Công ước chống tra tấn: "Việt Nam ký nhưng không bao giờ thực hiện".
Theo Cùi Các
Posted by Phạm Lê Vương Các on 13:12
25/11
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Qua tin nhắn, anh Cùi Các gửi cho tôi câu hỏi: Ngày 7. 11. 2013, Việt Nam đã kí kết là thành viên Công ước quốc tếchống tra tấn. Sự kiện này cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam thể hiện quyết tâm ngăn chặn, tiến tới loại bỏ tra tấn hay chỉ nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của công luận đối với những vụ việc tra tấn đang dần được phanh phui?
Đại tá, Nhà văn Phạm Đình Trọng (giữa)
Suy nghĩ rằng Nhà nước Cộng sản Việt Nam ký Công ước quốc tế chống tra tấn với mong muốn cùng loài người văn minh ngăn chặn, loại bỏtra tấn trong đời sống xã hội, trong hoạt động của bộ máy công cụ Nhà nước là một suy nghĩ ngây thơ, nhẹ dạ, không hiểu gì về Nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Cứ nhìn vào Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký từ năm 1982 nhưng từ đó những quyền Dân sự và Chính trị thông thường, những quyền con người tối thiểu và quyền công dân cơ bản của người dân Việt Nam như quyền được mưu cầu kiếm sống, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội..., không những không được cải thiện, không được bảo đảm mà còn bị xâm phạm, bị tước đoạt nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
'Chỉ để tô lớp phấn son'
Trong các Quyền Con Người thì Quyền được mưu cầu hạnh phúc, mưu cầu có cuộc sống tốt đẹp là quyền đương nhiên của con người có mặt trên đời. Để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp, con người phải có quyền tư hữu. Điều quan trọng bậc nhất trong quyền tư hữu là quyền tư hữu đất đai. Nhưng Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai ra đời năm 1987 đã tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân khi cả Hiến pháp và Luật đất đai đều ghi: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Quyền mưu cầu cuộc sống tốt đẹp của người dân đã bị mất khi quyền tư hữu đất đai của người dân không còn nữa!
Trong các quyền công dân thì quyền ứng cử, bầu cửngười quản lý, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là quyền lớn nhất, quan trọng nhất. Nhưng điều 4 Hiến pháp năm 1980, rồi Hiến pháp năm 1992 đều ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” đã tước đoạt quyền công dân của người dân trong ứng cử, bầu cử chọn ra lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Hiến pháp thông thường và đúng nghĩa phải là một khế ước xã hội được cả xã hội chấp nhận nhằm xác lập trách nhiệm và quyền hạn các pháp nhân trong xã hội, bảo đảm cuộc sống lành mạnh, ổn định cho cả xã hội và cho từng cá thể trong xã hội, là văn bản pháp lý cao nhất xác nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân. Nhưng Hiến pháp của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã làm điều ngược lại.
Hiến pháp 1992, điều 17: “Đất đai, rừng núi, sông hồ... đều thuộc sở hữu toàn dân”, và điều 18: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,...”. Hai Điều 17 và 18 này tước đoạt quyền tối thiểu của con người trong mưu cầu hạnh phúc cùng với điều 4 tước đoạt quyền công dân trong bầu cử, ứng cử, đã làm cho toàn bộ các điều khác của Hiến pháp trở nên vô nghĩa và toàn bộ nội dung Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam Cộng sản chỉ để bảo đảm quyền thâu tóm xã tắc vào tay đảng Cộng sản, quyền thống trịxã hội của đảng Cộng sản, tạo điều kiện tốt nhất cho đảng Cộng sản tham nhũngđất đai, tham nhũng của cải, tham nhũng quyền lực, tham nhũng hạnh phúc của nhân dân, tham nhũng tài nguyên của đất nước, tham nhũng cả máu của anh hùng liệt sĩ, tham nhũng cả lịch sử của dân tộc.
Chỉ nêu hai dẫn chứng đủ thấy với những Công ước quốc tế cam kết tạo dựng một xã hội văn minh, Nhà nước Cộng sản Việt Nam cứ ký, cứcam kết. Những văn bản mà một xã hội văn minh phải có, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đều có. Nhưng có chỉ để tô lớp phấn son rực rỡ cho bộ mặt xã hội cộng sản Việt Nam. Ký chỉ để chứng tỏ với thế giới rằng Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng là Nhà nước văn minh, tiến bộ. Quay về trong nước, đóng cửa lại hành xử với dân, cai trị xã hội, họ lại hiện nguyên hình là Nhà nước bạo quyền Cộng sản, không khác bao nhiêu chế độ bạo chúa trung cổ.
Tra tấn khắp nơi
Trong Nhà nước Việt Nam Cộng sản công an trị, người dân bị tra tấn đến mức người vô tội cũng phải nhận tội giết người để khỏi bịtra tấn đến chết, phải ngồi tù mười năm trời đến khi kẻ giết người ra đầu thú, người dân vô tội mới được minh oan.
Người dân bị đánh chết trong đồn công an diễn ra thường xuyên trên khắp đất nước như: Anh Nguyễn Văn Khương bị đánh chết trong trụ sở công an huyện Tân Yên, Bắc Giang. Ông Hoàng Văn Ngài bị đánh chết trongđồn công an thị trấn Gia Nghĩa, Đắc Nông. Anh Nguyễn Phú Trung bị công an xã Thủy Xuân Tiên huyện Chương Mỹ, Hà Nội đánh chết vất xác ra đường. Ông Nguyễn Mậu Thuận bị đánh chết trong trụ sở công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Anh Nguyễn Công Nhựt chết bí ẩn trong đồn công an huyện Bến Cát, Bình Dương. Ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh gãy cổ ngay giữa bến xe Giáp Bát, Hà Nội dẫn đến cái chết đau đớn cho ông Tùng và nỗi đau, nỗi bất an cho cả xã hội...
Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng đi đòi công lý
Nhà nước Cộng sản Việt Nam ký Công ước quốc tế chống tra tấn thì sẽ chấm dứt thảm cảnh công an tra tấn, ép cung, dẫn đến án oan, dẫnđến những cái chết tức tưởi đang diễn ra trên khắp đất nước ư?
Không! Chữ ký của Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong Công ước quốc tế chống tra tấn hoàn toàn không mang lại điều tốt lành đó vì hai lẽ. Một là Nhà nước bạo lưc, và hai là Con người công cụ.
'Nhà nước bạo lực'
Mọi Nhà nước cộng sản đều phải tồn tại bằng bạo lực chuyên chính vô sản. Không có văn bản nào cho phép nhưng thực tế cho thấy Nhà nước bạo lực chuyên chính vô sản cho phép các cơ quan thực thi pháp luật không cần biết đến pháp luật, mặc sức đứng trên pháp luật.
Đảng đứng trên pháp luật đã được thú nhận bằng câu nói thản nhiên trên diễn đàn của ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trước đám quan chức của đảng rằng Hiến pháp chỉ là văn bản pháp lý đứng hàng thứ hai sau cương lĩnh của đảng. Khế ước xã hội thiết thực bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ cuộc sống bình an của chín mươi triệu dân còn phải lép vế đứng dưới cương lĩnh viển vông, hão huyền, sáo rỗng của ba triệu đảng viên Cộng sản thì những Công ước quốc tế xa vời mà Nhà nước Cộng sản đã ký kết chỉ là mớgiấy lộn với Nhà nước chuyên chính vô sản!
Suốt hơn nửa thế kỉ đứng trên pháp luật, những người có quyền lực, nhất là những người nắm giữ sức mạnh bạo lực Nhà nước Cộng sảnđều có nhận thức hợm hĩnh, ngạo ngược rằng: “Pháp luật là tao! Tao là pháp luật!” Tao là pháp luật thì tao muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh, muốn cho ai đi tù cũng được, muốn bắt ai chết thì phải chết.
Đứng trên pháp luật, Nhà nước Việt Nam Cộng sản không những tùy tiện sử dụng sức mạnh bạo lực Nhà nước, công an - tòa án - nhà tù,đối với dân mà Nhà nước đó còn sử dụng cả bạo lực côn đồ, xã hội đen đàn áp dân. Công an cùng côn đồ xã hội đen xông vào đánh những nông dân Văn Giang giữ đất không chịu để đất bị thu hồi bất công, đánh cả nhà báo đến chứng kiến vụviệc. Công an cùng côn đồ xã hội đen dùng sức mạnh bạo lực đánh đập, xô đẩy những người dân khiếu kiện đất đai ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội, đẩy bà Nguyễn Thị Nhung ngã ngửa dẫn đến cái chết tức thì, oan uổng. Nhưng bạo lực Nhà nước, bạo lực côn đồ giết bà Nhung hoàn toàn vô can, những kẻ giết người là công cụ bạo lực Nhà nước đó không ai bị truy tố.
Trong Nhà nước chuyên chính vô sản, tính mạng người dân nhẹ như không, rẻ như bèo, chẳng hơn gì tính mạng con ong, cái kiến thì công cụ bạo lực Nhà nước dùng để tra tấn dân chỉ là chuyện nhỏ.
Trong Nhà nước chuyên chính vô sản, bạo lực Nhà nướcđược ngang nhiên sử dụng với người dân ngay trên đường làng, ngay giữa phố đông, ngay trong vườn hoa không gian văn hóa công cộng thì sau cánh cổng sắt, giữa bốn bức tường trong trụ sở công an, trong buồng kín nhà giam âm u, công cụbạo lực Nhà nước tra tấn người bị bắt giam chỉ là chuyện vặt thường ngày.
Trong Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ có quyền lực cấp cao, chỉ có một nhóm hơn mười người trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản mớiđược là con người, mới có cái tôi. Còn lại tất cả đều là bầy đàn, đều là công cụ. Đến Quốc hội, Chính phủ cũng chỉ là bầy đàn, là công cụ thực thi những quyết định của nhóm quyền lực tối cao. Nhân dân chỉ là công cụ thí nghiệm không có điểm dừng trong công cuộc mò mẫm xây dựng chủ nghĩa xã hội hư vô, không tưởng. Nhân dân chỉ là vật hi sinh, là nơi cung cấp sức lực, của cải và máu xương cho quyền lực tiến hành những cuộc chiến tranh liên miên với bên ngoài và những cuộc đấu tố bất tận trong nội bộ nhân dân.
Để khuất phục người dân cam chịu chấp nhận sự lãnh đạo Nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản, bạo lực chuyên chính vô sản không phải chỉ tra tấn thân xác người dân mà còn tra tấn cả tinh thần. Dùng người dân đấu tố người dân để chia rẽ, phân hóa nhân dân.
Những cuộc đấu tố vu oan giá họa cho người dân trong cải cách ruộng đất đã đẩy hàng chục nghìn người dân lương thiện phẫn uất phải tự tìm đến cái chết bằng tự treo cổ, tự rạch bụng, tự cắt mạch máu. Những cuộcđấu tố ngậm máu phun người từ cải cách ruộng đất vẫn đang tiếp diễn đến tận hôm nay và hình thức đấu tố ngày nay còn tinh vi, phong phú, hiện đại hóa lên rất nhiều. Đấu tố ở cơ quan nơi làm việc. Đấu tổ ở khu phố nơi sinh sống. Đấu tố trên báo chí. Đấu tố trên truyền hình.
Như cuộc đấu tố vu khống bỉ ổi ở tổ dân phố để ngăn chặn luật sư Lê Quốc Quân ứng cử vào Quốc hội. Báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Công An vu khống những tiếng nói chính đáng của người dân khẳngđịnh độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, đòi dân chủ là phản động, là thế lực thù địch.Đài truyền hình Hà Nội làm clip vu khống trí thức, thanh niên, sinh viên biểu tình chống Tàu Cộng xâm lược là tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng.Đài Truyền hình quốc gia làm clip vu khống xúc phạm danh dự, xúc phạm nhân phẩm công dân và gia đình công dân Cù Huy Hà Vũ...
Nhưng khi người dân kiện sự vu khống phi pháp, vô liêm sỉ thì cả hệ thống tư pháp Nhà nước cộng sản chạy trốn, lẩn tránh như chuột chạy lụt và những cuộc đấu tố khủng bố, tra tấn tinh thần người dân chân chính, lương thiện vẫn đang tiếp diễn trong xã hội.
Công cụ bạo lực Nhà nước Cộng sản Việt Nam tra tấn tinh thần, tra tấn thân xác người dân, theo dõi, giám sát cuộc sống dân sự của từng người dân, Nhà nước Cộng sản Việt Nam thực sự là một Nhà nước cảnh sát hung bạo, dã man giữa thời đại văn minh.
‘Con người công cụ’
Để có sức mạnh bạo lực chống nhân dân, chống lại xu thế dân chủ hóa của thời đại, Nhà nước Cộng sản Việt Nam dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân tổ chức bộ máy công cụ bạo lực khổng lồ với những con người công cụ hung hãn và cuồng tín “chỉ biết còn đảng còn mình”.
Với Nhà nước nào công an cũng chỉ là công cụ bạo lực Nhà nước. Nhưng điều khác nhau là: Với Nhà nước dân chủ, công cụ bạo lực đó chỉ để chống lại tội phạm, chống lại cái ác, bảo vệ pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ người dân lương thiện. Còn trong Nhà nước độc tài đảng trị,công cụ bạo lực được phát triển lớn chưa từng có, được trang bị tối tân, với chức năng chủ yếu bảo vệ sự thống trị xã hội của đảng độc tài.
“Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình”, cái slogan chữ lớn treo cao ở bộ Công an đã thú nhận điều đó và thực tế đã chứng minh điều đó.
Bảo vệ sự tồn tại của đảng độc tài thì phải chống lại cả nhân dân, chống lại cả sự phát triển tất yếu của xã hội, chống lại cả xu thế thời đại nên đất nước nghèo, trẻ con đói cơm rách áo còn phải ngồi học trong lớp học rách nát, xiêu vẹo, ba, bốn người bệnh còn phải chen chúc trên một giường bệnh trong các bệnh viện ngay giữa thủ đô nhưng lực lượng công an công cụ bạo lực của đảng vẫn được trang bị cả xe bọc thép, cả máy bay lên thẳng, trang bị cả máy phá sóng vô tuyến điện hiện đại nhất.
Công cụ công an chỉ đểbảo vệ đảng, chỉ để trấn áp dân, tước đoạt quyền tư do dân chủ của người dân. Chỉ vài chục người dân tập hợp biểu tình phản đối Tàu Cộng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, giết hại dân Việt đánh cá trên biển Việt Nam, đảng độc tài cũng giật lo sợ vội huy động hàng ngàn công cụ bạo lực Nhà nước ra đàn áp cuộc biểu tình yêu nước của người dân, vu cho người biểu tình tội gây rối trật tư, dùng sức mạnh bạo lực Nhà nước bắt bớ, đánh đập dân. Còn tội phạm xã hội thì thả nổi. Lực lượng công an công cụ bạo lực đông chưa từng có nhưng chưa bao giờ lưu manh, trộm cắp, cướp của giết người lộng hành như hôm nay.
Con người công cụ bạo lực chuyên chính vô sản của Nhà nước Cộng sản Việt Nam hành xử với dân giữ đấtở Văn Giang-Hưng Yên, ở Dương Nội-Hà Đông, hành xử với dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng-Hà Nội là hành xử côn đồ, mất tính người. Công an phường Thụy Khuê-Hà Nội cướp soong nồi, lều bạt của người dân Hà Nội giúp dân oan H’ Mông từ trên núi cao Tây Bắc về Hà Nội khiếu kiện đất đai nhiều ngày đêm màn trời chiếu đấtở vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Anh Trương Văn Dũng cùng người dân đến đồn công an phường Thụy Khuê đòi lại đồ bị cướp đã bị công an phường Thụy Khuê đánh gãy xương sườn.
Những kẻ mang sắc áo công an đánh người dân lương thiện như vậy thực sự là những tên côn đồ. Những tên công an công cụ bạo lực của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, đánh chết ông Hoàng Văn Ngài, đánh chết anh Nguyễn Phú Trung... càng bộc lộ rõ tính côn đồ, thú vật, không còn mảy may chút tính người.
Tuyên truyền và bạo lực
Vì sao những kẻ ăn cơm của dân, mặc áo của dân, nhậnđồng lương hậu hĩ từ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân lại có hành vi côn đồ,sắt máu, mất tính người với dân như vậy? Vì Nhà nước cộng sản Việt Nam không còn có chỗ đứng trong quy luật, trong tiến trình lịch sử, không còn có chỗ tồn tại trong lòng dân. Nhà nước đó chỉ tồn tại được trong không gian bé nhỏ, mong manh bằng sức mạnh mềm là tuyên truyền lừa dối và bằng sức mạnh cứng là bạo lực.
Tuyên truyền lừa dối không còn hiệu quả, không còn lừa bịp được ai nữa. Chủ nghĩa Cộng sản lầm lạc, sai trái đã gây quá nhiều tội ác man rợ, đã kéo lùi lịch sử quay lại thời lãnh chúa trung cổ, cả hệ thống Cộng sản thế giới đã sụp đổ, đã bị ném vào sọt rác lịch sử thì không còn người nhẹdạ tin vào chủ nghĩa Cộng sản.
Khi sức mạnh mềm không còn sử dụng được nữa, thì chỉcòn biết trông cậy vào sức mạnh cứng là tồn tại bằng sức mạnh của bạo lực. Đổvô tội vạ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân ra xây dựng bộ máy công cụ bạo lực, Nhà nước Cộng sản Việt Nam coi bạo lực là thần hộ mệnh, họ phải quan tâm đến sựtrung thành của từng con người công cụ bạo lực, biến con người thành con thú bằng cách:
Thứ nhất, tuyển chọn con người công cụ từ lớp người có lịch sử gắn bó sống còn với đảng và Nhà nước Cộng sản, lớp người nhờ có đảng và Nhà nước Cộng sản mới có được cuộc sống mở mày mở mặt hôm nay.
Thứ nhất, tuyển chọn con người công cụ từ lớp người có lịch sử gắn bó sống còn với đảng và Nhà nước Cộng sản, lớp người nhờ có đảng và Nhà nước Cộng sản mới có được cuộc sống mở mày mở mặt hôm nay.
Gắn bó bằng quá khứ cùng khổ. Gắn bó bằng hiện tại hào phóng lấy tiền thuế của dân chuyển thành đặc ân, đặc quyền, đặc lợi, thành bổng lộc, chức tước, hàm cấp ra ban phát cho con người công cụ.
Chưa bao giờ lực lượng công cụ lại đông đúc, hùng hậu như hôm nay. Chưa bao giờ những con người công cụ bạo lực lại thăng quan tiến chức mau lẹ, lại có nhiều tướng tá được hưởng quá nhiều đặc ân, đặc quyền, đặc lợi như hôm nay.
Và cũng chưa bao giờ những con người chỉ là công cụbạo lực lại có vị thế lớn trong xã hội như hôm nay, lại lộng hành, chà đạp lên pháp luật, là nỗi bất an, đe dọa, khủng bố tinh thần, đe dọa mạng sống của người dân như hôm nay.
Thứ hai, những con người công cụ đó, phần cứng, phần con người sinh vật, con người thân xác được nuôi dưỡng bằng bổng lộc hậu hĩnh thì phần mềm, phần con người xã hội lại được nuôi dưỡng bằng mớ lý luận đấu tranh giai cấp lệch lạc, bạo lực và tội ác.
Lý luận đấu tranh giai cấp trao cho đảng cộng sản sự độc tôn thống trị xã hội là kéo xã hội trở lại thời phong kiến bầy đàn tối tăm. Thời phong kiến vua tự cho mình là người được mệnh Trời trao cho việc cai trị, chăn dắt dân, được quyết định vận mệnh, quyết định sự sống còn của người dân, quyết định cả sự sống còn của đất nước. Người dân chỉ là bầy đàn, không có cá nhân, không có quyền con người, quyền công dân.
Lý luận lệch lạc, sai trai về đấu tranh giai cấp trao cho đảng Cộng sản sứ mệnh lịch sử độc tôn thống trị xã hội, trao cho đảng Cộng sản quyền quyết định vận mệnh người dân, vận mệnh đất nước, coi người dân chỉlà bầy đàn, không được có những quyền con người, quyền công dân cơ bản như phần trên đã dẫn chứng.
Con người khác con vật ở trái tim và khối óc, ở tình yêu thương con người và trí tuệ sáng tạo. Chính tình yêu và trí tuệ sáng tạo làđộng lực thúc đẩy xã hội loài người phát triển. Nhưng con người công cụ bạo lực chuyên chính vô sản lại được nhồi nhét những điều sai trái, điên rồ rằng: đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, rằng giai cấp nông dân và giai cấp công nhân đói khổ là do giai cấp địa chủ và tư sản bóc lột. Giai cấp công nhân với bộ tham mưu là đảng Cộng sản là giai cấp độc tôn thống trịthế giới, là giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh tiêu diệt giai cấp bóc lột, giành lại cuộc sống, giành lại thế giới. Thay yêu thương bằng bạo lực, thay trí tuệbằng cơ bắp là nội dung cốt lõi của học thuyết đấu tranh giai cấp bạo liệt. Chỉcó con vật mới dùng sức mạnh bạo lực thanh toán nhau để tồn tại, cá lớn nuốt cá bé. Học thuyết đấu tranh giai cấp đã kích thích, khuyến khích bản năng bạo lựcở phần con trong con người. Con người công cụ hung hãn, tàn bạo, mất tính người là vì thế.
Loài người đã bước vào nền văn minh mới, nền văn minh tin học. Nền văn minh tin học lại đưa loài người vào thời dân chủ hóa mạnh mẽvà triệt để. Chống lại xu thế dân chủ hóa, Nhà nước độc tài đảng trị đã quá lỗi thời và tội lỗi chỉ có thể tồn tại bằng bạo lực chống lại nhân dân. Nhà nước bạo lực sử dụng những con người công cụ sắt máu và cuồng tín thì việc tra tấn tinh thần, tra tấn thân thể người dân không phải chỉ diễn ra nhà giam âm u mà diễn ra hàng ngày ngay dưới ánh sáng mặt trời, ngay trên đường phố, ngay giữa quảng trường.
Nội dung phản ảnh quan điểm riêng của PhạmĐình Trọng . Ông là Cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, và được nhiều người biết đến với vai trò là một nhà văn, nhà báo. Ông đã từng làm Trưởng ban đại diện báo Quân đội nhân dân ở Sài Gòn, và là tác giả của sốtác phẩm văn học đã được xuất bản như: Rừng và biển, Một sự nổi tiếng, Sự tíchđảo, Cuộc gặp gỡ muộn màng, Ve ve nói chẳng thèm nghe, Niềm vui lớn của mẹ, Một thuở... Ông sinh năm 1944 tại Hải Phòng, hiện đang sống tại Sài Gòn.
Nhận xét
Đăng nhận xét