Bắc Kinh làm châu Á Thái Bình Dương mất ổn định ?
Báo chí Trung Quốc bảo vệ lập trường của Bắc Kinh : "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc - REUTERS /Shannon Stapleton
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa sử dụng « biện pháp phòng vệ khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không tuân thủ. Động thái này gặp phản ứng cứng rắn từ các nước trong vùng và của Hoa Kỳ. Theo bản đồ của bộ Quốc phòng Trung Quốc, biên giới của vùng nhận dạng và phòng không của Trung Quốc chiếm gần hết biển Hoa Đông.
Vấn đề thứ nhất là ở phía đông,« vùng phòng không của Trung Quốc », chồng chéo vào không phận của quần đảo Senkaku/ Điếu ngư mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Tokyo. Ở phía bắc, lấn sâu vào lãnh hải và « vùng nhận dạng » của Hàn Quốc và ở phía nam, nằm ở thế cài răng lược với Đài Loan.
Vấn đề thứ hai là chính quyền Trung Quốc buộc mọi phi cơ bay ngang qua phải cung cấp lộ trình, báo cáo danh tánh, duy trì liên lạc vô tuyến….. nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp bằng « các biện pháp phòng thủ khẩn cấp ».
Thái độ của Trung Quốc khác với cánh hành xử của nhiều nước khác. Nhật Bản chẳng hạn chỉ yêu cầu máy bay vào vùng ADIZ của Nhật thông báo xuất xứ nếu đáp xuống lãnh thổ Nhật còn nếu chỉ bay ngang qua thì thôi.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc thành lập « vùng nhận dạng và phòng không ? ».
Trong cuộc họp báo ngày 23/11/2013, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc giải thích đây là biện pháp cần thiết thuộc quyền tự vệ chính đáng của Trung Quốc không nhằm chống đối một nước nào.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, quyết định kiểm soát không trung này nhằm củng cố tham vọng tranh giành biển đảo với Nhật Bản. Bắc Kinh đã thực hiện bước pháp lý hồi tháng 9/2012 khi đệ trình với Liên Hiệp Quốc bản đồ lãnh hải bao trùm các đảo mà Trung Quốc tranh giành với các nước lân bang.
Mục đích thứ hai là Trung Quốc sẽ cho phi cơ xâm nhập vào không phận các vùng tranh chấp viện cớ tuần tra trong vùng « nhận dạng » của mình.
Quyết định của Trung Quốc lập tức tạo thêm nhiều phiền phức trong quan hệ với các nước trong vùng và với Hoa Kỳ, gây căng thẳng thêm với Nhật Bản và làm các quốc gia Đông nam Á lo ngại.
Để thách thức Trung Quốc và để trấn an các đồng minh châu Á , hôm thứ ba 26/11 Hoa Kỳ cho hai pháo đài bay B52 bay ngang bất chấp cái gọi là « thủ tục thức biệt » của Bắc Kinh. Phòng không Trung Quốc không có động thái « tự vệ » nào như đã đe dọa. Ngay các công ty hàng không Nhật Bản, sau khi thông báo nhượng bộ vì lo sợ, họ đã thay đổi ý định không tuân thủ yêu sách của Bắc Kinh.
Liệu quyết định quân sự gây bất bình cho toàn khu vực có liên hệ nhân quả gì với kết quả hội nghị Trung ương lần ba của đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc cách nay mới hơn một tuần với trọng tâm được loan báo là cách kinh tế song song với việc tăng cường các biện pháp an ninh nội chính ?
Giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông nhận định đảng Cộng sản giúp Tận Cận Bình củng cố quyền lực hơn là cải cách. Tương lai sẽ cho biết lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là nhà cải cách hay Pol Pot thứ hai.
Còn theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc, đại học Maine, Hoa Kỳ, thì « vùng phòng không » của Trung Quốc có quan hệ nhân quả với nội tình Trung Quốc. Để chứng tỏ đã thâu tóm quyền lực về một mối, đảng Cộng sản Trung Quốc gây xáo trộn trong khu vực để « định hướng dư luận, để trắc nghiệm Hoa Kỳ và các nước trong khu vực mà đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam » tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi.
RFI đặt câu hỏi với chuyên gia về Trung Quốc Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long : « Đối với trong nước thì đàn áp rất là quan trọng. Tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát, quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, cục tuyên truyền, cục liên lạc và hợp tác quốc tế đều tập trung vào Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình là chủ tịch.
Quân đội cũng đặt dưới một hệ thống lãnh đạo thống nhất bảy quân khu hiện nay. Quyền lực tập trung vào tay Tập Cận Bình cho nên những nước cờ sai như việc thành lập « vùng nhận dạng phòng không » là tại bộ chính trị, tại Tập Cận Bình chứ không thể đổ lỗi cho ai khác, cho quân đội hay chính quyền một tỉnh.
Cho nên những sai trái của họ sẽ có tác động rất lớn cho đảng Cộng sản, cho Tập Cận Bình, vừa gây xáo trộn cho khu vực mà cũng gây xáo trộn cho Trung Quốc… Mỹ và Nhật có nhiều quan hệ kinh tế, tài chính… sâu đậm cho nên nếu an ninh trên mọi lãnh vực của Nhật bị đe dọa thì Mỹ không ngồi yên… tôi nghĩ Trung Quốc đã đi quá trớn … »
Vấn đề thứ nhất là ở phía đông,« vùng phòng không của Trung Quốc », chồng chéo vào không phận của quần đảo Senkaku/ Điếu ngư mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Tokyo. Ở phía bắc, lấn sâu vào lãnh hải và « vùng nhận dạng » của Hàn Quốc và ở phía nam, nằm ở thế cài răng lược với Đài Loan.
Vấn đề thứ hai là chính quyền Trung Quốc buộc mọi phi cơ bay ngang qua phải cung cấp lộ trình, báo cáo danh tánh, duy trì liên lạc vô tuyến….. nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp bằng « các biện pháp phòng thủ khẩn cấp ».
Thái độ của Trung Quốc khác với cánh hành xử của nhiều nước khác. Nhật Bản chẳng hạn chỉ yêu cầu máy bay vào vùng ADIZ của Nhật thông báo xuất xứ nếu đáp xuống lãnh thổ Nhật còn nếu chỉ bay ngang qua thì thôi.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc thành lập « vùng nhận dạng và phòng không ? ».
Trong cuộc họp báo ngày 23/11/2013, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc giải thích đây là biện pháp cần thiết thuộc quyền tự vệ chính đáng của Trung Quốc không nhằm chống đối một nước nào.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, quyết định kiểm soát không trung này nhằm củng cố tham vọng tranh giành biển đảo với Nhật Bản. Bắc Kinh đã thực hiện bước pháp lý hồi tháng 9/2012 khi đệ trình với Liên Hiệp Quốc bản đồ lãnh hải bao trùm các đảo mà Trung Quốc tranh giành với các nước lân bang.
Mục đích thứ hai là Trung Quốc sẽ cho phi cơ xâm nhập vào không phận các vùng tranh chấp viện cớ tuần tra trong vùng « nhận dạng » của mình.
Quyết định của Trung Quốc lập tức tạo thêm nhiều phiền phức trong quan hệ với các nước trong vùng và với Hoa Kỳ, gây căng thẳng thêm với Nhật Bản và làm các quốc gia Đông nam Á lo ngại.
Để thách thức Trung Quốc và để trấn an các đồng minh châu Á , hôm thứ ba 26/11 Hoa Kỳ cho hai pháo đài bay B52 bay ngang bất chấp cái gọi là « thủ tục thức biệt » của Bắc Kinh. Phòng không Trung Quốc không có động thái « tự vệ » nào như đã đe dọa. Ngay các công ty hàng không Nhật Bản, sau khi thông báo nhượng bộ vì lo sợ, họ đã thay đổi ý định không tuân thủ yêu sách của Bắc Kinh.
Liệu quyết định quân sự gây bất bình cho toàn khu vực có liên hệ nhân quả gì với kết quả hội nghị Trung ương lần ba của đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc cách nay mới hơn một tuần với trọng tâm được loan báo là cách kinh tế song song với việc tăng cường các biện pháp an ninh nội chính ?
Giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông nhận định đảng Cộng sản giúp Tận Cận Bình củng cố quyền lực hơn là cải cách. Tương lai sẽ cho biết lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là nhà cải cách hay Pol Pot thứ hai.
Còn theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc, đại học Maine, Hoa Kỳ, thì « vùng phòng không » của Trung Quốc có quan hệ nhân quả với nội tình Trung Quốc. Để chứng tỏ đã thâu tóm quyền lực về một mối, đảng Cộng sản Trung Quốc gây xáo trộn trong khu vực để « định hướng dư luận, để trắc nghiệm Hoa Kỳ và các nước trong khu vực mà đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam » tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi.
RFI đặt câu hỏi với chuyên gia về Trung Quốc Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long : « Đối với trong nước thì đàn áp rất là quan trọng. Tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát, quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, cục tuyên truyền, cục liên lạc và hợp tác quốc tế đều tập trung vào Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình là chủ tịch.
Quân đội cũng đặt dưới một hệ thống lãnh đạo thống nhất bảy quân khu hiện nay. Quyền lực tập trung vào tay Tập Cận Bình cho nên những nước cờ sai như việc thành lập « vùng nhận dạng phòng không » là tại bộ chính trị, tại Tập Cận Bình chứ không thể đổ lỗi cho ai khác, cho quân đội hay chính quyền một tỉnh.
Cho nên những sai trái của họ sẽ có tác động rất lớn cho đảng Cộng sản, cho Tập Cận Bình, vừa gây xáo trộn cho khu vực mà cũng gây xáo trộn cho Trung Quốc… Mỹ và Nhật có nhiều quan hệ kinh tế, tài chính… sâu đậm cho nên nếu an ninh trên mọi lãnh vực của Nhật bị đe dọa thì Mỹ không ngồi yên… tôi nghĩ Trung Quốc đã đi quá trớn … »
Nhận xét
Đăng nhận xét