Nước An Nam của thế kỷ hai mươi mốt qua một bức ảnh
Posted by adminbasam on 27/05/2016
Nguyễn Hoàng Phố
27-5-2016
1- Bức ảnh biết nói, nói gì?
Bức ảnh về “Hà lội”, sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama, là một bức ảnh biết nói. Nhưng nó nói gì?
– Ta thấy một người Việt cưỡi và (phóng to lên ta thấy) đang cười trên lưng một người Việt khác, ta thấy một người Việt khom lưng, nhẫn nhục cõng trên lưng một người Việt khác.
– Ta thấy người cưỡi mang giày da, áo quần áo là lượt, ta thấy người cõng mang dép, mặc bộ đồ màu xanh của giới cửu vạn.
– Ta thấy chiếc xe, và biết người cưỡi từ chiếc xe đó chui ra, ta thấy một người nữa đã đưa ghế cho người cưỡi bước lên.
Và ta thấy cờ đỏ, màu cờ của giai cấp cần lao. Ta biết chắc cả ba người đang làm việc cho bộ máy công quyền. Ta biết là cơ quan đó có cái đuôi tên là nhân dân. Ta biết chắc, người cõng phải khúm núm, tận tụy để khỏi mất việc một khi có gió độc giảm biên chế, và khỏi bị hoạnh hoẹ khi đến kỳ tăng lương phát thưởng. Ta tự hỏi, trong bộ ba làm việc cho bộ máy đó, ai là chủ, ai là tớ, và ai đặt ra vai vế chủ tớ đó?
Bức ảnh đó làm ta đau thắt đến quặn lòng: Ta thấy có gánh nặng trên vai anh em, cha ta, chú bác ta trong người cõng, ta thấy có sự nhịn nhục của anh em ta, cha ta, chú bác ta trong người cõng, ta thấy có nỗi tủi nhục của cha mẹ, anh em, con cháu người cõng. Ta thấy như trở về với thời thuộc địa, khi địa vị chủ – tớ rạch ròi. Và ta tự hỏi, vì đâu đến nỗi này? Vì đâu một dân tộc dám hy sinh tất cả để giành được quyền thẳng lưng mà sống, ngẩng đầu mà đi, vậy mà…
2- Vì đâu đến nỗi này?
Ta thấy khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến dân sinh, như nạn xả rác, hay gây ồn ào nơi công cộng…, nhà cầm quyền thường qui trách nhiệm cho dân trí thấp, nôm na là do dân còn ngu. Nhưng vì sao dân ở thế kỷ hai mươi mốt mà còn ngu trong khi cách đây gần bảy mươi năm dân lại sáng suốt đi theo đảng để làm cái cách mạng tháng tám 1945, rồi lại sáng suốt tiếp tục làm cuộc chống Mỹ cứu nước cho đến 1975, thì là một bí ẩn. Bao nhiêu là kỳ tích về sự thông minh, sáng tạo của dân được bộ máy tuyên truyền tung hô. Hay là tất cả chỉ là dối trá, lường gạt? Còn nếu không, thì làm thế nào để giải thích dân càng ngày càng ngu khi theo đảng?
Chợt nhớ đến câu chuyện về nhà độc tài Staline. Một hôm có một nhà báo cánh tả ở một quốc gia Tây Âu phỏng vấn Satline về thuật cai trị. Staline không trả lời, sai cận vệ bắt một con gà, vặt hết lông, rồi đem ra sân. Con gà co ro vì lạnh, lúp xúp tìm chỗ ẩn núp, chạy lòng vòng một hồi và cuối cùng chui vào bên dưới chiếc áo khoác dài chấm gót của nhà độc tài. Staline bước sang phải, con gà chạy sang phải, bước sang trái, con gà chạy sang trái. Nhà độc tài quay lại nhà báo, trị dân cũng như thế.
Trong một thể chế mà người dân đã bị tước hết khả năng sống tự nhiên: phương thức mưu sinh, tấm áo giáp lương tri đạo đức, và lý trí – phẩm chất phân biệt con người khác với động vật khác, thì người dân không còn sống một cuộc sống của con người nữa, mà sống một cuộc sống trần trụi của nhu cầu bản năng, như con gà trụi lông của Staline, chạy theo cái áo khoác để tìm chút hơi ấm.
27-5-2016
1- Bức ảnh biết nói, nói gì?
Bức ảnh về “Hà lội”, sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama, là một bức ảnh biết nói. Nhưng nó nói gì?
– Ta thấy một người Việt cưỡi và (phóng to lên ta thấy) đang cười trên lưng một người Việt khác, ta thấy một người Việt khom lưng, nhẫn nhục cõng trên lưng một người Việt khác.
– Ta thấy người cưỡi mang giày da, áo quần áo là lượt, ta thấy người cõng mang dép, mặc bộ đồ màu xanh của giới cửu vạn.
– Ta thấy chiếc xe, và biết người cưỡi từ chiếc xe đó chui ra, ta thấy một người nữa đã đưa ghế cho người cưỡi bước lên.
Và ta thấy cờ đỏ, màu cờ của giai cấp cần lao. Ta biết chắc cả ba người đang làm việc cho bộ máy công quyền. Ta biết là cơ quan đó có cái đuôi tên là nhân dân. Ta biết chắc, người cõng phải khúm núm, tận tụy để khỏi mất việc một khi có gió độc giảm biên chế, và khỏi bị hoạnh hoẹ khi đến kỳ tăng lương phát thưởng. Ta tự hỏi, trong bộ ba làm việc cho bộ máy đó, ai là chủ, ai là tớ, và ai đặt ra vai vế chủ tớ đó?
Bức ảnh đó làm ta đau thắt đến quặn lòng: Ta thấy có gánh nặng trên vai anh em, cha ta, chú bác ta trong người cõng, ta thấy có sự nhịn nhục của anh em ta, cha ta, chú bác ta trong người cõng, ta thấy có nỗi tủi nhục của cha mẹ, anh em, con cháu người cõng. Ta thấy như trở về với thời thuộc địa, khi địa vị chủ – tớ rạch ròi. Và ta tự hỏi, vì đâu đến nỗi này? Vì đâu một dân tộc dám hy sinh tất cả để giành được quyền thẳng lưng mà sống, ngẩng đầu mà đi, vậy mà…
2- Vì đâu đến nỗi này?
Ta thấy khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến dân sinh, như nạn xả rác, hay gây ồn ào nơi công cộng…, nhà cầm quyền thường qui trách nhiệm cho dân trí thấp, nôm na là do dân còn ngu. Nhưng vì sao dân ở thế kỷ hai mươi mốt mà còn ngu trong khi cách đây gần bảy mươi năm dân lại sáng suốt đi theo đảng để làm cái cách mạng tháng tám 1945, rồi lại sáng suốt tiếp tục làm cuộc chống Mỹ cứu nước cho đến 1975, thì là một bí ẩn. Bao nhiêu là kỳ tích về sự thông minh, sáng tạo của dân được bộ máy tuyên truyền tung hô. Hay là tất cả chỉ là dối trá, lường gạt? Còn nếu không, thì làm thế nào để giải thích dân càng ngày càng ngu khi theo đảng?
Chợt nhớ đến câu chuyện về nhà độc tài Staline. Một hôm có một nhà báo cánh tả ở một quốc gia Tây Âu phỏng vấn Satline về thuật cai trị. Staline không trả lời, sai cận vệ bắt một con gà, vặt hết lông, rồi đem ra sân. Con gà co ro vì lạnh, lúp xúp tìm chỗ ẩn núp, chạy lòng vòng một hồi và cuối cùng chui vào bên dưới chiếc áo khoác dài chấm gót của nhà độc tài. Staline bước sang phải, con gà chạy sang phải, bước sang trái, con gà chạy sang trái. Nhà độc tài quay lại nhà báo, trị dân cũng như thế.
Trong một thể chế mà người dân đã bị tước hết khả năng sống tự nhiên: phương thức mưu sinh, tấm áo giáp lương tri đạo đức, và lý trí – phẩm chất phân biệt con người khác với động vật khác, thì người dân không còn sống một cuộc sống của con người nữa, mà sống một cuộc sống trần trụi của nhu cầu bản năng, như con gà trụi lông của Staline, chạy theo cái áo khoác để tìm chút hơi ấm.
Nhận xét
Đăng nhận xét