Liên hiệp quốc ra nghị quyết về Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo
Liên hiệp quốc chọn 02/11, tức ngày sát hại 2 phóng viên RFI Ghislaine Dupont & Claude Verlon làm Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo - RFI
Hôm qua 26/11/2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 02/11 hàng năm làm Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo. Đây là ngày hai nhà báo của RFI Ghislaine Dupont và Claude Verlon bị sát hại tại Mali.
Nghị quyết được tiểu ban nhân quyền thông qua với sự nhất trí toàn bộ này mang một ý nghĩa quan trọng đánh động dư luận về tình trạng rất đông các nhà báo bị sát hại, truy bức hàng năm trên thế giới. Thông tín viên RFI tại New York, Karim Lebhour :
"Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo nhằm mục đích thu hút sự chú ý của dự luận về rất đông các nhà báo bị sát hại hàng năm trên thế giới. Văn kiện được thông qua với nhất trí hoàn toàn này kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên điều tra triệt để và trừng phạt các vụ phạm tội ác với các nhà báo. Đây là lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc nắm bắt hồ sơ bảo vệ các nhà báo.
Nghị quyết nhất trí lấy ngày 02/11 hàng năm làm Ngày quốc tế nhà báo để tôn vinh ngày hai nhà báo của đài RFI Ghislaine Dupont et Claude Verlon bị sát hại tại Mali vào ngày đó. Năm ngoái, trên thế giới có 89 nhà báo bị sát hại và từ đầu năm đến nay lại có thêm 52 nhà báo bị thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở Syria, Somalia, Pakistan, hay ở Brazil và Mêhicô vì những băng đảng buôn ma túy.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc cũng ghi nhận thêm những hình thức mới của nghề báo bao gồm cả các blogger. Họ là những người không trực thuộc ban biên tập nào nhưng vẫn thường xuyên bị đe dọa.
Tất nhiên, nghị quyết trên của Liên hiệp quốc sẽ không thăy đổi căn bản được số phận của các nhà báo đang bị truy bức hay bị bỏ tù trên toàn thế giới, nhưng là cần thiết để làm rõ ràng vấn đề bảo vệ nhà báo. Đối với riêng đài RFI thì nghị quyết cho thấy vụ sát hại hai nhà báo Ghislaine và Claude tại Mali vừa qua là không thể bị rơi vào quên lãng."
"Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo nhằm mục đích thu hút sự chú ý của dự luận về rất đông các nhà báo bị sát hại hàng năm trên thế giới. Văn kiện được thông qua với nhất trí hoàn toàn này kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên điều tra triệt để và trừng phạt các vụ phạm tội ác với các nhà báo. Đây là lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc nắm bắt hồ sơ bảo vệ các nhà báo.
Nghị quyết nhất trí lấy ngày 02/11 hàng năm làm Ngày quốc tế nhà báo để tôn vinh ngày hai nhà báo của đài RFI Ghislaine Dupont et Claude Verlon bị sát hại tại Mali vào ngày đó. Năm ngoái, trên thế giới có 89 nhà báo bị sát hại và từ đầu năm đến nay lại có thêm 52 nhà báo bị thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở Syria, Somalia, Pakistan, hay ở Brazil và Mêhicô vì những băng đảng buôn ma túy.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc cũng ghi nhận thêm những hình thức mới của nghề báo bao gồm cả các blogger. Họ là những người không trực thuộc ban biên tập nào nhưng vẫn thường xuyên bị đe dọa.
Tất nhiên, nghị quyết trên của Liên hiệp quốc sẽ không thăy đổi căn bản được số phận của các nhà báo đang bị truy bức hay bị bỏ tù trên toàn thế giới, nhưng là cần thiết để làm rõ ràng vấn đề bảo vệ nhà báo. Đối với riêng đài RFI thì nghị quyết cho thấy vụ sát hại hai nhà báo Ghislaine và Claude tại Mali vừa qua là không thể bị rơi vào quên lãng."
Nhận xét
Đăng nhận xét