Châu Âu thất bại trong chủ trương hướng đông
Giới trẻ Ukraina tập hợp biểu tình đòi liên kết với châu Âu - REUTERS/Valentyn Ogirenko
Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông lần thứ 3 của Châu Âu đã kết thúc hôm qua 29/11/2013 tại Vilnius (Lítva), nhung dư âm và hệ quả chưa hết. Hậu quả đầu tiên là Ukraina đã không ký hiệp định liên kết như Châu Âu và một phần dư luận tại quốc gia này mong đợi.
Quyết định của chính quyền Ukraina khiến phe đối lập đòi tổng thống Victor Ianoukovitch từ chức, và biểu tình bắt đầu từ một tuần qua thêm rầm rộ và bị cảnh sát thẳng tay đàn áp.
Từ tối qua, họ đã dùng vũ lực xua đuổi người biểu tình – khoảng 10 000 người - ra khỏi quảng trường Độc lập. Sáng nay 30/11/2013, họ đã giải tán một cách thô bạo khoảng một ngàn người còn bám trụ, làm hàng chục người bị thương. Công an cũng bắt giữ hàng chục người khác.
Một nhân chứng, dân biểu Andrei Chevchenko, trên trang blog của ông cho là cảnh tượng đàn áp này chưa từng thấy từ trước đến nay tại Ukraina. Hình ảnh người biểu tình mặt đầy máu, bị công an đánh đập bằng dùi cui đã được truyền tải trên mạng.
Đại sứ Mỹ tại Kiev, ông Geoffrey Pyatt, ngay sáng hôm nay đã « lên án hành vi bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa ».
Châu Âu thì vẫn chưa hết thắc mắc, một mặt thất vọng là đã thua Nga, như ông José Manuel Barroso đã thừa nhận, khi tố cáo vào hôm qua "sức ép của Nga", nhưng mặt khác cũng phải nói Châu Âu có phần trách nhiệm của mình trong thất bại ảnh hưởng đến uy tín của Châu Âu. Thông tín viên RFI Quentin Dickinson theo dõi hồ sơ phân tích :
« Trong một chừng mực nào đó, Châu Âu có thể bị cho là phải chịu trách nhiệm về thất bại trong hồ sơ Ukraina. Lý do là vì cuộc thương lượng rất dài với nước này được giao cho Ủy ban Châu Âu - có nghĩa là cho các chuyên gia – cùng với người chịu trách nhiệm đối ngoại chung, bà Catherine Ashton, mà thái độ "ngây thơ" ngang bằng với sự thiếu hiểu biết về các xu hướng lịch sử trong quan hệ giữa các quốc gia Trung Âu và Đông Âu.
Đối với những người chịu trách nhiệm đàm phán, thì không thể nào thất bại vì hồ sơ về mặt kỹ thuật không chê trách vào đâu. Những gì xẩy ra trong các tuần lễ qua ở Ukraina đã làm cho họ vô cùng kinh ngạc.
Sau khi từ Hội nghị Đối tác này trở về nước các lãnh đạo Châu Âu đã phải tự nhận là quả thực làm sao lại có thể nghĩ rằng mình có thể dẫm chân lên sân sau của Nga mà không bị nước này phản ứng. Nga đã bắt bí Ukraina, bắt bí trên vấn đề khí đốt lúc bước vào mùa đông, bắt bí trên mặt trợ giúp tài chính trong lúc Ukraina bị khủng hoảng kinh tế.
Một câu hỏi khác nữa là phải chăng tất cả đã được thực hiện để giải tỏa thái độ ngờ vực chính đáng của Matxcơva đối với một dự án chính trị liên quan đến sáu nước đã liên tục nằm trong Đế chế Nga rồi Liên Xô tiếp theo đó ?
Cho nên đối với Liên hiệp châu Âu, đây là lúc phải tìm ra trách nhiệm của thất bại làm giảm đi một cách đáng kể trọng lượng chính trị của khối châu Âu trên thế giới. »
Riêng tổng thống Pháp François Hollande, sau Hội nghi ở Vilnius đã đến Vacxava, Ba Lan tối qua, 29/11/2013. Chuyến đi là nhằm "nối lại nhịp cầu" với Ba Lan, thiết lập công cuộc đối tác bền vững vói người đồng minh lịch sử và là thành viên quan trọng nhất của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Âu.
Pháp hiện thua kém Đức tại đây trên bình diện trao đổi thương mại cũng như về chính sách phòng thủ. Lượng xuất khẩu của Đức sang Ba Lan cao gấp 4 lần so với Pháp, và ông Hollande muốn thuyết phục Ba Lan mua trang thiết bị quân sự của Pháp.
Từ tối qua, họ đã dùng vũ lực xua đuổi người biểu tình – khoảng 10 000 người - ra khỏi quảng trường Độc lập. Sáng nay 30/11/2013, họ đã giải tán một cách thô bạo khoảng một ngàn người còn bám trụ, làm hàng chục người bị thương. Công an cũng bắt giữ hàng chục người khác.
Một nhân chứng, dân biểu Andrei Chevchenko, trên trang blog của ông cho là cảnh tượng đàn áp này chưa từng thấy từ trước đến nay tại Ukraina. Hình ảnh người biểu tình mặt đầy máu, bị công an đánh đập bằng dùi cui đã được truyền tải trên mạng.
Đại sứ Mỹ tại Kiev, ông Geoffrey Pyatt, ngay sáng hôm nay đã « lên án hành vi bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa ».
Châu Âu thì vẫn chưa hết thắc mắc, một mặt thất vọng là đã thua Nga, như ông José Manuel Barroso đã thừa nhận, khi tố cáo vào hôm qua "sức ép của Nga", nhưng mặt khác cũng phải nói Châu Âu có phần trách nhiệm của mình trong thất bại ảnh hưởng đến uy tín của Châu Âu. Thông tín viên RFI Quentin Dickinson theo dõi hồ sơ phân tích :
« Trong một chừng mực nào đó, Châu Âu có thể bị cho là phải chịu trách nhiệm về thất bại trong hồ sơ Ukraina. Lý do là vì cuộc thương lượng rất dài với nước này được giao cho Ủy ban Châu Âu - có nghĩa là cho các chuyên gia – cùng với người chịu trách nhiệm đối ngoại chung, bà Catherine Ashton, mà thái độ "ngây thơ" ngang bằng với sự thiếu hiểu biết về các xu hướng lịch sử trong quan hệ giữa các quốc gia Trung Âu và Đông Âu.
Đối với những người chịu trách nhiệm đàm phán, thì không thể nào thất bại vì hồ sơ về mặt kỹ thuật không chê trách vào đâu. Những gì xẩy ra trong các tuần lễ qua ở Ukraina đã làm cho họ vô cùng kinh ngạc.
Sau khi từ Hội nghị Đối tác này trở về nước các lãnh đạo Châu Âu đã phải tự nhận là quả thực làm sao lại có thể nghĩ rằng mình có thể dẫm chân lên sân sau của Nga mà không bị nước này phản ứng. Nga đã bắt bí Ukraina, bắt bí trên vấn đề khí đốt lúc bước vào mùa đông, bắt bí trên mặt trợ giúp tài chính trong lúc Ukraina bị khủng hoảng kinh tế.
Một câu hỏi khác nữa là phải chăng tất cả đã được thực hiện để giải tỏa thái độ ngờ vực chính đáng của Matxcơva đối với một dự án chính trị liên quan đến sáu nước đã liên tục nằm trong Đế chế Nga rồi Liên Xô tiếp theo đó ?
Cho nên đối với Liên hiệp châu Âu, đây là lúc phải tìm ra trách nhiệm của thất bại làm giảm đi một cách đáng kể trọng lượng chính trị của khối châu Âu trên thế giới. »
Riêng tổng thống Pháp François Hollande, sau Hội nghi ở Vilnius đã đến Vacxava, Ba Lan tối qua, 29/11/2013. Chuyến đi là nhằm "nối lại nhịp cầu" với Ba Lan, thiết lập công cuộc đối tác bền vững vói người đồng minh lịch sử và là thành viên quan trọng nhất của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Âu.
Pháp hiện thua kém Đức tại đây trên bình diện trao đổi thương mại cũng như về chính sách phòng thủ. Lượng xuất khẩu của Đức sang Ba Lan cao gấp 4 lần so với Pháp, và ông Hollande muốn thuyết phục Ba Lan mua trang thiết bị quân sự của Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét