất chợt rời phòng họp.
Hướng đi tới là gì?
Đã diễn ra các cuộc biểu tình chống TQ tại VN trong những ngày chủ nhật vài tuần qua.
Qui tắc Ứng xử Biển Đông (COC) của ASEAN và Thông cáo Chung cấp Bộ trưởng ASEAN là hai chủ đề đề riêng biệt.
ASEAN hiện có thể thảo luận với Trung Quốc về COC.
Các cuộc họp không chính thức được tổ chức tại Phnom Penh và Trung Quốc đã công khai tỏ y họ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận với ASEAN "khi có điều kiện chín muồi".
Các cuộc bàn thảo giữa ASEAN và Trung Quốc được tạm thời lên lịch vào tháng Chín. ASEAN hy vọng đạt đồng thuận về COC vào tháng 11 khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của khối.
Sự cố liên quan tới tuyên bố chung làm căng thẳng quan hệ giữa Campuchia và Philippines.
Sự cản trở của Campuchia đã tạo ra rạn nứt về tình đoàn kết trong ASEAN và ảnh hưởng tới chỗ đứng cũng như uy tín của khối trên trường quốc tế. Campuchia được xem “chiến mã” của Trung Quốc
Một nhà ngoại giao nắm rõ những gì diễn ra tại hội nghị khẳng định, "Trung Quốc đã mua được ghế chủ tịch [của Campuchia], nói thế cho đơn giản”.
Nếu việc mất đoàn kết tiếp diễn và có tác động dây chuền tiêu cực tới ASEAN, nó sẽ làm tổn hại tới nỗ lực ngoại giao gần đây của Ngoại trưởng Hillary Clinton khi bà nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN duy trì lập trường thống nhất và vai trò lãnh đạo đối với chủ đề gai góc này.
Trung Quốc sẽ khoái chí trước bối rối của ASEAN vì ASEAN sẽ bị suy yếu trong nỗ lực đàm phán cho được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc.
Bài viết được dịch từ trang tư liệu của ông Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, Canberra.
Nhận xét
Đăng nhận xét