Người chuyển giới và việc xác định giới tính
Báo Trẻ
Cộng đồng Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ đã hơn 40 năm nhưng không ai trong chúng ta lại nghĩ rằng có ngày cái phòng vệ sinh công cộng lại trở thành đề tài gây tranh cãi kịch liệt giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, đồng thời cũng là cuộc đấu trí giữa hành pháp liên bang và chính quyền tiểu bang.
Quả thật, trong khoảng vài năm qua, cộng đồng những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (trong tiếng Anh thường được gọi tắt là LGBT – Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender) đã gặt hái được nhiều thành công qua những cuộc vận động và đấu tranh kéo dài trong nhiều thập niên cho quyền bình đẳng của họ. Toà Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã công nhận quyền hôn nhân của họ và càng ngày càng được xã hội chấp nhận và xem họ như là những người bình thường. Cộng đồng LGBT được xem là nhóm thiểu số, lại là nhóm thiểu số quá nhỏ (hiện không có con số chính xác những giới nghiên cứu xã hội phỏng đoán là ít hơn một phần trăm), thế nên họ xứng đáng để được luật pháp bảo vệ chặt chẽ hơn cho quyền công dân của họ.
Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề ở bề mặt, mặc dù có gây ra một vài tranh cãi nho nhỏ nhưng không đáng kể. Vấn đề cốt lõi bên trong gây nhức đầu hiện nay mà trước đây không được ai nghĩ tới là việc xác định giới tính khi họ sử dụng những phương tiện nơi công cộng, ví dụ phòng vệ sinh, nơi được luật pháp nói rõ nam phải sử dụng phòng dành cho nam và nữ sử dụng phòng dành cho nữ để tránh những sự việc không hay xảy ra. Trong nhóm LGBT, những người đồng tính và lưỡng tính thì không gặp vấn đề nhưng đối với những người chuyển giới thì lại khác, vì sau khi chuyển giới thì theo luật họ là nam hay nữ?
Hiện nay, việc xác định giới tính của một cá nhân là thuộc về quyền luật pháp của tiểu bang. Mà trên phương diện luật pháp, để xác định giới tính của một người chuyển giới ở mỗi tiểu bang về chi tiết cụ thể thì lại khác nhau, nhưng thông thường là tùy thuộc vào những tiến trình mà cá nhân đó đã trải qua để thay đổi giới tính (bao gồm tiến trình điều trị tâm lý và điều trị lượng hormone trong cơ thể), với một số tiểu bang còn đòi hỏi cá nhân đó phải trải qua phẫu thuật để thay đổi hình dạng của cơ thể, trong đó kể cả bộ phận sinh dục.
Một điều thực tế là có một số đông những người chuyển giới tự nhận họ là nam hay nữ chỉ dựa trên sự xác định tâm lý, lý do là vì công việc giải phẫu để thay đổi giới tính là một tiến trình y khoa rất là tốn kém mà không phải ai cũng có đủ phương tiện tài chánh để thực hiện. Cho nên ta có thể nhận thấy có nhiều người tự nhận là chuyển giới và mặc dù cách ăn mặc của họ đúng với giới tính hiện tại của họ nhưng cơ thể của họ, hoặc hoàn toàn hoặc một phần, thì vẫn là cơ thể nguyên bản lúc được sinh ra.
Cho đến nay ở Hoa Kỳ vẫn chưa có một luật liên bang nào xác nhận giới tính của người chuyển giới. Thế nên, trên phương diện luật pháp nói chung, người ta tạm thời ngầm hiểu là giới tính của một người được xác định dựa trên giới tính được nói rõ trong tờ giấy khai sinh. Và đó chính là nguyên do gây ra những tranh cãi gay gắt như hiện nay tại Hoa Kỳ.
Vụ việc nổ lớn kể từ khi tiểu bang North Carolina thông qua một đạo luật về việc sử dụng phòng vệ sinh công cộng vào ngày 23 Tháng 3 vừa qua. Nó có tên chính thức là Đạo luật Bảo vệ An ninh và Quyền riêng tư ở các Phương tiện Công cộng (Public Facilities Privacy and Security Act – thường được biết đến với một tên khác là House Bill 2 hay HB2) – nhằm phá bỏ một quy định (ordinance) được thông qua bởi thành phố Charlotte của tiểu bang chống lại sự kỳ thị và phân biệt giới tính đối với những người thuộc thành phần LGBT và cũng là để ngăn ngừa chính quyền địa phương ở những thành phố khác trong tiểu bang có thể cũng sẽ ban hành những quy định tương tự như Charlotte trong tương lai. Đây là đạo luật chính thức đầu tiên của một tiểu bang nói rõ việc xác định giới tính của một cá nhân là dựa vào những gì được ghi trong giấy khai sinh và buộc tất cả các trường công và các cơ sở chính quyền của tiểu bang phải theo đúng sự xác định giới tính này khi sử dụng phòng vệ sinh công cộng. Ngay sau đó, đạo luật này đã tạo nên cơn bão chính trị khắp nước: người chống thì cho rằng đạo luật này kỳ thị nhóm người LGBT, trong khi người bênh thì cho rằng đạo luật chỉ dựa trên lý lẽ thông thường (common sense).
Trong khoảng thời gian 2012-13, đã từng có một phong trào xây những phòng vệ sinh công cộng dành chung cho nam nữ (gender-neutral bathrooms) tại những khuôn viên đại học. Trong thời gian này, có khoảng 150 đại học đã cho xây những phòng vệ sinh loại đó, cùng lúc một số trường trung học cũng đã làm việc này.
Tháng 8 năm 2014, thành phố Austin (Texas) phê chuẩn một quy định của thành phố đòi hỏi ở những nơi công cộng phải có phòng vệ sinh đơn dành chung cho nam nữ. Trước đó, những thành phố như Portland và thủ đô Washington đã cho thông qua quy định tương tự, và ngay sau đó những thành phố khác như West Hollywood, Philadelphia và San Francisco cũng làm theo.
Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Texas và nhiều tiểu bang khác đã đệ trình dự luật đòi hỏi người chuyển giới phải sử dụng phòng vệ sinh công cộng dựa trên giới tính được ghi trong giấy khai sinh của họ. Tuy nhiên cho đến nay chỉ duy nhất tiểu bang North Carolina là đã cho thông qua để thành luật chính thức.
Tháng 12 năm 2015, tiểu bang Washington ra thông cáo nói rõ về luật hiện hành của tiểu bang cho phép người chuyển giới được quyền sử dụng phòng vệ sinh công cộng dựa trên giới tính hiện tại của họ. Vào Tháng 4 trước đó, Toà Bạch Ốc đã cho xây phòng vệ sinh đầu tiên dành chung cho nam nữ. Những việc làm này là nhằm đáp trả lại một loạt nhiều tiểu bang đỏ (bảo thủ) trên khắp nước trong nỗ lực cho thông qua những dự luật về việc sử dụng phòng vệ sinh công cộng.
Sau khi tiểu bang North Carolina trở thành tiểu bang đầu tiên chính thức xác định rõ giới tính phải dựa vào giấy khai sinh nguyên thủy khi sử dụng phòng vệ sinh công cộng thì vào ngày 13 Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Obama đã dùng quyền hành pháp gửi một lá thư “hướng dẫn” (directive) đến tất cả các trường học công trên khắp nước phải để cho các em học sinh chuyển giới được quyền sử dụng phòng vệ sinh và phòng tắm trong trường cũng như tham gia vào các sinh hoạt chung dựa trên giới tính hiện tại của các em. Quyết định này đã đổ thêm dầu vào cuộc tranh luận đã quá gay gắt và chia rẽ về việc xác định giới tính đối với những người chuyển giới.
Đây không phải là luật chính thức nên không bắt buộc các tiểu bang hoặc trường học phải tuân theo, tuy nhiên, nếu một trường học không đi theo đúng sự hướng dẫn trên thì phía ông Obama có thể dùng quyền hành pháp để cắt giảm nguồn tài trợ của chính phủ liên bang đối với trường học đó.
Ngay sau khi lá thư được gửi đi đến nay đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau trong dư luận quần chúng. Ngay cả những người ủng hộ quyền của người chuyển giới như Giáo sư luật Peter H. Schuck của Đại học Yale, qua một bài xã luận đăng trên nhật báo New York Times, cho đây là một quyết định hấp tấp vượt quá quyền hạn của hành pháp và sẽ không giải quyết được vấn đề nay đã thành một sự xung đột xã hội quá lớn mà chỉ làm cho hố chia rẽ trong dân chúng thêm nghiêm trọng. Theo ý kiến của Giáo sư Schuck, đáng lẽ ra Toà Bạch Ốc nên tổ chức một số cuộc thảo luận giữa người dân để giải thích rõ quyết định trên trước khi gửi lá thư đi.
Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất của hai cơ quan truyền thông CBS và New York Times cho biết 46% dân chúng cho rằng việc xác định giới tính là dựa trên giấy khai sinh, trong khi 41% thì cho rằng nên dựa trên giới tính hiện tại của họ. Và có tới 57% người dân Mỹ nói rằng việc xác định giới tính là quyền của tiểu bang và chính quyền địa phương, trong khi chỉ có 35% nói rằng chính quyền liên bang có quyền này.
Việc xác định giới tính dành cho người chuyển giới sẽ còn gây nhiều tranh cãi trong dân chúng cho đến khi nào chính quyền liên bang có hẳn một đạo luật nói rõ việc xác định giới tính của một công dân là như thế nào.
Quả thật, trong khoảng vài năm qua, cộng đồng những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (trong tiếng Anh thường được gọi tắt là LGBT – Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender) đã gặt hái được nhiều thành công qua những cuộc vận động và đấu tranh kéo dài trong nhiều thập niên cho quyền bình đẳng của họ. Toà Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã công nhận quyền hôn nhân của họ và càng ngày càng được xã hội chấp nhận và xem họ như là những người bình thường. Cộng đồng LGBT được xem là nhóm thiểu số, lại là nhóm thiểu số quá nhỏ (hiện không có con số chính xác những giới nghiên cứu xã hội phỏng đoán là ít hơn một phần trăm), thế nên họ xứng đáng để được luật pháp bảo vệ chặt chẽ hơn cho quyền công dân của họ.
Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề ở bề mặt, mặc dù có gây ra một vài tranh cãi nho nhỏ nhưng không đáng kể. Vấn đề cốt lõi bên trong gây nhức đầu hiện nay mà trước đây không được ai nghĩ tới là việc xác định giới tính khi họ sử dụng những phương tiện nơi công cộng, ví dụ phòng vệ sinh, nơi được luật pháp nói rõ nam phải sử dụng phòng dành cho nam và nữ sử dụng phòng dành cho nữ để tránh những sự việc không hay xảy ra. Trong nhóm LGBT, những người đồng tính và lưỡng tính thì không gặp vấn đề nhưng đối với những người chuyển giới thì lại khác, vì sau khi chuyển giới thì theo luật họ là nam hay nữ?
Hiện nay, việc xác định giới tính của một cá nhân là thuộc về quyền luật pháp của tiểu bang. Mà trên phương diện luật pháp, để xác định giới tính của một người chuyển giới ở mỗi tiểu bang về chi tiết cụ thể thì lại khác nhau, nhưng thông thường là tùy thuộc vào những tiến trình mà cá nhân đó đã trải qua để thay đổi giới tính (bao gồm tiến trình điều trị tâm lý và điều trị lượng hormone trong cơ thể), với một số tiểu bang còn đòi hỏi cá nhân đó phải trải qua phẫu thuật để thay đổi hình dạng của cơ thể, trong đó kể cả bộ phận sinh dục.
Một điều thực tế là có một số đông những người chuyển giới tự nhận họ là nam hay nữ chỉ dựa trên sự xác định tâm lý, lý do là vì công việc giải phẫu để thay đổi giới tính là một tiến trình y khoa rất là tốn kém mà không phải ai cũng có đủ phương tiện tài chánh để thực hiện. Cho nên ta có thể nhận thấy có nhiều người tự nhận là chuyển giới và mặc dù cách ăn mặc của họ đúng với giới tính hiện tại của họ nhưng cơ thể của họ, hoặc hoàn toàn hoặc một phần, thì vẫn là cơ thể nguyên bản lúc được sinh ra.
Cho đến nay ở Hoa Kỳ vẫn chưa có một luật liên bang nào xác nhận giới tính của người chuyển giới. Thế nên, trên phương diện luật pháp nói chung, người ta tạm thời ngầm hiểu là giới tính của một người được xác định dựa trên giới tính được nói rõ trong tờ giấy khai sinh. Và đó chính là nguyên do gây ra những tranh cãi gay gắt như hiện nay tại Hoa Kỳ.
Vụ việc nổ lớn kể từ khi tiểu bang North Carolina thông qua một đạo luật về việc sử dụng phòng vệ sinh công cộng vào ngày 23 Tháng 3 vừa qua. Nó có tên chính thức là Đạo luật Bảo vệ An ninh và Quyền riêng tư ở các Phương tiện Công cộng (Public Facilities Privacy and Security Act – thường được biết đến với một tên khác là House Bill 2 hay HB2) – nhằm phá bỏ một quy định (ordinance) được thông qua bởi thành phố Charlotte của tiểu bang chống lại sự kỳ thị và phân biệt giới tính đối với những người thuộc thành phần LGBT và cũng là để ngăn ngừa chính quyền địa phương ở những thành phố khác trong tiểu bang có thể cũng sẽ ban hành những quy định tương tự như Charlotte trong tương lai. Đây là đạo luật chính thức đầu tiên của một tiểu bang nói rõ việc xác định giới tính của một cá nhân là dựa vào những gì được ghi trong giấy khai sinh và buộc tất cả các trường công và các cơ sở chính quyền của tiểu bang phải theo đúng sự xác định giới tính này khi sử dụng phòng vệ sinh công cộng. Ngay sau đó, đạo luật này đã tạo nên cơn bão chính trị khắp nước: người chống thì cho rằng đạo luật này kỳ thị nhóm người LGBT, trong khi người bênh thì cho rằng đạo luật chỉ dựa trên lý lẽ thông thường (common sense).
Trong khoảng thời gian 2012-13, đã từng có một phong trào xây những phòng vệ sinh công cộng dành chung cho nam nữ (gender-neutral bathrooms) tại những khuôn viên đại học. Trong thời gian này, có khoảng 150 đại học đã cho xây những phòng vệ sinh loại đó, cùng lúc một số trường trung học cũng đã làm việc này.
Tháng 8 năm 2014, thành phố Austin (Texas) phê chuẩn một quy định của thành phố đòi hỏi ở những nơi công cộng phải có phòng vệ sinh đơn dành chung cho nam nữ. Trước đó, những thành phố như Portland và thủ đô Washington đã cho thông qua quy định tương tự, và ngay sau đó những thành phố khác như West Hollywood, Philadelphia và San Francisco cũng làm theo.
Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Texas và nhiều tiểu bang khác đã đệ trình dự luật đòi hỏi người chuyển giới phải sử dụng phòng vệ sinh công cộng dựa trên giới tính được ghi trong giấy khai sinh của họ. Tuy nhiên cho đến nay chỉ duy nhất tiểu bang North Carolina là đã cho thông qua để thành luật chính thức.
Tháng 12 năm 2015, tiểu bang Washington ra thông cáo nói rõ về luật hiện hành của tiểu bang cho phép người chuyển giới được quyền sử dụng phòng vệ sinh công cộng dựa trên giới tính hiện tại của họ. Vào Tháng 4 trước đó, Toà Bạch Ốc đã cho xây phòng vệ sinh đầu tiên dành chung cho nam nữ. Những việc làm này là nhằm đáp trả lại một loạt nhiều tiểu bang đỏ (bảo thủ) trên khắp nước trong nỗ lực cho thông qua những dự luật về việc sử dụng phòng vệ sinh công cộng.
Sau khi tiểu bang North Carolina trở thành tiểu bang đầu tiên chính thức xác định rõ giới tính phải dựa vào giấy khai sinh nguyên thủy khi sử dụng phòng vệ sinh công cộng thì vào ngày 13 Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Obama đã dùng quyền hành pháp gửi một lá thư “hướng dẫn” (directive) đến tất cả các trường học công trên khắp nước phải để cho các em học sinh chuyển giới được quyền sử dụng phòng vệ sinh và phòng tắm trong trường cũng như tham gia vào các sinh hoạt chung dựa trên giới tính hiện tại của các em. Quyết định này đã đổ thêm dầu vào cuộc tranh luận đã quá gay gắt và chia rẽ về việc xác định giới tính đối với những người chuyển giới.
Đây không phải là luật chính thức nên không bắt buộc các tiểu bang hoặc trường học phải tuân theo, tuy nhiên, nếu một trường học không đi theo đúng sự hướng dẫn trên thì phía ông Obama có thể dùng quyền hành pháp để cắt giảm nguồn tài trợ của chính phủ liên bang đối với trường học đó.
Ngay sau khi lá thư được gửi đi đến nay đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau trong dư luận quần chúng. Ngay cả những người ủng hộ quyền của người chuyển giới như Giáo sư luật Peter H. Schuck của Đại học Yale, qua một bài xã luận đăng trên nhật báo New York Times, cho đây là một quyết định hấp tấp vượt quá quyền hạn của hành pháp và sẽ không giải quyết được vấn đề nay đã thành một sự xung đột xã hội quá lớn mà chỉ làm cho hố chia rẽ trong dân chúng thêm nghiêm trọng. Theo ý kiến của Giáo sư Schuck, đáng lẽ ra Toà Bạch Ốc nên tổ chức một số cuộc thảo luận giữa người dân để giải thích rõ quyết định trên trước khi gửi lá thư đi.
Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất của hai cơ quan truyền thông CBS và New York Times cho biết 46% dân chúng cho rằng việc xác định giới tính là dựa trên giấy khai sinh, trong khi 41% thì cho rằng nên dựa trên giới tính hiện tại của họ. Và có tới 57% người dân Mỹ nói rằng việc xác định giới tính là quyền của tiểu bang và chính quyền địa phương, trong khi chỉ có 35% nói rằng chính quyền liên bang có quyền này.
Việc xác định giới tính dành cho người chuyển giới sẽ còn gây nhiều tranh cãi trong dân chúng cho đến khi nào chính quyền liên bang có hẳn một đạo luật nói rõ việc xác định giới tính của một công dân là như thế nào.
VH
Nhận xét
Đăng nhận xét