TC sẽ không thay đổi những hành động tại Biển Đông
Vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với những đòi hỏi về chủ quyền của TC biển Đông, một cựu quan chức ngoại giao của TC mới đây lên tiếng khẳng định lập trường của TC là không chấp nhận phán quyết của tòa và lên án Philippines đã không công bằng.
Phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) tại New York vào sáng ngày 23 tháng 6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao TC, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công của TC, Lý Triệu Tinh nói rằng phát quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về chủ quyền ở biển Đông giữa Philippines và TC sẽ không làm thay đổi những đòi hỏi và hành động của TC trong khu vực. Tinh cũng gọi hành động đưa TC ra tòa quốc tế của Philippines là sai luật và không công bằng: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa sẽ không có bất cứ đòi hỏi chủ quyền hay hành động nào sẽ bị ảnh hưởng bởi phán quyết này. Lập trường này của Trung Quốc hoàn toàn tuân thủ với luật quốc tế bao gồm cả UNCLOS.”
Hồi năm 2013, căn cứ theo Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982 (UNCLOS), Philippines đã nộp đơn lên tòa trọng tài quốc tế yêu cầu tòa phán quyết về những giải thích liên quan đến đòi hỏi chủ quyền ở biên Đông của TC hiện vẫn khẳng định đến 90% diện tích biển Đông bao gồm các đảo và bãi đá là thuộc chủ quyền của nước này theo lịch sử. Dự kiến, tòa trọng tài quốc tế ở the Hague sẽ đưa ra phán quyết trong vài tuần tới.
TC đã tham gia vào UNCLOS nhưng ngay từ đầu đã tuyên bố không tham dự phiên tòa vì từ năm 2006, TC đã chọn không chịu những phán quyết của tòa quốc tế theo UNCLOS.
Lên án Mỹ
Trong bài phát biểu dài khoảng 12 phút trước đông đảo cử tọa là các nhà báo, các nhà ngoại giao và chuyên gia quốc tế, Lý Triệu Tinh khẳng định TC có chủ quyền lịch sử với khu vực biển Đông, bao gồm các đảo và bãi đá. Tinh cũng khẳng định TC là nước luôn yêu chuộng hòa bình và vấn đề biển Đông chỉ trở thành điểm nóng vào khoảng những năm 1970 khi phát hiện những trữ lượng dầu lớn ở đây khiến các nước như Việt Nam, Philippines đổ quân vào chiếm đóng các đảo. Lý nói, TC đã trở thành nạn nhân lớn nhất ở biển Đông.
“Biển Đông chỉ trở thành vấn đề vào những năm 60 và 70 khi những mỏ dầu trữ lượng lớn được tìm thấy ở Trường Sa. Sau đó UNCLOS có quy định về vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế…. sau đó Việt Nam và Philippines đã có những đòi hỏi về chủ quyền với các đảo ở Trường Sa và vùng nước xung quanh. Họ còn gửi quân đội đến chiếm các đảo, cho xây lấp đảo, triển khai vũ khí và xây dựng những cơ sở dân sự… ở khía cạnh này, Trung Quốc đã trở thành nạn nhân lớn nhất của vấn đề biển Đông.”
Nhà ngoại giao TC khẳng định TC theo đuổi đàm phán hòa bình với các nước có liên quan, nhưng vụ kiện của Philippines là một hành động vi phạm cam kết giữa hai nước.
Lý cũng không quên lên án Mỹ đã đưa quân đội, tàu chiến và máy bay đến khu vực biển Đông, dù ông không nêu tên trực tiếp: “Thật đáng tiếc, trong những năm gần đây, một số nước không thuộc trong khu vực đã cho thấy những quan tâm quá mức vào vấn đề này….”
Lý Triệu Tinh nói một số quan chức cho rằng vấn đề tự do hàng hải và an ninh khu vực đang bị đe dọa nhưng thực chất thì hoàn toàn khác: “Sự thực là biển Đông đã hoàn toàn yên bình và ổn định trong nhiều thập kỷ qua. Đã không có những xung đột hay đe dọa về tự do hàng hải và vùng biển này thực chất còn hòa bình hơn nhiều vùng khác trên thế giới. Cho nên cái gọi là đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông chỉ là cái cớ để một số nước khác không trong khu vực cố gắng sử dụng để can thiệp vào vấn đề. Điều này không hợp lý và không có tính xây dựng.”
Bắt đầu từ năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông khi cho các tàu chiến của mình đi gần các đảo nhân tạo mà TC cho xây dựng ở khu vực tranh chấp. Mới đây, Hoa Kỳ cũng gửi 2 hàng không mẫu hạm cùng quân đội đến tham gia huấn luyện cùng quân đội của Philippine, đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á.
Kể công với VN
Trong bài phát biểu của mình, Lý Triệu Tinh luôn khẳng định TC là nước yêu chuộng hòa bình, tuân thủ các điều luật của Liên hiệp quốc và vì vậy các nước khác không cần phải lo sợ về vấn đề biển Đông. Tinh nhấn mạnh đây vẫn là đương giao thương lớn nhất có hòa bình trên thế giới.
Trả lời câu hỏi về những hành động tiếp theo mà TC sẽ thực hiện nếu phán quyết của tòa đưa ra có lợi cho Philippines, Lý Triệu Tinh nói:
“Dựa trên kinh nghiệm ngoại giao của tôi thì chúng ta nên đợi kết quả chứ không nên dựa vào giả thuyết. Tôi nghĩ, lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Vụ kiện ra tòa của Philippines là không đúng luật và bất hợp lý. Bất luận kết quả là gì, phán quyết là gì, Trung Quốc là một nước đồng sáng lập ra Liên Hiệp Quốc, là nước ký hiệp ước 1945 San Francisco của Liên Hiệp Quốc, thành viên của UNCLOS, chúng tôi có tất cả mọi lý do để khước từ phán quyết và công lý đứng về phía chúng tôi.”
Lý Triệu Tinh cũng không trả lời trực tiếp vào câu hỏi liệu TC có gây chiến tranh để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình ở biển Đông hay không. Thay vào đó lên án các nhà báo là không công bằng với TC vì TC luôn là nước yêu chuộng hòa bình và là nạn nhân của chiến tranh. Trả lời phóng viên hỏi câu hỏi này, Lý Triệu Tinh nói: “Trung Quốc đã luôn là mục tiêu của một số nhà báo, những người không tôn trọng công lý. Tôi không muốn thấy ông là một trong những nhà báo đó, những người áp đặt bất công lên người Trung Quốc yêu chuộng hòa bình.”
Khi được một nhà ngoại giao CSVN tại New York hỏi về cam kết của TC đối với hòa bình trong khu vực và đảm bảo mọi bên đều thắng trong vấn đề hợp tác ở biển Đông, Lý Triệu Tinh đã kể lể về những sự giúp đỡ mà TC làm đối với CSVN trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam trước năm 1975: “Trung Quốc đã giúp đỡ nước láng giềng Việt Nam. Tôi đã thăm Việt Nam nhiều lần. Trước 1975, khi nước ông (VN) bị xâm lược, ông có biết bao nhiêu người lính Trung Quốc đã hy sinh để bảo vệ các ông không? Khổng Tử nói là người ta không nên quên mình đến từ đâu, ngay cả khi anh đã mạnh hơn thì anh cũng không nên quên người bạn cũ đã giúp đỡ mình.”
Nhà cựu Ngoại giao TC kết thúc phần thảo luận về vấn đề biển Đông với khẳng định hòa bình có thể được duy trì ở biển Đông với cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa ASEAN và TC. Tinh cũng không quên nhấn mạnh điều này cũng phải đi kèm với điều kiện không có sự can thiệp của nước ngoài. – Theo RFA
Phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) tại New York vào sáng ngày 23 tháng 6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao TC, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công của TC, Lý Triệu Tinh nói rằng phát quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về chủ quyền ở biển Đông giữa Philippines và TC sẽ không làm thay đổi những đòi hỏi và hành động của TC trong khu vực. Tinh cũng gọi hành động đưa TC ra tòa quốc tế của Philippines là sai luật và không công bằng: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa sẽ không có bất cứ đòi hỏi chủ quyền hay hành động nào sẽ bị ảnh hưởng bởi phán quyết này. Lập trường này của Trung Quốc hoàn toàn tuân thủ với luật quốc tế bao gồm cả UNCLOS.”
Hồi năm 2013, căn cứ theo Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982 (UNCLOS), Philippines đã nộp đơn lên tòa trọng tài quốc tế yêu cầu tòa phán quyết về những giải thích liên quan đến đòi hỏi chủ quyền ở biên Đông của TC hiện vẫn khẳng định đến 90% diện tích biển Đông bao gồm các đảo và bãi đá là thuộc chủ quyền của nước này theo lịch sử. Dự kiến, tòa trọng tài quốc tế ở the Hague sẽ đưa ra phán quyết trong vài tuần tới.
TC đã tham gia vào UNCLOS nhưng ngay từ đầu đã tuyên bố không tham dự phiên tòa vì từ năm 2006, TC đã chọn không chịu những phán quyết của tòa quốc tế theo UNCLOS.
Lên án Mỹ
Trong bài phát biểu dài khoảng 12 phút trước đông đảo cử tọa là các nhà báo, các nhà ngoại giao và chuyên gia quốc tế, Lý Triệu Tinh khẳng định TC có chủ quyền lịch sử với khu vực biển Đông, bao gồm các đảo và bãi đá. Tinh cũng khẳng định TC là nước luôn yêu chuộng hòa bình và vấn đề biển Đông chỉ trở thành điểm nóng vào khoảng những năm 1970 khi phát hiện những trữ lượng dầu lớn ở đây khiến các nước như Việt Nam, Philippines đổ quân vào chiếm đóng các đảo. Lý nói, TC đã trở thành nạn nhân lớn nhất ở biển Đông.
“Biển Đông chỉ trở thành vấn đề vào những năm 60 và 70 khi những mỏ dầu trữ lượng lớn được tìm thấy ở Trường Sa. Sau đó UNCLOS có quy định về vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế…. sau đó Việt Nam và Philippines đã có những đòi hỏi về chủ quyền với các đảo ở Trường Sa và vùng nước xung quanh. Họ còn gửi quân đội đến chiếm các đảo, cho xây lấp đảo, triển khai vũ khí và xây dựng những cơ sở dân sự… ở khía cạnh này, Trung Quốc đã trở thành nạn nhân lớn nhất của vấn đề biển Đông.”
Nhà ngoại giao TC khẳng định TC theo đuổi đàm phán hòa bình với các nước có liên quan, nhưng vụ kiện của Philippines là một hành động vi phạm cam kết giữa hai nước.
Lý cũng không quên lên án Mỹ đã đưa quân đội, tàu chiến và máy bay đến khu vực biển Đông, dù ông không nêu tên trực tiếp: “Thật đáng tiếc, trong những năm gần đây, một số nước không thuộc trong khu vực đã cho thấy những quan tâm quá mức vào vấn đề này….”
Lý Triệu Tinh nói một số quan chức cho rằng vấn đề tự do hàng hải và an ninh khu vực đang bị đe dọa nhưng thực chất thì hoàn toàn khác: “Sự thực là biển Đông đã hoàn toàn yên bình và ổn định trong nhiều thập kỷ qua. Đã không có những xung đột hay đe dọa về tự do hàng hải và vùng biển này thực chất còn hòa bình hơn nhiều vùng khác trên thế giới. Cho nên cái gọi là đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông chỉ là cái cớ để một số nước khác không trong khu vực cố gắng sử dụng để can thiệp vào vấn đề. Điều này không hợp lý và không có tính xây dựng.”
Bắt đầu từ năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông khi cho các tàu chiến của mình đi gần các đảo nhân tạo mà TC cho xây dựng ở khu vực tranh chấp. Mới đây, Hoa Kỳ cũng gửi 2 hàng không mẫu hạm cùng quân đội đến tham gia huấn luyện cùng quân đội của Philippine, đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á.
Kể công với VN
Trong bài phát biểu của mình, Lý Triệu Tinh luôn khẳng định TC là nước yêu chuộng hòa bình, tuân thủ các điều luật của Liên hiệp quốc và vì vậy các nước khác không cần phải lo sợ về vấn đề biển Đông. Tinh nhấn mạnh đây vẫn là đương giao thương lớn nhất có hòa bình trên thế giới.
Trả lời câu hỏi về những hành động tiếp theo mà TC sẽ thực hiện nếu phán quyết của tòa đưa ra có lợi cho Philippines, Lý Triệu Tinh nói:
“Dựa trên kinh nghiệm ngoại giao của tôi thì chúng ta nên đợi kết quả chứ không nên dựa vào giả thuyết. Tôi nghĩ, lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Vụ kiện ra tòa của Philippines là không đúng luật và bất hợp lý. Bất luận kết quả là gì, phán quyết là gì, Trung Quốc là một nước đồng sáng lập ra Liên Hiệp Quốc, là nước ký hiệp ước 1945 San Francisco của Liên Hiệp Quốc, thành viên của UNCLOS, chúng tôi có tất cả mọi lý do để khước từ phán quyết và công lý đứng về phía chúng tôi.”
Lý Triệu Tinh cũng không trả lời trực tiếp vào câu hỏi liệu TC có gây chiến tranh để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình ở biển Đông hay không. Thay vào đó lên án các nhà báo là không công bằng với TC vì TC luôn là nước yêu chuộng hòa bình và là nạn nhân của chiến tranh. Trả lời phóng viên hỏi câu hỏi này, Lý Triệu Tinh nói: “Trung Quốc đã luôn là mục tiêu của một số nhà báo, những người không tôn trọng công lý. Tôi không muốn thấy ông là một trong những nhà báo đó, những người áp đặt bất công lên người Trung Quốc yêu chuộng hòa bình.”
Khi được một nhà ngoại giao CSVN tại New York hỏi về cam kết của TC đối với hòa bình trong khu vực và đảm bảo mọi bên đều thắng trong vấn đề hợp tác ở biển Đông, Lý Triệu Tinh đã kể lể về những sự giúp đỡ mà TC làm đối với CSVN trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam trước năm 1975: “Trung Quốc đã giúp đỡ nước láng giềng Việt Nam. Tôi đã thăm Việt Nam nhiều lần. Trước 1975, khi nước ông (VN) bị xâm lược, ông có biết bao nhiêu người lính Trung Quốc đã hy sinh để bảo vệ các ông không? Khổng Tử nói là người ta không nên quên mình đến từ đâu, ngay cả khi anh đã mạnh hơn thì anh cũng không nên quên người bạn cũ đã giúp đỡ mình.”
Nhà cựu Ngoại giao TC kết thúc phần thảo luận về vấn đề biển Đông với khẳng định hòa bình có thể được duy trì ở biển Đông với cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa ASEAN và TC. Tinh cũng không quên nhấn mạnh điều này cũng phải đi kèm với điều kiện không có sự can thiệp của nước ngoài. – Theo RFA
Nhận xét
Đăng nhận xét