Chuyển đến nội dung chính

Bắc Kinh ở bên kia đại dương, ảnh hưởng ngầm của Trung Quốc ở San Francisco

Đại Kỷ Nguyên

Rose Pak. (Epoch Times)
Rose Pak. (Epoch Times)
Phân tích tin tức
Nhà đầu cơ chính trị Rose Pak, người mới đây vừa trở về từ một cuộc lưu trú kéo dài ở Trung Quốc, thường xuyên bị cáo buộc có mối liên hệ ngầm với chính phủ Trung Quốc. Những cáo buộc này được thúc đẩy bởi những sự việc như việc từ chối cho phép các học viên Pháp Luân Công tham dự lễ diễu hành mừng năm mới của người Hoa mà bà kiểm soát với tư cách “người nắm thực quyền chỉ đạo” của Phòng thương mại Trung Quốc của thành phố San Francisco, và các cáo buộc rằng bà kiểm soát các cuộc bầu cử địa phương nhằm bảo vệ các lợi ích về mặt tiền bạc từ Trung Quốc Đại lục.
“Đảo chiều làn gió chính trị” đã được quan sát từ lâu tại San Francisco, khi Bắc Kinh đã săn đuổi, mua chuộc và đạt được ảnh hưởng tại thành phố có cộng đồng người Hoa rộng lớn này, nơi đã từng một thời kiên quyết ủng hộ cộng đồng người Mỹ gốc Đài Loan. Bắc Kinh bị nghi ngờ nhúng tay vào vụ bắt cóc Allen Leung vào năm 2006 – một người lãnh đạo khu Chinatown ủng hộ Đài Loan. Với những mưu đồ chính trị kiểu này ở Chinatown, cái tên Rose Pak không bao giờ thiếu vắng.
Pak từ lâu đã bị nghi ngờ là nhân vật quan trọng của đội ngũ Bắc Kinh ở San Francisco. Những người tố cáo bà ta bao gồm các học viên Pháp Luân Công ở San Franciso cũng như là những giám sát viên ở thành phố Aaron Peskin và Chris Daly. Pak luôn luôn phủ nhận bất kì liên hệ nào với Chính phủ Trung Quốc.
Quảng cáo
Nhưng những hoạt động của Pak thì lại rất cụ thể và có thể minh chứng cho mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Dưới cái tên Trung Quốc của mình, Bai Lan (白兰), Pak là một giám đốc điều hành Hiệp hội giao lưu hải ngoại Trung Quốc (COEA), một tổ chức ngoại giao dưới sự chỉ đạo của Văn phòng ngoại kiều Trung Quốc (OCAO) được quản lý bởi Chính quyền Bắc Kinh.
COEA được đặt ra như là “tổ chức phi chính phủ” trong khi thực chất là một cơ quan tuyên truyền ở hải ngoại của Nhà nước Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc. Như nhà khoa học chính trị Ming Xia nhìn nhận, “Đảng ra lệnh, điều khiển, và tập hợp tất cả các tổ chức chính trị và các cơ quan đoàn thể ở Trung Quốc”.
Lãnh đạo COEA được dàn xếp toàn bộ là các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện các vấn đề ngoại giao khác nhau và các cơ quan “tuyên truyền hải ngoại” của Chính phủ Trung Quốc. Giám đốc OCAO Qui Yuanping (裘援平), một thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng và cũng là phó Chủ tịch điều hành của COEA. Chủ tịch của COEA, Han Qide (韩启德) đồng thời cũng là phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Hoa; và là phó chủ tịch Hội đồng Cổ Động Thống nhất Hòa bình Quốc gia Trung Quốc (CCPPNR).
Các cơ quan này, như nhà phân tích về vấn đề Đài Loan J.Michael Cole lưu ý, đã can dự vào chiến dịch ngày càng hung hăng tại Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho sự tự do và tự trị của Đài Loan. Như Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công theo dõi chi tiết hơn, các cơ quan này hoạt động như là một phần của “chiến lược mặt trận thống nhất toàn cầu” của Đảng cộng sản Trung Quốc trong các hoạt động bao gồm việc đàn áp khắp thế giới môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, một môn tập bị bức hại và đặt ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc từ năm 1999.
Với tư cách là một người điều hành hải ngoại của COEA, Rose Pak đón tiếp Qui Yuanping trong một chuyến viếng thăm của Qiu tới San Francisco vào tháng 2 năm 2014, và xuất hiện nổi bật một lần nữa với Qiu tháng tiếp theo tại một hội nghị của Hội đồng quốc gia CPPCC tại Bắc Kinh. Hiện diện tại cuộc gặp của Pak với Qui là phó Chủ tịch OCAO Tan Tianxing, cũng là một quan chức có hạng của Đảng. Nội dung của hội nghị tập trung thẳng vào lợi ích quốc gia của Trung Quốc, đặc biệt là “bảo vệ và thống nhất tổ quốc”
Sự có mặt của Pak tại hội nghị của Hội đồng Quốc gia CPPCC đã được đánh dấu nổi bật bởi OCAO của Thành phố Bắc Kinh; và Ban công tác mặt trận của Ủy ban Trung ương Đảng, cơ quan làm việc chặt chẽ với OCAO, COEA, CCPPNR, và các nhóm liên hệ của nó ở nước ngoài trong việc củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.
Pak trước đây xuất hiện ở Bắc Kinh để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2009, và cho “Hội nghị toàn cầu lần thứ năm của Hiệp hội Hữu nghị Trung Quốc ở nước ngoài” trong năm 2010. Đối lập với cái tên “thân thiện” của hội nghị năm 2010, đây là một sự kiện được điều khiển hoàn toàn bởi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc; và hơn nữa hoàn toàn dành riêng để củng cố lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là “để bảo vệ sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và để thực hiện thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc.”
Pak cũng xuất hiện trong năm 2010 với nhiều quan chức Đảng Cộng sản của ban điều hành “Hiệp hội hữu nghị Nhân dân tỉnh Quảng Đông với nước ngoài,” một tổ chức mặt trận do Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông lập ra.
Hoạt động ủng hộ Trung Quốc của Pak tại San Francisco bao gồm sự tham gia với các “kiều bào yêu nước” tại Mỹ trong cuộc biểu tình chống Nhật “bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” vào năm 2012. Tại đây, Pak tham gia cùng với các nhân vật ủng hộ Trung Quốc tại San Francisco khác trong việc “lên án sự chiếm đóng đê hèn Quần đảo Điếu Ngư của Nhật Bản, yêu cầu Hoa Kỳ không can thiệp “, và kêu gọi tất cả “người Hoa hải ngoại” đứng lên và “bảo vệ tổ quốc”.
Đảo Điếu Ngư – được biết đến với tên tiếng Nhật Bản là Senkaku – là một số các dãy đá không có người ở đã nằm dưới sự sở hữu của Nhật Bản hơn 120 năm qua, và rất khó để trở thành một mối quan tâm lớn đối với những người sống ở Mỹ. Tuy nhiên với Bắc Kinh, đây là một công cụ hữu dụng để khơi dậy Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa và chuyển hưởng công luận khỏi một vấn đề lớn hơn nhiều đó là đe dọa của Trung Quốc Đại lục với nền dân chủ ở Đài Loan.
Với tư cách của mình như là một người điều hành ở nước ngoài của COEA, Rose Pak cũng xuất hiện trong tháng 12 năm 2014 tại một buổi lễ chào đón ở San Francisco cho Tổng lãnh sự Trung Quốc mới Luo Linquan (罗林泉). Xuất hiện cùng với Pak như là một “Chuyên gia” của COEA là ông Chi Honghu (池 洪湖), chủ tịch sáng lập của Ủy ban thúc đẩy sự thống nhất của Trung Quốc khu vực vịnh San Francisco (CPRC-SF), một phiên bản ở nước ngoài của CCPPNR Bắc Kinh. Chi cũng xuất hiện với Pak chào đón chủ tịch OCAO Qiu Yuanping đến San Francisco vào năm 2014.
Giống như Pak, Chi có một lịch sử đáng lưu ý về các hoạt động phá hoại Pháp Luân Công tại San Francisco, bao gồm cả sự phản đối cùng với Pak khi “các nhà lãnh đạo cộng đồng” cho phép sự tham gia của Pháp Luân Công ở Lễ diễu hành năm mới của người Hoa hàng năm. Ngoài vai trò hàng đầu của mình trong CPRC-SF, Chi cũng đóng một vai trò hàng đầu trong một tổ chức được gọi là “Hiệp hội Thương mại Trung Quốc” (CAAC), thứ mà dường như đơn giản chỉ là cùng một tổ chức dưới một tên khác. Qiu Yuanping gặp cả hai trong chuyến thăm của bà ta đến San Francisco vào năm 2014, và hai tổ chức đã xuất hiện đồng thời cùng với các quan chức lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco.
Năm 2001, CAAC tham gia cùng các quan chức lãnh sự của Trung Quốc trong việc phản đối việc đăng ký của một nhóm học viên Pháp Luân Công ở Bắc California với bang California để công nhận Pháp Luân Công như là một tổ chức tín ngưỡng phi lợi nhuận. Jingjun Chin (秦 境 均), “ông già đỏ” bị bắt vì tấn công các học viên Pháp Luân Công tại Chinatown ở San Francisco vào năm 2012, trước đây đã được phỏng vấn và chụp ảnh bởi một blogger người Hoa tại văn phòng CAAC năm 2008. Quan hệ có thể có của CAAC với Jingjun Chin, và với các hoạt động bao gồm tấn công bạo lực các học viên Pháp Luân Công, dường như cần một cuộc điều tra sâu hơn.
Rose Pak và Chi Honghu cũng cùng có một mối quan hệ chặt chẽ với cựu Tổng lãnh sự Trung Quốc Peng Keyu (彭克玉), điều đáng lưu ý là sự thừa nhận rằng ông ta đã đích thân phát động các cuộc tấn công bạo lực vào các học viên Pháp Luân Công tại New York vào năm 2008. Trên các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục, Pak và Chi xuất hiện cùng nhau tại một lễ chào đón vào năm 2004 dành cho Peng khi ông ta đến nhận chức Tổng lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco, và tại một buổi lễ chào cờ nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 2006 trong đó có một bức ảnh của Chi và Peng nâng cao lá cờ đỏ của Trung Quốc trên San Francisco, và tại một sự kiện năm 2007 để chia tay Peng đi nhậm chức Tổng lãnh sự tại New York.
Tại tất cả những lần xuất hiện, Peng ca ngợi Pak, Chi, và các “kiều bào” khác cho lòng yêu nước của họ, sự tuân thủ chính sách “một Trung Quốc”, và sự phản đối của họ cho sự độc lập của Đài Loan. Trước nhiệm kỳ của Peng ở San Francisco, Pak và Chi cùng xuất hiện vào năm 2002 tại một lễ chào cờ ngày quốc khánh của Trung Quốc với Tổng lãnh sự tiền nhiệm. Cũng như vậy, họ thúc đẩy “tình yêu dành cho quê hương, thống nhất quốc gia Trung Quốc, và phản đối sự độc lập của Đài Loan.”
Chủ đề trọng yếu trong tất cả các hoạt động này là quyền lợi quốc gia và thống nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà không phải của Hoa Kỳ, tiểu bang California, hoặc thành phố San Francisco. Vào ngày 1 tháng 6 năm nay Tổng lãnh sự đương nhiệm Trung Quốc Luo Linquan xuất hiện tại một sự kiện kỷ niệm 15 năm thành lập CPRC-SF để một lần nữa ca ngợi Chi và nhóm của ông ta cho việc “đoàn kết mọi người Trung Quốc, thúc đẩy sự thống nhất của Trung Quốc, và phản đối sự độc lập của Đài Loan .”
Người ta gần như có thể nghĩ rằng họ coi San Francisco không phải là một thành phố của Mỹ, mà là một thuộc địa ở nước ngoài của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Một Bắc Kinh thu nhỏ lạ kỳ ở bên kia đại dương, với không khí sạch, cáp treo, và những ly cocktail táo dại mua rồi mang đi, một nơi nhằm thõa mãn thú vui cho các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc tham nhũng .
Mark C. Eades là một nhà văn và nhà nghiên cứu về Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Hiệp hội Chính sách đối ngoại (FPA). Ông từng làm việc tại Thượng Hải từ 2009 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?