Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ !
Creative commons / US Air Force
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
Dẫu sao thì tuyên bố của Bắc Kinh đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc triển khai « mô hình Hoa Đông » tại Biển Đông, nơi họ đòi hởi chủ quyền trên 80% diện tích, trực tiếp tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Philippines là nước đầu tiên đã công khai bày tỏ thái độ lo âu. Trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình hôm 28/11/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng tuyên bố lập vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông đã gợi lên khả năng nước này có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines xác định : « Có nguy cơ là Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận (ở Biển Đông) ». Đây là một điều đáng ngại vì theo ông Del Rosario, tại vùng Biển Hoa Đông, với vùng phòng không vừa thành lập, Trung Quốc đang « biến cả một vùng trời thành không phận nội địa của Trung Quốc. Và đó là một hành động lân chiếm, phương hại đến sự an toàn của hàng không dân sự. ».
Một số nhà phân tích tuy nhiên đã thử tìm hiểu về tính khả thi của một vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông và đã cho rằng căn cứ vào tình hình hiện nay, đây là một đề án rất khó thực hiện.
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, 29/11, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số trở ngại ngăn không cho Bắc Kinh áp đặt một vùng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm được đối với Biển Hoa Đông
Câu hỏi trước tiên là kích thước của vùng phòng không đó. Theo ông Thayer, Bắc Kinh có hai lựa chọn : một là thiết lập một khu vực giới hạn chung quanh đảo Hải Nam, và hai là khuếch đại vùng này để bao gồm tất cả các vùng bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền.
Đối với giáo sư Thayer, trong giả thuyết mà Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vùng phòng không tại Biển Đông vì không có phương tiện kỹ thuật.
Nếu tại vùng Đông Bắc Á, tức là vùng Biển Hoa Đông, phi cơ Trung Quốc có thể nhanh chóng bay từ đất liền ra biển, không cần phải tiếp tế nhiên liệu, có thể đến nơi mau hơn, ở lâu hơn trên không, quay về để lấy nhiên liệu rồi bay tiếp, thì tại Biển Đông, Trung Quốc chưa có được tiềm lực không quân hùng hậu như vậy.
Họ có thể triển khai máy bay, nhưng thời gian trụ lại trên không rất ít oi, và không quân Trung Quốc lại phải hoạt động ở những vùng xa xôi. Nếu gặp khó khăn, họ phải đi lại trên một chặng đường dài chứ không như ở miền Bắc.
Mặt khác, ở Biển Đông, Trung Quốc phải tính đến sự hiện diện của không quân Việt Nam, vốn đã cho phi cơ của mình tuần tra trên vùng đảo Trường Sa. Mặt khác, vùng phòng không đó lại cản trở việc quân đội Mỹ luân phiên trung chuyển qua các căn cứ tại Philippines.
Tóm lại, chỉ riêng về mặt địa chính trị và thuần túy kỹ thuật, vùng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông là một điều khó thực hiện. Đó là chưa kể đến khía cạnh chính trị, khi Trung Quốc đang lại tìm cách chiêu dụ các nước Đông Nam Á.
Philippines là nước đầu tiên đã công khai bày tỏ thái độ lo âu. Trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình hôm 28/11/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng tuyên bố lập vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông đã gợi lên khả năng nước này có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines xác định : « Có nguy cơ là Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận (ở Biển Đông) ». Đây là một điều đáng ngại vì theo ông Del Rosario, tại vùng Biển Hoa Đông, với vùng phòng không vừa thành lập, Trung Quốc đang « biến cả một vùng trời thành không phận nội địa của Trung Quốc. Và đó là một hành động lân chiếm, phương hại đến sự an toàn của hàng không dân sự. ».
Một số nhà phân tích tuy nhiên đã thử tìm hiểu về tính khả thi của một vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông và đã cho rằng căn cứ vào tình hình hiện nay, đây là một đề án rất khó thực hiện.
Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, 29/11, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số trở ngại ngăn không cho Bắc Kinh áp đặt một vùng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm được đối với Biển Hoa Đông
Câu hỏi trước tiên là kích thước của vùng phòng không đó. Theo ông Thayer, Bắc Kinh có hai lựa chọn : một là thiết lập một khu vực giới hạn chung quanh đảo Hải Nam, và hai là khuếch đại vùng này để bao gồm tất cả các vùng bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền.
Đối với giáo sư Thayer, trong giả thuyết mà Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vùng phòng không tại Biển Đông vì không có phương tiện kỹ thuật.
Nếu tại vùng Đông Bắc Á, tức là vùng Biển Hoa Đông, phi cơ Trung Quốc có thể nhanh chóng bay từ đất liền ra biển, không cần phải tiếp tế nhiên liệu, có thể đến nơi mau hơn, ở lâu hơn trên không, quay về để lấy nhiên liệu rồi bay tiếp, thì tại Biển Đông, Trung Quốc chưa có được tiềm lực không quân hùng hậu như vậy.
Họ có thể triển khai máy bay, nhưng thời gian trụ lại trên không rất ít oi, và không quân Trung Quốc lại phải hoạt động ở những vùng xa xôi. Nếu gặp khó khăn, họ phải đi lại trên một chặng đường dài chứ không như ở miền Bắc.
Mặt khác, ở Biển Đông, Trung Quốc phải tính đến sự hiện diện của không quân Việt Nam, vốn đã cho phi cơ của mình tuần tra trên vùng đảo Trường Sa. Mặt khác, vùng phòng không đó lại cản trở việc quân đội Mỹ luân phiên trung chuyển qua các căn cứ tại Philippines.
Tóm lại, chỉ riêng về mặt địa chính trị và thuần túy kỹ thuật, vùng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông là một điều khó thực hiện. Đó là chưa kể đến khía cạnh chính trị, khi Trung Quốc đang lại tìm cách chiêu dụ các nước Đông Nam Á.
Nhận xét
Đăng nhận xét