30/4 trong mắt ông Hoàng Đức Nhã

VOA
29/04/2017




Ông Hoàng Đức Nhã (phải) bắt tay với Đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam Elleworth Bunker, 17/8/1972, trước buổi họp giữa Tổng thống Thiệu và Cố vấn Kissinger (giữa).


Biến cố 30/4/75 dưới con mắt của một trong các nhân chứng lịch sử, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Báo New York Times năm 1973 miêu tả ông là “người đàn ông quyền lực nhất, sau Tổng thống”. Ông là người duy nhất có mặt trong các cuộc đàm phán giữa Tiến sĩ Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ông Kissinger tới Sài Gòn bàn về bản thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ, ông Hoàng Đức Nhã chia sẻ những cảm nghĩ của ông về sự bội ước của đồng minh Mỹ, và về Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống Nixon. Ông Nhã cho rằng vai trò của ông Henry Kissinger là “một vết dơ trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa.” Sau đây là nội dung cuộc trao đổi giữa Hòai Hương và ông Hoàng Đức Nhã.
------------------------------------------------

Nguyên Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi Việt Nam Cộng Hòa Hoàng Đức Nhã nói đối với người Mỹ, mọi sự đã an bài từ năm 1973, bởi vì Washington đã quyết định tiến tới ký kết Hiệp định Paris để rút ra khỏi Việt Nam. Trước sức ép của Washington, ông nói chính phủ miền Nam vẫn vận động cho một giải pháp ít bất lợi nhất, và cố duy trì nguyên tắc căn bản là “toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, đồng thời đề nghị tổng tuyển cử, ngưng bắn tại chỗ”. Sau cùng, vạn bất đắc dĩ Tổng thống Thiệu đặt bút ký Hiệp định Paris với hy vọng Mỹ sẽ giữ cam kết, giúp VNCH phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, đi kèm với lời hứa của cá nhân Tổng thống Nixon sẽ phản ứng quyết liệt nếu Hà Nội thực hiện ý đồ thôn tính miền Nam.
Về áp lực hết sức nặng nề từ Washington để chính phủ Sài Gòn ký hiệp định Paris, bất chấp thỏa thuận này rõ rệt bất lợi cho miền Nam, ông Hoàng Đức Nhã nói người Mỹ đã quyết rút ra khỏi Việt Nam bằng bất cứ giá nào cho nên đã phạm một lỗi lầm lịch sử, để ông Kissinger “đi đêm” với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Paris.
Bí thư của Tổng thống Thiệu nói hơn 40 năm sau, nỗi buồn bị đồng minh phản bội, vẫn làm ông cảm thấy uất ức:
“Cách đây bốn mươi mấy năm phải đối đầu với những áp lực của Mỹ rất là buồn cho ông đồng minh tới giờ chót muốn thoái lui, làm đủ cách nhượng bộ Bắc Việt và chính vì vậy mà Bắc Việt đạt được mục tiêu là đuổi người Mỹ đi và tiếp tục xâm lăng. Lúc đó lời hứa (của Tổng thống Nixon rằng Mỹ sẽ phản ứng quyết liệt), cũng không giữ được.”
Vai trò của ông tiến sĩ Kissinger trong vấn đề đem đến hòa bình thì dĩ nhiên là một cái vết dơ trong bang giao giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?