Tin Quốc Nội

Phụ nữ Mỹ gốc Việt 'mất tích' ở Việt Nam

  
Image copyright Dolly Khuu                            
Image caption Bà Khưu Hiền Duyên được cho là mất tích hôm bà định trở lại Hoa Kỳ hôm 26/5                

BBC
 
Một người Mỹ gốc Việt 'mất tích' khi về Việt Nam làm từ thiện cho tổ chức Love Foundation, theo gia đình bà.
Đó là bà Khưu Hiền Duyên, người từ tiểu bang Virginia của Hoa Kỳ về Việt Nam từ 11/5 và chuyến đi chỉ dự định kéo dài tới 27/5, theo chồng bà, ông Khưu Xuân Quang.
Ông Quang nói vợ ông, người cũng có tên là Dolly, "đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ".
Tuy nhiên Đại sứ quán Hoa Kỳ dường như chưa xác nhận chuyện gì đã xảy ra với bà Hiền Duyên vì ông Quang cũng viết trong thông điệp gửi cho báo chí:
"Cho đến hôm nay thì chúng tôi đã liên lạc với Tòa Lãnh Sự tại Việt Nam và nhân viên đặc trách về trường hợp Dolly.
"Mặc dù người nhân viên của Tòa Lãnh Sự chưa xác định được trường hợp của Dolly nhưng ông ta đã trấn an gia đình chúng tôi rằng ông ta sẽ cố gắng bằng mọi cách sẽ đưa Dolly trở về gia đình tại Hoa Kỳ an toàn trong thời gian ngắn."

'Giúp trẻ em nghèo'

Ông Quang nói nghề nghiệp chính của vợ ông là chuyên viên tài chính của hãng Transamerica Company nhưng bà thường xuyên làm từ thiện cho các trường học và cũng là thành viên của tổ chức từ thiện Tình Thương, hay Love Foundation.
Đây là một hội từ thiện "giúp đỡ những trẻ em nghèo khó ở các vùng nông thôn xa xôi tại Việt Nam bằng cách gởi đến các con em sách vở và các thứ cần thiết để các con em có điều kiện đến trường học."
Ông Quang cũng cho biết thêm: "Gia đình chúng tôi sinh sống tại vùng Hampton Road-tiểu bang Virginia trên 25 năm. Vợ chồng tôi có 3 người con. Con trai lớn của chúng tôi tên là Calvin, 18 tuổi, hiện đang phục vụ trong quân đội Virginia National Guard, và hai người con gái là Vivian, 15 tuổi và Julianne, 13 tuổi."
Gần đây Việt Nam đã bắt giữ một nhà hoạt động từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam, bà Nancy Nguyễn, trong vài ngày.

TQ sẵn sàng cho vụ kiện của Philippines?

BBC
31 tháng 5 201
 
 
Image copyright Reuters                            
Image caption Thiếu tướng Lê Văn Cương nói Trung Quốc đã 'chuẩn bị trước' dù phán quyết của Tòa Trọng tài có ra sao

“Trung Quốc đã chuẩn bị trước, chứ không chờ tòa ra phán quyết”, nguyên Thiếu tướng từ Viện nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công an Việt Nam bình luận về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực ở the Hague.
Philippines đã kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi sẽ được đưa ra trong thời gian tới.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.
Dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6/2016.
Thiếu tướng Lê Văn Cương bình luận: “Tất cả việc làm của họ [Trung Quốc] trên Biển Đông trong hai, ba năm vừa rồi là góp phần chuẩn bị cho đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài, chứ không phải họ chờ đến khi tòa đưa ra phán quyết họ mới có phản ứng đâu.”
“Tất cả việc làm của Trung Quốc trong năm 2014-2015 và cả năm 2016 này, một mục tiêu của họ là chuẩn bị đối phó với phán quyết bất lợi cho họ. Ví dụ biến các đá chìm ở Trường Sa thành đảo nổi, xây dựng trên đó các sân bay, các bến cảng quân sự. ”
“Ngày 15/2 vừa rồi họ lắp hai tổ hợp tám bệ phóng tên lửa HQ-9 đất đối không ở đảo Phú Lâm, lắp 4 hệ thống radar tần số cao cảnh báo sớm, phục vụ cho mục đích quân sự.”
Image c
opyright BBC World Service

“Đặc biệt là radar tần số cao ở Đá Châu Viên, Châu Viên nằm ở cực nam của quần đảo Trường Sa. Nếu như lắp radar tần số cao ở đây thì Trung Quốc đã hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ tất cả mọi tàu thuyền, máy bay đi qua biển Malacca và Biển Đông đều nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc cả.” – Ông Cương cho biết.
Bình luận về ảnh hưởng của phán quyết cuối cùng, ông nói: “Sau phán quyết này, cũng không thể có chuyện gì "động trời" để thay đổi Biển Đông, cũng không thay đổi được hiện thực họ tạo ra trên Biển Đông vì việc quân sự hóa Biển Đông [của Trung Quốc] cơ bản là xong rồi.”

'Được ủng hộ'?

Trong tháng 5/2015, Trung Quốc họp báo nói được “hơn 40 quốc gia” ủng hộ trên Biển Đông.
"Ngày càng nhiều nước bày tỏ ý kiến và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông)." – Người phát ngôn Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo.
Trao đổi với BBC về sự ủng hộ mà Trung Quốc tìm kiếm, ông Cương nhận định: “Thực ra các quốc gia ủng hộ Trung Quốc có vai trò khiêm tốn trong diễn đàn quốc tế và chịu ảnh hưởng lợi ích của Trung Quốc."

"Tôi cho rằng việc Trung Quốc chống lại phán quyết của Tòa trọng tài là chống lại luật pháp quốc tế, chống lại cộng đồng Quốc Tế" – Ông bình luận.
Khi được hỏi liệu phán quyết có làm tình hình Biển Đông nóng lên, Thiếu tướng Cương nói: “Dù không có phán quyết, không có vụ kiện này thì Biển Đông cũng sẽ càng ngày càng nóng lên, chứ không phải vì vụ kiện mới nóng lên.”
"Phán quyết của tòa trọng tài chỉ là giọt nước làm tràn ly"
"Tranh chấp trên thế giới thường giải quyết qua ba phương thức; trước hết là phương thức hòa bình, trao đổi song phương, đa phương. Khi thương lượng hòa bình không có kết quả và không tin nữa thì buộc chuyển qua phương thức thứ hai là dùng tài phán quốc tế, Philippines đã dùng đến cách này. Phương thức xấu nhất và cuối cùng là đánh nhau.”
"Việt Nam đang theo đuổi phương thức đầu tiên, Việt Nam không bao giờ nói sẽ từ bỏ việc kiện Trung Quốc, mà đúng hơn là chưa kiện,” – Ông Cương nói về chọn lựa của Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông.

VTV viết tựa sai về G7 và Biển Đông

 BBC    
Image copyright Getty
Image caption G7 chỉ 'bày tỏ quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông'

Một tựa đề trên trang mạng VTV viết về hội nghị G7 tại Nhật Bản và vấn đề Biển Đông bị phê là dịch sai.
Bản tin hôm 26/05/2016 của VTV viết "G7 tuyên bố đóng vai trò lãnh đạo giải quyết vấn đề Biển Đông" dù bản tiếng Anh của thông báo mà G7 đưa ra không nói như thế.
Điều này đã có một số người trong cộng đồng mạng tiếng Việt chỉ ra.
Nội dung trong bài của bản tin VTV cũng viết tương tự rằng:
"Các nhà lãnh đạo G7 đã kết thúc ba phiên thảo luận đầu tiên và sắp bước vào phiên ăn tối kết hợp thảo luận - phiên thảo luận cuối cùng trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 26/5."
"Tới thời điểm này, các nước G7 tuyên bố phải đóng vai trò lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Đông."
Tuy thế, trong tuyên bố chung của lãnh đạo khối G7 họp ở Ise Shima không có câu nào như thế.

Làm mềm quan điểm

Họ chỉ bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở cả hai vùng biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (theo tên tiếng Anh của Biển Đông):
"Chúng tôi quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của các quản trị và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình."
Image copyright VTV
Image caption Bản tin đăng ngày 26/5/2016 trên trang mạng của VTV, tính đến đêm muộn 31/5 vẫn giữ nguyên dòng tựa đề sai
Ngoài ra, G7 cũng nhấn mạnh đến pháp quyền trên biển, các quyền tự do hàng hải, hàng không.
Báo chí Nhật có trích dẫn quan chức nước này nói Thủ tướng Shinzo Abe đã "dẫn cuộc thảo luận" (led discussion) về hai vùng biển trên tại hội nghị G7.
Nhưng điều này không có nghĩa là G7 nhận vai trò "lãnh đạo các nỗ lực quốc tế" để giải quyết vấn đề Biển Đông như VTV đăng tải.
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận chú ý đến bản tin quốc tế của VTV.
Hồi tháng 5/2015 bản tin quốc tế của đài này chiếu cả hình Tổng thống Barack Obama đón nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng.
Image copyright XINHUA
Image caption TQ đã bay ra Trường Sa sau khi xây sân bay lớn
Trên thực tế, theo báo Hong Kong viết, các lãnh đạo cao nhất gồm các tổng thống, thủ tướng những nước trong khối G7 đã chọn quan điểm "mềm mỏng" hơn so với thông cáo của các bộ trưởng G7 trước đó.
Các bộ trưởng G7 nhắc đến "các biện pháp gây sức ép, đe dọa và khiêu khích đơn phương" tại Biển Đông, với ngôn từ mà trang South China Morning Post cho là "ám chỉ Trung Quốc".
Các lãnh đạo G7 cuối cùng chỉ nói là họ "quan ngại" về tình hình căng thẳng nói chung mà không nêu tên quốc gia nào.
Dù vậy, Trung Quốc, qua lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng chỉ trích trực tiếp Nhật Bản và G7.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) trích lời bà Hoa Xuân Oánh:
"Làm nước đăng cai G7, Nhật Bản đã làm thổi lên vấn đề Biển Nam Hải (là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) và làm bùng thêm căng thẳng. Trung Quốc cực lực bày tỏ thái độ bất bình với Nhật Bản và những gì G7 vừa làm."

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?