VN thông qua hiến pháp mới, giữ vai trò ‘lãnh đạo’ của Đảng
Tiến sĩ Nguyễn Quang A chụp hình chung với Giáo sư Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và Đại sứ Mỹ tại VN David Shear tại khách sạn Sheraton ỏ Hà Nội
28.11.2013
VOA —
Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi với số phiếu thuận áp đảo là 486 trên 488 đại biểu có mặt, tức chiếm tỷ lệ hơn 97%.
Tin cho hay, chỉ có hai đại biểu không biểu quyết (không rõ danh tính) và không có ai bỏ phiếu chống bản hiến pháp mới, sửa đổi bản hiến pháp thông qua năm 1992.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người từng nhiều lần mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xã hội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi là ‘điều dễ hiểu vì tuyệt đại bộ phận đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản’. Ông nói:
“Dự tính của chúng tôi cũng đã là như vậy. Chúng tôi cũng không hy vọng quá lớn vào việc người ta sẽ thay đổi những gì lớn lao. Tất nhiên nếu có sự thay đổi như thế thì rất là đáng mừng. Nhưng mà không có những gì thay đổi như thế cũng có thể làm cho một số người buồn. Nhưng mà nếu suy nghĩ cẩn thận một tí về cái đặt vấn đề ban đầu của những người ký kiến nghị 72 thì cũng không phải quá buồn bởi vì mục tiêu của những người khởi xướng kiến nghị 72 là để khởi động một quá trình học tập trong dân chúng, trong giới trẻ, một quá trình trao đổi, thảo luận, tranh luận về vấn đề hiến pháp và pháp luật. Quá trình đó đã được khởi động và đạt được cái mức độ ngoài sự mong đợi của những người khởi xướng”.
Hiến pháp mới gồm 11 chương, 120 điều, tức là giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Hiến pháp 2013 vẫn duy trì Điều 4 về vai trò ‘lãnh đạo’ của Đảng Cộng sản Việt Nam, và nhấn mạnh rằng đảng ‘chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình’.
Hồi đầu năm nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến ‘suy thoái về nhận thức tư tưởng’ trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.
Phát biểu của ông Trọng được đưa ra sau khi hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín trong nước kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như yêu cầu thay đổi hiến pháp nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Về ý kiến cho rằng Quốc hội Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi, ông A cho rằng nghĩ như thế là ‘đánh giá quá cao các đại biểu quốc hội’.
“Vấn đề là ở Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải quốc hội. Quốc hội từ trước tới nay chỉ làm một vai trò hợp thức hóa và thông qua để cho nó có vẻ là dân chủ mà thôi. Hay nói một cách nôm na thì nó chỉ có vai trò gật thôi”.
Theo nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, ‘khách hàng’ của kiến nghị 72 ‘không phải là Quốc hội Việt Nam, hay của giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam mà là nhân dân Việt Nam, và giới trẻ’.
Ông A cho rằng việc tích cực tham gia của người dân vào hoạt động chính trị là ‘một điều kiện tiên quyết để nếu có bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng dân chủ thì sự thay đổi đó mang tính bền vững’. Ông nhận định
“Giới trẻ cũng hưởng ứng kiến nghị 72 rất là nhiều, và giới trẻ họ có những cái sáng kiến rất là độc đáo của họ. Tôi nghĩ rằng nếu mà nhìn không khí tham gia và không khí thảo luận về chính trị thì mối quan tâm của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng vào những vấn đề chính trị hiện giờ so với thời gian trước, ít ra là một năm trở lại trước, thì đúng là có sự phát triển vượt bậc. Vấn đề quan trọng là phải tiếp tục duy trì cái đó và để làm sao cho mức độ tham gia một cách tích cực của người dân càng ngày càng ngày càng tăng hơn nữa”.
Hiến pháp sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, và văn bản này quy định, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ‘do nhân dân làm chủ’.
Văn bản mới cũng nói rằng ở Việt Nam ‘các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’.
Hiến pháp cũng viết rằng ‘mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình’.
Quốc hội từ trước tới nay chỉ làm một vai trò hợp thức hóa và thông qua để cho nó có vẻ là dân chủ mà thôi. Hay nói một cách nôm na thì nó chỉ có vai trò gật thôi
Tin cho hay, chỉ có hai đại biểu không biểu quyết (không rõ danh tính) và không có ai bỏ phiếu chống bản hiến pháp mới, sửa đổi bản hiến pháp thông qua năm 1992.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người từng nhiều lần mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xã hội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi là ‘điều dễ hiểu vì tuyệt đại bộ phận đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản’. Ông nói:
“Dự tính của chúng tôi cũng đã là như vậy. Chúng tôi cũng không hy vọng quá lớn vào việc người ta sẽ thay đổi những gì lớn lao. Tất nhiên nếu có sự thay đổi như thế thì rất là đáng mừng. Nhưng mà không có những gì thay đổi như thế cũng có thể làm cho một số người buồn. Nhưng mà nếu suy nghĩ cẩn thận một tí về cái đặt vấn đề ban đầu của những người ký kiến nghị 72 thì cũng không phải quá buồn bởi vì mục tiêu của những người khởi xướng kiến nghị 72 là để khởi động một quá trình học tập trong dân chúng, trong giới trẻ, một quá trình trao đổi, thảo luận, tranh luận về vấn đề hiến pháp và pháp luật. Quá trình đó đã được khởi động và đạt được cái mức độ ngoài sự mong đợi của những người khởi xướng”.
Hiến pháp mới gồm 11 chương, 120 điều, tức là giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Hiến pháp 2013 vẫn duy trì Điều 4 về vai trò ‘lãnh đạo’ của Đảng Cộng sản Việt Nam, và nhấn mạnh rằng đảng ‘chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình’.
Hồi đầu năm nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến ‘suy thoái về nhận thức tư tưởng’ trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.
Phát biểu của ông Trọng được đưa ra sau khi hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín trong nước kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như yêu cầu thay đổi hiến pháp nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Về ý kiến cho rằng Quốc hội Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi, ông A cho rằng nghĩ như thế là ‘đánh giá quá cao các đại biểu quốc hội’.
“Vấn đề là ở Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải quốc hội. Quốc hội từ trước tới nay chỉ làm một vai trò hợp thức hóa và thông qua để cho nó có vẻ là dân chủ mà thôi. Hay nói một cách nôm na thì nó chỉ có vai trò gật thôi”.
Theo nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, ‘khách hàng’ của kiến nghị 72 ‘không phải là Quốc hội Việt Nam, hay của giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam mà là nhân dân Việt Nam, và giới trẻ’.
Ông A cho rằng việc tích cực tham gia của người dân vào hoạt động chính trị là ‘một điều kiện tiên quyết để nếu có bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng dân chủ thì sự thay đổi đó mang tính bền vững’. Ông nhận định
“Giới trẻ cũng hưởng ứng kiến nghị 72 rất là nhiều, và giới trẻ họ có những cái sáng kiến rất là độc đáo của họ. Tôi nghĩ rằng nếu mà nhìn không khí tham gia và không khí thảo luận về chính trị thì mối quan tâm của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng vào những vấn đề chính trị hiện giờ so với thời gian trước, ít ra là một năm trở lại trước, thì đúng là có sự phát triển vượt bậc. Vấn đề quan trọng là phải tiếp tục duy trì cái đó và để làm sao cho mức độ tham gia một cách tích cực của người dân càng ngày càng ngày càng tăng hơn nữa”.
Hiến pháp sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, và văn bản này quy định, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ‘do nhân dân làm chủ’.
Văn bản mới cũng nói rằng ở Việt Nam ‘các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’.
Hiến pháp cũng viết rằng ‘mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình’.
Nhận xét
Đăng nhận xét