TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN tiẻ´p theo.....



Theo Nhật Báo Ba sàm

Tại sao cứ dây dưa giấc mơ ‘bùn đỏ’?

Posted by adminbasam on 27/06/2016
Cao Huy Huân
26-6-2016
Ảnh minh hoạ. Nguồn: AP
Ảnh minh hoạ. Nguồn: AP
Sau thời gian lo lắng, rốt cuộc cũng xảy ra việc hồ chứa bùn đỏ gặp sự cố. Theo đó, hồ chứa nước khai thác titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ vỡ khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài.
Theo mô tả của báo chí Việt Nam, cụ thể là báo Tuổi Trẻ, thì “do lượng bùn đỏ quá lớn, dòng nước vỡ ra mạnh nên đã xé thành một đường rãnh lớn trên đồi cát chạy dài xuống khu dân cư. Nước bùn đỏ theo các đường rãnh tràn vào nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa ven biển Tân Thành – Thuận Quý chạy luôn ra biển. Tại các khu vực có dân cư sinh sống, bùn đỏ tràn vào trong nhà, vườn, ao cá nhà dân. Các quán ăn nằm ven biển cũng bị bùn đỏ tràn vào.” Đọc mà thấy nổi hết da gà vì kinh hãi. Lược xem lại lịch sử về vấn nạn bùn đỏ tràn hồ ở Việt Nam sẽ thấy từ năm 2013, hồ chứa khai thác titan ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, cũng bị vỡ, gây thiệt hại không nhỏ về môi trường lẫn tài sản của người dân. Năm 2013 không xảy ra một vụ, mà nhiều vụ, khiến thiệt hại ước tính lên đến con số tỷ đồng. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 27/06/2016
“… nếu những người đang tranh đấu hiện nay không đặt ra cho mình câu hỏi này và không tìm cách trả lời, thì giả định: trong trường hợp may mắn, họ thành công, thì không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không lặp lại lịch sử, cái lịch sử vẫn còn là đương đại : Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả dân tộc đấu tranh cho cái mà ông ấy gọi là tự do, nhưng rốt cuộc, thực tế mà dân tộc phải gánh chịu lại là tình trạng nô lệ. Lộ trình mà Hồ Chí Minh vạch ra cho dân tộc là như vậy: đường đến tự do cũng lại chính là đường về nô lệ. Lộ trình này, những người đang tranh đấu hiện nay hoàn toàn có thể lặp lại, nếu họ không xác định được họ đấu tranh để xây dựng cái gì“.
____
Nguyễn Thị Từ Huy
24-6-2016
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Hannah Arendt, trong cuốn « Bản chất của chủ nghĩa toàn trị » có viết câu này : « Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH] rằng ta đấu tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng ta đấu tranh cho cái gì. » (La nature du totalitarisme, Payot, 1990, p.43).
Câu này đọc qua dường như khó hiểu. Ý của Arendt là, vào thời điểm bà làm nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị, nó là một hiện tượng rất mới trong lịch sử, chưa hề có một hình thái chính trị nào giống nó trong quá khứ, nên rất khó để hiểu được nó, bởi vì các công cụ được dùng để hiểu các hình thức quyền lực của quá khứ không thể áp dụng để hiểu chủ nghĩa toàn trị. Nhưng dù nó khó hiểu như thế, dù chưa hiểu được nó thì vẫn phải đấu tranh chống lại nó. Vấn đề là ở chỗ : liệu có thể chống lại một thứ mà ta không hiểu hay không ? Và vì ta đã không hiểu ta đang đấu tranh chống lại thứ gì nên lại càng khó mà biết rõ ta đấu tranh để xây dựng  cái gì. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 27/06/2016
26-6-2016
Cá chết ở miền Trung Việt Nam đang là chủ đề nóng trên báo chí và tại Quốc hội Đài Loan. Ảnh: BBC
Cá chết ở miền Trung Việt Nam đang là chủ đề nóng trên báo chí và tại Quốc hội Đài Loan. Ảnh: BBC
Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”.
Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
“Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa.
Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.
PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 27/06/2016
27-6-2016
Biểu tình đòi minh bạch thông tin ở Hà Nội, 5/6/2016. Ảnh: Trịnh Minh Hiển
Biểu tình đòi minh bạch thông tin ở Hà Nội, 5/6/2016. Ảnh: Trịnh Minh Hiển
Đây đó tôi có nghe một số nhà báo quốc doanh bày tỏ sự bức xúc khi các khán giả facebook nhiệt thành khen ngợi phóng sự truyền hình của Đài Loan về thảm họa cá chết, mà lại bỏ quên công sức, mồ hôi, nước mắt… của “lề phải”, nhất là của cơ quan truyền hình quốc gia VTV. Như thế phải chăng là không công bằng?
Tôi chia sẻ sự bức xúc của các bạn ấy. Nhưng cá nhân tôi nghĩ những nhận xét và cảm xúc đó của facebooker là công bằng. Bởi vì, so với tất cả các cơ quan báo đài khác, VTV có những lợi thế tuyệt đối về nguồn lực (do ngân sách nhà nước cung cấp), trang thiết bị kỹ thuật, nhân sự, và nhất là tính chính thống – tức cái giấy phép hành nghề hay còn gọi là cái thẻ nhà báo để có thể tự do tác nghiệp trên đất nước Việt Nam… Nói đơn giản là họ có điều kiện hơn hẳn tất cả các đồng nghiệp khác, trong nước cũng như quốc tế, và đặc biệt, họ quá sướng so với các nhà báo lề dân tức cánh facebooker. Đọc tiếp 
Posted by adminbasam on 26/06/2016
25-6-2016
Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội. Ảnh: báo DT
Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội. Ảnh: báo DT
Nghe một cuộc điện thoại lạc vào bộ đàm xây dựng:
– Alo báo cáo xếp… (tiếng sóng biển xào xào).
Xếp lớn (XL): có gì nói nhanh!
– Dạ, thấy hai đứa nó rồi ạ… Báo cáo, một đứa lớn đã xong, cháy đen xì… một đứa cháy hết quần áo…
XL: giấu ngay đứa đen xì đi… Cho đứa kia thay đồ cháy ngay!
– Dạ… nhưng bọn em không mang đồ bay….
XL: D.M. chúng mày ngu thế, cho nó mặc đồ gì chả được, đồ bọn mày đang mặc ấy… (chỉ đạo bọn xung quanh: cất đứa đen kia đi, cho đứa này thay đồ của bọn mày vào… xanh đỏ gì cũng được…) Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 26/06/2016
Lê Việt Dũng
25-6-2016
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa bất hợp pháp và quy mô lớn ở Biển Đông. Trong hình là đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Sina.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa bất hợp pháp và quy mô lớn ở Biển Đông. Trong hình là đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Sina.
Trong bài phát biểu, Lý Triệu Tinh  dẫn lời Khổng Tử lớn tiếng “dạy khôn” rằng: “Một người không thể mất gốc, tức là khi anh lớn rồi thì không thể quên bố mẹ đã dưỡng dục anh, anh hiện nay đã lợi hại rồi thì cũng không quên bạn cũ của anh”. Lý Triệu Tinh rất ngạo mạn, nhất là khi không hiểu ông ta coi ai là “bố mẹ” ở đây. Đây là điều mà người khác không bao giờ chấp nhận.
Báo chí Trung Quốc cho hay, ngày 23/6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lý Triệu Tinh đã nhận lời mời và phát tại Hiệp hội châu Á (Asia Society) ở New York, Mỹ. Bài phát biểu của ông mang tên “Tình hình Biển Đông trong con mắt của Bắc Kinh”. 
Trong bài phát biểu này, ông Lý Triệu Tinh đã tuyên truyền xuyên tạc về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như nguyên nhân xảy ra tranh chấp Biển Đông.
Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 26/06/2016
24-6-2016
Hình ảnh ĐCS đón Tập Cận Bình với cờ 6 sao năm 2011. Nguồn: internet
Hình ảnh ĐCSVN đón Tập Cận Bình năm 2011 với cờ 6 sao. Nguồn: internet
Nếu cờ của Trung Quốc
Có thêm một ngôi sao.
Thành một khu tự trị,
Việt Nam sẽ thế nào?
Trước hết mất tên nước.
Dân Tàu sẽ tràn sang.
Chính thức dùng tiếng Hán.
Tiếng Việt như tiếng Choang.
Người gốc Việt lúc ấy
Bị di dời đi xa
Để không thể co cụm,
Khôi phục lại nước nhà.
Quân đội Việt trấn thủ
Ở các miền biên cương –
Pakistan, Ấn Độ
Và vùng núi Tân Cương. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 26/06/2016
Lucy Nguyễn
26-6-2016
Truyền hình Đài Loan vừa công chiếu phóng sự công phu về thảm trạng cá chết tại vùng biển miền Trung VN, gây chấn động dư luận vùng lãnh thổ này.
Phóng sự VN cái chết của cá dài gần 60 phút được phát sóng lần đầu vào tối 20.6, phát lại vào 11 giờ trưa 25.6 trên kênh truyền hình PTS (Đài Loan), đã làm dấy lên nhiều phản ứng dữ dội đối với vụ việc. Đặc biệt, nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, bị nghi là nguyên nhân số 1 gây nên loạt hiện tượng ô nhiễm biển nghiêm trọng tại VN thời gian qua. Đọc tiếp »

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?