Tin Khắp Nơi
Nô lệ hiện đại : Hơn 45 triệu nạn nhân
Một tiệm sửa xe đạp ở Lahore, Pakistan ngày 31/05/2016.ARIF ALI / AFP
Hơn 45 triệu người trên thế giới đang phải sống trong cảnh nô lệ, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên đây là con số được Quỹ Walk Free công bố hôm nay, 31/05/2016. Số nạn nhân tăng 28% so với báo cáo hai năm trước. Quy mô của nạn nô lệ hiện đại, được mô tả trong báo cáo, nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì công luận biết đến.
Theo AFP, báo cáo « 2016 Global Slavery Index » của Walk Free Fondation tổng hợp các thông tin tại 167 quốc gia, thông qua 42.000 cuộc phỏng vấn, với 53 thứ tiếng. Hai phần ba số nạn nhân thuộc các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương. Báo cáo cho thấy tính muôn mặt của nạn nô lệ hiện đại.
Theo Liên Hiệp Quốc, các hình thức nô lệ hiện đại, như buôn người, cưỡng bức bán dâm, cưỡng bức lao động, bắt trẻ em cầm súng, sử dụng trẻ em trong các đường dây buôn ma túy… có xu hướng phát triển. Tình trạng này phần lớn là do nạn nghèo đói, nạn kỳ thị và cô lập xã hội.
Với 18,35 triệu người, Ấn Độ được coi là quốc gia có nhiều nạn nhân nhất, tiếp theo là Trung Quốc, với 3,39 triệu nạn nhân, Pakistan, 2,13 triệu. Tuy nhiên Bắc Triều Tiên là nước có tỉ lệ nạn nhân cao nhất, với 4,37% dân số.
Bắc Triều Tiên cũng là quốc gia mà chính quyền bị coi là tồi tệ nhất trong lĩnh vực này, là chính quyền duy nhất trên thế giới không coi các hình thức nô lệ hiện đại là tội phạm. Báo cáo của Walk Free cũng lên án Iran, Trung Quốc và Hồng Kông có rất ít nỗ lực để đối phó với nạn nô lệ hiện đại.
Theo « 2016 Global Slavery Index », hơn 0,15% dân số Việt Nam, với gần 140.000 người, là nạn nhân của nô lệ hiện đại. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam được xếp hạng B.
Theo nhiều nhà quan sát, số nạn nhân thực sự của nạn nô lệ rất khó xác định. Nguyên nhân của con số tăng vọt 28%, so với cách nay hai năm, có thể là do việc cải thiện các phương pháp thu thập thông tin.
Báo cáo Walk Free, theo sáng kiến của nhà tài phiệt Úc Andrew Forrest, có mục tiêu đánh động công luận về các hình thức đa dạng và tinh vi của nạn nô lệ thời hiện đại. Hiện nay, tổng cộng 124 quốc gia đã coi việc buôn người là tội hình sự, theo quy định của Liên Hiệp Quốc. 96 nước đã có các chương trình hành động phối hợp của chính phủ để đối phó.
Tuy nhiên, theo người chủ trương báo cáo về tình trạng nô lệ hiện đại, mức độ hành động như vậy là chưa tương ứng với tai họa này. Ông Forrest kêu gọi 10 cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới thông qua các điều luật, « ít nhất cũng được như Modern Slavery Act của Anh Quốc năm 2015 », với ngân sách và phương tiện đủ mạnh để buộc các tổ chức tội phạm phải trả giá.
Pháp : Đình công biểu tình đe dọa Euro-2016
Đình công tại trung tâm xử lý rác ở Ivry-sur-Seine ngày 31/05/2016.REUTERS/Charles Platiau
Trong khi chỉ còn 11 ngày nữa là khai mạc Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro-2016 ( 10/06-10/07 ) tại Pháp, nước chủ nhà vẫn tiếp tục gặp nhiều rối loạn do phong trào đình công biểu tình phản đối dự luật lao động, đã kéo dài từ ba tháng qua.
Đình công vô thời hạn kể từ ngày 31/05
Kể từ tối nay, 31/05/2016, nhân viên các phương tiện vận chuyển công cộng sẽ tiến hành một cuộc đình công mới, lần này là đình công vô thời hạn, với những hậu quả khó lường trước được đối với giải bóng đá Euro-2016.
Đây là cuộc đình công thứ 8 kể từ đầu tháng ba trong Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF nhằm đòi thỏa mãn những yêu sách liên quan đến thời gian làm việc, nhưng cuộc đình công này cũng nhằm phản đối dự luật lao động mới mang tên bộ trưởng El Khomri.
Báo chí Pháp hôm nay đã lên tiếng báo động rằng phải đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng gần như tê liệt hiện nay, nhưng nhiều tờ báo lo ngại về cuộc đấu tay đôi giữa thủ tướng Manuel Valls với lãnh đạo CGT, công đoàn kiên quyết nhất, Philippe Martinez. Người nào cũng không muốn mình bị thua cuộc trong cuộc đối đầu dằng dai này. Chính phủ cánh tả của tổng thống François Hollande vẫn dứt khoát không rút lại dự luật lao động hiện đang được thảo luận tại Quốc hội, vì đối với họ, những quy định về lao động phải thích ứng với thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và chỉ có như thế mới đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
Vấn đề là, như trường hợp của công ty SNCF, ghép vào phong trào phản đối dự luật lao động là những yêu sách chuyên biệt của từng ngành, vì các công đoàn của những ngành này muốn lợi dụng tình hình hiện nay để tạo được áp lực tối đa. Ngoài công ty đường sắt bắt đầu đình công từ tối nay, ngày thứ năm sẽ có cuộc đình công trong hệ thống tàu điện ngầm Paris và đình công của các phi công hãng Air France.
Những cuộc đình công này sẽ gây thêm khó khăn cho ban tổ chức Euro-2016 trong việc vận chuyển các đội tuyển và các cổ động viên bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đổ đến, mà tuyệt đại đa số sẽ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng. Đó là chưa kể giới tài xế taxi cũng đang dọa sẽ đình công để bảo vệ quyền lợi của họ.
Hồi năm 1998, khi Pháp tổ chức Cúp bóng đá thế giới, các phi công Air France đã từng đình công ngay trước khi khai mạc sự kiện thể thao này, khiến 3 phần 4 số chuyến bay trong khoảng thời gian đó đã bị hủy. Lần này kịch bản năm 1998 có thể sẽ lặp lại.
Từ nhiều ngày qua, phong trào phản đối luật lao động cũng đã lan đến khu vực dầu khí. Để tránh tình trạng khan hiếm nhiên liệu, chính phủ đã phải ra lệnh giải tỏa những kho xăng dầu bị chặn và sử dụng đến kho dự trữ chiến lược. Nhưng đến hiện nay, 6 trong số 8 nhà máy lọc dầu của Pháp vẫn ngừng hoạt động hoặc là hoạt động chậm lại. Điều này có nghĩa là nguy cơ thiếu xăng dầu vẫn còn đó.
Phiền toái hơn nữa là hôm nay đến lượt trung tâm xử lý rác khu vực Ivry-sur-Seine/quận 13, tức là trung tâm xử lý rác lớn nhất ở vùng Paris, cùng với một trung tâm xử lý khác trong vùng bị chặn, vì nhân viên đình công phản đối dự luật lao động. Ở thành phố Saint-Etienne ( một trong những thành phố đón tiếp Euro-2016), công nhân hốt rác cũng ngưng làm việc.
Báo động về hậu quả trên ngành du lịch
Hôm qua, Ủy ban Du lịch của Paris và vùng phụ cận đã lên tiếng báo động về những hậu quả của phong trào đình công biểu tình này lên hình ảnh của nước Pháp dưới con mắt của thế giới. Rõ ràng là hình ảnh về những vụ đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát trong trong thủ đô Paris, được truyền đi khắp thế giới, khiến nhiều du khách ngoại quốc e ngại đặt chân đến nước Pháp trong lúc này, nhất là trong bối cảnh nguy cơ khủng bố vẫn còn đó.
Ngành du lịch ở Pháp, hiện vẫn chưa gượng dậy được hoàn toàn sau loạt khủng bố ở Paris tháng 11 năm ngoái, đang trông chờ rất nhiều vào Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro-2016. Cho nên các lãnh đạo ngành du lịch mong là phong trào đình công biểu tình sẽ chấm dứt trước giờ khai mạc sự kiện thể thao sẽ thu hút giới say mê bóng đá toàn thế giới. Nhưng có vẻ như là phong trào đình công biểu tình sẽ không lắng dịu trong những ngày tới. Tình hình căng đến mức mà thủ tướng Manuel Valls đã phải hủy và dời đến mùa thu chuyến viếng thăm Canada theo dự kiến từ ngày 15 đến 19/06.
Theo thẩm định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE ; giải Euro-2016 có thể mang lại cho nền kinh tế Pháp 1,2 tỷ euro. Nhưng chắc chắn đó sẽ chỉ là thẩm định trên lý thuyết.
Tăng cường an ninh
Trong bối cảnh đe dọa khủng bố, chính phủ Pháp sẽ huy động hơn 70 ngàn cảnh sát và hiến binh để bảo vệ an ninh trong suốt một tháng diễn ra Euro-2016, theo thông báo của bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve vào tuần trước. Ông Cazeneuve tuyên bố rằng chính phủ sẽ làm đủ mọi cách để tránh một cuộc tấn công khủng bố và cũng đã chuẩn bị sẳn sàng để đối phó với một cuộc tấn công như vậy.
Nhưng ông Cazeneuve vẫn bảo vệ dự án lập các « fan-zones », tức là những khu vực dành riêng cho giới hâm mộ bóng đá, mà theo dự kiến sẽ đón tiếp tổng cộng 7 triệu người tại 10 thành phố diễn ra các trận đấu. Nhưng những người đi vào các « fan-zones » này sẽ được kiểm tra rất kỷ lưỡng.
Hôm qua, một cuộc diễn tập chống khủng bố cũng đã được tổ chức ở sân vận động OL ở Lyon, nơi sẽ đón tiếp 6 trận của Euro-2016. Kịch bản của cuộc diễn tập là một cuộc tấn công khủng bố sau trận Ukraina-Bắc Ireland.
NATO : Cần sẵn sàng đối phó với « đe dọa » từ Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ( trái ) và bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Anoni Macierewicz ngày 31/05/2016 tại Vacxava.in Warsaw.JANEK SKARZYNSKI / AFP
Cuộc họp Nghị Viện Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO trong ba ngày tại Tirana, Albani, đã kết thúc hôm qua 30/05/2016, với một tuyên bố chung, khẳng định Nga là « mối đe dọa tiềm tàng » đối với phương Tây.
Bản tuyên bố chung, được toàn thể Nghị Viện NATO nhất trí thông qua, tố cáo « việc Nga sử dụng vũ lực chống lại các nước láng giềng và đe dọa dùng vũ lực chống lại các đồng minh của NATO» . Phát biểu trước Nghị Viện, chủ tịch Michael Turner nhận định : « Đe dọa đến từ Nga là thực sự và nghiêm trọng ». Nghị Viện NATO cùng lúc cho biết Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ xem xét các biện pháp « giảm căng thẳng với Nga », đồng thời nhấn mạnh đến « việc Nga có những vi phạm luật pháp quốc tế không thể chấp nhận được ».
Nghị Viện NATO đề nghị « có các biện pháp tương ứng và thích hợp » với Matxcơva, tuy nhiên không chỉ rõ nội dung cụ thể. Theo nhiều nghị sĩ, khối NATO cần phải có các bảo đảm về an ninh cho tất cả các quốc gia thành viên nào đang gặp nguy hiểm. Trên thực tế, NATO đã bắt đầu gia tăng lực lượng triển khai nhanh tại nhiều quốc gia nằm sát biên giới với Nga, để đối phó với khả năng một cuộc khủng hoảng tương tự như xung đột Ukraina tái diễn. Hôm qua, trong chuyến công du Vacxava, tổng thư ký NATO tuyên bố : Nếu tấn công Ba Lan, cũng có nghĩa là Nga tấn công toàn khối.
Quan hệ với Nga sẽ là chủ đề chính của thượng đỉnh NATO, được tổ chức tại Vacxava, Ba Lan, trong hai ngày 08 và 09/07/2016.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina, và bị cáo buộc hỗ trợ lực lượng ly khai miền đông Ukraina, khối NATO đã cắt đứt toàn bộ các hợp tác với Matxcơva. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hai bên đang có xu hướng nối lại quan hệ. Tháng 4/2016, Hội Đồng NATO – Nga có cuộc họp lần đầu tiên kể từ tháng 6/2014. Cuộc họp đã kết thúc với « nhiều bất đồng nghiêm trọng ». Theo NATO, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương dự kiến sẽ có các thảo luận với Matxcơva trước thượng đỉnh Vacxava.
Miến: Chính phủ mới sẽ quan tâm đến người Rohingya ở Rakhine
RFA
2016-05-31
2016-05-31
Bà Aung San Suu Kyi trong vai trò cố vấn Nhà nước Myanmar sẽ khởi sự các nỗ lực mới để vãn hồi hòa bình và phát triển bang Rakhine. Bạo loạn giữa người theo Phật giáo chiếm đa số và thiểu số người theo Hồi giáo ở bang này, trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng xấu tới tiến trình cải cách dân chủ của Miến Điện.
Thông báo trực tuyến của Phủ Tổng thống Myanmar hôm thứ ba cho biết bà Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước sẽ lãnh đạo cơ chế mới Ủy ban Trung ương thực hiện Hòa bình và Phát triển bang Rakhine. Ủy ban này bao gồm 27 thành viên, trong đó có tất cả các bộ trưởng của nội các.
Được biết, cho tới nay lãnh tụ chính trị Aung San Suu Kyi chưa từng viếng thăm một trại tỵ nạn nào của người Rohingya ở bang Rakhine. Giới nhân quyền từng chỉ trích bà Suu Kyi về thái độ không trực tiếp lên tiếng đòi quyền sống cho người thiểu số Rohingya.
Trong năm 2012 có 100 người bị sát hại ở bang Rakhine, khoảng 125.000 người Rohingya theo Hồi giáo, vốn bị cho là những người không tổ quốc, đã phải tạm trú trong các trại tỵ nạn. Các hoạt động của người Rohingya đã bị cấm đoán chặt chẽ. Hàng ngàn người đã trốn chạy sự khủng bố và đói khát trong hành trình vượt biển gian nan tìm tự do ở các nước Đông Nam Á.
Thông báo trực tuyến của Phủ Tổng thống Myanmar hôm thứ ba cho biết bà Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước sẽ lãnh đạo cơ chế mới Ủy ban Trung ương thực hiện Hòa bình và Phát triển bang Rakhine. Ủy ban này bao gồm 27 thành viên, trong đó có tất cả các bộ trưởng của nội các.
Được biết, cho tới nay lãnh tụ chính trị Aung San Suu Kyi chưa từng viếng thăm một trại tỵ nạn nào của người Rohingya ở bang Rakhine. Giới nhân quyền từng chỉ trích bà Suu Kyi về thái độ không trực tiếp lên tiếng đòi quyền sống cho người thiểu số Rohingya.
Trong năm 2012 có 100 người bị sát hại ở bang Rakhine, khoảng 125.000 người Rohingya theo Hồi giáo, vốn bị cho là những người không tổ quốc, đã phải tạm trú trong các trại tỵ nạn. Các hoạt động của người Rohingya đã bị cấm đoán chặt chẽ. Hàng ngàn người đã trốn chạy sự khủng bố và đói khát trong hành trình vượt biển gian nan tìm tự do ở các nước Đông Nam Á.
Quan hệ Mỹ-Phi sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Duterte?
RFA
2016-05-31
2016-05-31
Tổng thống đắc cử của Philippines ông Rodrigo Duterte hôm thứ ba tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập và sẽ không dựa vào Hoa Kỳ là người đồng minh lâu ngày về an ninh. Ông Duterte đã tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo ở Thành phố Davao phía nam Philippines, sau khi giới thiệu nội các do ông vừa thành lập.
Ông Rodrigo Duterte, Thị trưởng Davao đã thắng cử Tổng thống Philippines với đa số phiếu lớn lao. Ông đã chọn Carlos Dominguez, một người bạn học cũ làm Bộ trưởng Tài chính, đồng thời cử Giáo sư Kinh tế Ernesto Pernia làm Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế. Tân bộ trưởng Tài chính Dominguez từng là Bộ trưởng ngành mỏ và Nông nghiệp trong 2 đời chính phủ trước.
Tổng thống đắc cử của Philippines ca ngợi thành phần nội các mới gồm toàn những người mà ông mô tả là liêm chính và lương thiện. Trong cuộc họp báo ông Duterte cũng loan báo sẽ cho thành lập 2 sư đoàn bộ binh và tuyển dụng thêm 3.000 sĩ quan cảnh sát để bảo vệ an ninh quốc gia, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Ông Rodrigo Duterte, Thị trưởng Davao đã thắng cử Tổng thống Philippines với đa số phiếu lớn lao. Ông đã chọn Carlos Dominguez, một người bạn học cũ làm Bộ trưởng Tài chính, đồng thời cử Giáo sư Kinh tế Ernesto Pernia làm Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế. Tân bộ trưởng Tài chính Dominguez từng là Bộ trưởng ngành mỏ và Nông nghiệp trong 2 đời chính phủ trước.
Tổng thống đắc cử của Philippines ca ngợi thành phần nội các mới gồm toàn những người mà ông mô tả là liêm chính và lương thiện. Trong cuộc họp báo ông Duterte cũng loan báo sẽ cho thành lập 2 sư đoàn bộ binh và tuyển dụng thêm 3.000 sĩ quan cảnh sát để bảo vệ an ninh quốc gia, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Indonesia: Gần 300 người biểu tình bị bắt giữ
RFA
2016-05-31
2016-05-31
Cảnh sát Indonesia hôm thứ ba đã bắt giam hơn 300 người biểu tình đòi phóng thích tù chính trị ở tỉnh Papua. Một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Jakarta đưa tin này.
Theo bà Veronica Koman, giới chức Viện Hỗ trợ pháp lý Indonesia, hiện có khoảng 40 người ly khai bị giam ở Papua. Phong trào đòi độc lập cho Papua đã tiếp diễn từ khi Hà Lan giao trả chủ quyền khu vực này cho Indonesia trong thập niên 1960.
Bà Koman cho biết, biểu tình ôn hòa được ghi nhận ở các thành phố Sentani, Wamena và Manado thủ phủ Bắc Sulawesi. Theo bà Koman đã có 336 người biểu tình bị tống giam.
Phát ngôn nhân cảnh sát địa phương, Trung tá Patridge Renwarin xác nhận có biểu tình ở Sentani và Wamena. Tuy nhiên ông cho biết, tổng cộng có 207 người biểu tình bị tạm giữ và thẩm vấn, trước khi được trả tự do. Trung tá Renwarin thêm rằng, đã có hơn 1.000 người khác biểu tình ở Jayapura, tỉnh lỵ của Papua. Tuy nhiên những người này sau đó đã giải tán ôn hòa.
Theo bà Veronica Koman, giới chức Viện Hỗ trợ pháp lý Indonesia, hiện có khoảng 40 người ly khai bị giam ở Papua. Phong trào đòi độc lập cho Papua đã tiếp diễn từ khi Hà Lan giao trả chủ quyền khu vực này cho Indonesia trong thập niên 1960.
Bà Koman cho biết, biểu tình ôn hòa được ghi nhận ở các thành phố Sentani, Wamena và Manado thủ phủ Bắc Sulawesi. Theo bà Koman đã có 336 người biểu tình bị tống giam.
Phát ngôn nhân cảnh sát địa phương, Trung tá Patridge Renwarin xác nhận có biểu tình ở Sentani và Wamena. Tuy nhiên ông cho biết, tổng cộng có 207 người biểu tình bị tạm giữ và thẩm vấn, trước khi được trả tự do. Trung tá Renwarin thêm rằng, đã có hơn 1.000 người khác biểu tình ở Jayapura, tỉnh lỵ của Papua. Tuy nhiên những người này sau đó đã giải tán ôn hòa.
Người tiêu dùng Mỹ tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế
VOA
01.06.2016
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh tế của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã tăng mạnh một phần trăm vào tháng 4, là mức tăng lớn nhất trong khoảng sáu năm qua.
Báo cáo hôm thứ Ba của Bộ Thương mại Mỹ cho biết mức tăng này là nhờ tăng trưởng trong lĩnh vực mua bán xe hơi và những hàng hóa đắt tiền, sử dụng lâu dài khác. Stuart Hoffman, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng PNC, gọi báo cáo này là "tin mừng" cho tăng trưởng kinh tế trong tháng 4, tháng 5, và tháng 6. Ông cũng dự đoán lạm phát sẽ tăng một chút trong năm nay.
Dữ liệu mới cũng cho thấy lạm phát có tăng một chút, nhưng vẫn thấp hơn mức hai phần trăm mà những chuyên gia tại ngân hàng trung ương Mỹ nói là sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Những quan chức hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang theo lịch sẽ hội họp trong hai tuần nữa và sẽ xem xét báo cáo này và những báo cáo khác khi họ quyết định sẽ tăng lãi suất sớm chừng nào và tăng bao nhiêu. Lãi suất đã bị cắt giảm xuống mức thấp kỷ lục để thúc đẩy tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Giới chuyên gia lo ngại rằng một khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất được giữ quá thấp và quá lâu có thể kích thích nền kinh tế quá mức và khiến lạm phát tăng mạnh, có thể gây hại cho tăng trưởng. Những chuyên gia tại Wells Fargo Securities dự đoán Fed sẽ không tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng 6 của họ.
Một báo cáo riêng rẽ về nhà ở của Standard & Poor’s/Case-Shiller cho thấy giá nhà ở tăng hơn năm phần trăm vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi suất vay tiền mua nhà thấp và mức lương cải thiện đang khuyến khích việc mua nhà, nhưng nguồn cung nhà hạn chế đang đẩy giá lên.
Vào ngày thứ Sáu, những chuyên gia sẽ công bố tỉ lệ thất nghiệp mới nhất của Mỹ. Hãng tin tài chính Bloomberg đã khảo sát những nhà kinh tế và họ đồng thuận rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm một chút xuống mức 4,9 phần trăm. Cuộc khảo sát cũng cho thấy những chuyên gia cho rằng nền kinh tế sẽ đạt mức tăng thuần 158.000 việc làm khắp cả nước.
Bộ Ngoại giao cảnh báo công dân Mỹ về nguy cơ khủng bố ở Châu Âu
VOA
01.06.2016
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phổ biến cảnh báo du hành cho công dân Mỹ về nguy cơ có tấn công khủng bố trên khắp Châu Âu, nhắm mục tiêu vào các sự kiện lớn, các địa điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, trung tâm thương mại và giao thông vận tải.
Cảnh báo du hành có hiệu lực đến ngày 31 tháng 8 năm 2016 nói rằng “một số lớn du khách du hành đến Châu Âu trong những tháng hè mở ra thêm nhiều mục tiêu để khủng bố âm mưu tấn công các địa điểm công cộng, nhất là các sự kiện lớn.”
Đặc biệt, cảnh báo này thu hút sự chú ý của Vòng chung kết Cúp vô địch bóng đá Châu Âu, tức EURO 2016 sẽ diễn ra từ ngày 10 tháng 6 đến 10 tháng 7, và vòng đua xe đạp Pháp quốc Tour de France sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 24 tháng 7, Đại hội Thanh niên Công giáo tại Krakow, Ba Lan từ ngày 26 đến 31 tháng 7, mà theo dự trù sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu người tham gia.
Mặc dù giới hữu trách Châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh công cộng và phá vỡ các âm mưu tấn công khủng bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo công dân Mỹ phải luôn đề cao cảnh giác tại những nơi công cộng hay khi sử dụng các phường tiện giao thông vận tải công cộng.
Các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo đã tấn công phi trường và trạm xe điện ngầm ở Brussels của Bỉ hồi tháng 3, làm 32 người thiệt mạng.
Nhà nước Hồi giáo cũng tấn công tại Paris hồi tháng 11 năm ngoái, làm 130 người thiệt mạng.
Cảnh báo du hành có hiệu lực đến ngày 31 tháng 8 năm 2016 nói rằng “một số lớn du khách du hành đến Châu Âu trong những tháng hè mở ra thêm nhiều mục tiêu để khủng bố âm mưu tấn công các địa điểm công cộng, nhất là các sự kiện lớn.”
Đặc biệt, cảnh báo này thu hút sự chú ý của Vòng chung kết Cúp vô địch bóng đá Châu Âu, tức EURO 2016 sẽ diễn ra từ ngày 10 tháng 6 đến 10 tháng 7, và vòng đua xe đạp Pháp quốc Tour de France sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 24 tháng 7, Đại hội Thanh niên Công giáo tại Krakow, Ba Lan từ ngày 26 đến 31 tháng 7, mà theo dự trù sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu người tham gia.
Mặc dù giới hữu trách Châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh công cộng và phá vỡ các âm mưu tấn công khủng bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo công dân Mỹ phải luôn đề cao cảnh giác tại những nơi công cộng hay khi sử dụng các phường tiện giao thông vận tải công cộng.
Các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo đã tấn công phi trường và trạm xe điện ngầm ở Brussels của Bỉ hồi tháng 3, làm 32 người thiệt mạng.
Nhà nước Hồi giáo cũng tấn công tại Paris hồi tháng 11 năm ngoái, làm 130 người thiệt mạng.
Nhận xét
Đăng nhận xét