Tin Khắp Nơi
TT Nga dọa trả đũa hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ ở Âu châu
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời các nhà báo trong một buổi họp báo chung sau cuộc gặp tại Athens, ngày 27 tháng 5 năm 2016.
28.05.2016
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ có hành động đáp trả đối với hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ ở Âu châu.
Phát biểu hôm thứ 6 trong lúc đi thăm Hy Lạp, ông Putin nói ông sẽ phải đáp trả sau khi Hoa Kỳ bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn ở Romania và Ba Lan.
Tuy chỉ trích hệ thống của Mỹ đe dọa an ninh của Nga, ông Putin không cho biết chi tiết về sự đáp trả mà chỉ nói rằng Nga không hành động trước mà chỉ phản ứng lại trước hành động của Mỹ.
Ông nói “Tôi muốn tái khẳng định đó là những biện pháp đáp trả, chứ chúng tôi không hành động trước.”
Washington chưa bình luận về phát biểu của ông Putin.
Cơ sở phi đạn Deveselu ở Romania đã bắt đầu hoạt động trong tháng này, và mặc dù Hoa Kỳ và liên minh NATO nhiều lần nói rằng hệ thống này hoàn toàn có tính chất phòng vệ, Tổng thống Putin nói những phi đạn đó có thể được chuyển đổi một cách dễ dàng để trở thành những vũ khí tấn công.
Nhà lãnh đạo Nga đang thực hiện chuyến viếng thăm Hy Lạp trong hai ngày.
Máy bay thời Thế chiến Thứ hai rơi xuống sông Hudson ở New York
VOA
28.05.2016
Một chiếc máy bay cũ kỹ thời Thế chiến Thứ hai đã rơi xuống sông Hudson giữa New York và New Jersey tối thứ 6.
Cảnh sát thành phố New York cho biết xác của viên phi công 56 tuổi đã được đưa khỏi chiếc máy bay bị rơi tại một nơi cách cầu George Washington vài cây số về hướng nam.
Chiếc P-47 Thunderbolt là một trong 3 chiếc máy bay cất cánh từ Phi trường Republic ở thành phố Farmingdale, thuộc tiểu bang New York.
Những người mục kích nói rằng động cơ của chiếc máy bay đó có trục trặc trước khi máy bay rơi.
Theo kế hoạch trước đây, chiếc máy bay này sẽ tham gia một cuộc biểu diễn cuối tuần nhân dịp lễ Chiến sĩ Trận vong và kỷ niệm 75 năm ngày máy bay Thunderbolt ra đời.
Lực lượng Syria do Mỹ hậu thuẫn tiến gần tới thủ đô Nhà nước Hồi giáo
VOA
29.05.2016
Các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn hôm thứ 6 đã tiến sâu hơn vào khu vực phía bắc Raqqa, tiếp tục cuộc tiến quân tới ngoại ô của thủ đô trên thực tế của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Trong ngày thứ tư của cuộc phản công, Lực lượng Dân chủ Syria – một liên minh của các chiến binh Ả Rập và người Kurd, đã kiểm soát ít nhất 7 ngôi làng và tiến sâu hơn 15 kilo mét về hướng nam trong lúc những vụ không kích của liên minh do Mỹ lãnh đạo bắn phá những vị trí của Nhà nước Hồi giáo ở gần đó.
Một phóng viên của VOA đi chung với Lực lượng Dân chủ Syria ở mặt trận cho biết các lực lượng chống Nhà nước Hồi giáo đang dùng các loại vũ khí hạng nặng và tầm trung trong lúc Nhà nước Hồi giáo đánh trả bằng đạn súng cối.
Tin tức cho biết tuy những trận đánh diễn ra cách Raqqa 40 kilo mét, Nhà nước Hồi giáo đang chuẩn bị để giao tranh bên trong thành phố với việc đào giao thông hào và xây hầm trú ẩn.
Nhà nước Hồi giáo nắm quyền kiểm soát Raqqa từ năm 2014, không bao lâu trước khi tuyên bố thành lập một nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Đụng độ tại cuộc vận động của ông Trump
- 28 tháng 5 2016
Những người ủng hộ và phản đối ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đụng độ bên ngoài Trung tâm hội nghị San Diego ở California, nơi cảnh sát chống bạo động được triển khai.
Cảnh sát tuyên bố việc tập trung bên ngoài trung tâm hội nghị thành phố là phạm pháp.
Họ bắt giữ 35 người vì hành vi ném đá và chai lọ.
Ông Trump đến thành phố gần biên giới với Mexico này nhằm vận động tranh cử trước kỳ bầu cử sơ bộ tại California vào ngày 7 tháng Sáu.
Ông này từng hứa nếu thắng cử sẽ xây một bức tường biên giới để ngăn chặn người nhập cư trái phép.
‘Công việc tuyệt vời’
Đụng độ nổ ra khi mọi người đi ra khỏi trung tâm hội nghị sau bài phát biểu tranh cử của ông Trump.
Những người ủng hộ và phản đối gặp nhau trên đường phố, chế giễu và chất vấn nhau.
Hàng chục nhân viên cảnh sát trong tư thế sẵn sàng chống bạo loạn đã được triển khai để tách hai nhóm người trên.
Một vài người phản đối đã leo lên bức tường của trung tâm hội nghị rồi ném chai lọ vào cảnh sát.
Sau khi yêu cầu đám đông giải tán, cảnh sát di chuyển họ ra khỏi khu vực Gaslamp Quarter của thành phố.
Dân số thành phố San Diego có khoảng một phần ba là người Mỹ gốc Latinh.
Hàng trăm ngàn người trong số đó đi lại qua biên giới Mỹ với Mexico hàng ngày một cách hợp pháp.
Một người biểu tình tại San Diego, Martha McPhail, nói với truyền thông địa phương City News Service:
“Tôi phản đối ngôn ngữ kích động sự căm ghét, kỳ thị chủng tộc và giới tính của ông Donald Trump, cũng như sự ngạo mạn và không khoan dung của ông ta.”
“Tôi ủng hộ tất cả mọi người – bất kể chủng tộc, giới tính, cựu chiến binh – trong khi ông Trump lại gây chia rẽ.”
Tuy nhiên một người ủng hộ ông Trump là Riley Hansen lên tiếng bảo vệ thương gia gây tranh cãi này.
"Bố tôi luôn nói rằng chúng ta cần một Tổng thống có đầu óc kinh doanh. Tôi thích chính sách của ông Trump," Hansen nói với hãng truyền thông CNS.
Việc trấn áp những kẻ du côn gây gián đoạn cuộc vận động bầu cử hòa bình và đông người tham gia của chúng ta là một công việc tuyệt vời
Sở cảnh sát San Diego nói đã bắt giữ 35 người, tuy nhiên chưa có tin tức nào về thiệt hại về tài sản hay người bị thương.
Ông Trump đã nhắn tin trên mạng xã hội Twitter khen ngợi cảnh sát:
“Việc trấn áp những kẻ du côn gây gián đoạn cuộc vận động bầu cử hòa bình và đông người tham gia của chúng ta là một công việc tuyệt vời”.
'Không có hạn hán'
Trước đó, ông Trump phát biểu tranh cử tại Fresno về việc bang California “không có hạn hán”, mặc dù bang này đang chứng kiến giai đoạn khô hạn nhất trong vòng bốn năm qua.
Sau khi nói chuyện với một số nông dân than phiền về việc thiếu nước tưới tiêu nông nghiệp, ông Trump nói:
“Họ không hiểu, không ai hiểu gì hết. Không có hạn hán nào cả. Họ đang đưa nước ra biển”.
Dường như ông này ám chỉ việc nước đang được rút từ sông Sacramento ra Vịnh San Francisco, một phần trong nỗ lực bảo vệ các loài sinh vật bị đe dọa.
Ông Trump nói nếu lên cầm quyền, ông sẽ “bắt đầu mở nước” để đảm bảo nông dân có đủ nước cho trồng trọt.
Điều này dẫn đến nhiều lời bình luận chế giễu từ phía mạng xã hội.
Một số lời bình luận trên trang Twitter thậm chí còn đưa đường dẫn đến diễn viên Charlton Heston là người đóng vai Moses rẽ nước Biển Đỏ trong bộ phim 'Mười điều răn của Chúa' năm 1956.
Hiện ông Trump đang vận động tranh cử tại bang California mà không có đối thủ, sau khi các đối thủ khác của Đảng Cộng hòa đã rút lui.
Dù rất muốn tranh luận với ông Bernie Sanders – và đây sẽ là một ngày... thật dễ dàng, tôi sẽ đợi tranh luận với người cán đích đầu tiên của Đảng Dân chủ, có thể là bà Hilary Clinton - một người 'không thật thà', hoặc với bất cứ ai đi nữa
Ông này cũng đã đạt được số lượng cử tri cần thiết để chắc chắn được Đảng của ông đề cử. Tuy nhiên quyết định này chưa được chính thức hóa.
‘Kẻ bắt nạt’
Trước đó, vào thứ Sáu, ông Trump từ chối lời đề nghị tham gia phiên tranh luận với ứng cử viên Đảng Dân chủ là ông Bernie Sanders.
“Dù rất muốn tranh luận với ông Bernie Sanders – và đây sẽ là một ngày... thật dễ dàng, tôi sẽ đợi tranh luận với người cán đích đầu tiên của Đảng Dân chủ, có thể là bà Hilary Clinton - một người 'không thật thà', hoặc với bất cứ ai đi nữa”, ban vận động tranh cử của ông Trump nói.
Ông Sanders nói với phóng viên trong chiến dịch tranh cử của mình là ông hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi ý kiến.
“Này ông Trump, ông sợ hãi điều gì?” ông Sanders nói, và gọi ứng cử viên đảng Cộng hòa là “kẻ bắt nạt”.
Ông Trump nói quá trình đề cử ứng viên tranh cử chức vụ Tổng thống của Đảng Dân chủ bị “dàn dựng”.
Theo đó bà Clinton và Chủ tịch Hội đồng Quốc gia của Đảng dân chủ là bà Deborah Wasserman Schultz không để cho ông Sanders chiến thắng trong việc đề cử.
Một kết quả trưng cầu dân ý mới nhất cho thấy bà Clinton đang dẫn điểm trước ông Trump khoảng 4%.
Putin: Rumani và Ba lan có thể lọt vào tầm bắn của tên lửa Nga
Phát biểu của tổng thống Nga nhân ngày chót chuyến công du Hy Lạp, ngày 27/05/2016.
Hôm qua, 27/5/2016, tại Hy Lạp, tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh cáo Rumani và Ba Lan có thể nằm trong tầm ngắm của tên lửa Nga vì các nước này cho triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa Mỹ mà Matxcơva coi là mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga.
Trong cuộc họp báo tại Athens kết thúc chuyến thăm Hy Lạp, tổng thống Nga Putin đã lên tiếng cảnh cáo mạnh mẽ việc Rumani và Ba lan cho triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Ông tuyên bố, Matxcơva đã nhiều lần cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả những việc làm trên nhưng Washington và các đồng minh của họ vẫn làm ngơ.
Hôm 12/5 NATO đã khai trương hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Rumani. Trong khi đó tại Ba Lan, các công việc chuẩn bị lắp đặt một hệ thống tương tự cũng đã được triển khai.
Quân đội Mỹ đã giải thích là hệ thống lá chắn tên lửa lắp đặt tại Ba Lan và Rumani là cần thiết để bảo vệ trước mối đe dọa từ các tên lửa của Iran, không nhằm vào Nga.
Ông Putin cho biết giờ đây Nga buộc phải có những biện pháp bảo đảm an ninh cho mình, trước việc Rumani và ba lan đang tiến hành lắp đặt các hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ.
Tuy không nói cụ thể về những biện pháp của Nga, nhưng ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ không hành động trước các biện pháp chỉ nhằm đáp trả các động thái của Washington và Matxcơva « sẽ không có bất kỳ hành động nào khi chưa nhìn thấy tên lửa đặt trên đất các nước láng giềng ».
Cũng trong cuộc họp báo này, bị chất vấn về hồ sơ Crimée, tổng thống Putin lặp lại là đã hành động theo nguyện vọng của người dân Crimée muốn được trở về với nước Nga và hồ sơ này đã khép lại. Ông tuyên bố « nước Nga sẽ không thảo luận với bất kỳ ai về chủ đề này ».
Người dì lưu vong tiết lộ quá khứ của Kim Jong Un
Trường Liebefeld-Steinhölzli tại Köniz (Thụy Sĩ), nơi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đa theo học lúc còn trẻ.Wikipedia
Nhật báo Washington Post số ra ngày 27/05/20016 cho biết người dì của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hiện đang sống ẩn dật tại New York. Bà đang điều hành một cơ sở giặt ủi khô sau khi đào thoát sang Mỹ năm 1998.
Nhật báo Washington Post đã có cuộc phỏng vấn riêng với người dì của Kim Jong Un, bà Ko Yong Suk, tại nhà riêng. Hiện bà sống cùng với chồng là Ri Gang và ba người con được đổi tên. Bà Ko Yong Suk là em gái của Ko Yong Hui, một trong số các phu nhân của lãnh tụ quá cố Kim Jong Il và là thân mẫu của đương kim lãnh đạo lãnh đạo Kim Jong Un.
Vợ chồng bà từng rất thân cận với chính quyền Cộng Sản Bình Nhưỡng và được cử sang Thụy Sĩ để chăm sóc các thành viên của gia đình lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong đó có Kim Jong Un trong suốt thời gian học tập tại đất nước châu Âu này.
Bà Ko Yong Suk kể lại với Washington Post về nhân vật số 1 hiện nay của chế độ Bình Nhưỡng : « Cậu ta (Kim Jong Un) không gây vấn đề gì hết, nhưng cậu ấy rất dễ tức giận và thiếu độ lượng. Khi mẹ cậu ấy muốn phạt cậu vì Kim Jong Un chơi quá nhiều mà không học hành cẩn thận, cậu ấy không cãi lại nhưng phản đối bằng nhiều cách khác, như tuyệt thực chẳng hạn ».
Theo bà Ko, Kim Jong Un sinh năm 1984, chứ không phải là năm 1982 hay 1983 như người ta vẫn tưởng. Điều này có nghĩa con trai của nhà lãnh đạo Kim Jong Il lên nắm quyền thay người cha vào năm 2011 khi cậu chỉ mới 27 tuổi.
Con trai của bà Ko Yong Suk sinh cùng năm với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay. Hai cậu bé luôn chơi cùng nhau và bà thường xuyên « thay tã cho cả hai ».
Về sở thích của Kim Jong Un, người dì cho biết là môn bóng rổ : « Khi cậu ấy bắt đầu chơi bóng rổ, môn thể thao này trở thành niềm ám ảnh, đễn nỗi cậu ôm thêm quả bóng khi đi ngủ ». Kim Jong Un nổi tiếng là người hâm mộ huyền thoại bóng rổ Mỹ Micheal Jordan và từng nhiều lần tiếp đón vận động viên Dennis Rodman, đồng đội của Michael Jordan đến Bình Nhưỡng từ khi lên nắm quyền.
Vẫn theo bà Ko, ngay năm 1992, Kim Jong Un biết là được chỉ định kế nghiệp người cha. Trong lần sinh nhật thứ 8 vào năm đó, cậu nhận được một bộ quân phục đại tướng và người đứng đầu quân đội Bắc Triều Tiên đã cúi mình chào nhà lãnh đạo tương lai.
Lý do đào thoát vẫn là bí ẩn
Người ta vẫn không biết chính xác tại sao bà Ko Yong Suk lại đào thoát sang Hoa Kỳ cùng với chồng sau khi họ đã đến trình diện tại sứ quán Mỹ ở thủ đô Bern, Thụy Sĩ.
Sau khi bị thẩm vấn trong vòng nhiều tháng, họ tới định cư tại Mỹ, chỉ cách New York vài giờ đi xe. Tại đây, họ đã xây dựng một cuộc sống mới với những danh tính mới, song Washington Post không nêu, và mở một công ty nhỏ với sự giúp đỡ tài chính của cơ quan tình báo Mỹ CIA.
Ba người con của bà Ko đều học đại học tại Mỹ và đã đi làm. Dù cặp vợ chồng vẫn hợp tác với CIA, người chồng của bà Ko, ông Ri Gang, luôn khẳng định rằng họ không hề phản bội bất kỳ bí mật nào khi tới Mỹ.
Ông nói : « CIA vẫn cứ nghĩ là chúng tôi nắm nhiều bí mật, nhưng chúng tôi không biết gì cả. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ chăm sóc con cái và giúp đỡ chúng học tập ».
Cả hai người muốn giữ cuộc sống riêng tư của gia đình và tỏ ra cẩn trọng khi nói về người cháu ruột Kim Jong Un mà họ vẫn thường xuyên gọi là « Thống chế Kim Jong Un », theo lời của nhật báo Washington Post.
Vợ chồng bà từng rất thân cận với chính quyền Cộng Sản Bình Nhưỡng và được cử sang Thụy Sĩ để chăm sóc các thành viên của gia đình lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong đó có Kim Jong Un trong suốt thời gian học tập tại đất nước châu Âu này.
Bà Ko Yong Suk kể lại với Washington Post về nhân vật số 1 hiện nay của chế độ Bình Nhưỡng : « Cậu ta (Kim Jong Un) không gây vấn đề gì hết, nhưng cậu ấy rất dễ tức giận và thiếu độ lượng. Khi mẹ cậu ấy muốn phạt cậu vì Kim Jong Un chơi quá nhiều mà không học hành cẩn thận, cậu ấy không cãi lại nhưng phản đối bằng nhiều cách khác, như tuyệt thực chẳng hạn ».
Theo bà Ko, Kim Jong Un sinh năm 1984, chứ không phải là năm 1982 hay 1983 như người ta vẫn tưởng. Điều này có nghĩa con trai của nhà lãnh đạo Kim Jong Il lên nắm quyền thay người cha vào năm 2011 khi cậu chỉ mới 27 tuổi.
Về sở thích của Kim Jong Un, người dì cho biết là môn bóng rổ : « Khi cậu ấy bắt đầu chơi bóng rổ, môn thể thao này trở thành niềm ám ảnh, đễn nỗi cậu ôm thêm quả bóng khi đi ngủ ». Kim Jong Un nổi tiếng là người hâm mộ huyền thoại bóng rổ Mỹ Micheal Jordan và từng nhiều lần tiếp đón vận động viên Dennis Rodman, đồng đội của Michael Jordan đến Bình Nhưỡng từ khi lên nắm quyền.
Vẫn theo bà Ko, ngay năm 1992, Kim Jong Un biết là được chỉ định kế nghiệp người cha. Trong lần sinh nhật thứ 8 vào năm đó, cậu nhận được một bộ quân phục đại tướng và người đứng đầu quân đội Bắc Triều Tiên đã cúi mình chào nhà lãnh đạo tương lai.
Lý do đào thoát vẫn là bí ẩn
Người ta vẫn không biết chính xác tại sao bà Ko Yong Suk lại đào thoát sang Hoa Kỳ cùng với chồng sau khi họ đã đến trình diện tại sứ quán Mỹ ở thủ đô Bern, Thụy Sĩ.
Sau khi bị thẩm vấn trong vòng nhiều tháng, họ tới định cư tại Mỹ, chỉ cách New York vài giờ đi xe. Tại đây, họ đã xây dựng một cuộc sống mới với những danh tính mới, song Washington Post không nêu, và mở một công ty nhỏ với sự giúp đỡ tài chính của cơ quan tình báo Mỹ CIA.
Ba người con của bà Ko đều học đại học tại Mỹ và đã đi làm. Dù cặp vợ chồng vẫn hợp tác với CIA, người chồng của bà Ko, ông Ri Gang, luôn khẳng định rằng họ không hề phản bội bất kỳ bí mật nào khi tới Mỹ.
Ông nói : « CIA vẫn cứ nghĩ là chúng tôi nắm nhiều bí mật, nhưng chúng tôi không biết gì cả. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ chăm sóc con cái và giúp đỡ chúng học tập ».
Cả hai người muốn giữ cuộc sống riêng tư của gia đình và tỏ ra cẩn trọng khi nói về người cháu ruột Kim Jong Un mà họ vẫn thường xuyên gọi là « Thống chế Kim Jong Un », theo lời của nhật báo Washington Post.
Trung Quốc có thể triển khai các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân giữa lúc căng thẳng với Mỹ đang gia tăng
Các quan chức quân đội Trung Quốc không bình luận về việc khi nào họ sẽ bắt đầu thực hiện các cuộc tuần tra đầu tiên với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng báo cáo nói rằng họ “nhất mực cho rằng động thái này là không thể tránh khỏi.” Nhật báo Guardian cũng trích dẫn một phân tích ngày 18 tháng 5 của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ về báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.
“Trung Quốc có thể sẽ thực hiện một cuộc tuần tra răn đe hạt nhân đầu tiên của mình, với tàu ngầm SSBN [tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân] vào một thời điểm nào đó trong năm 2016” báo cáo cho biết, và phân tích lưu ý rằng Trung Quốc đã dàn trận tàu ngầm có khả năng mang vũ khí hạt nhân trong quá khứ, nhưng không rõ họ có trang bị vũ khí hạt nhân lên tàu ngầm [để chuẩn bị chiến đấu] hay không.
Báo cáo nói rằng tất cả 4 tàu SSBN loại xung kích Lớp Tấn (Operation Jin-class) của Trung Quốc đều được đặt tại Căn cứ tàu ngầm [cảng] Du Lâm (Julin) ở đảo Hải Nam. Báo cáo nói rằng Trung Quốc cũng có 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang-class) tại Căn cứ, và họ đang đóng tàu ngầm lớp Tấn thứ năm.
Bất kỳ việc triển khai tàu ngầm nào [của Trung Quốc] chắc chắn là để đi qua Biển Đông [tên quốc tế là South China Sea] (nơi có đảo Hải Nam).
Nếu Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân trên Biển Đông, rất có thể sẽ thổi bùng những căng thẳng luôn biến động trong khu vực. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như đối với toàn bộ Biển Đông, và họ đã khiến cho rất nhiều nước láng giềng tức giận thông qua việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo với các căn cứ quân sự, và đã sử dụng quân đội của mình để xua đuổi các tàu nước ngoài.
84% phụ nữ Ấn Độ bị quấy rối tình dục nơi công cộng, theo một nghiên cứu
Tại Ấn Độ, cứ 5 phụ nữ, thì đã có 4 người bị quấy rối nơi công cộng, dựa trên một cuộc điều tra do tổ chức từ thiện Action Aid của vương quốc Anh tiến hành.
Hơn 500 phụ nữ đã được khảo sát tại nhiều thành phố trên toàn quốc bao gồm New Delhi, Mumbai, Bangalore, Chennai và Kolkata.
Nghiên cứu cho thấy 84% số người được hỏi đều cho biết rằng, họ đã từng trải qua những tình huống bị quấy rối. Độ tuổi của những người được hỏi nằm trong khoảng 25 đến 35 tuổi, đa số đều là phụ nữ và sinh viên đang làm việc, hãng thông tấn Thomson Reuters Foundation cho biết.
“Đối với chúng tôi, việc phát hiện vấn nạn này tại Ấn Độ thì không phải là tin gây chấn động, điều quan trọng chính là con số 500 phụ nữ đã được phỏng vấn ở Ấn Độ. Nó cho thấy mức độ mà phụ nữ đã phản ứng và mạnh dạn báo cáo về việc đối mặt với sự quấy rối và tình trạng bạo lực”, Sandeep Chachra – Giám đốc Điều hành của tổ chức từ thiện ActionAid tại Ấn Độ cho biết.
Quảng cáo
Vì sống trong một quốc gia luôn duy trì quan điểm trọng nam khinh nữ, nên phụ nữ Ấn Độ luôn phải đối mặt với rất nhiều bất công khác nhau, từ nạn tảo hôn (trẻ em phải kết hôn ở độ tuổi còn rất nhỏ), giết người vì của hồi môn (gia đình chồng ép con dâu tự vẫn, hay thiêu sống cô dâu ngay trong ngày cưới nếu họ không hài lòng với số của hồi môn bên đàng gái), đến tình trạng buôn người, hiếp dâm và bạo lực gia đình, hãng thông tấn Thomson Reuters Foundation cho biết.
Năm ngoái, đã có 337.992 hồ sơ ghi nhận phụ nữ bị bạo lực, tăng 9% so với năm 2014, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia của Ấn Độ.
Nghiên cứu mới đây của tổ chức từ thiện ActionAid cho biết, phụ nữ bị quấy rối ở nhiều nơi khác nhau, trên các tuyến đường, công viên, tại các sự kiện cộng đồng, các khuôn viên của trường đại học, và ngay cả khi họ đang di chuyển trên những phương tiện giao thông công cộng.
Hơn 1/3 phụ nữ trong nghiên cứu này cho biết rằng, họ đã bị sàm sỡ nơi công cộng hoặc phải đối mặt với việc bị kẻ nào đó phơi bày bản thân. Hơn một nửa trong số họ báo cáo rằng họ luôn bị ai đó theo dõi.
Cuộc khảo sát cho thấy 46% phụ nữ bị nhục mạ và họ thường hay bị lôi tên ra tại những nơi công cộng, trong khi 44% còn lại thì bị những gã đàn ông chọc ghẹo bằng cách huýt sáo.
16% số người được khảo sát đã cho biết rằng họ bị đánh thuốc mê, và có khoảng 9% phụ nữ đã bị hãm hiếp.Tổ chức từ thiện ActionAid đã thúc giục các quan chức cần phải đưa ra các biện pháp nhằm chấm dứt một tệ nạn “quấy rối có truyền thống”.
“Sự an toàn của phụ nữ thì luôn có liên quan trực tiếp đến những gã đàn ông có lối tư duy gia trưởng. Và lối tư duy này luôn được thể hiện ra ngay khi họ xuất hiện trên đường phố, trong nhà hoặc tại nơi làm việc”, Sehjo Singh thuộc Tổ chức từ thiện ActionAid của Ấn Độ phát biểu.
“Nỗi sợ bị quấy rối và bị bạo lực đã có tác dụng làm tê liệt toàn bộ khả năng và tiềm năng của phụ nữ, và chính bản thân của những tệ nạn này là một cuộc tấn công vào các quyền của phụ nữ”, Singh nói.
Vào năm 2012, Ấn Độ đã là tâm điểm gây sự chú ý trên toàn thế giới khi một người phụ nữ trẻ đã chết sau khi bị hãm hiếp trên xe buýt tại thủ đô Delhi.
Nhận xét
Đăng nhận xét