Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên hiệp quốc - DR
Hôm nay 27/11/2013, bốn mươi nhân sĩ trí thức tại TPHCM đã công bố bản kiến nghị lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, đề nghị cho thành lập các hội đồng thúc đẩy nhân quyền. Mục đích là nhằm phổ biến và thực thi các quyền cơ bản của công dân đúng theo tinh thần Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Kiến nghị nhận định, việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền đã được hệ thống truyền thông nhà nước cho là một thành tựu to lớn, có viên chức cho là « đòn đánh mạnh vào các đối tượng lâu nay bôi nhọ, vu cáo ». Tuy nhiên trên thực tế, dân chúng ít được biết đến các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết như Công ước về các quyền dân sự và chính trị, Công ước chống tra tấn.
Các nhân sĩ trí thức Saigon bày tỏ hy vọng từ nay các quyền cơ bản của công dân sẽ được thực thi, với những văn bản pháp quy đảm bảo, có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước và nhân dân.
Cụ thể, nhân Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng 10/12/2013, đề nghị cho tổ chức mít-tinh, xuống đường chào mừng sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó là việc công bố thành lập « Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước », « Hội đồng Nhân quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp », cùng với các « Nhóm tổ chức xúc tiến nhân quyền của nhân dân ».
Các tổ chức này sẽ phổ biến rộng rãi các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, phát hiện các quy phạm pháp luật của Việt Nam khác với các Điều ước quốc tế cùng một vấn đề. Ngoài ra còn phối hợp để trao đổi thông tin, vận động trợ giúp những trường hợp người dân bị vi phạm nhân quyền.
Bản kiến nghị do 40 nhân sĩ trí thức đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh ký tên. Trong đó giáo sư Tương Lai, phó giáo sư Đào Công Tiến và những khuôn mặt sinh viên học sinh đấu tranh trước 1975 như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, các cựu tù chính trị Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, nhà báo Tống Văn Công, Huy Đức…
Các nhân sĩ trí thức Saigon bày tỏ hy vọng từ nay các quyền cơ bản của công dân sẽ được thực thi, với những văn bản pháp quy đảm bảo, có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước và nhân dân.
Cụ thể, nhân Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng 10/12/2013, đề nghị cho tổ chức mít-tinh, xuống đường chào mừng sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó là việc công bố thành lập « Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước », « Hội đồng Nhân quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp », cùng với các « Nhóm tổ chức xúc tiến nhân quyền của nhân dân ».
Các tổ chức này sẽ phổ biến rộng rãi các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, phát hiện các quy phạm pháp luật của Việt Nam khác với các Điều ước quốc tế cùng một vấn đề. Ngoài ra còn phối hợp để trao đổi thông tin, vận động trợ giúp những trường hợp người dân bị vi phạm nhân quyền.
Bản kiến nghị do 40 nhân sĩ trí thức đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh ký tên. Trong đó giáo sư Tương Lai, phó giáo sư Đào Công Tiến và những khuôn mặt sinh viên học sinh đấu tranh trước 1975 như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, các cựu tù chính trị Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, nhà báo Tống Văn Công, Huy Đức…
Nhận xét
Đăng nhận xét