Tin trong nước – 28/06/2016
Việt Nam sắp công bố nguyên nhân thảm họa cá chết
Một quan chức của Bộ Công an mới tiết lộ rằng Việt Nam có thể công bố nguyên nhân cá chết vào ngày mai, 29/6.
Tin này được ông Trần Văn Vệ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đưa ra trong cuộc họp báo hôm 27/6.
Quan chức này được trích lời nói: “Tôi được biết khả năng trong ngày 29/6 sẽ họp báo công bố rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra”.
Chưa biết họ sẽ đưa ra nguyên nhân như thế nào, cũng như chứng cứ, phân tích, lập luận đi kèm kết luận của họ ra sao. Tuy nhiên, có còn hơn không, người dân, chẳng hạn như ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bây giờ người ta đang rất là mong đợi thông tin để rồi người ta tính đường cho tương lai của người ta.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn nói.
Theo báo chí trong nước, Bộ Công an đã được chính phủ giao phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là Bộ Tài Nguyên và Môi trường, để “làm rõ nguyên nhân, xác minh vi phạm”.
Nhận định về việc này, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, người từng giúp ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa cá chết ở miền Trung, nói với VOA Việt Ngữ:
“Việc công bố thời điểm bây giờ cũng khá là muộn rồi, và nó cũng để lại rất nhiều hậu quả, nhất là về mặt sinh kế cho người dân ở 4 tỉnh miền trung, nhất là những người sống bám vào biển. Nguyên nhân chưa biết họ sẽ đưa ra nguyên nhân như thế nào, cũng như chứng cứ, phân tích, lập luận đi kèm kết luận của họ ra sao. Tuy nhiên, có còn hơn không, người dân, chẳng hạn như ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bây giờ người ta đang rất là mong đợi thông tin để rồi người ta tính đường cho tương lai của người ta, bởi vì còn rất nhiều khó khăn cho tương lai trước mắt. Có lẽ không dễ dàng cho cả chính phủ cũng như người dân trong khoảng thời gian sắp tới.”
Vấn đề cá chết đã khiến nhiều người dân xuống đường đòi hỏi minh bạch trong việc xử lý thảm họa này, cũng như làm bùng ra các cuộc tranh luận trên mạng, mà mới nhất là giữa luật sư Trần Vũ Hải và bà Lê Bình, người quản lý một chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa phản hồi trước thỉnh nguyện thư kêu gọi Hoa Kỳ giúp Việt Nam thảm họa cá chết ở miền Trung nhiều tuần trước.
Ông Tuấn nói thêm rằng, từ trước tới giờ, ông chưa thấy sự kiện nào mà khiến “rất nhiều người dân quan tâm” như vụ cá chết. Nhà hoạt động này nói thêm:
“Trước đây, người ta vẫn nghĩ rằng mọi chuyện, dù sao nó vẫn nằm ngoài cánh cổng của gia đình họ, nhưng bây giờ, với sự kiện cá chết, nó có thể bước lên cả bàn ăn của họ đấy. Nó khiến sự quan tâm của xã hội rất là sâu sắc”.
Trong khi đó, sáng 28/6, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết một trong các nhiệm vụ trọng tâm sắp tới của lực lượng do ông phụ trách là “tiếp tục ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình…”
Chính quyền Việt Nam thời gian qua đã cáo buộc “các tổ chức phản động ở nước ngoài” xúi giục người dân xuống đường biểu tình vụ cá chết.
Trung Quốc sắp lập lãnh sự quán tại Đà Nẵng
Tin chính quyền Bắc Kinh sắp mở thêm một cơ quan ngoại giao tại thành phố chiến lược ở miền Trung Việt Nam đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng xác nhận tin này hôm 27/6.
Việc hoàn tất các thủ tục lập tổng lãnh sự quán Trung Quốc cũng là một phần nội dung của phiên họp lần thứ chín của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung do ông Minh và ông Dương chủ trì tại Hà Nội.
Khi đi vào hoạt động, đó sẽ là cơ quan ngoại giao thứ ba của Trung Quốc ở Việt Nam cùng với đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn.
Về quyết định này, một doanh nhân có tiếng ở trong nước viết: “Tôi buồn chảy nước mắt khi nghe sẽ có Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Là một Công dân Việt nam tôi phải nói với Lãnh đạo Trung Quốc và người dân Việt nam rằng: ‘Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng. Trung Quốc đã xâm lược trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nay các ông còn xin mở Lãnh sự quán tại Đà Nẵng? Thì tốt nhất các ông nên xây trên đất Đà Nẵng ngoài Hoàng Sa. Chúng tôi và sau này là con cháu chúng tôi sẽ dứt khoát lấy lại Hoàng Sa cho Đà Nẵng và cho Việt Nam’.”
Sự xuất hiện rầm rộ của người Trung Quốc ở Đà Nẵng thời gian qua cũng đã gây “sốt” dư luận.
Chính quyền địa phương năm ngoái cho biết nhiều người Trung Quốc đã “núp bóng” người dân Đà Nẵng, mua hơn 100 khu đất ở “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, và quốc phòng”.
Sau đó, trong một động thái được coi là “mạnh tay”, Đà Nẵng đã trục xuất 64 người Trung Quốc làm việc “chui”, sau khi phạt mỗi người gần 1.000 đôla.
Ngoài vấn đề lập lãnh sự quán Trung Quốc ở Đà Nẵng, tại cuộc họp hôm 27/6, quan chức đôi bên cũng đã thảo luận về việc không làm phức tạp tình hình trên biển Đông.
Hai phía cũng ký “bản ghi nhớ hợp tác” giữa cảnh sát biển hai nước cũng như trao đổi về việc Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt – Trung.
Cung hiện được xây dựng ở Hà Nội được quan chức hai nước coi là sẽ “góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc”.
Việt Nam định hoãn thi thành bộ luật hình sự mới
Quốc hội Việt Nam đã gửi phiếu biểu quyết đến các đại biểu để hoãn thi thành Bộ Luật hình sự mới vì “90 lỗi kỹ thuật”.
Theo báo chí trong nước, Bộ luật được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 mới đây và có hiệu lực từ ngày 1/7 “nhưng do lỗi kỹ thuật nên có nhiều quy định chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế”.
Ước tính có 90 lỗi kỹ thuật, trong đó có hàng chục lỗi cần sửa đổi, như điều 292 quy định xử phạt với hành vi cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông có nêu tên một số dịch vụ khiến cộng đồng khởi nghiệp lo lắng.
Về việc hoãn này, luật sư Võ An Đôn cho biết ông cảm thấy “rất là bất ngờ”.
“Việc hoãn này rất là ảnh hưởng tới xã hội. Bộ luật hình sự là bộ luật đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật. Bộ luật mới bỏ nhiều tội phạm trong bộ luật cũ. Việc tạm ngưng thi hành bộ luật hình sự mới ảnh hưởng trực tiếp đến người bị tạm giữ, tạm giam cũng như luật sư bào chữa cho các bị can, bị cáo. Việc tạm ngưng phản ánh việc các nhà làm luật, ở đây là các đại biểu quốc hội quá sơ sài, không xem xét kỹ.”
Quốc hội khoá 13 năm ngoái đã biểu quyết thông qua Bộ luật Hình sự 2015 ngày 27/11 với hơn 84% đại biểu tán thành.
Theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi phát hiện các lỗi trên, thay vì có hiệu lực từ 1/7, Bộ luật này sẽ lùi đến 1/7/2017.
Nếu đa số đại biểu Quốc hội đồng ý hoãn thi hành Bộ Luật hình sự 2015, Bộ luật hình sự hiện hành sẽ có hiệu lực đến khi việc sửa đổi, bổ sung hoàn tất.
VN tự giải mã hộp đen CASA-212
Quá trình tìm kiếm hai chiếc phi cơ SU-30MK2 và CASA-212 của Việt Nam đã đạt kết quả mới trong ngày 28/6/2016, với việc hộp đen của chiếc CASA-212 nay đang được tiến hành giải mã.
Còn ba trong số chín thành viên phi hành đoàn chưa tìm thấy xác.
Bản tin Quốc phòng nói cả bộ phận ghi âm giọng nói của phi hành đoàn và bộ phận ghi dữ liệu hành trình của chiếc phi cơ gặp nạn hôm 16/6 đều đã được trục vớt hôm 27/6.
Hiện việc phân tích dữ liệu đang được Hàng không Việt Nam đảm nhận thực hiện.
Ngay sau khi có tin CASA-212 bị tai nạn, tin tức nói hãng sản xuất máy bay Airbus đã đề nghị hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Quốc phòng Việt Nam để điều tra nguyên nhân sự cố một khi tìm được hộp đen và thiết bị ghi âm buồng lái.
Airbus đề xuất đưa các bộ phận này sang Madrid, Tây Ban Nha để phục dựng vụ tai nạn, xác định trạng thái máy bay khi gặp sự cố cũng như đánh giá công tác bảo trì trước đó.
Tuy nhiên, báo Người Lao động dẫn lời Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân nói hiện thời giới chức chưa quyết định việc có nhờ tới sự trợ giúp của Airbus hay không.
Cũng trong ngày 27/6, công tác tìm kiếm cứu hộ đã vớt thêm được hai thi thể thành viên phi hành đoàn CASA-212.
Đầu giờ sáng hôm 24/6, hai thi thể khác cũng đã được phát hiện trong cùng khu vực tìm kiếm chiếc phi cơ.
Như vậy, cùng với hai thi thể đầu tiên được tìm thấy hôm 22 và 23/6, đến nay công tác cứu hộ đã vớt được thi thể của sáu trong tổng số chín thành viên có mặt trên chiếc CASA-212.
Toàn bộ các thành viên có mặt trên chiếc phi cơ này được xác định đều đã thiệt mạng.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng nói chiếc CASA-212 rơi tại vị trí cách đường phân định biên giới trên Vịnh Bắc Bộ về phía tây khoảng gần 3 hải lý, nam đông nam đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý.
Nhiều bộ phận mảnh vỡ của chiếc phi cơ đã được trục vớt từ độ sâu khoảng 50-60m trong những ngày qua.
Những mảnh vỡ đầu tiên được phát hiện, trục vớt đêm 16/6 tại địa điểm mà ban đầu Bộ Quốc phòng nói là “ở khu vực tây nam Bạch Long Vĩ, gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ”.
Tuy nhiên, trong bản tin trưa 17/6, Bộ Quốc phòng xác định địa điểm vớt được các mảnh vỡ là ở nam đông nam Bạch Long Vĩ 20 hải lý, phía đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý.
Chiếc CASA-212 mang số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn Không quân Vận tải 918, được thành lập 7/2012 và chính thức đi vào hoạt động từ 3/2013.
Lực lượng tuần thám trên không này được đánh giá là “tinh túy nhất, tốt nhất”, theo lời Đại tá Trần Văn Hòa, Chính ủy Lữ đoàn 918.
Được biết các phi công đều có trình độ tiếng Anh tốt, đạt trình độ phi công cấp 1, “có năng lực và kiến thức về radar, công nghệ thông tin”, trong lúc các kỹ thuật viên đều “có tay nghề vững vàng”.
Danh sách những người trên chiếc máy bay CASA 212:
Lê Kiêm Toàn – Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội)
Nguyễn Đức Hảo – Thượng tá, Phi đội trưởng Lữ đoàn 918 (Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội)
Nguyễn Văn Chính – Thiếu tá, Chính trị viên phi đội Phi công cấp 3 Lữ đoàn 918 (Mỹ Hà, Bình Lục, Hà Nam)
Nguyễn Ngọc Chu – Thiếu tá, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn 918 (Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương)
Lê Văn Đình – Đại úy, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Hoành Bồ, Hạ Long, Quảng Ninh)
Đỗ Văn Mạnh – Thượng úy Phó Đại đội trưởng kỹ thuật hàng không e 918 Bồ Sao, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Lê Đức Lam – Trung úy, CN Cơ giới trên không Lữ đoàn 918 (Vân Hội, Ninh Giang, Hải Dương)
Nguyễn Văn Thái – Trung úy, CN Nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An)
Nguyễn Bá Thế – Trung úy CN, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Bộ trưởng Công an ngăn chặn biểu tình
Bộ trưởng Tô Lâm vừa có chỉ đạo ngành công an chú trọng ngăn chặn “kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn”.
Báo trong nước cho hay ông Tô Lâm đã có mặt tại Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm của Bộ Công an ở TP HCM sáng thứ Ba 28/6.
Tại đây, ông thượng tướng bộ trưởng đã chỉ đạo nhiệm vụ công tác trọng tâm sáu tháng cuối năm.
Ông nói ngành công an cần “tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.
Ông cũng yêu cầu “rà soát các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để bổ sung, chỉnh lý phù hợp với diễn biến của tình hình, đặc biệt là về môi trường”.
Hôm 27/6, Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an, nói tại một cuộc họp báo rằng có khả năng ngày thứ Tư 29/6 cơ quan điều tra sẽ chính thức công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung những tháng qua.
Sau khi cá chết không rõ lý do từ đầu tháng Tư, một số cuộc biểu tình vì môi trường và đòi minh bạch đã nổ ra ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác. Nhà chức trách cáo buộc “các thế lực phản động bên ngoài” đứng đằng sau giật dây kích động biểu tình.
Công bố lý do
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có mặt tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của ngành công an.
Ông Phúc được dẫn lời nói “tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo, đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh trật tự nhiệm vụ rất nặng nề”.
Ông yêu cầu ngành công an “nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự”.
Trước đó, Bộ Công an đã được Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan chức năng và Bộ Tài nguyên-Môi trường làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo bộ này tập trung thu thập tài liệu chứng cứ, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự thì kiên quyết “xử lý nghiêm”.
Đang có trông đợi là tại cuộc họp báo theo kế hoạch tổ chức ngày 29/6, cơ quan công an sẽ công bố rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra tình trạng cá chết.
Ngân hàng VN bỏ ý ‘tuyển người cùng họ’
Một ngân hàng tại Việt Nam phát đi thông cáo phủ nhận chuyện ưu tiên tuyển người cùng họ với chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này.
Trước đó, trên website ‘Họ Dương Việt Nam’ có thông báo ưu tiên con cháu họ Dương vào làm việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nơi có chủ tịch Hội đồng Quản trị là ông Dương Công Minh.
Ứng viên được ưu tiên theo mô tả là 62 ‘con cháu’ ở những huyện nghèo, thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa vào làm vị trí kiểm ngân cho ngân hàng.
Hôm 28/6, ngân hàng này phát đi thông cáo phủ nhận chuyện này.
“Ông Dương Công Minh tuyên bố [ưu tiên tuyển người cùng họ Dương] với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng họ Dương như một kênh giới thiệu nhân sự cho ngân hàng”.
“Tuy vậy, trong cuộc họp, ông Minh đã rút ý kiến, thực hiện đúng quy chế tuyển dụng của ngân hàng là không ưu tiên dòng họ khi tuyển dụng, nhưng khuyến khích mọi người tích cực giới thiệu nhân sự tốt”, thông cáo viết.
‘Đúng và trúng’
Thông cáo còn dẫn lời ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank nói: “Cảm ơn giới truyền thông và cộng đồng mạng đã góp ý thẳng thắn để Hội đồng Quản trị tiếp thu, có quyết định đúng và trúng, hợp lòng khách hàng và lòng công chúng”.
“Quy chế tuyển dụng của ngân hàng có ưu tiên các đối tượng chính sách, như con của gia đình thương, bệnh binh, con gia đình liệt sỹ, con gia đình có công với đất nước và con của đồng bào dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa”.
Ông Hưởng còn được thông cáo dẫn lời nói “ông Dương Công Minh là người hội tụ đủ 4 chữ: ‘tâm, tín, tài, tầm” và “dùng tiền cá nhân âm thầm xây tặng mỗi tỉnh thành trên cả nước một trường chuẩn quốc gia, hiện đã xây trên 100 trường học từ thiện”.
Hôm 28/6, trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: “Rất may là hôm nay, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã rút lại thông báo ưu tiên tuyển người họ Dương”.
“Liên Việt là một ngân hàng đại chúng, cổ phần có đóng góp của nhiều cổ đông, nên việc tuyển dụng người là họ hàng của chủ tịch có thể tạo nên đa số áp đảo trong bộ máy ngân hàng”.
“Hơn nữa, việc này không phù hợp luật Doanh nghiệp. Trên nguyên tắc, việc tuyển người phải theo quy định của Hội đồng Quản trị”.
Ông Doanh cũng cho hay “thực tế có hiện tượng một số ngân hàng tuyển người theo kiểu ‘chạy việc’ nhưng họ không công khai và tình trạng này cần thay đổi”.
Hàng chục người Việt nhận án treo ở Úc
Ba mươi người Việt nhận tội đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển của Úc và nhận án treo.
Tòa vào hôm thứ Ba cũng ra lệnh phá tàu cá của họ trong động thái mà nhà chức trách Úc nói là thông điệp răn đe mạnh mẽ.
Nhóm người trên hai tàu bị bắt quả tang đánh bắt bất hợp pháp tại vùng Biển San Hô thuộc khu vực bảo tồn biển phía bắc của Úc vào ngày 02/06/2016.
Nhà chức trách Úc phát hiện thiết bị lặn và sáu tấn hải sâm, vốn được ưa chuộng ở Trung Quốc, trên tàu.
Toàn bộ ngư dân đã thú nhận vi phạm luật thủy sản và môi trường tại tòa án ở Darwin, Úc.
Hình phạt án treo bao gồm từ hai tháng cho các thuyền viên cho tới 5-7 tháng cho các thuyền trưởng.
Ngoài ra họ cũng phải cam kết có hành vi tốt từ 2-3 năm với hình phạt sẽ phải trả 2.000 đô la Úc (1,477 USD) nếu vi phạm.
“Đánh bắt cá bất hợp pháp đe dọa khả năng kinh tế và tính bền vững của tài nguyên biển được quản lý tốt tại Úc,” Peter Venslovas, Tổng giám đốc Cục Quản lý Thủy sản Úc, nói.
“Việc kết tội và phá tàu là một kết quả tốt và sẽ gửi một thông điệp rất mạnh mẽ tới tất cả những người đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển của Úc,” ông Venslovas nói.
Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan
Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”.
Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
“Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa.
Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.
Tôi có cảm nhận rất rõ về khả năng kiểm soát báo chí nhà nước của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông.nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn
PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật.
“Phóng sự của PTS cũng nhắc đến tuyên bố gây sốc “chọn cá hay chọn thép” của đại diện lãnh đạo Formosa khiến dư luận Việt Nam bất bình, phẫn nộ”.
Báo Thanh Niên cùng ngày viết:
“Người xem cũng không thể không thấy nhói lòng trước những hình ảnh tay ngư dân bị lở ngứa bởi chất nhớt màu vàng bám dính vào lưới, biển vắng tanh không ai dám tắm hay những lời ngậm ngùi từ bạn lặn của người thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày”.
‘Cải trang thành người địa phương’
Hôm 26/6, trả lời BBC từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người đã có hơn một tháng điều tra độc lập tại Hà Tĩnh và là một trong các nhân vật được truyền hình Đài Loan phỏng vấn, nói:
“Các báo Việt Nam đã bỏ qua hai chi tiết nổi bật trong phóng sự. Một là chuyện 155 học sinh ở Kỳ Lợi không được phép đến trường vì bố mẹ các em không đồng ý với phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa của chính quyền”.
“Hai là những mô tả về việc bố ráp của lực lượng an ninh địa phương, việc bắt giữ các nhà hoạt động về đưa tin trong vùng cũng như việc chính phủ đàn áp biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội”.
Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữNhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn
Ông Tuấn cho biết thêm: “Tôi vui vì góp phần giúp đoàn làm phim Đài Loan tác nghiệp, mang được tiếng nói của ngư dân và cư dân miền Trung đến với công chúng Đài Loan. Buồn là vì lẽ ra phần chủ động về truyền thông trong vụ việc này phải thuộc về báo chí Việt Nam, vốn có nhiều lợi thế hơn về thực địa”.
“Dù tôi đã cảnh báo việc tác nghiệp ở Vũng Áng trong thời điểm đó có thể khiến các nhà báo Đài Loan gặp phải rủi ro, kể cả khả năng bị bắt, song cuối cùng họ vẫn quyết định đến Việt Nam thực hiện phóng sự”.
“Trong quá trình tác nghiệp, họ đã phải cải trang thành người địa phương, đi làm tin trong cảnh phập phồng lo sợ, bị các nhân viên an ninh mặc thường phục theo sát và chỉ có thể thoát nạn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người dân địa phương”.
“Thật sự tôi tin là những nhà báo Việt Nam cũng có tinh thần dấn thân, trình độ tác nghiệp cũng không thua kém đồng nghiệp Đài Loan, song sản phẩm của họ khó mà đến được với công chúng một cách chính thức, vì bị kiểm duyệt và tự kiểm duyệt”, nhà hoạt động nói với BBC.
“Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ’.
“Nếu như trước ngày 29/4, các nhà báo tràn ngập ở Kỳ Anh, khai thác mọi khía cạnh của vụ việc, phỏng vấn rất nhiều ngư dân và cư dân địa phương; thì sau ngày đó, Kỳ Anh vắng hẳn bóng nhà báo, đến nổi nhiều người dân phải hỏi tôi là sao nhà báo đi đâu hết rồi”.
“Tôi nghĩ đây là một trở ngại chính khiến báo chí Việt Nam sẽ còn tụt hậu so với báo chí các nước. Và đây cũng là một thiệt thòi lớn cho những nhà báo chân chính ở Việt Nam”.
Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
Hai chiếc tàu này bị khám xét ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc. Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã bị tịch thu.
Tại tòa án Darwin, tất cả các ngư dân đều nhìn nhận là đã vi phạm các quy định về đánh cá và luật bảo vệ môi trường. Tòa tuyên những bản án treo từ hai tháng đối với các thủy thủ, và bảy tháng cho các thuyền trưởng.
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Báo chí địa phương cho biết hôm nay một chiếc tàu của Papua New Guinea cũng bị chận bắt trong vùng biển nước Úc, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hải sâm và vi cá mập trên tàu.
Úc đã tăng cường các phương tiện giám sát, và công việc đấu tranh chống đánh cá trái phép đã mang lại kết quả. Trong khoảng thời gian 2015-2016, chỉ có 17 chiếc tàu vào đánh cá bất hợp pháp bị chận bắt, trong khi cách đây 10 năm có đến trên 360 vụ.
Nhận xét
Đăng nhận xét